Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM TV 5 VÀ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.17 KB, 45 trang )

Tuần 1: môn Tiếng Việt
Tập đọc
Câu 1: câu dễ:
Dòng nào không nêu đúng điểm đặc biệt của ngày khai trường tháng 9 năm 1945 so với
những ngày khai trường khác?
a. Ngày ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau 80 năm giặc
Pháp đô hộ.
b. Ngày khai trường mà các em học sinh mặc quần áo mới, vui vẻ đến trường.
c. Từ ngày khai trường này, các em học sinh bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn
toàn Việt Nam.
Đáp án: b
Câu 2: câu TB:
Câu nào nêu đúng nhiệm vụ của người học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước?
a. Cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để sau này góp phần xây
dựng đất nước làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên thế giới, sánh vai với các
cường quốc 5 châu.
b. Góp công sức và tiền để xây dựng lại trường học đã bị phá hoại trong chiến tranh.
c. Nước nhà trông mong, chờ đợi ở học sinh rất nhiều.
Đáp án: a
Câu khó:
Từ “ vàng lịm ” trong bài gợi cho em cảm giác gì?
a. Là màu vàng tươi, ánh lên của nắng dịu, không gay gắt.
b. Là màu vàng của quả chín mọng, gợi cảm giác ngọt.
c. Là màu của vật khô đến mức có thể gãy.
Đáp án: b
Chính tả:
Câu 1: câu dễ:
Điền tiếng bắt đầu bằng c hoặc k ở trong ngoặc đơn vào chỗ trống để có các từ viết đúng.
( cơ, kính, kiên, kỷ, kế, kết)
a. ……… quyết b. ………… thúc c………… nguyên
d. ……….mến e. ……………thể g. Mưu…………….


Đáp án:
a. Kiên, b. Kết, c. Kỷ, d. Kính, e. Cơ, g. kế
Câu 2: câu TB
Tìm tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau cho phù
hợp.
Chỉ qua mấy ngày…… (1) mưa đầu xuân, đồi chè xanh……… (2) toàn những búp chè
óng mượt và duyên dáng. Mỗi thân cây rộ lên từng đợt búp chè là…… (3) lửa đặc biệt
của cây, thắp lên cái sinh khí mới là mắt của cây mùa xuân. Cây hé muôn……(4) ánh
mắt…….(5) ngàng hồn hậu đón mừng năm mới.
Đáp án: 1. ngày, 2. ngắt. 3. ngọn, 4. nghìn, ngỡ.
Câu 3: câu khó
Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ để điền vào chỗ trống theo yêu cầu.
a. Mở đầu chữ ghi âm đầu viết là g.
b. Mở đầu chữ ghi âm đầu viết là gh.
Đáp án:
a. Góp gió thành bão.
b. Ghét cay gét đắng.
Luyện từ và câu:
Câu 1: câu dễ
Chọn những từ đồng nghĩa với từ đất nước trong các từ sau:
a. Tổ quốc b. Non sông c. Nước nhà d. Đất đai
Đáp án: a,b,c
Câu 2: câu TB
Điền thêm một từ đồng nghĩa với từ đã cho vào chỗ trống.
a. Từ đồng nghĩa với từ mẹ là:
b. Từ đồng nghĩa với từ bố là.
Đáp án:
a. Má, mạ, u, bầm, thân mẫu
b. Ba, cha, tía, thân phụ…
Câu 3: câu khó:

Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa:
a. Xinh, xinh đẹp, mỹ lệ, đẹp, xinh tươi, tốt đẹp, đẹp tươi.
b. To lớn, to tướng, khổng lồ, rộng rãi, vĩ đại, to, lớn.
c. Học tập, học hành, học hỏi, sáng tạo.
Đáp án:
a. Tốt đẹp
b. Rộng rãi
c. Sáng tạo.
Tập làm văn.
Câu 1: câu dễ.
Nối ở cột A với cột B để nhận xét cấu tạo của bài văn tả cảnh “ nắng trưa ”
A B
a1. Mở đầu b1. Cảm nghĩ về người mẹ trong nắng trưa
a2. Thân bài b2, Giới thiệu cảnh nắng trưa.
A3. Kết bài b3. Tả cảnh vật trong nắng trưa
Đáp án: a1-b2, a2-b3, a3-b1
Câu 2: câu TB
Gạch bỏ từ chỉ sự vật không được miêu tả trong bài “ buổi sớm trên cánh đồng ”
Vòm trời, những giọt mưa, những cây tràm, những sợi cỏ, những gánh rau, những bó huệ
của người bán hàng.
Đáp án: Những cây tràm
Câu 3: câu khó
Viết câu văn có hình ảnh tả những đám mây trôi trên bầu trời bằng cách sử dụng từ láy
hoặc biện pháp so sánh, nhân hoá.
Tuần 2: Tập đọc
Câu 1: câu dễ
Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
a. Vì biết Văn Miếu - Quốc Tử Giámlà trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
b. Vì biết rằng từ năm 1075, Việt Nam đã mở khoa thi Tiến sỹ, đã có truyền thống văn
hóa lâu đời.

c. Vì thấy Văn Miếu được xây dựng rất to lớn, tráng lệ
Đáp án: a
Câu 2: câu TB
Bài văn này muốn nói với chúng ta điều gì?
a. Người Việt Nam rất coi trọng thi cử.
b. Việt Nam là một nước có văn hoá tốt đẹp từ rất lâu đời.
c. Trong 10 thế kỷ chúng ta đã có 3000 tiến sỹ.
Đáp án: b
Câu 3: câu khó.
Bạn nhỏ muốn nói điều gì qua bài thơ.
a. Bạn thích vẽ bằng những màu sắc khác nhau.
b. Bạn rất yêu cảnh vật thân thương của quê hương đất nước và những con người thân
yêu gắn bó với mình.
c. Đất nước ta có nhiều màu sắc.
Đáp án: c
Chính tả
Câu 1: câu dễ
Tiếng nào dưới đây có âm chính là iê? chọn câu trả lời đúng
a. Chuyến b. Chiến c. Bia d. Khuya
Đáp án: b.
Câu 2: Câu TB
Tiếng nào dưới đây có âm đệm là u? Chọn câu trả lời đúng.
a. thu b. trịu c. luật d. chuông
Đáp án: c
Câu 3 khó:
Viết vần của mỗi tiếng sau vào chỗ trống cho phù hợp.
a. Tiếng quyển…………
b. Tiếng giếng…………
c. Tiếng gì………………
Đáp án:

a. uyên
b. iêng
c. i
Luyện từ và câu.
Câu 1: dễ
Gạch bỏ từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau:
a. Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn.
b. Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí.
Đáp án:
a. Nhà nước
b. đồng chí
Câu 2: câu TB
Chia các từ sau thành 2 nhóm đồng nghĩa và đặt tên cho mỗi nhóm:
( nóng nực, oi bức, nồng nàn, oi nồng, tha thiết )
a. Nhóm từ chỉ ………………gồm:……………
b. Nhóm từ chỉ……………….gồm…………….
Đáp án:
a. thời tiết: nóng nực, oi bức, oi nồng
b. tình cảm con người: nồng nàn, tha thiết, thắm thiết.
Câu 3: câu khó
Chọn một trong các từ chỉ màu xanh: xanh mướt, xanh rì, xanh thẫm, xanh ngắt điền vào
chỗ trống.
a. Trên đồi, cỏ mọc:……….
b. Trời mùa thu……………
c. Mặt biển như một tấm thảm …………
d. Quanh hồ, thấp thoáng những mảng ngô xanh…………
Đáp án:
a. xanh rì
b. xanh ngắt
c. xanh thẫm.

