Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

100 câu hỏi trắc nghiệm môn triết học ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.26 KB, 13 trang )

100 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập , tách rời các sự vật khác, xem xét sự
vật trong trạng thái không vận động, không biến đổi , là phương pháp gì?
a. Phương pháp siêu hình
b. Phương pháp biện chứng
c. Phương pháp biện chứng duy vật
Câu 2: Phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau với các
sự vật khác ; xem xét sự vật trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng, là phương pháp
gì?
a. Phương pháp siêu hình
b. Phương pháp biện chứng
c. Phương pháp biện chứng duy vật
Câu 3: Quan điểm toàn diện, lòch sử, cụ thể và quan điểm phát triển được rút ra từ những
nguyên lý nào của phép biện chứng duy vật ?
a. Nguyên lý phát triển
b. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
c. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý phát triển
Câu 4 : Quan điểm toàn diện, lòch sử và cụ thể được rút ra từ những nguyên lý nào của phép biện
chứng duy vật?
a. Nguyên lý phát triển
b. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
c. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý phát triển
Câu 5 : Hình thức nào dưới đây thể hiện trình độ cao của ý thức xã hội?
a. Ý thức thường ngày
b. Tâm lý xã hội
c. Ý thức lý luận
Câu 6: Nhà bác học Anhxtanh đã phát minh ra thuyết tương đối hẹp vào năm nào?
a. 1900
b. 1901
c. 1905
Câu 7 : Cái tổng hợp tất cả những mặt, những mối quan hệ tất nhiên tương đối ổn đònh ở bên


trong sự vật, quy đònh sự vận động và phát triển của sự vật đó được gọi là gì?
a. Quy luật
b. Bản chất
c. Tất nhiên
Câu 8: Khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt , những thuộc tính , những mối liên hệ chung ,
cơ bản nhất của các sự vật hiện tượng thuộc một lónh vực hiện thực nhất đònh được gọi là gì?
a. Khái niệm cơ bản
1
b. Khái niệm không cơ bản
c. Phạm trù
Câu 9: Những khái niệm chung nhất , phản ánh những mặt , những thuộc tính, những mối liên
hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực ( bao gồm cả tự nhiên , xã hội và tư
duy) được gọi là gì?
a. Khái niệm cơ bản
b. Phạm trù khoa học
c. Phạm trù triết học
Câu 10: Phạm trù dùng để chỉ một sự vật , một hiện tượng , một quá trình riêng lẻ nhất đònh,
được gọi là gì?
a. Cái riêng
b. Cái đặc thù
c. Cái chung
Câu 11: Phạm trù dùng để chỉ những mặt , những thuộc tính chung không những có ở một kết
cấu vật chất nhất đònh , mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình khác
được gọi là gì?
a. Cái riêng
b. Cái chung
c. Cái đặc thù
Câu 12: Phạm trù dùng để chỉ những nét , những mặt , những thuộc tính…. chỉ có ở một kết cấu
vật chất nhất đònh,và không được lặp lại ở bất kỳ một kết cấu vật chất nào khác được gọi là gì?
a. Cái riêng

b. Cái chung
c. Cái đơn nhất
Câu 13: Quan điểm cho rằng :”cái chung” tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào “cái riêng” và
đẻ ra “cái riêng” là quan điểm của phái nào?
a. Phái duy danh
b. Phái duy thực
c. Phái duy vật biện chứng

Câu 14: Quan điểm cho rằng chỉ có “cái riêng” tồn tại thực sự , còn ”cái chung” chỉ là những
tên gọi do lý trí đặt ra, chứ không phản ánh một cái gì có trong hiện thực, là quan điểm của phái
nào?
a. Phái duy danh
b. Phái duy thực
c. Phái duy vật biện chứng
Câu 15 : Quan điểm cho rằng :“cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung” là
quan điểm của phái nào?
a. Phái duy danh
b. Phái duy thực
2
c. Phái duy vật biện chứng
Câu 16: Quan điểm cho rằng : “ Bất cứ cái riêng ( nào cũng ) là cái chung.Bất cứ cái chung nào
cũng là ( một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất ) của cái riêng, là quan điểm của phái
nào?
a. Phái duy danh
b. Phái duy thực
c. Phái duy vật biện chứng
Câu 17: Phạm trù dùng để chỉ sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với
nhau gây ra những biến đổi nhất đònh được gọi là gì?
a. Phạm trù khả năng
b. Phạm trù tất nhiên

