Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

7 cách thu hồi những đồ chơi không an toàn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.47 KB, 8 trang )

7 cách thu hồi những đồ
chơi không an toàn

Đồ chơi thường khiến
trẻ nhỏ thích thú
nhưng đôi khi lại làm
phụ huynh lo lắng về
sự an toàn của chúng
đối với con mình. Khi
trẻ dành thời gian bên
những món đồ chơi
yêu thích, có rất nhiều
những nguy cơ có thể
gây ra bệnh tật hoặc thương tích cho các bé. Bạn
không thể cấm con mình chơi đồ chơi mà chỉ có
thể cố gắng mà mọi cách để bảo vệ con an toàn
hơn khi tiếp xúc với những đồ chơi quanh mình.
Trong những trường hợp cần thiết, thậm chí bạn

Những con gấu bông mềm mại
sẽ an toàn hơn với trẻ còn nhỏ.

có thể thu hồi một số món đồ chơi để đảm bảo an
toàn cho bé.

Sau đây là 7 điều bạn nên tham khảo khi bắt đầu lựa
chọn và thu hồi những món đồ chơi của con mình:


1. Kiểm tra thông số ghi trên sản phẩm đồ chơi
của bé



Mỗi món đồ chơi đều có xuất xứ, tên nhà sản xuất,
thời điểm sản xuất và những nguyên tắc an toàn nhất
định. Sau khi đã xem xét kỹ càng, bạn hãy cân nhắc
xem những món đồ chơi này có đáng tin cậy không,
có phù hợp với độ tuổi và tình trạng của con mình
không.

Có thể lúc đầu bạn hơi chủ quan trong việc chọn mua
những món đồ chơi cho con mình, nhưng đừng vì tiếc
rẻ chúng mà để con bạn chơi những món đồ chơi
nguy hiểm. Trong trường hợp trên sản phẩm không
ghi rõ các thông tin bạn cần biết thì hãy tìm hiểu
thông tin trên nhiều phương tiện khác nhau, đặc biệt
là thông qua internet, bạn có thể truy cập vào website
của nhà sản xuất, đơn vị phân phối để tìm hiểu rõ
hơn về sản phẩm. Việc này có thể tốn nhiều thời gian
của bạn, nhưng như vậy sẽ tốt hơn là bạn cứ giữ mối
lo trong lòng khi nhìn thấy con chơi đồ chơi hoặc để
xảy ra những điều đáng tiếc về sau.

2. Đừng giữ lại những món đồ chơi đã thu hồi

Nếu bạn phát hiện ra trong thùng đồ chơi của con
mình có những món cần phải thu hồi, hãy lập tức
đem vứt những món đồ này cho dù con bạn có yêu
thích đến như thế nào đi chăng nữa. Nhiều phụ
huynh thường không vứt chúng đi mà chỉ đem cất
giấu và hậu quả là các bé có thể tìm thấy chúng bất
kỳ lúc nào.


Đối với các trẻ nhỏ, việc thu hồi đồ chơi của bé không
có gì khó khăn, bạn chỉ việc canh lúc bé không để ý
và đem những món đồ chơi này đi nơi khác, các bé
cũng không thể nhớ ra mình đã có những món đồ
chơi gì.

Đối với những trẻ đủ lớn để hiểu những gì đang xảy
ra, bạn không nên lén vứt những món đồ chơi của bé
mà hãy nói cho bé biết những mối nguy hiểm mà món
đồ chơi ấy có thể mang lại. Hãy giải thích thật cụ thể,
rõ ràng và nhấn mạnh rằng hiện tại không có trẻ em
nào còn chơi những món đồ như vậy nữa. Thêm vào
đó, bạn có thể hứa với bé về một món đồ chơi khác
gần giống như vậy nhưng an toàn hơn để bé ngoan
ngoãn chịu vứt bỏ món đồ chơi của mình.