d. xanh mướt
Tập làm văn
Câu 1: câu dễ
Gạch dưới từ ngữ cho thấy sự vật mang tâm hồn con người trong hai câu sau:
a.Một vài tiếng dế gáy sớm vẻ thăm dò, chờ đợi.
b. Trong im ắng hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong gió
nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
Đáp án:
a. Thăm dò, chờ đợi.
b. Rón rén bước ra, tung tăng, nhảy, trườn.
Câu 2: câu TB
Viết câu văn có hình ảnh so sánh để tả một cây xanh:
……………………………………………………………………………………
Câu 3: câu khó:
Viết câu văn có hình ảnh nhân hoá để tả ánh nắng mặt trời.
Tuần 3: Tập đọc
Câu1: câu dễ:
Dì Năm nghĩ ra cách ra gì để cứu chú cán bộ:
a. Đưa chú đi trốn
b. Đưa chú một chiếc áo để thay và bảo chú ngồi xuống ăn cơm giả vờ làm chống dì để
đánh lừa bọn giặc.
c. Băng bó vết thương cho chú
Đáp án: b
Câu 2: TB
Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự ứng xử thông minh của dì Năm
a. Hỏi chú cán bộ chỗ để giấy tờ để đánh lừa bọn địch.
b. Đọc to tên tuổi của chồng, bố chống khi đưa giấy cho tên Cai để chú cán bộ biết để nói
theo cho khớp.
Đáp án: b
Câu 3: câu khó:

Nguyên nhân giúp chú cán bộ thoát khỏi nguy hiểm là gì?
a. Chú cán bộ dũng cảm nhanh trí.
b. Bọn địch khờ dại
c. chú được nhân dân bảo vệ., chú có chỗ dựa vững chắc là lòng dân.
Đáp án: c
Chính tả:
Câu 1: câu dễ
Gạch dưới các tiếng có âm chính được viết bằng hai chữ cái trong câu thơ sau:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Đáp án: Việt, miền, mùa, riêng
Câu 2: TB
Khoanh tròn các chữ cái được đánh dấu thanh trong hai câu thơ sau:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mêng mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Câu 3: câu khó:
Dòng nào dưới đây nêu đúng quy định viết dấu thanh khi viết một tiếng? chọn câu trả lời
đúng.
a. Ghi dấu thanh trên một chữ cái của phần vần.
b. Ghi dấu thanh vào trên hoặc dưới chữ cái ghi âm chính của phần vần.
Đáp án: b
Luyện từ và câu
Câu 1: câu dễ
Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải.
a1. Chịu thương chịu khó b1. Đoàn kết, thống nhất ý trí và hành động
a2. Dám nghĩ dám làm b2. Cần cù chăm chỉ không ngại khó, ngại khổ
a3. Muôn người như một b3. Mạnh dạn táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám
thực hiện sáng kiến
Đáp án: (a1-b2), (a2-b3), (a3-b1)
Câu 2: câu TB

Hãy nối các cặp thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với nhau.
a1. Chịu thương chịu khó b1. Đồng tâm hiệp lực
a2. Muôn người như một b2. Thất bại là mẹ thành công
a3. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo b3. Thức khuay dậy sớm
Đáp án: (a1-b3), (a2-b1),(a3-b2)
Câu 3: câu khó
Chọn một từ đồng nghĩa trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có câu văn thể hiện được
sức quyến rũ mạnh mẽ của hương thơm.
a. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín…………… qua mặt ( phả, bay, chảy)
b. Nắng bốc hương hoa tràm thơm…… (sực nức, ngây ngất, thoang thoảng)
Đáp án: a chảy, b. ngây ngất
Tập làm văn
Câu 1: Câu dễ:
(Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Tưởng như biển có nhiêu nước trời hút lên
đổ xuống đất liền.)
Dựa vào cách miêu tả của 3 câu văn trên, hãy viết tiếp vào chỗ trống để có 3 câu văn tả
một ngày nắng gắt.
Nắng dội lửa xuống… Nng đổ lửa lên …… Tưởng như có bao nhiêu lửa trời đã Câu 2:
câu TB
Em hãy viết đoạn văn tả đêm trăng đẹp với những đối tượng được miêu tả sau:
Ánh trăng, cành cây, kẽ lá, không gian, chị gió, mùi hương hoa, đêm trăng quê hương.
Câu 3: Câu khó
Sử dụng biện pháp nhân hoá để viết 3 câu tả cây cối trong mưa.
Tuần 4:
Tập đọc
Câu 1: câu dễ
Khổ thơ 1 ý nói gì?
a. Kêu gọi mọi người bay lên tham quan trái đất.
b. Trái đất rất tươi đẹp, đáng yêu.
c. Trái đất của chúng ta có hình dáng như 1 quả bóng.

Đáp án: b
Câu 2: TB
Xa - da – cô đã làm gì để hy vọng kéo dài cuộc sống.
a. Nằm trong bệnh viện, nhẩm đếm từng ngày của cuộc đời.
b. Tin vào truyền thuyết, lặng lẽ gấp cho đủ 1000 con sếu bằng giấy.
Đáp án: b
Câu 3: câu khó:
Em sẽ chọn câu nào? để nói ới Xa-da-cô?
a. Những con sếu bằng giấy không cứu được bạn.
b. Chúng tôi luôn thương xót bạn.
c. chúng tôi sẽ đấu tranh cho một thế giới hoà bình, không có chiến tranh để không còn ai
bị sát hại như bạn
Đáp án: c
Chính tả
Câu 1: câu dễ
Gạch dưới các tiếng có nguyên âm đôi ( các tiếng có âm chính được ghi bằng hai chữ
cái ) trong hai câu thơ sau:
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi như người Việt Nam
Đáp án:
Câu 2: câu TB
Khoanh vào chữ cái được đánh dấu thanh trong các từ sau:
Kiến thiết,tía tô ,mùa xuân ,cuồn cuộn ,chứa chan ,trường tư.
Đáp án :ê,ê,u,ô,i,ô,ư.
Câu 3 :câu khó :Ghi lại từ có tiếng :
a.Chứa vần oong chỉ dụng cụ nấu ăn trong nhà bếp :
b. Chứa vần oóc chỉ dụng cụ chơi nhạc:
Đáp án :a Xoong ,b. đàn oóc gan.
Luyện từ và câu.
Câu 1: câu dễ

