Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Xu hướng nổi loạn giới tính trong giới trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.61 KB, 9 trang )

Xu hướng nổi loạn giới
tính trong giới trẻ

Con trai yểu điệu, tô
son, trát phấn, con
gái hút thuốc, chửi
thề Xu hướng nổi
loạn về giới tính
hiện nay của giới
trẻ một phần muốn
khẳng định bản
thân, nhưng cũng có
không ít chỉ là biểu
hiện của lối sống
học đòi.

Mặt phấn trắng toát,

Góc 'Dia' cuối tuần. Ảnh: Trung
Bảo
mắt kẻ viền thật đậm, tóc xù như tổ quạ, chiếc áo đầm ngắn
cũn cỡn khoe đôi chân khẳng khiu cùng bộ dạng ẻo lả… sẽ
chẳng có gì đáng nói, nếu những thứ này không được khoác
lên người của…một cậu trai 17 -18 tuổi.


Cuối tuần lên Dia thể hiện
“Dia” hay “Dja” là lối viết tắt để chỉ Trung tâm Thương
mại Diamond Plaza (quận 1, TP HCM) và lời rủ: “Cuối
tuần lên Dia/Dja” đã trở thành câu cửa miệng đối với
không ít bạn trẻ ở độ tuổi dưới 20 (một cách thời thượng,


họ vẫn được gọi là teen).
Tầng 4 của Diamond Plaza vào những tối cuối tuần đông
nghẹt teen. Phong, 18 tuổi, đang sống tại quận Bình Thạnh,
nói: “Cuối tuần nào em cũng lên Dia chơi với đám bạn. Đi
cà phê hoài cũng chán lại tốn tiền, bây giờ có chỗ này tụ tập
bạn bè rất vui nên tụi em chuyển qua đây”. Tại đây, các xu
hướng thời trang phá cách của giới trẻ như: Harajuku,
Gothic, Unisex… thật khó phân biệt. Nghe thắc mắc,
Phong cười, giải thích: “Tụi em thích gì mặc đó. Xem trên
sách báo, phim ảnh thấy teen nước ngoài ăn mặc vậy hay
hay nên mặc theo chứ có biết phong cách gì đâu. Với lại
tiền đâu mà mua cho đúng kiểu, đúng mốt”.

Con trai yểu điệu


Một chàng trai nếu muốn được xem là “cute” (đáng yêu) ở
chốn này phải có… một thân hình thật mảnh khảnh đến độ
trơ xương, mắt kẻ viền đậm cùng gương mặt trát phấn trắng
toát và phải hơi yểu điệu như con gái. Vẻ đẹp khỏe khoắn,
mạnh mẽ vốn có ở những thanh niên đang độ tuổi 17-18
dường như không được ưa chuộng tại đây. Vì thế, dáng vẻ
thường thấy ở những chàng trai ở “Dia” là khi cười thì mắt
chớp liên tục, mặt hơi cúi xuống, tay vuốt ve mái tóc…
Xem ra, các cậu trai càng “yểu điệu thục nữ” chừng nào thì
càng được “hảo cầu” chừng đó.
Chìa một con gấu bông về phía tôi, Vũ, 17 tuổi sống tại
quận 5, giải thích: “Ôm gấu bông chụp hình mới dễ thương,
tạp chí nào cho tuổi teen cũng đều có hình như vậy”. Nói
xong, Vũ lại ôm con gấu bông trước ngực, miệng nhoẻn

cười rất điệu đà, vừa uốn éo cho một người bạn chụp hình.
Đa số, các bạn trẻ đến đây đều mang theo máy ảnh để chụp
cho nhau hoặc tự chụp chính mình.
Nếu các cậu con trai có hình dáng như đã nêu, thì những cô
gái lại nằm ở vế ngược lại: tóc xù hơn cả ổ quạ, được
nhuộm nhiều màu, vớ cao đến đầu gối, đôi mắt tô quầng
thật đậm như bị mất ngủ… Có cô lại ăn mặc như con trai
với đầy đủ dây nhợ lủng lẳng trên người. Ở mộ góc, hai cô
bé khoác vai nhau đứng dựa vào tường, một cô miệng phì
phèo thuốc lá… Họ được gọi là “tomboy”, cách gọi những
cô gái thích ăn mặc, thể hiện như con trai, kể cả việc hút
thuốc, chửi thề. Thảo, 18 tuổi, đang sống ở quận Phú
Nhuận, nói: “Nhiều đứa đâu dám để bộ dạng đó đi ra
đường. Lên tới Dia thì mới vào toilet để thay đồ, trang
điểm chứ cứ vậy mà đi ra khỏi nhà chắc bị ông bà già
“uýnh chít” (đánh chết)! Khi về lại vào toilet thay đồ, tẩy
trang”…
Nổi loạn đến biến thái
Phong, cậu trai trò chuyện với tôi ở trên, chỉ một anh chàng
trạc tuổi mình đang ưỡn ẹo trong bộ váy trắng, rồi nói: “Nó
là gay đó, ở gần nhà nên em biết rõ Thỉnh thoảng, vẫn rủ
em đi chơi nhưng em không đi chung được. Hồi xưa, nó
cũng bình thường, không hiểu tại sao bây giờ lại vậy. Lên
đây, muốn phân biệt trai gái, tốt nhất anh nên nhìn kỹ
vào…vòng một”. Một hướng dẫn rất tận tình nhưng không
phải dễ dàng áp dụng, bởi ở đây có những cô bé thân hình
còn chưa kịp nảy nở để theo kịp bộ đồ ngắn cũn cỡn đang
mặc.