c. Phạm trù nguyên nhân
Câu 18: Những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau được gọi là gì?
a. Hiện thực
b. Kết quả
c. Hiện tượng
Câu 19: Một nguyên nhân nhất đònh trong những hoàn cảnh nhất đònh chỉ có thể gây ra kết quả
nhất đònh , điều đó biểu hiện tính chất gì của quan hệ nhân quả ?
a. Tính khách quan
b. Tính phổ biến
c. Tính tất yếu
Câu 20: Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, điều đó biểu hiện tính chất gì của
quan hệ nhân quả?
a. Tính khách quan
b. Tính phổ biến
c. Tính tất yếu
Câu 21 : Nguyên nhân mà thiếu chúng thì kết quả sẽ không thể xảy ra, được gọi là nguyên nhân
gì?
a. Nguyên nhân chủ yếu
b. Nguyên nhân thứ yếu
c. Nguyên nhân bên trong
Câu 22 : Nguyên nhân chỉ quyết đònh những đặc điểm nhất thời, không ổn đònh, cá biệt của hiện
tượng ,được gọi là nguyên nhân gì?
a. Nguyên nhân chủ yếu
b. Nguyên nhân thứ yếu
c. Nguyên nhân khách quan
Câu 23: Nguyên nhân quyết đònh sự hình thành , tồn tại và phát triển của các kết cấu vật chất ,
được gọi là nguyên nhân gì?
a. Nguyên nhân chủ yếu
b. Nguyên nhân khách quan

3
c. Nguyên nhân bên trong
Câu 24: Nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với ý thức của con người, của các giai cấp,
các chính đảng v.v được gọi là nguyên nhân gì?
a. Nguyên nhân bên ngoài
b. Nguyên nhân chủ yếu
c. Nguyên nhân khách quan
Câu 25: Phạm trù dùng để chỉ những cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu
vật chất quyết đònh và trong những điều kiện nhất đònh phải xảy ra đúng như thế chứ không thể
khác được gọi là gì ?
a. Bản chất
b. Tất nhiên
c. Quy luật
Câu 26: Phạm trù dùng để chỉ những cái không phải do bản thân kết cấu của sự vật , mà do các
nguyên nhân bên ngoài ,do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết đònh ; do đó nó có
thể xuất hiện , có thể không xuất hiện,được gọi là gì ?
a. Hiện tượng
b. Ngẫu nhiên
c. Khả năng
Câu 27 : Một tác phẩm được viết dưới dạng bút chiến của Ph.Ănghen được V.I. Lênin đánh giá
là cuốn bách khoa toàn thư thật sự của Chủ nghóa cộng sản. Tác phẩm đó là gì ?
a. Tác phẩm Chống Đuyrinh
b. Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên
c. Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
Câu 28: Đònh nghóa vật chất được Lênin trình bày trong tác phẩm nào?
a. Bút ký triết học
b. Nhà nước và cách mạng
c. Chủ nghóa duy vật và Chủ nghóa kinh nghiệm phê phán
Câu 29: Đònh nghóa về vận động được Ph.Ănghen trình bày trong tác phẩm nào?
a. Biện chứng của tự nhiên

b. Chống Đuyrinh
c. Hệ tư tưởng Đức
Câu 30: Trong các bộ phận cấu thành của ý thức, bộ phận nào là hạt nhân quan trọng và là
phương thức tồn tại của ý thức ?
a. Tình cảm
b. Tri thức
c. Niềm tin
Câu 31 : Trong các quy luật của phép biện chứng duy vật , quy luật vạch ra nguồn gốc động lực
của sự phát triển là quy luật nào?
a. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại
b. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
4
c. Quy luật phủ đònh của phủ đònh
Câu 32: Trong các quy luật của phép biện chứng duy vật , quy luật vạch ra cách thức của sự phát
triển là quy luật nào?
a. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại
b. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
c. Quy luật phủ đònh của phủ đònh
Câu 33 : Trong các quy luật của phép biện chứng duy vật ,quy luật vạch ra khuynh hướng của sự
phát triển là quy luật nào?
a. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại
b. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
c. Quy luật phủ đònh của phủ đònh
Câu 34 : Phủ đònh biện chứng có những đặc trưng cơ bản gì?
a. Tính khách quan
b. Tính kế thừa
c. Tính khách quan và tính kế thừa