Gạch dưới các từ trái nghĩa trong những câu sau:
a. Kẻ đứng người ngồi.
b. Chân cứng đá mềm
c. Nói trước quên sau.
d. Kẻ khóc người cười
Đáp án :a. đứng, ngồi
b. cứng, mềm
c. trước, sau
d. khóc, cười
Câu 2 : câu TB
Khoanh tròn chữ cái trước từ ghép được tạo thành từ các tiếng có nghĩa trái ngược nhau :
a. đầu đuôi
b. tốt xấu
c. thiếu xót
d. to nhỏ
Đáp án : a,b,c
Câu 3 : câu khó
Việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ có tác dụng gì?
a. Tránh lặp từ.
b. Làm nổi bật ý
Đáp án: b
Tập làm văn
Câu 1: câu dễ
Sắp xếp các ý sau theo đúng thứ tự miêu tả trường học và lớp học bằng cách ghi theo thứ
tự các chữ cái:
Trường:
a. Ngôi trường ven đường quốc lộ.
b. Sân trường có nhiều cây.
c. Cây bàng xoè tán lá mát rượi
d. Cây phượng nở hoa đỏ rực.

e. Toà nhà màu vàng nấp nó sau rặng cây.
Đáp án: a,e,b,c,d
Các lớp học:
a. Bàn ghế gỗ nâu được kê ngay ngắn.
b. Bảng đen, ảnh Bác, lãng hoa trang trí.
c. Cửa sổ và cửa ra vào.
d. Lớp học giống nhau, sạch sẽ khang trang.
e. Toà nhà lớp học bao quanh sân trường.
Đáp án: e,d,c,a,b
Câu 3: câu khó
Chọn một hình ảnhở bên phải phù hợp với đối tượng ở bên trái để viết thành các câu văn
miêu tả trường học có hình ảnh.
a1. Lá cờ giữa sân trường b1. Trầm ngâm suy nghĩ.
a2. Cánh cổng trường b2. Xoè tán lá che chở
a3. Cây bàng b3, reo vui trước gió
a4. Chiếc bảng đen b4. Chào đón chúng em
Đáp án: (a1-b3), (a2-b4), (a3-b2), (a4-b1)
Tuần 5:
Tập đọc
Câu 1: câu dễ
Chú Mo-ri-xơn nêu lý do gì để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ
ở Việt Nam?
a. Cuộc chiến tranh làm cho nước Mỹ yếu đi.
b. Những người thân của chú bị sát hại trong cuộc chiến tranh này.
c. Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa, vô nhân đạo, gây ra nhiều tội ác ở Việt Nam.
Đáp án: c
Câu 2: câu TB
Chú Mo-ri-xơn đáng cảm phục vì điều gì?
a. Nhận thức được tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
b. Rất yêu con gái

c. Giám tự thiêu để phản đối chiến tranh. Đó là hành động cao đẹp của một con người
dám xả thân vì cuộc sống hoà bình của nhân loại.
Đáp án: c
Câu 3: Câu khó
Tác giả miêu tả những gì để làm rõ sự giản dị, thân mật, tình hữu nghị mà A-lêch-xây
giành cho anh Thuỷ?
a. Nét mặt, cách ăn mặc
b. Cử chỉ mỉm cười thân thiện nắm chắc bàn tay anh Thuỷ lắc mạnh
c Lời nói chân tình: Chúng mình là đồng nghiệp.
d. Những suy nghĩ sâu sắc của A - lếch – xây .
Đáp án: a,b,d
Chính tả
Câu 1: câu dễ
Khoanh tròn nguyên âm đôi trong câu sau:
Uống nước nhớ nguồn
Đáp án: uô, ươ, uô
Câu 2: câu TB
Khoanh tròn tiếng không cùng vần ới tiếng còn lại.
a. mua, cua,qua, lúa
b. Quý, tuỳ, cúi, thuỷ
Đáp án : a : qua, b. Cúi
Câu 3 : câu khó
Điền tiếng có chứa uô, ua vào từng chỗ trống sau để hoàn chỉnh các tục ngữ, thành ngữ.
a. Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt
b. Uống nước nhớ
c. đắng dã tật, sự thật mất lòng.
Đáp án : a : lúa, b : nguồn, c: thuốc
Luyện từ và câu
Câu 1: câu dễ
Từ nào không đồng nghĩa với từ hoà bình.

a. Thanh bình c. Bình lặng
b. Thái bình d. Bình yên
Đáp án: c
Câu 2: câu TB
Hai từ “ đồng ” ở dưới đây có quan hệ gì?
- Bức tượng này làm bằng đồng.
- Đồng lúa đẹp quá
a- nhiều nghĩa
b - đồng âm
Đáp án: b
Câu 3: câu khó
Đặt 2 câu để phân biệt
a.Hai từ “ Sao ” đồng âm
b. Hai từ “ Giá ” đồng âm
Tập làm văn
Tuần 6
Tập đọc
Câu 1: câu dễ
Những dòng nào nêu đúng sự đối sử bất công với người da đen dưới chế độ A-pác-thai?
a. Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp.
b. Họ không được đi học và chơi thể thao.
c. Họ phải sống và chữa bệnh ở những khu riêng không được hưởng tự do dân chủ.
Đáp án: c
Câu 2: câu TB
Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới
ủng hộ.
a. Vì những người da màu trên thế giới chiếm số đông.
b. vì nhiều người không có cảm tình với người da trắng.
c. Vì chế độ A-pác-thai là một chế độ hết sức vô lý, bất công, dã man, tàn bạo.
Đáp án: c

Câu 3: câu khó
Điền tiếp để có câu trả ời đúng
Lời đáp của cụ già cuối chuyện ngụ ý rằng bọn phát xít là……….
Đáp án: những tên cướp
Chính tả
Câu 1: câu dễ
1. Khoanh tròn các tiếng có chứa vần ( ưa ), hoặc (uơ) trong các câu sau:
a. Nóng như lửa b. Chạy như ngựa c. Đi ngược vê xuôi
Đáp án: a. lửa, b. ngựa, c. ngược xuôi
Câu 2: câu TB
Điền tiếng có chứa (ưa) hoặc ( ươ ) vào chỗ trống
a. ……… dầm thấm lâu
b. ước sao……… vậy
c. nắng chóng………………, mưa chóng tối.
Đáp án: a. mưa, b. được, c. Trưa
Câu 3: câu khó:
Điền tiếng có vần ươ, ưa vào chỗ trống cho phù hợp
a. Bay… b. con…… c. máy……… gỗ d. dép……
Đáp án: a. lượn, b. ngựa c. cưa, d. nhựa
Luyện từ và câu
Câu 1: câu dễ
Từ nào chứa tiếng “ hữu ” không có nghĩa là bạn
a. hữu nghị b. thân hữu c. hữu ích d. bạn hữu e. bằng hữu
g. chiến hữu
Đáp án: c
Câu 2: câu TB
Những từ nào chứa tiếng “ hợp ”không có nghĩa là gộp lại
a. hợp nhất b. hợp tác c. hợp lý d. hợp lực e. liên hợp
Đáp án: c
Câu 3: câu khó

