Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề kháng kháng sinh pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.21 KB, 8 trang )


Đề kháng
kháng sinh




Việc phát minh ra kháng sinh đã
làm thay đổi mang tính cách mạng
trong điều trị các bệnh lý nhiễm
trùng. Tuy nhiên việc sử dụng
kháng sinh tràn lan trong những
thập kỷ vừa qua đã dẫn đến sự xuất
hiện rất nhiều chủng vi khuẩn đề
kháng kháng sinh và tạo nên một
mối nguy cơ toàn cầu trầm trọng đe
dọa nền y học hiện đại. Cả vi khuẩn
Gram dương và Gram âm đều có
khả năng đề kháng lại các thuốc
điều trị vi sinh vật. Các chủng vi
khuẩn đề kháng kháng sinh (một số
lớn trong đó có khả năng đa đề
kháng) xuất hiện gầy đây và là
nguyên nhân của những mối lo ngại
gồm: các tác nhân gây bệnh tiêu
chảy như Shigella, Salmonella, E
coli và Enterococcus faecium; các
tác nhân gây bệnh đường hô
hấp như Klebsiella
pneumoniae và P aeruginosa; gây
bệnh đường tiết niệu nhưE coli, M


tuberculosis. Các tác nhân gây
bệnh này vẫn là nguyên nhân gây
tử vong do nhiễm trùng hàng đầu
trên thế giới. Hơn nữa, Staph
aureus đề kháng với methicillin,
một trong những nguyên nhân gây
nhiễm trùng bệnh viện thường gặp
nhất, và các vi khuẩn Gram âm đề
kháng vancomycin
như Enterococcus (và cả Staph
aureus) là những thách thức thực
sự đối với các bác sĩ lâm sàng.
Có ba cơ chế thường gặp của hiện
tượng đề kháng kháng sinh ở vi
khuẩn:
 Thay đổi vị trí đích tác động,
 Thay đổi sự thu nhận kháng
sinh, và
 Bất hoạt kháng sinh.
Sự phát triển khả năng đề kháng
được thực hiện thông qua hai quá
trình di truyền: do đột biến tự phát
và chủ yếu là do thu nhận
các gene từ nguồn gốc bên ngoài
thông qua hiện tượng chuyển gene
theo chiều ngang. Hiện tượng
chuyển gene theo chiều ngang xuất
hiện khi các yếu tố di truyền được
chuyển từ một cá thể này đến cá thể
khác cùng loài hoặc khác loài.

Ngoài ra, thay đổi vật chất di
truyền đưa đến hiện tượng đề
kháng cũng được gây nên bởi đột
biến tự phát. Ví dụ một đột biến
làm thay đổi vị trí gắn kháng sinh
có thể làm giảm độ nhạy cảm
kháng sinh đó và làm gia tăng đề
kháng thuốc. Đặc biệt, M
tuberculosis, tác nhân gây bệnh lao,
vẫn là mối đe dọa cho sức khỏe loài
người vì vi khuẩn này có khả năng
đa đề kháng, bao gồm đề kháng với
isoniazid và streptomycin. Đề
kháng với streptomycin là do vi
khuẩn có các đột biến làm thay đổi
các đích của kháng sinh này.
Khả năng lan tràn của các vi khuẩn
đề kháng kháng sinh là mối đe dọa
thực sự đối với sức khỏe cộng đồng
trên toàn thế giới. Quá trình này có
thể thuận lợi nhờ khả năng tạo các
biofilm. Các biofilm này là các tập
hợp vi sinh vật có tổ chức nhờ đó
chúng có thể chia sẻ khả năng sống
sót và tăng cường đề kháng đối với
các kích tác của môi trường. Sự lây
lan này có thể xảy ra giữa động vật
với động vật do thức ăn bị nhiễm
chất thải hoặc từ động vật lây cho
người do ăn phải các thức ăn nhiễm

bẩn, do xuất nhập khẩu động vật
sống hoặc các sản phẩm của chúng
và lây từ người sang người, đặc
biệt là trong các cơ sở chăm sóc y
tế.
Nguy cơ tạo thành dịch (epidemic)
hoặc đại dịch (pandemic) là nguy
cơ có thật và nó đặt ra một thách
thức lớn cho việc điều trị các bệnh
nhiễm trùng trên bình diện toàn
cầu. Do vậy cần phải có các nghiên
cứu phát triển các thuốc mới hiệu
quả trong việc kiểm soát và ngừa
sự lan tràn này.
Triển vọng nghiên cứu và điều trị
Đối mặt với những cơ chế mà vi
khuẩn sử dụng để gây bệnh, các
nghiên cứu trong tương lai sẽ tập
trung vào những hướng nào?
Những tiến bộ gần đây trong kỹ
thuật khuyếch đại chuỗi
ADN(polymerase chain
reaction: PCR) và các kỹ thuật
ADN khác cho phép các nhà khoa
học xác định nhanh chóng
bộ gene hoàn chỉnh của cả các vi
sinh vật gây bệnh và tế bào của vật
chủ có nhân cũng như lượng giá
được mức độ biểu hiện gene và mô
tả được các quá trình phân tử xảy ra

trong nhiễm trùng. Áp dụng các
phương pháp này trong việc nghiên
cứu bộ gene của vi sinh vật và tế
bào vật chủ, kết hợp với các công
cụ phân tích hiệu quả và thang
đánh giá mức độ biểu hiện gene đã
và đang tạo ra một cuộc cách mạng
trong việc phát triển các kỹ thuật
mới trong chẩn đoán, tiên lượng và
xử trí lâm sàng các bệnh nhiễm
trùng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×