Con gái tóc xù. Ảnh minh họa:

internet


Một đám con trai 17 - 18 tuổi trong những bộ váy ngắn, vớ
da, giày cao gót cùng gương mặt trát phấn trắng bệch, môi
son đỏ chót, viền mắt thật đậm cùng thái độ chả chớt, õng
ẹo. Xáp lại gần, được nhận ngay những từ tục tĩu như:
“Con đ , con bóng lộ”. Họ gọi nhau bằng “chị” và xưng
“em” như những cô gái thật sự. Trong nhóm này còn có
những cậu bé chỉ chừng 12 - 14 tuổi, nhưng đã vội có
những cử chỉ õng ẹo như “đàn chị” của mình. Chốn này
còn có cả hình ảnh những cô gái có lẽ chưa qua tuổi 18, cắt
tóc ngắn, ăn mặc như con trai, vòng tay ôm một cô gái khác
âu yếm như chỗ không người… Cũng như các chàng trai
mặc váy, càng có nhiều người nhìn thì các cô gái này càng
tỏ ra khoái chí. Tất cả những biểu hiện, đều được các bạn
trẻ ở đây khoác cho mỹ từ: “sành điệu” hoặc “dám sống
thật”.

Đây đang trở thành một hiện tượng xã hội và được một bộ
phận giới trẻ xem như một thứ mốt.
Ngày càng nhiều 'teen' cần tư vấn giới tính
Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty ứng
dụng khoa học tâm lý Hồn Việt, cho biết: “Nếu vào thời
điểm 2006, khi tôi mới mở công ty, chỉ có chừng 12%
khách hàng là phụ huynh đưa con cái đến tư vấn về những
vấn đề giới tính, thì hiện nay con số này đã là 22%… Lứa
tuổi 18 - 20 bước vào đời với những ước mơ, cái nhìn tươi
đẹp nhưng cũng có khi những người này vấp phải một biến
cố về tâm lý. Biến cố này có thể xuất phát từ gia đình, từ xã

hội nhưng sẽ khiến họ sa vào lối sống tự phá đời mình hoặc
cố tỏ vẻ nổi trội, bằng mọi cách kể cả cố tình tỏ ra là đồng
tính luyến ái, để gây sự chú ý”.
Ở những thế hệ đi trước, cũng có giai đoạn tuổi trẻ nổi loạn
với áo thun đen in sọ người, quần jean bạc phếch tả tơi, tóc
dài rũ rượi… thích “ngồi đồng” trong các quán cà phê rock
mịt mù khói thuốc. Thế nhưng, kiểu nổi loạn như vậy vẫn
đầy nam tính, thể hiện cái tôi mạnh mẽ, chứ không phải
một bề ngoài yếu đuối, chải chuốt bóng bẩy hoặc cố tỏ vẻ
bất cần đời như những “teen” thế hệ 9X trên đây.
Với phong trào Hippi của những năm 60 thế kỷ trước,
thanh niên Mỹ trưng cao khẩu hiệu “Make love - No war”
(Làm tình - Không chiến tranh). Có thể hiểu được tâm
trạng chán ngán cuộc chiến Việt Nam, quay lưng lại với xã
hội của thế hệ thanh niên Mỹ vào thời điểm đó. Với xu
hướng thời trang Harajuku của Nhật Bản, có nhiều lời giải
thích họ muốn phá cách, thoát ra khỏi một xã hội vốn có
quá nhiều sức ép… Còn ở Việt Nam, thật khó tìm ra
nguyên nhân khiến một bộ phận thanh niên chọn cho mình
lối sống, cách ăn mặc quá xa lạ với văn hóa truyền thống.

×