Đặt 2 câu câu có từ “ thành ” đồng âm
a……………………………………
b……………………………………
Tập làm văn:
Câu 1: câu dễ
Điền tiếp vào chỗ trống để có những câu văn miêu tả có hình ảnh
a. Mặt hồ phẳng lặng
b. Cây liễu ven hồ
c. Mặt trời chiếu toả nắng xuống, mặt nước.
Đáp án: a. như tấm gương khổng lồ
b. với mái tóc duyên dáng, đang đứng soi bóng mình dưới nước
c. long lanh như rác bạc.
Câu 2: TB
Sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự thích hợp:
a. Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn.
b. Hồ về thu, nước trong vắt, mêng mông.
c. Một lát, thuyền vào gần một đám sen
d. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình.
e. mùi hương đưa theo chiều gió man mác
Đáp án: d,b,a,c,e
Câu 3: câu khó
điền tiếp vào chỗ trống đê có đơn gia nhập câu lạc bộ những người hâm mộ một ca sĩ,
một diễn viên, hoặc một vận động viên thể thao mà em thích.
Đơn xin gia nhập câu lạc bộ người hâm mộ
Kính gửi: Ban chủ nhiệm câu lạc bộ người hâm mộ.
Em tên là:…………………………… học sinh lớp trường
Em muốn giao lưu với những người có cùng sở thích.
Vậy em đề nghị ban chủ nhiệm câu lạc bộ cho phép em được………………
Người viết đơn
ĐỀ KIÊM TRA MÔN TIẾNG VIỆT

TUẦN 19
TẬP ĐỌC: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
1.(Dễ) Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Chọn câu trả lời đúng nhất. (2 điểm - 3’)
a. Vào Sài Gòn b. Miếng cơm manh áo
c. Xin việc làm ở Sài Gòn d. Làm việc ở Phan Thiết
Đáp án: c
2.(TB) Chọn câu nói của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ về dân, về nước.(4đ- 6’)
a. Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan thiết cũng đủ sống
b. Đúng ! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng anh có
khi nào nghĩ đến đồng bào không?
c. Vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt
Đáp án: b, c
3.(Khó) Điền tiếp vào chỗ trống câu trả lời của anh Thành cho thấy câu chuyện giữa anh
Lê và anh Thành Không ăn nhập với nhau. (5điểm - 7’)
Anh Lê: - Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Anh Thành:
Đáp án: Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô- ba thì ờ anh là người nước nào?
CHÍNH TẢ
1.(Dễ) Điền vần chứa oc hoặc ôc thích hợp với mỗi chỗ trống. (2 điểm - 3’)
a. con c b. n nhà
c. g cây d. thợ m
Đáp án: a,b - oc c,d - ôc
2.(TB) Điền r hoặc d, gi vào từng chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ sau: .(4đ- 6’)
Cả đời đi (1) ó đi sương
Bây (2) ờ mẹ lại lần (3) ường tập đi.
Mẹ vui, con có quản (4) ì
Ngâm thơ, kể chuyện (5) ồi thì múa ca
(6) ồi con (7) iễn kịch (8) ữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo.
Đáp án: 1,2,3,4,8- gi 5,6- r 7- d

3.(Khó) Điền vần ong hoặc ông để hoàn chỉnh các tục ngữ sau (6điểm - 8’)
a. Của một đồng, c một nén. c. Ph ba bão táp
b. L trời lở đất d. Lạy tôi ở bụi này
Đáp án: a,d - ông b,c - ong
LUYỆN TỪ VÀ CÂU- CÂU GHÉP
1.(D ễ ) Đọc đoạn văn sau:. (2 điểm - 3’)
Mỗi lần rời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to.
Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. Con chó chạy sải thì
khỉ gò lưng như người phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc
nga ngúc ngắc.
Đoạn văn trên có mấy câu do nhiều cụm C-V tạo thành? Chọn câu trả lời đúng.
a. 1câu b. 2 câu c. 3 câu d. 4 câu
Đáp án: c
2.(TB) Đọc các câu sau.(3đ- 5’)
a. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
b. Trời rải mây trắng nhạt. Biển mơ màng dịu hơi sương.
Khoanh vào câu cho thấy hai ý tả trời, tả biển có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đáp án: a
3.(Khó) Điền tiếp vào ô trống một vế câu để tạo thành câu ghép (4điểm - 6’)
a .Trong vườn, cây đào đã bắt đầu nở hoa,
b. Tổ em làm vệ sinh lớp học còn
c. Nếu em làm đúng hết bài tập cô giáo giao về nh à
Đáp án: HS điền đúng, phù hợp mỗi vế câu được 2 điểm.
TẬP LÀM VĂN - LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
1. Viết đoạn mở bài (theo kiểu mở bài gián tiếp) tả một người thân trong gia đình em
(5 điểm - 6’)
Đáp án: HS viết đúng mở bài theo kiểu gián tiếp được 5 điểm.
2. Viết đoạn kết bài (theo kiểu kết bài mở rộng) tả một người bạn cùng lớp (5điểm-8’)
Đáp án: HS viết đúng kết bài theo kiểu mở rộng được 5 điểm.
TUẦN 20

TẬP ĐỌC: NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG
1.(Dễ) Những việc làm của ông Thiện với cách mạng cho thấy ông có những phẩm chất
gì? Chọn câu trả lời đúng nhất. (2 điểm - 3’)
a. Yêu nước
b. Sẵn sàng đem lợi ích riêng ra phục vụ lợi ích chung của đất nước.
c. Cả 2 ý trên
Đáp án: c
2.(TB) Nối cụm từ chỉ mốc thời gian ở bên trái với cụm từ nêu chi tiết ở bên phải cho
phù hợp.(4điểm- 6’)
a.Trước cách mạng 1. Ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu II hàng trăm
tấn thóc
b. Khi cách mạng thành công 2. hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho nhà nước
c.Trong kháng chiến chống 3. ủng h ộ ch ính ph ủ 64 lạng vàng và góp
thực dân Pháp 10 vạn đồng Đông Dương cho quỹ
Độc lập Trung ương.
d. Sau hoà bình 4. ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương
Đáp án: a - 4 b - 3 c - 1 d - 2
3.(Khó) Theo em, ông Thiện đã thực hiện tốt những trách nhiệm gì của một công
dân? (5 điểm - 7’)
Đáp án: Người công dân phải biết hi sinh vì cách mạng, góp công góp sức vì sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
CHÍNH TẢ
1.(Dễ) Điền r hoặc d, gi vào chỗ trống cho phù hợp. (2 điểm - 3’)
a. thăm ò b. ò rỉ
c. chân ò d. đánh ấu
Đáp án: a,d - d b, - r c - gi
2.(TB) Điền r hoặc d, gi vào từng chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ sau: .(3đ- 5’)
Chẳng có ây(1) mà treo Những đêm ằm(3) tháng tám
Chẳng có chân mà đứng Sao trời xuống trần chơi
Cứ lửng lơ ữa(2) trời iêng(4) trăng vẫn ở lại