3. Vứt ngay những món đồ chơi từ tính đã bị vỡ
hoặc mòn

Mattel và Mega Brands là hai thương hiệu đồ chơi nổi
tiếng của Mỹ đã từng phải thu hồi một số món đồ chơi
từ tính bởi vì những thanh nam châm nhỏ bên trong
các đồ chơi này có thể bị nới lỏng và rụng. Trẻ em
chẳng may nuốt phải những thanh nam châm này có
thể bị tắt nghẽn hoặc thủng ruột, đe dọa nghiêm trọng
đến tính mạng. Nếu con bạn có nhiều đồ chơi từ tính,
hãy thường xuyên chú ý kiểm tra các dấu hiệu hao
mòn, hư hỏng và chú ý quan sát khi con bạn đang
chơi với những đồ chơi này.


4. Mua đồ chơi tại nơi sản xuất

Nhiều phụ huynh hiện nay có xu hướng mua đồ chơi
cho con mình ngay tại nơi sản xuất, đây cũng là một
trong những cách để bạn yên tâm về nhà sản xuất, về
mức độ an toàn trong những món đồ chơi của con
mình, và thuận tiện hơn trong việc đưa ra những
phản hồi về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Tốt nhất, bạn nên mua những món đồ chơi có thương
hiệu rõ ràng, ngay tại nơi sản xuất hoặc nhà phân
phối của nó. Có thể sẽ mất khá nhiều tiền, nhưng có
thể đảm bảo an toàn và tránh được các rắc rối về sau
cho bạn vè bé.

5. Quan sát các mối
nguy hiểm tiềm ẩn
khác

Những đồ chơi được
sơn chì thường được
xem là mối nguy hiểm
tiềm ẩn đối với trẻ nhỏ.
Có thể con bạn sẽ rất
mê những món đồ chơi
được sơn màu hay
trang trí sinh động
nhưng bạn hãy hết sức
thận trong khi mua cho trẻ những món đồ chơi này.
Mặc dù đây không phải là những loại đồ chơi bị xếp

vào loại nguy hiểm nhưng tác hại tiềm ẩn của nó thì
rất khó lường.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu tâm đến những

Không phải món đồ chơi nào
cũng an toàn cho bé. Ảnh:
Images
món đồ trang sức làm phụ tùng cho bé như mắt kính,
găng tay, mặt nạ, những bộ trang phục để chơi trò
“đóng vai”, hãy chọn những sản phẩm có chất liệu an
toàn từ những nhà sản xuất đáng tin cậy. Trên thực
tế, không ít sản phẩm tưởng chừng như vô hại bởi nó
không thể gây đau hay trầy xước nhưng lại mang đến
những mối nguy hại tiềm ẩn về sau.


6. Thực hiện kiểm tra y tế cho bé

Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng những đứa
trẻ bị nhiễm chì từ đồ chơi có thể bị ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hành vi, trí tuệ và việc học sau này.
Nhiều loại đồ chơi có xuất xứ không rõ ràng hiện nay
chứa lượng chì rất cao và có thể gây nguy hiểm cho
con bạn. Sau khi đã kiểm tra và thu hồi những món
đồ chơi như vậy, nếu bạn vẫn lo ngại rằng con mình
có thể đã tiếp xúc với chì ở mức cao, hãy đến bác sĩ
để tiến hành xét nghiệm máu. Đây là một xét nghiệm
tương đối đơn giản và nhanh chóng. Sau khi có kết
quả, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có

phương pháp phù hợp.

7. Cập nhật thông tin

Là một phụ huynh, bạn nên thường xuyên tìm hiểu và
cập nhật những thông tin về tình hình đồ chơi trên thị
trường và những mối nguy hại mà các chuyên gia y
tế khuyến cáo đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Nhờ đó,
bạn có thể có được những phòng ngừa và xử lý kịp
thời để đảm bảo an toàn cho con mình.

×