Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

6 cách dạy trẻ nói dối docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.5 KB, 9 trang )

6 cách dạy trẻ nói dối

Không ai trong chúng ta mà không trải
qua những tình huống mà ta phải nói
dối nhưng việc làm đó sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến bọn trẻ.
Gia đình bạn ghé thăm người dì, trong khi ngồi uống
trà và chuyện gẫu thì người dì mang bánh xèo lên
mời. Thật sự thì bạn chẳng muốn ăn tí nào, bạn vốn
ghét bánh xèo và bé cũng biết điều đó, thế nhưng
bạn cứ tấm tắc khen “Dì làm bánh ngon quá, dì khéo
tay thật, cái gì cũng biết làm!”. Ðứa bé khó hiểu, khẽ
giựt tay bạn “Mẹ ơi, mẹ đâu có thích ” là bạn đã tiếp
câu chuyện của mình để không cho bé cơ hội lên
tiếng nữa. Vậy thì làm cách nào để dạy cho bọn trẻ
hiểu đâu là lời nói dối không có hại và nói dối không
tốt. Sau đây là một vài lời khuyên:
Những lời nói dối nhỏ:
Chúng ta đếu nói dối khi cần thiết nếu điều ấy không
làm ai tổn thương nhưng sự khác biệt đâu là lời nói
dối chấp nhận được và đâu là lời nói dối bị cấm đoán
thì quá ư là khó hiểu đối với bọn trẻ. Nếu buộc phải
nói dối trong một tình huống nào đó có mặt của bọn
trẻ thì điều cần thiết là phải giải thích cho chúng hiểu
ngay sau đó.
Trở lại trường hợp nêu ra ở trên bạn có thể giải thích
với trẻ như sau: “Bà dì tốn rất nhiều công sức để làm
bánh, bà rất quý chúng ta mới mời chúng ta ăn bánh.
Nếu mẹ từ chối, bà dì sẽ rất buồn và sẽ nghĩ rằng
chúng ta từ chối vì bà làm bánh không ngon. Con biết
không, thỉnh thoảng, có những lúc chúng ta buộc phải


nói dối để tránh làm cho người khác buồn. Nhưng
con phải luôn ghi nhớ rằng nói dối để làm hại người
khác hay vì quyền lơi của mình là không tốt”. Cách
giải thích như vậy sẽ giúp bé phân biệt “lời nói dối
nho nhỏ” và “nói dối không được cho phép”.
Ðe dọa
“Nếu con còn làm như vậy nữa thì không được bước
chân ra khỏi phòng!”. Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã
hét câu đó bao nhiêu lần rồi nhỉ và mình thực hiện
được bao nhiêu lần. Chắc hẳn bạn sẽ giựt mình khi
thấy rằng không phải lúc nào mình cũng làm gương
cho trẻ trong việc thực hiện lời nói của mình.
Nếu bạn không có ý định thực hiện hình phạt như lời
đe dọa thì không nên nói, dù chỉ là lời đe dọa không
nghiêm trọng lắm. “Trẻ cần phải hiểu luật đã đưa ra
thì nhất định phải được tuân theo. Chúng cảm thấy
an toàn khi giới hạn được đưa ra. Khi cảm nhận điều
đó, chúng sẽ tự tin hơn để khàm phá thế giới chung
quanh và phát triển tốt”. Bạn cũng cần phải tin vào
chính bản thân mình và hãy giữ lấy lời.
Thú tội
Trong khi chạy xe vào chỗ giữ xe. Bạn vô ý đụng phải
chiếc xe bên cạnh, làm gãy cái kính chiếu hậu nhưng
không ai thấy cả. Nếu bạn không mở miệng thì chẳg
ai biết cả. Nhưng bạn cảm thấy áy náy vì không ai
nhưng trừ một người chứng kiến từ đầu đến cuối,
lương tâm bé bỏng đang ngời ở phía sau. Nếu bạn
đào tẩu thì sau này đừng trông mong sẽ nghe được
câu trả lời cho câu hỏi “Ai vẽ bẩn lên tường thế này?”
“Trung thực là phương pháp tốt nhất để dạy trẻ trung

thực. Việc làm gương cho trẻ rất quan trọng. Một
trong những vấn đề khi làm cha mẹ là chỉ nên làm
nhiều chứ không nên nói nhiều”.
Nói dối về cái chết
Con chó yêu quý bệnh chết. Ðể tránh cho bé nước
mắt ngắn nước mắt dài bạn nói dối là bạn đã cho
người bạn mượn để nó giữ nhà. Lời nói này chỉ có
tác dụng nhất thời và chẳng mấy chốc bạn lại phải đối
đầu với sự việc này nữa. “Trẻ cũng biết suy đoán nên
bạn sẽ chẳng nói dối mãi được. Nếu bạn cố tránh cho
con nỗi buồn, không muốn nói về cái chết thì cách
giải thích loanh quanh của bạn chỉ làm cho trẻ đoán
mò và cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng mơ hồ mà chúng
không giải thích được”
Khi cha của chị Hiền chết vì bệnh ung thư, chị nói với
con mình rằng ông ngoại sẽ đi đến một nơi rất xa và
mình không thể đến thăm ông như trước nữa. “Tôi cứ
nghĩ không nói đến nỗi đau đó thì tốt hơn cho bé
nhưng sau đó tôi nghe bé nói vớ một người bạn của
mình rằng ông ngoại của nó mắc phải một căn bệnh
truyền nhiễm nên chúng tôi không thể đến thăm ông
được.”
“Có lẽ con bé đã vô tình nghe được những thông tin
đó lúc người lớn nói chuyện với nhau. Bé chỉ nghe
loáng thoáng, tiếng được, tiếng mất và có những điều
nó không thể hiểu được và thế là nó tự rút ra kết luận
không đúng với sự thật. Nhưng tôi cũng không thể
sửa lại lời nói của nó vì như vậy tôi đã thừa nhận tôi
đã nói dối. Nếu được làm lại từ đầu tôi sẽ nói cho bé
nghe sự thật, cố gằng đơn giản hóa sự chết chóc để