Câu 35: Trong quan niệm về con người , Mạnh tử quan niệm bản tính con người là gì?
a. Bản tính con người là thiện
b. Bản tính con người là ác
c. Bản tính con người thiện ác lẫn lộn
Câu 36: Trong quan niệm về con người , Tuân tử quan niệm bản tính con người là gì?
a. Bản tính con người là thiện
b. Bản tính con người là ác
c. Bản tính con người thiện ác lẫn lộn
Câu 37: Trong quan niệm về con người , Khổng tử quan niệm bản tính con người là gì?
a. Bản tính con người là thiện
b. Bản tính con người là ác
c. Con người sinh ra tính gần nhau nhưng do phong tục tập quán nên xa
nhau
Câu 38: Tác phẩm viết chung đầu tiên giữa C.Mác và Ph.Ănghen là tác phẩm gì?
a. Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
b. Tác phẩm Gia đình thần thánh
c. Tác phẩm Tư bản
Câu 39: Lời kêu gọi : “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” được C.Mác và Ph.Ănghen trình
bày lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
a. Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
b. Tác phẩm Gia đình thần thánh
c. Tác phẩm Tư bản
Câu 40 : Toàn bộ các hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lòch sử - xã hội của con người
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội gọi là gì?
5
a. Thực tế
b. Thực tiễn
c. Thực tồn
Câu 41: Thực tiễn bao gồm các dạng hoạt động cơ bản nào?
a. Hoạt động chính trò- xã hội và hoạt động tinh thần

b. Hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động thực nghiệm khoa học
c. Hoạt động sản xuất vật chất , hoạt động chính trò- xã hội và hoạt động
thực nghiệm khoa học
Câu 42: Trong các đặc trưng dưới đây về giai cấp của Lênin , đặc trưng nào có vò trí quan trọng
nhất?
a. Quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất
b. Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội , trong tổ chức
quản lý sản xuất
c. Khác nhau về phương thức thu nhận của cải xã hội
Câu 43: “ Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau , song vấn đề là
cải tạo thế giới “ .C. Mác trình bày luận điểm trên trong tác phẩm nào?
a. Tác phẩm luận cương về Phoiơbắc
b. Gia đình thần thánh
c. Hệ tư tưởng Đức
Câu 44: Trình độ thấp của ý thức xã hội gọi là gì?
a. Ý thức thường ngày
b. Ý thức lý luận
c. Hệ tư tưởng
Câu 45 : Trình độ cao của ý thức xã hội gọi là gì?
a. Ý thức thường ngày
b. Tâm lý xã hội
c. Ý thức lý luận
Câu 46: Khái niệm triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn
mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm cho chất thay đổi gọi là gì?
a. Độ
b. Điểm nút
c. Nhảy vọt
Câu 47: Khái niệm triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật do những thay
đổi về lượng trước đó gây ra gọi là gì?
a. Độ

