Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ổ đĩa mềm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.98 KB, 5 trang )

Ổ đĩa mềm (Floppy Disk Drive, viết tắt: FDD)
Một ổ đĩa mềm 3,5" dành cho máy tính cá nhân để bàn
Là một thiết bị dùng để đọc ghi đĩa mềm. Ứng với kích thước của mỗi loại
đĩa mềm ta sẽ có một loại ổ đĩa mềm khác nhau. Do ngày nay, người ta
chỉ sản xuất loại đĩa mềm kích thước 3½" và hỗ trợ dung lượng cao
1.44MB, khi ta tham khảo bảng giá linh kiện máy tính ở bất cứ đâu ta chỉ
thấy mục: FDD 1.44MB hiệu Sony hoặc Mitsumi. Đó chính là loại FDD 3½"
high density.
Lịch sử phát triển
Lịch sử phát triển của ổ đĩa mềm luôn song hành với sự phát triển của đĩa
mềm, được bắt đầu từ khi Alan Shugart (lúc đang làm việc cho IBM) phát
minh ra ổ đĩa mềm vào năm 1967. Shugart đã có nhiều cải tiến với loại đĩa
mềm 8” như thêm một lớp vỏ bọc để bảo vệ. Năm 1968 Shugart rời khỏi
IBM và thành lập công ty riêng, lúc này anh giới thiệu loại đĩa mềm 5,25”.
Loại đĩa mềm 5,25” đã chở thành một chuẩn phổ biến cho các máy tính
thời đó, nó thay thế các loại đĩa mềm 8”.
Sony đã giới thiệu các loại đĩa mềm 3,5” đầu tiên vào năm 1981. Nhưng
công ty đầu tiên đưa đĩa mềm 3,5” vào sử dụng là HP với hệ thống HP-
150 vào năm 1984. Đến năm 1987 thì IBM đã chuyển hoàn toàn các loại
đĩa 5,25” sang loại 3,5”, và từ đó chúng được sử dụng cho đến nay.
Do có các phương tiện lưu trữ dữ liệu khác có nhiều ưu điểm hơn hẳn so
với lưu trữ bằng đĩa mềm nên ổ đĩa mềm hiếm khi còn sử dụng, chúng
dần biến mất khỏi các máy tính ngày nay.
Phân loại
Phân loại theo các loại đĩa mềm:
• Ổ đĩa mềm dùng cho các loại đĩa mềm 8”
• Ổ đĩa mềm dùng cho các loại đĩa mềm 5,25”
• Ổ đĩa mềm dùng cho các loại đĩa mềm 3,5”.
Phân loại theo vị trí lắp đặt:
• Ổ đĩa gắn trong máy tính: Nói chung đến các loại ổ đĩa mềm gắn cố
định bên trong máy tính.


o Gắn trong máy tính cá nhân để bàn: Loại ổ đĩa (như minh
hoạ) gắn vào khay 3,5” trong các máy tính để bàn thông dụng.
o Gắn trong máy tính xách tay: Loại ổ đĩa mềm này được gắn
trong các máy tính xách tay, do tính chất bố trí riêng biệt của
từng loại máy tính xách tay của các hãng khác nhau mà
chúng thường không được sản xuất hàng loạt để lắp ráp
chung. Đa số nguyên lý loại này hoàn toàn giống như các loại
ổ đĩa mềm cho máy tính cá nhân để bàn, nhưng được thu hẹp
nhỏ gọn. Những loại ổ đĩa này do các hãng sản xuất máy tính
xách tay tự sản xuất hoặc đặt hàng riêng cho từng loại máy,
đời máy.
• Gắn ngoài máy tính: Thông qua giao tiếp USB, phù hợp với một số
loại máy tính xách tay muốn sử dụng đĩa mềm nhưng không được
thiết kế sẵn trong nó. Loại ổ đĩa này có thể phù hợp với tất cả các
máy tính xách tay mà máy tính cá nhân để bàn. Ổ đĩa mềm gắn
ngoài có thể được sản xuất hàng loạt cho người sử dụng lựa chọn.
Cấu tạo và hoạt động
Các đĩa mềm lưu trữ dữ liệu thông qua nguyên lý lưu trữ từ trên bề mặt,
do đó ổ đĩa mềm hoạt động dựa trên nguyên lý đọc và ghi theo tính chất
từ.
Ổ đĩa mềm có cấu tạo một phần giống như các ổ đĩa cứng, nhưng mọi chi
tiết bên trong nó có yêu cầu thấp hơn so với ổ đĩa cứng. Tất cả các cách
làm việc với đĩa mềm đều chỉ qua một khe hẹp của các loại đĩa mềm.
• Đầu đọc/ghi: Ổ đĩa mềm cho 02 đầu đọc dành cho hai mặt đĩa.
• Động cơ: Động cơ lền trục (spindle motor) của ổ đĩa mềm làm việc
với tốc độ 300 rpm (thông dụng) hoặc 360 rpm - khá chậm với các
loại ổ đĩa còn lại, điều này cũng giải thích tại sao tốc độ truy cập đĩa
mềm lại chậm hơn nhiều. Tốc độ chậm cũng là một lựa chọn để
giảm ma sát khi đầu đọc làm việc với bề mặt đĩa.
Sơ đồ dây kết nối/điều khiển