không làm bé sợ hãi và đau lòng nhưng bé có thể
hiểu được sự thật”.
Thật khó giải thích cho bọn trẻ hiểu thế nào là cái
chết. Chúng chỉ hiểu rằng mọi vật luôn tồn tại mặc dù
ta không thấy nó, vì vậy sự mất mát hoặc không gặp
được người thân nữa là điều chúng không thể nào
hiểu nổi.
“Qua đời có nghĩa là khi cơ thể của người đó không
làm việc được nữa”, giải thích càng đơn giản càng tốt
và chắc rằng trẻ không sợ hãi khi nghe về điều đó.
Nói về cái chết rất khó nhưng đừng giấu trẻ, nó sẽ
cảm thấy bị phản bội khi nó hiểu ra được sự thật.
Bịa đặt lý do
Bạn không muốn đến nhà giúp người bạn tổ chức tiệc
nên bạn viện ra lý do là bạn đã có hẹn. Trẻ tiếp thu
thông tin rất nhanh nên khi bé khám phá ra bạn đã
nói dối, nó sẽ bắt chước.
Hãy cố gắng giải quyết tình huống mà không cần phải
viện ra bất cứ lý do nào. Nếu không tìm được cách và
quyết định nói dối thì bạn phải chắc rằng trẻ không
luẩn quẩn đâu đó và có thể nghe được. Ðừng nghĩ là
nó không hiểu những gì bạn nói. Nếu có lỡ bị lật tẩy
thì đành phải đánh bài ngửa vậy. Giải thích rõ lý do vì
sao bạn phải làm như thế nhưng lý do đưa ra phải
hợp lý và thuyết phục.
Kích động sự tưởng tượng
Ðọc truyện cổ tích cho bé có hiệu quả không? Bạn
nghĩ gì khi trẻ kể cho bạn nghe rằng khi nó đến nhà
bà chơi, nó đã cưỡi trên một con ngựa trắng và bay
đến tòa lâu đài của cô bé lọ lem để đánh nhau với lụ

yêu tinh.
Bạn nên hiểu đây chỉ là sự tưởng tượng chứ không
phải là nói dối. Ðừng tức giận mà nên thoải mái ngồi
thưởng thức câu chuyện của bé. trẻ nhỏ thường hay
lẫn lộn giữa thực t và thế giới trong tưởng tượng, đó
cũng là lý do tại sao trẻ thường nói “con ước gì…”
chứ không nói “con đã làm…”. Chúng lấy những sự
kiện có thực từ trong chuyện kể và dần dàn sẽ học
được cách phân biệt.
Nếu con của bạn cứ sống mãi trong thế giới tưởng
tượng và thêu dệt bao nhiêu là chuyện, đó là vì bé
không thể phân biệt được sự thật và tưởng tượng, lúc
này cần phải can thiệp, nhấn mạnh cho bé hiểu đó chỉ
là những câu chuyện tưởng tượng mà thôi bằng cách
nhắc khéo “Con chuyện vui lắm!” và hướng bé về
những câu chuyện có thực.
Ông già Noel:
Năm nào cũng có lễ giáng sinh, vì vậy, bạn hãy
chuẩn bị sẵn câu trả lời cho câu hỏi “Có ông già Noel
thật không?”. Chỉ có bạn mới có thể biết hiểu được
con bạn ra sao để quyết định cho câu trả lời của
mình, đừng bỏ qua chi tiết về tuổi của bé. Nêu bé đặt
câu hỏi trực tiếp như vậ thì chỉ còn cách trả lời thật.
“Ông không có thật mặc dù rất nhiều trẻ tin rằng ông
già Noel là hiện hữu và những món quà ông mang
đến tặng cũng là thật. Ðó chỉ là một trò chơ để tạo
lòng tin cho trẻ con và trao - nhận quà cũng là một
phần nghi thức của lễ giáng sinh.
Không nên nói Nên nói
“Mẹ được quyền nói dối vì

mẹ là người lớn. Con thì
phải luôn nói thật”
“Bà sẽ giận nếu mẹ nói là mẹ
không thích quà sinh nhật bà
đã tặng mẹ”
“Mẹ sẽ nói với Bố là xe bị “Mẹ đã hứa lấy đồ cho bố

hư, nếu không bố sẽ nổi giận
nếu biết rằng mẹ quên không
đến lấy cái máy bố đưa cho
người ta sửa”
nhưng mẹ quên mất. Thôi
đành phải xin lỗi bố vậy”
“Nếu con còn hư nữa thì
không được xem tivi” (trừ phi
bạn sẽ thực hiện điều này)
“Nếu con cứ tiế tục vi phạm
mặc dù mẹ đã nhắc nhở
nhiều lần thì cin không được
xem tivi nữa”
“Lucky nhà mình đã về quê
để trông chừng nhà cho bác
ba”
“Lucky đã chết vì nó quá già
và cơ thể của nó không hoạt
động được nữa”
“Thật là hài hước”, “Con làm
được như vậy sao?”
“Con nghĩ ra một câu chuyện
rất hay. Tiếp theo là gì nữa

vậy?

×