Đốt mình làm ánh sáng Thắp sáng cho mọi người.
Đáp án: 1- d 2 - gi 3,4 - r
3.(Khó) Điền vần ong hoặc ông vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ sau
(4 điểm - 7’)
Hạt b (1) gạo nhảy dù Hôm nào hoa đỏ thế
Bằng chiếc dù b (2) trắng Mà nay b (4) trắng ngần
Tr (3) gió nhẹ mùa thu Cái hạt gạo bé tí
Kẻ dài từng tia nắng Hạ dù xuống góc sân
Hạt gạo b (5) rùng mình
Nhìn cây cao l (6) gió
Nó biết đâu rồi mình
Sẽ thành cây lớn đó!
Đáp án: 1,2,4,5,6- ông 3 - ong
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
1.(Dễ) Gạch dưới từ nối vế câu trong mỗi câu ghép sau: (2 điểm - 4’)
a. Qua khỏi thềm nhà, người đàn ông vừa té quỵ thì cây rầm sập xuống.
b. Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như
ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
Đáp án: a thì b- nhưng, nếu
2.(TB) Những câu nào dưới đây là câu ghép? (3điểm- 6’)
a. Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I- va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa
phòng lại mở, một người nữa tiến vào.
b.Một lát sau, I-va-nốp đứng dậy nói.
c. Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi.
d. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và
đổi chỗ cho đồng chí.
Đáp án: a, d
3.(Khó) Điền quan hệ từ vào chỗ trống trong mỗi câu ghép sau. (5điểm - 7’)
a. Mẹ dặn tôi: “Con phải học bài xong con mới được đi ngủ”
b. Cô giáo đã nhắc Hoa nhiều lần Hoa vẫn nói chuyện trong giờ học.

Đáp án: a- rồi b. - nhưng
TẬP LÀM VĂN - TẢ NGƯỜI
Tả người bạn mà em thân nhất. (6 điểm - 8’)
Đáp án: HS viết được 5-7 câu được 6 điểm.
TUẦN 21
TẬP ĐỌC: TI ẾNG GIAO Đ ÊM
1.(Dễ) Chi tiết nào cho thấy đám cháy rất nguy hiểm? Chọn câu trả lời đúng.
(3 điểm - 4’)
a. Xảy ra trong đêm.
b. Lửa bốc phừng phừng từ một ngôi nhà đầu hẻm.
c. Người vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mù mịt.
d. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại.
Đáp án: a,b,d
2.(TB) Những chi tiết nào nói về hành động của người cứu các nạn nhân trong ngôi nhà
cháy? Chọn câu trả lời đúng nhất.(4đ- 6’)
a. La to trong đêm để báo cho mọi người biết có đám cháy.
b. Xông vào ngôi nhà cháy, xô cửa để người trong nhà thoát ra.
c. Đưa một em bé từ trong ngôi nhà cháy ra một cách an toàn.
d. Tất cả các ý trên.
Đáp án: d
3.(Khó) Bài văn này muốn nói về trách nhiệm gì của mỗi công dân? (5điểm - 7’)
Đáp án: Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.
CHÍNH TẢ
1.(Dễ) Điền r hoặc d, gi vào chỗ trống cho phù hợp. (2 điểm -4’)
a. ành mạch b. để ành
c. tranh ành d. héo ũ
Đáp án: a,d - r b - d c - gi
2.(TB) Điền tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã vào từng chỗ trống cho phù hợp.
(3đ- 6’)
a. thăm b. bền c. nước d. vệ.

Đáp án: a. hỏi thăm b. vững bền
c. nước lã (lũ) d. bảo vệ.
3.(Khó) Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các chữ in đậm để hoàn chỉnh đoạn thơ sau
(5 điểm - 7’)
Tôi ngước nhìn mùa xuân nắng rọi
Bốn mặt quê hương giai(1) phóng rồi
Tôi bông(2) thấy nội tôi tre(3) lại
Như thời con gái tuôi(4) đôi mươi
Như hàng dừa trước ngo(5) nhà tôi.
Đáp án: 1,3,4- dấu hỏi 2,5 - dấu ngã
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
1.(Dễ) Điền từ chỉ quan hệ vào chỗ trống trong mỗi câu ghép sau: (2điểm - 4’)
a. Lớp em rất yêu quý cô giáo chủ nhiệm cô đã tận tình dạy bảo chúng em.
b. Hải luôn quan tâm giúp đỡ các bạn trong lớp bạn bè ai cũng quý mến Hải.
Đáp án: a vì b- bởi vì- cho nên
2.(TB) Xác định các vế câu trong từng câu ghép sau: (4điểm- 6’)
a. Vì nhà xa trường nên Hùng phải đi học bằng xe đạp.
b.Nhờ cô giáo giúp đỡ tận tình nên Hoa đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Đáp án: HS xác định đúng mỗi vế của câu được 2 điểm
3.(Khó) Điền một vế câu và từ nối vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
(5điểm - 7’)
a. Hà được cô hiệu trưởng tuyên dương trước toàn trường
b. Sở dĩ Hằng thích học môn Tiếng việt
Đáp án: HS điền đúng mỗi vế câu và từ nối thích hợp được 3 điểm
TẬP LÀM VĂN - Không có
TUẦN 22
TẬP ĐỌC: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
1.(Dễ) Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? Chọn câu trả lời đúng .(2 điểm - 4’)
a. Đưa Nhụ ra đảo sinh sống.
b. Đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo sinh sống.

c. Họp với dân làng bàn việc đưa dân làng ra đảo sinh sống.
Đáp án: a, b
2.(TB) Chọn những chi tiết nói về lợi ích của việc lập làng mới ở ngoài đảo.(4đ- 6’)
a. Đảo có đất rộng bãi dài.
b. Đảo có cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần.
c. Đảo ở gần luồng cá nên đánh cá dể dàng.
d. Đảo có đất để phơi lưới, buộc thuyền.
e. Có người ở đảo thì giữ được đất của đảo.
Đáp án: a, b, d, e
3.(Khó) Ghi lại câu văn cho thấy ông của Nhụ đã đồng tình với kế hoạch lập làng mới ở
đảo của bố Nhụ. (5điểm - 8’)
Đáp án: Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông
quan trọng nhường nào.
CHÍNH TẢ
1.(Dễ) Viết vào chỗ trống các tên người, tên địa lí Việt Nam có trong đoạn văn sau:
(2 điểm -4’)
Ông Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của nhiều đồn điền, nhà
máy và tiệm buôn nổi tiếng, trong đó có đồn điền Chi Nê ở huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà
Bình.