Bảng dưới đây giải thích các thứ tự dây dẫn điều khiển từ ổ đĩa mềm 3,5"
của gắn trong thông dụng đến bo mạch chủ.
Thứ tự
chân
Dạng tín hiệu
Thứ tự
chân
Dạng tín hiệu
1 Ground 2 DD/HD Density Select
3 Key 4 Dự trữ (không dùng)
5 Key 6
ED Density Select
Chỉ dùng cho 2,88 MB
7 Ground 8 Index
9 Ground 10 Motor-On 0 (A:)
11 Ground 12 Drive Select 1 (B:)
13 Ground 14 Drive Select 0 (A:)
15 Ground 16 Motor-On 1 (B:)
17 Ground 18 Direction (stepper motor)
19 Ground 20 Step Pulse
21 Ground 22 Write Data
23 Ground 24 Write Enable
25 Ground 26 Track 0
27 Ground 28 Write Protect
29 Ground 30 Read Data
31 Ground 32 Head Select
33 Ground 34 Disk Change
Chú thích:
Ground = GND hoặc mức điện áp 0V, nối đất.
Floppy Disk - Đĩa mềm:

Là phương tiện lưu trữ từ tính (bộ nhớ thứ cấp) có thể tái sử dụng nhiều
lần được IBM giới thiệu vào năm 1971. Đĩa mềm là phương thức chủ yếu
dùng cho việc phân phối các phần mềm và dữ liệu máy tính cho đến giữa
thập kỷ 1990 trước khi đĩa CD-ROM được ưa chuộng như ngày nay. Đĩa
mềm được sử dụng ngày nay là loại có vỏ nhựa "cứng" và chứa được
1.44 MB. Tên đĩa "mềm" xuất phát từ lý do là các đời đĩa đầu tiên được
bọc trong các lớp vỏ mềm có thể uốn cong, gập khúc được. Đĩa mềm trở
nên "quá nhỏ bé" so với nhu cầu sử dụng ngày nay và tương lai của
chúng có vẻ "kém chắc chắn". Đĩa mềm còn được gọi là "diskette", là một
vật liệu có từ tính (magnetic material) hình tròn mềm tương tự như băng
từ (magnetic tape), chỉ khác ở chỗ cả hai bề mặt của đĩa mềm được sử
dụng để lưu thông tin. Đầu đọc/ghi tiếp xúc với bề mặt qua một khoảng
mở qua vỏ nhựa phía trên đầu đĩa. Đầu đọc đĩa mềm (gọi là ổ đĩa mềm -
floppy drive) "giữ chặt" vùng trung tâm của vỏ đĩa và làm quay đĩa mềm ở
bên trong để truy xuất dữ liệu. Các đĩa mềm quay với tốc độ 300vòng/phút
(300rpm), chậm hơn từ 10 đến 30 lần so với tốc độ đĩa cứng. Khi không có
nhu cầu truy xuất, đĩa mềm sẽ nghỉ ngơi (không quay). Đĩa mềm có hình
tròn và được bọc trong lớp vỏ hình vuông. Nó có hai loại với kích thước
(đường kính) 5½" và 3½". Loại 5½" là loại cũ và chứa được 360KB (single
density) và 1.2MB (double-sided & high density). Loại 3½" (loại đang sử
dụng ngày nay) có dung lượng tương ứng là 720KB và 1.44MB.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×