Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cuộc chiến quần áo (3 - 4 tuổi) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.31 KB, 5 trang )

Cuộc chiến quần áo (3 - 4 tuổi)

Bạn chuẩn bị bộ quần áo này cho bé đi
học nhưng nó lại muốn mặc đồ theo ý
nó. Ai sẽ phải nhượng bộ?

Một trong những niềm vui của người làm cha mẹ là
thấy con mình ngày một chững chạc, tự lập hơn.
Nhưng cũng rất có thể họ sẽ cảm thấy khó xử khi cô
con gái mới tuổi mầm hoặc chồi đã tỏ rõ quyền hạn
của mình bằng cách “chỉ định” quần áo nó muốn mặc,
và thế là cuộc chiến quần áo xảy ra.

“Nhưng con thích mặc áo này với quần kia!”
Có rất nhiều lý do để giải thích cho sự đối đầu trong
chuyện quần áo ở lứa tuổi này. Lý do hợp lý nhất để
giải thích cho sự cứng đầu này là trẻ đang cố gắng để
giành quyền quyết định những việc của bản thân nó
dù sự lựa chọn của trẻ đôi lúc bị coi là không bình
thường - đầm xòe, mũ lưỡi trai và giày sandal.

Cũng tương tự như một đứa bé 1-2 tuổi nổi giận, giựt
lấy bút chì để vẽ, mặc dù nó chẳng thể vẽ gì ngoài
những “con rồng đất”; hoặc cậu bé 2 tuổi cứ nắm chặt
cục kẹo trên tay, bất chấp lời cảnh báo của bạn rằng
bữa trưa đã dọn sẵn trên bàn. Trẻ là thế! Chúng làm
những gì chúng thích và sẵn sàng đứng ở phía bên
kia chiến tuyến với cha mẹ.
Một lý do khác dẫn đến cuộc cãi cọ về việc mặc quần
áo là “một đứa trẻ vẫn chỉ là một đứa trẻ”. Dù mỗi
ngày bé mỗi lớn, chững chạc hơn nhưng cách suy


nghĩ và hành xử vẫn như một đứa trẻ mà thôi. Là trẻ
thì tất nhiên chúng không hiểu gì về thẫm mỹ, về cách
phối màu… Và rồi dần dần trẻ sẽ nhận thức rõ hơn
về vấn đền này và thậm chí chúng sẽ buồn cười khi
nhớ lại trước đây mình mặc đồ như thế nào.

Lý do cuối cùng khiến bé thích mặc đồ theo ý mình
chính là lòng tự tin mong manh của nó. Không nhiều
nhưng đứng ở khía cạnh nào đó thì việc tự chọn
quần áo cũng thể hiện lòng tự trọng, thành công khi
được người khác khen ngợi; và nếu không làm được
điều đó có nghĩa là bé chấp nhận thất bại. Chỉ một lời
bình luận của bố như “Con ăn mặc gì mà kỳ cục
vậy?” cũng đủ làm bé muốn cởi bỏ ngay bộ quần áo
đó nhưng nếu bạn nói “Con gái, áo đầm này xinh
quá!” là bé sẽ mặc mãi áo đầm đó mà thôi.
An ủi là cần thiết
Nếu bạn đang lúng túng vì cô nhóc 4 tuổi đang làm
mình làm mẩy, lăn lê cả ra sàn nhà chỉ vì nó không
được phép mặc áo sơ mi trắng cùng với váy trắng và
giày trắng để đi dự sinh nhật bạn vào một ngày mưa
tầm tã. Chớ quát tháo, hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng
đàm phán.

Trước hết cần phải giúp bé nguôi giận và tìm hiểu lý
do tại sao bé lại chọn bộ đồ đó. “Con thích mặc bột
đồ đó có phải vì ai cũng khen con xinh xắn đúng
không?” hay “Ai đó đã chê bộ đồ mẹ đã chuẩn bị sẵn
cho con phải không?”


Nế bé thừa nhận sự chọn lựa của nó có ảnh hưởng
từ một lời bình luận của ai đó thì hãy cho bé biết rằng
bé rất đáng yêu nên mặc quần áo nào cũng dễ
thương cả.

Tiến tời thỏa thuận. Nếu bé thích mặc đầm xòe chỉ vì
bé không thích cái váy màu đỏ thì nên đề nghị bé
chọn váy màu xanh thay vì mặc áo đầm xòe đó, phải
khéo léo không làm tổn thương bé nhưng vẫn giúp bé
chọn quần áo cho phù hợp.

Cuối cùng, cũng nên chuẩn bị “quy định mặc quần
áo” nếu tất cả những chiến lược trên đều thất bại. Bé
khăng khăng làm theo ý mình, bỏ ngoài tai mọi lời
khuyên hoặc đề nghị hợp lý của cha mẹ thì bạn
không cho bé ra ngoài trong bộ đồ như vậy. Người
quyết định cuối cùng vẫn là bạn, đừng vội mềm lòng
vì cơn giận dữ hoặc nước mắt của bé. Bạn thử
nhượng bộ một lần rồi xem, đoạn phim ấy cứ tiếp
diễn mãi. Chiến thuật hoạch định rõ ràng thì những
chuộc chạm trán sau sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

×