Đáp án: Đỗ Đình Thiện, Hà Nội, Chi Nê, Lạc Thuỷ, Hoà Bình.
2.(TB) Khoanh tròn vào những tên người dưới đây viết đúng quy tắc viết hoa. (3đ- 6’)
a. Hoàng Thảo Nguyên
b. Bùi thị Hải Yến
c. Nguyễn Hoàng Lan Anh
d. Trần xuân ngọc Lan
e. Rơ Chăm Oanh
Đáp án: a, c, e.
3.(Khó) Viết danh sách 5 bạn trong tổ em. (5 điểm - 8’)
Đáp án: HS viết đúng, đủ họ, tên mỗi bạn được 1 điểm

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
1.(Dễ) Điền cặp quan hệ từ phù hợp vào chỗ trống trong mỗi câu sau: (2điểm - 4’)
a. em khỏi sốt cả nhà mừng vui.
b. ở nhà một mình em phải khoá cửa.
Đáp án: a nếu - thì b- hễ - thì
2.(TB) Điền vào từng chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép. (4điểm- 6’)
a. Hễ mưa to
b. Giá như tôi là bạn
Đáp án: HS điền phù hợp mỗi câu được 2 điểm
3.(Khó) Trong các câu ghép sau câu nào thể hiện quan hệ điều kiện- kết quả, câu ghép
nào thể hiện giả thiết - kết quả? (6điểm - 7’)
a. Nếu thời tiết xấu thế này thì máy bay không thể cất cánh được.
b. Giá tôi có phép thần, tôi sẽ hoá phép để mẹ tôi khỏi bệnh.
Đáp án: a. Điều kiện-kết quả b. Giả thiết- kết quả.
TẬP LÀM VĂN - Không có
TUẦN 23
TẬP ĐỌC: CHÚ ĐI TUẦN
1.(Dễ) Người chiến sĩ đi tuần mong muốn điều gì cho các cháu học sinh? Chọn câu trả lời
đúng nhất.(2 điểm - 4’)
a. Các cháu được ngủ yên.
b. Các cháu học hành tiến bộ.
c. Các cháu có một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.
d. Tất cả những ý trên
Đáp án: d
2.(TB) Bài thơ này muốn nói lên điều gì? Chọn câu trả lời đúng.(4đ- 6’)
a. Hoàn cảnh công tác gian khổ của các chiến sĩ giữ gìn trật tự an ninh.
b. Các chiến sĩ làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh đã quên mình vượt qua gian
khổ để giữ gìn cuộc sống bình yên cho trẻ em và cho mọi người .
c. Các cháu học sinh biết ơn các chiến sĩ giữ gìn trật tự an ninh.
Đáp án: b

3.(Khó) Viết 1 hoặc 2 câu thơ trong bài cho phù hợp với yêu cầu sau . (5điểm - 8’)
a. Nỗi gian khổ của người chiến sĩ đi tuần.
b. Giấc ngủ yên của các cháu học sinh.
Đáp án: a. Gió hun hút lạnh lùng
b. Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến
CHÍNH TẢ
1.(Dễ) Khoanh vào những câu văn có tên riêng viết sai: (2 điểm -4’)
a. Chủ nhật vừa rồi, cả lớp tôi được đi tham quan hồ Gươm.
b. Đồng bào Nam Bộ đã chịu nhiều đau thương, mất mát trong suốt cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước.
c. Đánh tan giặc, Gióng phi ngựa về chân núi sóc Sơn.
Đáp án: a, c
2.(TB) Ghi lại địa chỉ (xóm, xã, huyện, tỉnh) của em. (4đ- 6’)
Đáp án: Học sinh viết đúng mỗi ý được 1 điểm.
3.(Khó) Ghi lại đầy đủ họ, tên của 5 người mà em biết. (5 điểm - 7’)
Đáp án: HS viết đúng, đủ họ, tên mỗi người được 1 điểm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ- TRẬT TỰ AN NINH
1.(Dễ) Nối từng từ ở bên trái với nghĩa của từ đó ở bên phải: (3điểm - 5’)
a. Yên tĩnh 1. tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
b. Trật tự 2. tình trạng không có tiếng ồn, không bị xáo trộn.
c. Trình tự 3. sự sắp xếp lần lượt theo thứ tự trước sau.
Đáp án: a 2 b- 1 c- 3
2.(TB) Khoanh vào ý thể hiện tình trạng trật tự . (4điểm- 6’)
a. Bán hàng trên vỉa hè dành cho người đi bộ.
b. Xe đạp của học sinh để trên sân trường.
c. Họp chợ ở chỗ được chính quyền địa phương cho phép.
d. Không đá bóng dưới lòng đường.
e. Chơi đuổi bắt trên đường có xe ô tô chạy qua.
Đáp án: c, d
3.(Khó) Ghi vào mỗi chỗ trống một việc làm thể hiện ý thức giữ gìn trật tự mà em biết.

(6điểm - 8’)
a. Trong lớp học
b. Trong rạp chiếu phim
c. Trong bệnh viện
Đáp án: Học sinh ghi đúng được mỗi việc làm phù hợp được 2 điểm.
TẬP LÀM VĂN - Không có
TUẦN 24
TẬP ĐỌC: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
1.(Dễ) Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.(2 điểm - 4’)
a. Để mọi người trong buôn làng phải sống và làm việc theo lẽ phải.
b. Để giữ cho cuộc sống của mọi người được bình yên.
c. Để xử phạt những kẻ phá rối cuộc sống trật tự, thanh bình.
d. Tất cả những ý trên
Đáp án: d
2.(TB) Ghi lại tên 4 loại tội được nêu trong luật tục xưa của người Ê- đê. (4đ- 6’)
Đáp án: 1. Tội không hỏi mẹ cha.
2. Tội ăn cắp.
3. Tội giúp kẻ có tội.
4. Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
3.(Khó) Ghi lại một chi tiết trong bài cho thấy luật tục xưa của người Ê- đê rất rạch ròi,
công minh . (6điểm - 9’)
Đáp án: Muốn khép tội phải có tang chứng: Ví dụ - Phải nhìn tận mặt, bắt tận tay kẻ
phạm tội
CHÍNH TẢ
1.(Dễ) Viết lại cho đúng từng tên địa lí có trong đoạn thơ sau: (3 điểm -5’)
Ai vô nam ngãi, bình phú, khánh hoà
Ai lên phan rang, phan thiết
Ai lên tây nguyên, kon tum, đắc lắc
Khu năm dằng dặc khúc ruột miền trung.
Đáp án: Nam Ngãi, Bình Phú, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Kon