b. Bước nhảy
c. Điểm nút
Câu 48: Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi chất của sự vật gọi
là gì?
a. Độ
b. Bước nhảy
6
c. Điểm nút
Câu 49 :Phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt , các yếu tố, các quá trình tạo nên sự
vật, được gọi là gì?
a. Bản chất
b. Nội dung
c. Tất nhiên
Câu 50: Phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật , là hệ thống các mối
liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó, được gọi là gì?
a. Nội dung
b. Hình thức
c. Bản chất
Câu 51: Tác phẩm nào mang tên của C. Mác nhưng là sản phẩm của cả C. Mác và Ph. Ănghen
được Lênin đánh giá là “ Tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày chủ nghóa xã hội khoa học” ?
a. Gia đình thần thánh
b. Hệ tư tưởng Đức
c. Tư bản
Câu 52: Những biểu hiện cơ bản của tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào?
a. Phương thức sản xuất và điều kiện dân số
b. Điều kiện dân số và hoàn cảnh đòa lý
c. Phương thức sản xuất ,điều kiện dân số và hoàn cảnh đòa lý
Câu 53: Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết đònh, nhưng ý thức xã hội có tính độc lập tương đối
của nó. Tính độc lập tương đối ấy thể hiện như thế nào?
a. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội , ý thức xã hội có

tính kế thừa lòch sử
b. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội , các hình thái ý thức xã
hội có thể tác động qua lại lẫn nhau và ý thức xã hội tác động trở lại
tồn tại xã hội
c. Cả năm biểu hiện trên
Câu 54 : Mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ , kể từ sự thay đổi vò trí đơn giản
cho đến tư duy , được khái quát bằng khái niệm gì?
a. Khái niệm phát triển
b. Khái niệm tiến bộ
c. Khái niệm vận động
Câu 55: Tri thức của con người phù hợp với hiện thực khách quan đã được thực tiễn kiểm
nghiệm được khái quát bằng khái niệm gì?
a. Lý luận
b. Chân lý
c. Nhận thức
Câu 56: Hiện tượng của sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và có sự thay đổi căn bản về chất
trong mọi lónh vực đời sống xã hội , được khái quát bằng khái niệm gì?
a. Phát triển
7
b. Vận động
c. Cách mạng xã hội
Câu 57: Ai là người đã nêu ra quan điểm: “ Dân vi quý, xã tắc thứ chi , quân vi khinh” ?
a. Khổng tử
b. Mạnh tử
c. Tuân tử
Câu 58: Luận án tiến só triết học của C. Mác có mang tên 2 nhà triết học Hy lạp cổ đại. Họ là ai?
a. Lơxip và Đêmôcrít
b. Đêmôcrít và Êpiquya
c. Đêmôcrít và Hêracơlít
Câu 59: Người nói câu nói nổi tiếng : “ Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” . Ông là ai?

a. Ph. Bêcơn
b. R. Đêcáctơ
c. I.Cantơ
Câu 60: Một đại biểu nổi tiếng của Chủ nghóa duy vật Đức thế kỷ 19, triết học của ông là một
trong những tiền đề lý luận của triết học Mác, ông là ai?
a. I.Cantơ
b. L. Phoiơbắc
c. Ph.Hêghen
Câu 61 : Ông cho rằng để nhận thức được chân lý thì người ta phải “hồi tưởng” lại những gì mà
linh hồn bất tử đã quan sát được.Ông là ai?
a. Đêmôcrít
b. Platon
c. Hêracơlít
Câu 62 :Ông là thủ tướng của một quốc gia ở Châu Âu ,nhưng người đời sau lại biết đến tên ông
với tư cách là một nhà triết học. Ông là ai?
a. R. Đêcáctơ
b. Ph. Bêcơn
c. I.Cantơ
Câu 63: Ông được coi là nhà triết học Hy lạp cổ đại đầu tiên nêu ra khái niệm không gian. Ông
là ai?
a. Đêmôcrít
b. Platon
c. Hêracơlít
Câu 64: Ông là cha đẻ của thuyết tưong đối.Ông là ai?
a. Niutơn
b. Anhxtanh
c. R. Đềcáctơ
Câu 65: Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng : “ Lòch sử tự nhiên phổ thông và lý thuyết bầu
trời“.Ông là ai?
a. Aristote

