Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trẻ rối loạn vì cô đơn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.37 KB, 5 trang )

Trẻ rối loạn vì cô đơn

Có trẻ do thiếu tình
cảm của cha mẹ mà trở
nên thờ ơ, không thích
giao tiếp, khó ngủ, cơ
thể mệt mỏi, sức khỏe
giảm sút

Trong bối cảnh gia đình
VN đang có nhiều thay đổi như gia đình ly dị, cha mẹ
đi làm việc xa, gởi con cho ông bà nuôi, làm cho
nhiều trẻ mắc những bệnh tưởng là bệnh nan y
nhưng thực chất, đó là bệnh do trẻ cần sự chăm sóc
của cha mẹ. Tình trạng này ngày càng gia tăng tại
Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TPHCM.

Xét nghiệm vẫn không tìm ra bệnh



Bé T., 38 tháng tuổi, được bố mẹ đưa đến đơn vị tâm
lý BV Nhi Đồng 1 vì lý do đi tiểu nhiều lần, nhất là
những lúc chuẩn bị đi ngủ và được ngủ với bố mẹ.
Bình thường, bé phải ngủ với bà ngoại vì bố mẹ
thường xuyên đi làm sớm và về muộn.

Ban ngày khi bé đi học ở nhà trẻ cũng như khi chơi
với bà ngoại, bé không hề có biểu hiện trên. Bố mẹ
đã đưa bé đến bác sĩ khám cũng như làm xét nghiệm
tổng phân tích nước tiểu hai lần sau khi khám nhi


khoa tổng quát ở BV Nhi Đồng 1. Kết quả cho thấy trẻ
không bị nhiễm trùng tiểu hay bất thường gì khác.

Còn cháu M.V., 12 tuổi, ở TPHCM, phải vào BV Nhi
Đồng 1 nhiều lần vì nôn mửa, chán ăn, suy kiệt với
cân nặng 15 kg và chiều cao 125 cm. Từ 2 tuổi, bé
bắt đầu ói sau khi cha mẹ ly dị nhau. Trong khi mẹ đi
làm ở TPHCM, có lúc bé được ở bên nhà nội ở Vũng
Tàu, có lúc bé ở bên nhà ngoại tại Đồng Nai.

Trung bình, từ lúc được 2 tuổi đến nay, bé nằm viện
khoảng 6 tháng mỗi năm vì nôn ói và chán ăn, dẫn
đến tình trạng suy kiệt. Bé có vẻ thờ ơ, không thích
giao tiếp, khó ngủ, chỉ muốn ăn khi được đặt ống
thông mũi dạ dày. Bé được giới thiệu đến đơn vị tâm
lý sau khi các bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe toàn diện
và không tìm ra nguyên nhân gây ói mửa và chán ăn.

Một nữ sinh 11 tuổi, đang học lớp 6, có những cơn
đau đầu từ một năm nay, đã đi khám thần kinh và
uống thuốc nhưng không thuyên giảm. Sau đó, em
được nhập viện để được theo dõi bệnh. Từ năm lớp
6, bé gặp nhiều chuyển biến như thay đổi trường học,
cách học, thay đổi bạn bè, các môn học nhiều hơn,
khó hơn. Ba mẹ của bé khá bận rộn với công việc,
thấy con học sa sút thì chỉ có thể cho con tăng cường
học thêm. Lịch học của em kín suốt tuần.

Một nam sinh 15 tuổi, học lớp 10, bị đau bụng từng
cơn từ 3 tháng nay, đi khám tiêu hóa và uống thuốc

nhưng vẫn không giảm. Em nghi ngờ mình là con
nuôi của bố mẹ khi nghe vài người hàng xóm nói. Em
cảm thấy mình bị bỏ rơi và bị người lớn nói dối, em
thấy mất tin tưởng vào cuộc sống.

Nhiều dạng rối loạn

Theo chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Diệu Anh, đơn vị
tâm lý BV Nhi Đồng 1, những trẻ trên bị một rối loạn
dạng cơ thể được thể hiện bằng những triệu chứng
thể chất, bắt nguồn từ yếu tố tâm lý, nhất là từ cảm
xúc. Đơn vị tâm lý BV Nhi Đồng 1 thường tiếp nhận
những trẻ vị thành niên có những biểu hiện về cơ thể
mà không tìm thấy nguyên nhân y khoa như: đau
bụng, nhức đầu, cơn mệt, khó thở, cơn ngất, những
bệnh ngoài da, co giật, buồn nôn, táo bón

Đó là những triệu chứng kèm theo những yếu tố tâm
lý như khó khăn trong học tập, vấn đề gia đình, bạn
bè, thầy cô, những lo lắng, bức xúc của lứa tuổi dậy
thì. Bệnh nhân đau rất nhiều mặc dù không tìm thấy
tổn thương thực thể. Thường không đáp ứng với
thuốc giảm đau. Bệnh nhân thường than phiền là
mình đang mắc phải một bệnh nan y cần được điều
trị và không tin tưởng vào kết luận của bác sĩ.

Còn theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, đơn vị tâm lý BV
Nhi Đồng 1, sự vắng mẹ gây những triệu chứng thể
chất và tâm lý cho trẻ, như tự cô lập, tránh tiếp xúc
với xã hội, sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát

triển vận động, dễ bị nhiễm khuẩn, tự kích thích bằng
những hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm. Đó
là hội chứng rối loạn gắn bó, thường gặp ở trẻ mồ côi
hoặc trẻ bị cách ly khỏi cha mẹ. Mối quan hệ giữa cha
mẹ và trẻ trong những năm đầu đời có yếu tố quyết
định trong cả cuộc đời của trẻ. Trong mọi hoàn cảnh,
trẻ cần được sự chăm sóc, vỗ về của gia đình và
không ai có thể thay thế được cha mẹ để tỏ tình
thương đối với trẻ.

×