Tum, Đắc Lắc, khu Năm, miền Trung.
2.(TB) Viết lại cho đúng tên địa lí (ở vùng các dân tộc thiểu số của Việt Nam) dưới đây.
(4đ- 6’)
a. núi chư pông b. sông sê rê pôc
c. hồ y rơ pao d. sông bô cô
Đáp án: a. Chư- pông b. Sê- rê- pôc c. Y- rơ- pao d. Bô- cô
3.(Khó) Viết tên một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử của nước ta vào từng chỗ trống
cho phù hợp. (6 điểm - 9’)
a. Vị vua quyết định rời kinh đô nước ta từ Hoa Lư về Thăng Long(Hà Nội ngày
nay)
b. Tên của Bác Hồ khi làm phụ bếp trên tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin, năm 1911
c. Tên của người anh hùng nhỏ tuổi Nông Văn Dền khi tham gia cách mạng
Đáp án: a. Lý Công Uẩn b. Nguyễn Văn Ba c. Kim Đồng
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ- TRẬT TỰ AN NINH
1.(Dễ) Nối từng từ ở bên trái với nghĩa của từ đó ở bên phải: (3điểm - 5’)
a. An toàn 1. Không gặp điều gì tai nạn, rủi ro.
b. An ninh 2. Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn , thiệt hại.
c. Bình an 3. Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
Đáp án: a 2 b- 3 c- 1
2.(TB) Điền những từ trong ngoặc sau vào mỗi chỗ trống cho phù hợp(cơ quan, bảo vệ,
giữ gìn, lực lượng) . (4điểm- 6’)
a. Danh từ kết hợp với từ an ninh.
b. Động từ kết hợp với từ an ninh.
Đáp án: a. cơ quan, lực lượng b. bảo vệ, giữ gìn
3.(Khó) Nối từng cụm từ ở bên trái với các cụm từ ở bên phải cho phù hợp. (6điểm - 8’)
a. Cơ quan hoặc tổ chức giữ 1. tuần tra biên giới
bảo vệ an ninh trật tự. 2. tuần tra trên biển
3. Đồn công an
b. Các hoạt động giư gìn, 4. toà án
bảo vệ an ninh trật tự 5. Cơ quan điều tra

6. Bắt tội pham.
Đáp án: a - 3, 4, 5 b- 1, 2, 6
TẬP LÀM VĂN - ÔN TẬP TẢ ĐỒ VẬT
Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu tả một đồ vật mà em yêu thích. (7điểm - 9’)
Đáp án: HS viết được đoạn văn đúng yêu cầu được 7 điểm.
TUẦN 25
TẬP ĐỌC: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
1.(Dễ) Ngày giỗ các vua Hùng gợi cho người Việt nam suy nghĩ gì? Cọn câu trả lời đúng.
(2 điểm - 4’)
a. Nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng.
b. Nhớ về nguồn gốc quê hương mình.
c. Nhớ về truyền thống đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc mình.
d. Tất cả những ý trên
Đáp án: d
2.(TB) Mỗi chi tiết sau gợi tên truyện nào? (4,5 đ- 6’)
a. Đỉnh núi Ba Vì, nơi Mị Nương theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.
b. Núi Sóc Sơn in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng.
c. An Dương Vương dựng mốc đá thề với các vua Hùng sẽ giữ vững giang sơn.
Đáp án: a. Sơn Tinh Thuỷ Tinh
b. Thánh Gióng
c. An Dương Vương
3.(Khó) Điền vào chỗ trống các chi tiết nói lên vẻ đẹp của phong cảnh đền Hùng.
(6điểm - 9’)
- Trước đền:
- Trong đền:
Đáp án: - Trước đền: Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều
màu sắc dập dờn như đang múa quạt xoè hoa.
- Trong đền: Dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo
chính giữa.
CHÍNH TẢ

1.(Dễ) Đọc những tên riêng sau và cho biết quy tắc viết các tên riêng này. (3 điểm -5’)
Chu Văn Vương, Khổng Tử, Vân Nam, Bình Nhưỡng, Thuỵ Điển, Hà Lan, Các
Mác.
Đáp án: Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.
2.(TB) Viết lại những tên riêng sau cho đúng. (4đ- 6’)
a. (sông) hoàng hà b. (tỉnh) quảng tây
c. (đảo) hải nam d. (nước) phần lan
Đáp án: a. Hoàng Hà b. Quảng Tây c. Hải Nam d. Phần Lan
3.(Khó) Viết đầy đủ họ tên, địa chỉ(xóm, xã) 4 người bạn của em. (6 điểm - 9’)
Đáp án: HS viết được họ tên, địa chỉ 1 người được 1,5 điểm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LIÊN KẾT CÂU BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
1.(Dễ) Gạch dưới những từ ngữ được lặp lại để liên kết các câu trong mỗi cặp câu sau.
(2điểm - 4’)
a. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng để
tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất.
b. Con đê rực lên một màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con
đê vàng uốn lượn.
Đáp án: a. Hộp thư - hộp thư b.con đê - con đê.
2.(TB) Chọn những từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết mỗi cặp câu
sau theo cách lặp từ ngữ. (4điểm- 6’)
a.Ở Tây Nguyên có một hồ rộng mênh mông nằm trên dãy núi Chư - pa. Con sông
Bô- co chảy từ Kon Tum về tới đây, bị dãy núi Chư -pa chắn ngang, tạo nên một
nước tuyệt đẹp ở lưng chừng trời. (hồ, dãy núi, Tây Nguyên)
b. Bữa cơm, Bé nhường hết thức ăn cho em. Hằng ngày, đi câu cá bống về băm
sả, hoặc đi lượm vỏ đạn của giặc ở ngoài gò về cho mẹ. (bé, em, thức ăn)
Đáp án: a. hồ b. bé
3.(Khó) Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu tả một đồ vật trong nhà mà em thích trong đó có
dùng cách lặp từ ngữ để liên kết các câu văn trong đoạn. (7điểm - 9’)
Đáp án: HS viết được đoạn văn đúng yêu cầu được 7 điểm.
TẬP LÀM VĂN - TẢ ĐỒ VẬT