8
b. Platon
c. I.Cantơ
Câu 66: Chọn quan điểm đúng nhất trong các quan điểm sau:
a. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
b. Không gian, thời gian là những phương thức tồn tại của
vật chất
c. Vận động ,không gian, thời gian là những phương thức
tồn tại của vật chất
Câu 67 : Loại mâu thuẫn đặc thù chỉ có trong lónh vực xã hội là :
a. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
b. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
c. Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
Câu 68: Quy luật này khẳng đònh tính tất thắng của cái mới ; cho nên phải có quan điểm ủng hộ
cái mới ; dũng cảm đấu tranh bảo vệ cái mới; đó là quy luật gì?
a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
b. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất và ngược lại
c. Quy luật phủ đònh của phủ đònh
Câu 69: Phương thức sản xuất bao gồm caùc yeáu toá na#o?
a. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
b. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
c. Lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng
Câu 70 : Quan hệ giữ vai trò quyết đònh đối với các quan hệ khác trong quan hệ giữa người với
người trong quá trình sản xuất là quan he# na#o?
a. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
b. Quan hệ tổ chức , quản lý và phân công lao động
c. Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
Câu 71 : Cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế- xã hội là gì?
a. Toàn bộ quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở kinh tế

của xã hội
b. Toàn bộ những điều kiện vật chất, những phương tiện
vật chất tạo thành cơ sở vật chất-kỹ thuật của xã hội
c. Toàn bộ những điều kiện vật chất, những phương tiện
vật chất và những con người sử dụng nó để tiến hành
các hoạt động xã hội
Câu 72: S## phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là :
a. Quá trình lòch sử hướng theo ý chí của giai cấp cầm
quyền
b. Quá trình lòch sử tự nhiên
c. Quá trình lòch sử hướng theo ý chí của Đảng cầm
quyền
9
Câu 73: Chọn quan điểm đúng nhất trong các quan điểm sau :
a. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội
b. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát
triển của xã hội
c. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát
triển của xã hội có giai cấp
Câu 74: Chủ thể của lòch sử, lực lượng sáng tạo chân chính ra lòch sử là :
a. Vó nhân , lãnh tụ
b. Nhân dân lao động
c. Quần chúng nhân dân
Câu 75 : Chọn quan điểm đúng nhất trong các quan điểm sau :
a. Tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, tồn tại
xã hội quyết đònh ý thức xã hội
b. Tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, tồn tại
xã hội quyết đònh ý thức xã hội nhưng ý thức xã hội
có thể tác động trở lại tồn tại xã hội
c. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội ra đời đồng thời với

nhau nhưng tồn tại xã hội quyết đònh ý thức xã hội
Câu 76: Cách viết nào sau đây là đúng:
a. Hình thái kinh tế của xã hội
b. Hình thái kinh tế , xã hội
c. Hình thái kinh tế - xã hội
Câu 77: Cơ sở hạ tầng của xã hội là:
a. Đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng v v
b. Toàn bộ cơ sở vật chất của xã hội
c. Toàn bộ quan hệ sản xuất của xã hội hợp thành cơ
sở kinh tế của xã hội
Câu 78: Phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt , những mối liên hệ tất nhiên tương
đối ổn đònh bên trong sự vật, quy đònh sự vận động và phát triển của sự vật đó , được gọi là gì?
a. Bản chất
b. Nội dung
c. Tất nhiên
Câu 79: Phạm trù dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ của sự vật ra bên
ngoài được gọi là gì?
a. Hiện tượng
b. Hình thức
c. Ngẫu nhiên
Câu 80: Phạm trù dùng để chỉ những gì hiện chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện
tương ứng , được gọi là gì?
a. Ngẫu nhiên
b. Khả năng
10
c. Bản chất
Câu 81 : Trường phái triết học thừa nhận vạn vật chỉ là thể thống nhất,tác động và chuyển hoá
lẫn nhau giữa 3 yếu tố là sativa ( nhẹ nhàng, thuần khiết) , razas ( tích cực, năng động) và tamas
( nặng, ỳ) là trường phái nào?
a. Trường phái Vêđanta

