Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy con "chọn bạn mà chơi" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.83 KB, 5 trang )

Dạy con "chọn bạn mà chơi"

Khi con bước
vào lứa tuổi mới
lớn, nhiều bậc
cha mẹ cảm thấy
thực sự lo lắng
khi nhận thấy
chúng có dấu
hiệu dành thời
gian cho bạn bè
nhiều hơn cho gia đình, cũng như chịu ảnh hưởng của bạn
bè nhiều hơn ảnh hưởng của cha mẹ

Bây giờ nhiều người cho rằng lứa trẻ rất khôn ngoan, “lớn
trước tuổi”, chúng có vẻ rất tự tin và dễ dàng hòa đồng, kết
bạn với những đứa cùng trang lứa trong mọi hoàn cảnh.
Thậm chí, nhiều em còn có tính “ngôi sao” muốn nổi trội
trong đám bạn bè xung quanh Tuy nhiên, thời nào cũng


vậy, việc con kết bạn là một vấn đề rất quan trọng cần sự
định hướng và quan tâm của các bậc phụ huynh vì nó quyết
định nhân cách của con bạn sau này.

Chọn bạn cho con hay cho cha mẹ?
Ông bà ta ngày xưa đã dạy rằng “Gần mực thì đen, gần đèn
thì sáng”, và còn không quên nhấn mạnh “Học thầy không
tày học bạn” để nói lên tầm quan trọng trong việc chọn bạn
mà chơi của con cái.


“Có lẽ vợ chồng tôi vẫn hướng sự chọn lựa bạn bè cho con
trai mình theo tiêu chí “cổ điển”: con nhà gia giáo, học
hành giỏi giang, không chơi bời lêu lổng, và áp dụng “quy
chế” giám sát chặt chẽ và thường xuyên với con ”, bà
Hương, 40 tuổi, cho biết như vậy khi được hỏi về chuyện
bạn bè của con trai mình. Nhưng theo lời bà Hương thì cậu
con trai nhiều lúc cảm thấy bị “tù túng” quá từ cách quản lý
của cha mẹ đã phản ứng: “Sao ba mẹ cứ coi con là con nít
vậy, chắc ba mẹ chọn bạn cho mình chứ không phải cho
con ?!”.

Anh Minh Tuấn chia sẻ về cách chăm lo cho cô con gái
“rượu”: “Thời buổi bây giờ mà cứ hễ lơ đãng một chút là
con cái hư ngay. Bọn trẻ tụ tập lại kết bè kết nhóm rồi
nhiều khi ăn nhậu, hát hò, đua đòi đồ này thứ nọ Mình mà
không quản lý chặt là chúng sa ngã như chơi (!) Như đứa
con gái đang học trung học của tôi chẳng hạn, tôi nói
chuyện với cháu thường xuyên để biết suy nghĩ và mong
muốn của nó, rồi còn phải “âm thầm” để ý mọi hoạt động
xem có gì đáng lo không ”.

Có phần dễ dãi hơn, chị Hoàng Lan ở quận Gò Vấp tâm sự:
“Tôi chỉ dặn dò con mình tìm bạn mà chơi, tránh xa những
thói hư tật xấu và lưu ý con không nên vướng vào chuyện
yêu đương quá sớm, rồi lại ảnh hưởng đến việc học
hành ”.

Một vài trường hợp như trên cho thấy rằng, chuyện bạn bè
của con cái không phải “chuyện chơi”, mỗi gia đình đều có
cách dạy dỗ con của mình, đều hướng con “chọn bạn tốt mà

chơi”, song vấn đề đặt ra ở đây là các bậc phụ huynh nhìn
nhận chuyện bạn bè của con mình đã hoàn toàn đúng hay
có thấu hiểu được những suy nghĩ và mong muốn chính
đáng của chúng chưa?
Cha mẹ cần biết bạn của con là ai!

Dường như một số người vẫn có thành kiến khi cho rằng
bọn trẻ kết bè kết bạn với nhau thường không tốt và có thái
độ e dè với những nhóm thanh niên hay tụ tập nhau. Nhưng
thật ra bè nhóm chỉ là nhu cầu tự nhiên của con trẻ nhằm
tập hợp những người cùng chung lứa tuổi, cùng chung sở
thích nào đó.

Cha mẹ cần phải hiểu rằng, với bạn bè, các em dễ gần nhau
hơn, ít cảm thấy lẻ loi, chúng dễ dàng chia sẻ với nhau nỗi
vui, buồn Người lớn nhiều khi khó tiếp cận với các em, vì
các em cho là “không ai hiểu mình”. Còn trong nhóm bạn
bè thì ngược lại, trẻ cảm thấy được tự do, thoải mái, “luôn
luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Giữa các em với nhau
rất dễ thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc
sống. Vì vậy, đừng tìm cách cô lập con bạn khi chúng
muốn có bạn bè. Đừng ép buộc, hãy để trẻ tự do lựa chọn
có muốn tham dự buổi liên hoan với gia đình hay đi chơi
riêng. Trẻ có sở thích của mình và muốn người lớn tôn
trọng quyền “tự quyết” của chúng

×