Hãy tả quyển sách Tiếng việt 5 tập 2 của em. (7điểm - 9’)
Đáp án: HS viết được bài văn khoảng 7-8 câu được 7 điểm.
TUẦN 26
TẬP ĐỌC: NGHĨA THẦY TRÒ
1.(Dễ) Chọn những chi tiết cho thấy học trò của cụ giáo Chu rất tôn kính thầy (2đ - 4’)
a. Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ
thầy.
b. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm.
c. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ.
d. Trên đường đi, tất cả học trò đều đi sau cụ giáo.
Đáp án: a, d
2.(TB) Vì sao cụ giáo Chu lại mời học trò của mình đến thăm thầy cũ? Chọn câu trả lời
đúng nhất. (4 đ- 6’)
a. Vì cụ nghĩ mình trở thành thầy giáo là nhờ công lao dạy dỗ của thầy cũ, cả mình
và học trò của mình đều mang ơn thầy cũ .
b. Vì cụ muốn giới thiệu với thầy giáo cũ học trò của mình .
c. Vì cụ muốn giới thiệu với học trò thầy giáo cũ của mình .
Đáp án: a.
3.(Khó) Ghi lại một chi tiết thể hiện lòng tôn kính của cụ giáo Chu đối với người thầy cũ.
(6điểm - 8’)
Đáp án: Đến trước mặt thầy cũ chắp tay cung kính vái.
CHÍNH TẢ (Không có)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ - TRUYỀN THỐNG
1.(Dễ) Những từ nào có tiếng truyền mang nghĩa là trao lại cho người khác(thường
thuộc thế hệ sau). (2điểm - 4’)
a. truyền thống. c. truyền tụng
b. truyền ngôi d. truyền thanh.
Đáp án: a, b
2.(TB) Những từ ngữ nào gợi cho em liên hệ đến từ truyền thống? (4điểm- 6’)
a.Cội nguồn d. thu mua hàng hoá

b. Lịch sử. e. hiếu học
c.Cần cù lao động g. thời đại văn minh
Đáp án: a, b, c, e.
3.(Khó) Em hiểu truyền thống nghĩa là gì? (6điểm - 8’)
Đáp án: Thói quen hình thành đã lâu đời trong nếp sống và suy nghĩ, được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
TẬP LÀM VĂN (Không có)
TUẦN 27
TẬP ĐỌC: ĐẤT NƯỚC
1.(Dễ) Từ ngữ đây, của chúng ta được lặp lại ở khổ thơ thứ ba ý nói gì? chọn câu trả lời
đúng (2đ - 4’)
a. Tâm trạng vui sướng khi nhìn thấy đất nước đẹp
b. Niềm tự hào về đất nước tự do.
c. Cảm giác ngạc nhiên khi nhận ra đất nước mình đẹp.
Đáp án: b
2.(TB) Khổ thơ nào nói lên truyền thống bất khuất của dân tộc ta? Chọn câu trả lời đúng.
(4 đ- 6’)
a. Khổ thơ thứ nhất
b. Khổ thơ thứ hai.
c. Khổ thơ thứ ba.
d. Khổ thơ thứ tư.
e. Khổ thơ thứ năm.
Đáp án: e
3.(Khó) Điền vào chỗ trống các từ ngữ nói về vẻ đẹp của đất nước trong mùa thu.
(6điểm - 8’)
a. Trời:
b. Rừng tre:
c. Những cánh đồng:
d. Những ngả đường:
Đáp án: Học sinh điền đúng mỗi ý được 1,5 đ’

CHÍNH TẢ
1.(Dễ) Dòng nào dưới đây nêu đúng qui tắc viết hoa tên riêng nước ngoài? chọn câu trả
lời đúng nhất (3 điểm -5’)
a. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng và gạch nối giãư tất cả các tiếng.
b. Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên và gạch nối giữa tất cả các tiếng.
c. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên, gạch nối giữa các tiếng
trong cùng một bộ phận của tên.
Đáp án: c
2.(TB) Viết những tên riêng có trong đoạn văn sau vào từng chỗ trống cho phù hợp.
(4đ- 6’)
Hoạ sĩ Nga I-xa-ắc Lê-vi-tan là bạn thân của nhà văn và nhà viết kịch Nga An-tôn
Trê- khốp. Khi biết Trê-khốp bị ốm nặng phải đi điều trị ở Y-an-ta thuộc miền Nam nước
Nga, Lê-vi-tan liền thu xếp công việc để đến sống cùng bạn.
a. Tên người:
b. Tên địa lí:
Đáp án: a. I-xa-ắc Lê-vi-tan, An-tôn Trê- khốp
b. Nga, Y-an-ta
3.(Khó) Viết đầy đủ họ tên, địa chỉ(xóm, xã) 4 người bạn của em. (6 điểm - 9’)
Đáp án: HS viết được họ tên, địa chỉ 1 người được 1,5 điểm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ - TRUYỀN THỐNG
1.(TB) Nối từ ngữ chỉ một truyền thống của dân tộc ta ở bên trái với thành ngữ, tục ngữ
thể hiện truyền thống đó ở bên phải? (4điểm- 6’)
a. Lao động cần cù 1. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
b. Yêu nước. 2. Thức khuya dậy sớm
c. Nhân ái 3. Trên dưới một lòng
d. Đoàn kết 4. Thương người như thể thương thân
Đáp án: a-2, b-1, c-4, d-3
2.(Khó) Điền vào mỗi chỗ trống một thành ngữ, tục ngữ thể hiện truyền thống tốt đẹp
của dân tộc ta. (6điểm - 8’)
a. Hiếu học:

b. Hiếu thảo:
c. Độ lượng, khoan dung:
Đáp án: a. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn,
b. Thờ cha kính mẹ,
c. Chín bỏ làm mười,
TẬP LÀM VĂN - TẢ CÂY CỐI
Viết 1 đoạn văn tả một loài hoa mà em thích (7điểm - 9’)
Đáp án: HS viết được bài văn khoảng 5-7câu được 7 điểm.
TUẦN 28 (Ôn tập- không có)
TUẦN 11
TẬP ĐỌC: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
1.(Dễ) Chim đến ban công nhà bé Thu để làm gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.
(2 điểm - 3’)
a. Bắt sâu cho cây b. Rỉa cánh
c. Hót d. Tất cả những ý trên
Đáp án: d
2.(TB) Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, bé Thu báo ngay cho bạn Hằng biết?
Chọn câu trả lời đúng nhất. (4điểm- 6’)
a. Vì Hằng bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
b. Vì Thu cho rằng nơi có chim đến là vườn.
c. Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà Thu là vườn.
Đáp án: c
3.(Khó) Điền vào chỗ trống các từ ngữ trong bài tả mỗi loài cây có trên ban công nhà bé
Thu. (6điểm - 8’)
a. Cây quỳnh
b. Cây hoa ti gôn
c. Cây đa Ấn Độ
Đáp án: HS điền đúng mỗi ý 2 điểm.
CHÍNH TẢ
1.(Dễ) Những từ ngữ nào viết đúng chính tả. (2 điểm - 3’)

a. trả lương b. lương thiện
c. lương rẫy d. nắm điều
Đáp án: a, b
2.(TB) Những từ ngữ nào viết sai chính tả: (4đ- 6’)
a. công dân b. dân lên
c. chân thành d. trâng trọng
e. vầng trăn g. con trăng
Đáp án: b, d, e, g
3.(Khó) Điền từ vào chỗ trống theo yêu cầu (6điểm - 8’)
a. 2 từ láy âm đầu là n c. 2 từ láy vần un
b. 2 từ láy âm đầu là l d. 2 từ láy vần ân
Đáp án: HS điền đúng mỗi từ được 0,75 điểm

×