b. Trường phái Samkhya
c. Trường phái Yoga
Câu 82: Trường phái triết học cho rằng , nguyên tử (Anu) là bản nguyên duy nhất tạo nên vạn
vật trong thế giới là trường phái nào?
a. Trường phái Mimansa
b. Trường phái Nyaya
c. Trường phái Lokayata
Câu 83 : Trường phái triết học cho rằng vạn vật(kể cả con ngườI ) đều được tạo nên từ 4 yếu tố
là:
đất, nước, lửa và gió ; là trường phái triết học nào?
a. Trường phái Lokayata
b. Trường phái Vaisêsika
c. Trường phái Mimansa
Câu 84: Người đưa ra Học thuyết kiêm ái nổi tiếng. Ông là ai?
a. Tuân tử
b. Mặc tử
c. Dương Chu
Câu 85 : Talét là nhà triết học thuộc trường phái triết học nào ?
a. Trường phái Milê
b. Trường phái Êlê
c. Trường phái Nguyên tử luận
Câu 86: Người tuyên bố : “ Không ai tắm được hai lần trong cùng một dòng sông “. Ông là ai?
a. Anaximen
b. Hêracơlít
c. Talét
Câu 87 : Ông cho rằng : “ Sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng của nhiệt độ.
Nước và bùn là môi trường hình thành sự sống “. Ông là ai?
a. Hêracơlít
b. Đêmôcrít
c. Êpiquya

Câu 88: Ông cho rằng con số là bản nguyên của thế giới, là bản chất của sự vật.Ông là ai?
a. Ơcơlít
b. Pytago
c. Đêmôcrít
Câu 89: Người đưa ra apôri Asin và con rùa. Ông là ai?
a. Dênông
11
b. Xôcrát
c. Platon
Câu 90 : Theo ông con người muốn sống hạnh phúc phải dùng lý trí để chiêm nghiệm những ý
tưởng và khắc phục những dục vọng vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thoát khỏi gông cùm của
nhà tù thể xác.Ông là ai?
a. Hêracơlít
b. Đêmôcrít
c. Platon
Câu 91: Ông cho rằng : Tồn tại nói chung phải xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản là vật chất
( vật liệu ), hình thức (hình dạng), vận động ( thao tác) và mục đích ( cứu cánh).Ông là ai?
a. Platon
b. Hêracơlít
c. Arixtốt
Câu 92: Ông chống lại Chủ nghóa kinh viện , vạch trần sự dối trá lừa bòp của Giáo hội nên toà án
Giáo hội đã thiêu sống ông . Ông là ai?
a. Galilê
b. Brunô
c. Xôcrát
Câu 93 : Ông là người sáng lập ra phương pháp quy nạp khoa học hay quy nạp dựa trên mối liên
hệ nhân quả. Ông là ai?
a. R. Bêcơn
b. Đơnxcốt
c. Ph. Bêcơn

Câu 94: “ Nghi ngờ phổ biến” là cơ sở phương pháp luận triết học của ông. Ông là ai?
a. Ph. Bêcơn
b. Xpinôda
c. R.Đêcáctơ
Câu 95: Ông coi con người là dạng thức của thực thể, là sản phẩm của giới tự nhiên và là mục
đích cuối cùng của triết học. Ông là ai?
a. Xpinôda
b. R.Đêcáctơ
c. Ph. Bêcơn
Câu 96: Ông là nhà triết học, nhà văn, nhà soạn kòch nổi tiếng. Ông là người sáng lập và lãnh
đạo phái khai sáng Pháp nửa đầu thế kỷ 18.Ông là ai?
a. Môngtécxkiơ
b. Lamétơri
c. Vonte
Câu 97 : Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng : “Bàn về khế ước xã hội”. Ông là ai?
a. Rútxô
b. Điđơrô
c. Vonte
12
Câu 98 : Ông là người đưa ra lý luận về ăntinômi nổi tiếng. Ông là ai?
a. Phich tơ
b. I. Cantơ
c. Sen linh
Câu 99 : Ông cho rằng : “ Không phải Thượng đế sinh ra con người mà chính con người đã sinh
ra Thượng đế “. Ông là ai?
a. I. Cantơ
b. Ph. Hêghen
c. L.Phoiơbăc
Câu 100 : Ông là nhà triết học – bác học vó đại nhất, người hoàn chỉnh nền triết học duy tâm
biện chứng cổ điển Đức . Ông là ai?

a. I. Cantơ
b. Ph. Hêghen
c. L.Phoiơbăc
13

×