Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.48 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Bộ môn Sinh Thái Nhân Văn
TIỂU LUẬN
SINH THÁI NHÂN VĂN
ĐỀ TÀI: “Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch”
Giáo viên hướng dẫn: Phan Thanh Thuý
Nhóm thực hiện: Hoàng Thị Trang 532468
Trương Thị Thuý 532463
Nguyễn Văn Quân 532448
Bùi Duy Khải 532429
Lớp: MTC – K53
1
I. Mở đầu.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới phát triển
trong nửa sau thế kỷ XX đã phát triển rất nhanh. Sự phát triển mà người ta gọi là “Thần
kỳ” đó đã làm cho cuộc sống của con người thay đổi rất nhiều. Chất lượng cuộc sống được
nâng lên, tuổi thọ bình quân tăng….Nhưng bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế đã làm xuất
hiện những xu hướng tiêu cực đang ngày một ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của
hành tinh chúng ta. Suy thoái môi trường là một trong những xu hướng đó. Các hệ sinh
thái cơ bản đóng vai trò vào việc duy trì sự sống trên trái đất như đất , rừng, nước…ngày
nay đang bị suy thoái hết sức nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm nước là đáng báo động
hơn cả, nhất là ở những khu đô thị và công nghiệp. Ô nhiễm nước mặt với các loại tác
nhân có độc tính cao như kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh…ngày càng lan rộng và thậm
chí xâm lấn sâu vào cả nước ngầm. Đây là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của
sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Môi trường nước rất dễ bị ô
nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến đời
sống của người và các sinh vật khác. Ở Việt Nam tình trạng ô nhiễm nước mặt tại các con
sông đang là một vấn đề đáng lo ngại. Con sông ô nhiễm nhất phải kể đến đó là :
“Sông Tô Lịch ”
Sông Tô Lịch chảy trong địa phận Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua


các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Tên
sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao
Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.
Tô Lịch vốn là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ sông Hồng sang sông
Nhuệ. Đoạn sông từ phố Cầu Gỗ đến đường Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu
tích như ở Thụy Khuê. Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy
của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ Cầu Gỗ ngược lên (cống chéo) Hàng
Lược, men theo đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc
theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đường Bưởi (gặp đoạn sông
Tô Lịch ngày nay).
Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ cầu Giấy, chảy cùng hướng với đường Láng và
đường Kim Giang về phía Nam tới sông Nhuệ.
2
3
II. Nội Dung
1. Hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch đen ngòm với hàng ngàn họng cống ngày đêm xả nước thải chưa qua xử lý
vào con sông này - Ảnh: T.PHÙNG
Sông Tô Lịch là một sông cổ của Thăng Long. Ngày trước, hai bên bờ sông buôn
bán tấp nập. Từ khi bị lấp, sông chỉ là một dòng thoát nước thải của thành phố, bị ô nhiễm
nặng. Từ cuối những năm 1990, Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm
sách và chống lấn chiếm.
4
Là một trong 4 con sông tiêu thoát chính của TP, song sông Tô Lịch chính là sông
mẹ của 3 con sông còn lại (Kim Ngưu, Lừ, Sét). Cũng vì thế, từ nhiều năm nay, môi
trường sông Tô Lịch đã ô nhiễm nghiêm trọng và bị coi là sông chết do phải gánh lượng
nước thải chưa qua xử lý quá lớn.
5
Họp chợ
bên dòng

sông ô
nhiễm và xả
rác trực tiếp
xuống đó
Ở Hà Nội, theo số liệu khảo sát của Sở Khoa học, Công nghệ và môi trường năm
2002, tổng lượng nước thải một ngày khoảng 300-400 nghìn m
3
, bao gồm chủ yếu là nước
thải sinh hoạt, công nghiệp, nước thải bệnh viện và hầu như không được xử lý mà thải trực
tiếp vào hệ thống tiêu thoát nước đô thị, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm của
thành phố. Hầu như toàn bộ hệ thống sông nhận nước thải của thành phố Hà Nội, đặc biệt
là sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm, một số chất ô nhiễm đã vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Tuy nhiên, nguồn nước thải sông Tô Lịch hiện vẫn được sử dụng hàng ngày phục vụ cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp ở thôn Bằng B, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, một
huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội.
Nước sông Tô Lịch đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước đen, bốc mùi hôi
thối rất khó chịu, gây bức xúc cho hàng trăm nghìn người dân sống hai bên bờ sông từ
nhiều năm nay. Chính những người dân đó và những nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất…
dọc theo con sông đó đã thải ra dòng sông này biết bao rác rưởi, vật nuôi bị chết và hàng
chục vạn mét khối nước thải chưa qua xử lý mỗi ngày. Với bấy nhiêu thứ bẩn thỉu dồn
xuống dòng sông, đổ xuống dòng sông qua hàng chục năm nay thì làm sao dòng nước
không bị ô nhiễm nặng nề, hôi hám kinh người khiến ta mỗi khi đi qua phải đeo khẩu trang
hoặc bịt mũi bước vội.
6
Nước thải được xả ra sông qua các họng cống.
Các kết quả phân tích về hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước sông Tô Lịch
chỉ ra rằng diễn biến chất lượng nước trên trục chính sông thay đổi khá phức tạp. Mặc dù,
tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về nước thải đô thị và công nghiệp năm 2001 đã tồn tại
nhưng có kế thừa một số tiêu chuẩn đã có trong TCVN năm 1995. Trong khuôn khổ của đề
tài nghiên cứu, tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5942/1995, 5945/1995 loại B vẫn được sử

dụng để tiện so sánh.
So sánh với giá trị giới hạn cho phép về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt
loại B (TCVN 5942, 5945/1995 loại B), chỉ có pH tại các điểm lựa chọn lấy mẫu trên sông
Tô Lịch nằm trong giới hạn cho phép còn lại các chỉ tiêu khác đều vượt quá giới hạn, đặc
biệt là chỉ tiêu N-NH
4
+
và Coliform.
Cụ thể N-NH
4
+
cao hơn TCVN 5945/1995 loại B từ 2,6-25,22 lần; Coliform cao
hơn 90-1340 lần so với tiêu chuẩn cho phép; COD cao hơn TCVN 5942/1995 loại B từ
3,37-8,2 lần và cao hơn TCVN 5945/1995 loại B từ 1,18-2,87 lần; N-NO
2
cao hơn TCVN
5942/1995 loại B từ 1,42-32,7 lần; chỉ có 1 mẫu N-NO
3
tại mương Nghĩa Đô có hàm lượng
cao hơn TCVN 5942/1995 loại B 1,78 lần; PO
4
3-
cao hơn TCVN 5945/1995 loại B từ 5,33-
18,33 lần.
7

×