Phòng riêng - Cơ hội để trẻ có thể
tự hoàn
thiện nhân cách
Xem trên tivi, thấy người phương Tây
thường để con cái ngủ trong phòng riêng
từ khi mới lọt lòng, nhiều bà mẹ Việt
Nam rất phản đối: ”Như vậy sẽ làm giảm
sự ràng buộc, làm lỏng lẻo mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái…” Rồi vì điều kiện kinh tế, nhiều gia đình ngày
ngày vẫn cùng sinh hoạt chung trong một căn phòng chung.
Những đứa trẻ vẫn lớn lên, nhưng…
Có một bạn nhỏ tâm sự như sau: “Gia đình bạn cùng sống
chung với nhau trong một căn phòng nhỏ chỉ đủ chỗ kê một
chiếc giường. Những bất tiện dần dần nảy sinh khi bạn đó
lớn lên. Một cách vô thức, bạn ấy thấy sợ những người bạn
trai, sợ bóng tối. Bạn ấy không thể chịu nổi khi nhìn thấy
những cảnh âu yếm dù chỉ là trên màn ảnh, và nghiêm
trọng hơn, bạn ấy dần đánh mất sự kính trọng và thân tình
với cha mẹ. Tất cả chỉ vì có lần bạn tỉnh giấc giữa đêm và
đã nhìn thấy những cảnh mà có lẽ ra bạn không nên nhìn
thấy. Không dám nói với ai, bạn dần trở nên suy nhược,
xanh xao.”
Không thể coi đó là chuyện nhỏ
Đó chỉ là tâm sự của một bạn nhỏ, nhưng lại đặt ra một vấn
đề không nhỏ chút nào. Nó không chỉ lliên quan đến thói
quen sinh hoạt gia đình của người Việt, mà còn đặt ra một
vấn đề mới về quan niệm “riêng tư, cá nhân”, cũng như sự
độc lập tối thiểu mà mỗi người cần có. Rốt cuộc thì có nên
cho trẻ ở phòng riêng hay không và bao nhiêu tuổi thì cho
trẻ ngủ riêng?
Nên hay không nên?
Có nhiều ý kiến cho rằng nếu tách rời trẻ khỏi người mẹ
quá sớm thì đứa trẻ lớn lên sẽ không quấn quít với người
mẹ, ít cởi mở và không tình cảm. Cũng có quan điểm cho là
không nên cho trẻ làm quen với khái niệm “một mình” khi
còn nhỏ, trẻ sẽ vì sợ bóng tối mà trở nên nhút nhát, cô độc,
hoặc vì quen sống một mình mà ít hòa đồng, không có tinh
thần trách nhiệm đối với những công việc chung. Tất cả
những ý kiến trên không phải là không có lý.
Nhưng nếu lật lại vấn đề, ta có thể nhìn nhận việc nên có
phòng riêng cho trẻ dưới một con mắt khác. Khi trẻ còn quá
nhỏ, ta có thể cho trẻ ngủ cùng cha mẹ để người mẹ tiện
chăm lo giấc ngủ cho trẻ, cũng như tạo cơ hội cho trẻ được
hưởng những vuốt ve, âu yếm, điều đó rất có lợi cho sự
phát triển tâm hồn và nhân cách tẻ sau này. Tuy nhiên, đến
một độ tuổi nhất định, thường là 4-5 tuổi, trẻ em đã bắt đầu
có một nhận thức tương đối hoàn chỉnh về thế giới và
những sự vật chung quanh.
Trẻ bắt đầu có xu hướng không chỉ coi những vuốt ve âu
yếm, những lời ru là những biểu hiện duy nhất của tình yêu
thương nữa. Chúng bắt đầu có những quan điểm riêng,
những cách nhận thức và lý giải vấn đề riêng. Vì thế, đây
cũng chính là giai đoạn cha mẹ nên đặt những viên gạch
đầu tiên cho sự hình thành nhân cách mạnh mẽ, tự lập cho
con mình. Do đời sống ngày một cao, trẻ em ngày nay có
trí thông minh và ý thức hiểu biết phát triển rất sớm. Rất có
thể một bé gái 5 tuổi chỉ vào một cảnh trên tivi và khoe với
người khác rằng em cũng đã từng nhìn thấy bố mẹ “giống
như thế”, và điều này rất bất lợi cho sự hình thành những
cảm nhận về giới tính của trẻ sau này.
Nhiều bậc cha mẹ thường lựa chọn thời điểm trẻ bước vào
lớp 1 để cho trẻ bắt đầu ngủ riêng. Đây là thời điểm có tính
chuyển giao nên việc có phòng riêng, được ngủ riêng khiến
cho trẻ cảm giác mình như là người lớn, bắt đầu phải cư xử
như người lớn. Điều này sẽ khích lệ trẻ rất nhiều trong việc
bộc lộ cá tính riêng, sự tự tin và độc lập của mình. Trao cho
con một không gian riêng, bạn đồng thời tạo cho trẻ một
tinh thần trách nhiệm về những việc “của mình”, chuẩn bị
cho trẻ về mặt tâm lý về việc trẻ có thể phải đối diện với
những khó khăn của chính mình sau này. Kinh nghiệm cho
thấy, những đứa trẻ sống riêng phòng từ nhỏ sau này rất dễ
thích nghi và vượt qua khó khăn khi sống trong ký túc xá
hay đi du học. Trẻ càng lớn lên, nhu cầu có một không gian
riêng càng tăng. Lúc này phòng riêng của con bạn giống
như một thế giới mà mới nhìn tưởng như tách rời khỏi tầm
kiểm soát của cha mẹ, trong đó, con bạn giấu kín những
tâm tư, tình cảm, sở thích và những bộ quần áo hợp gu. Tuy
nhiên, nếu bạn biết cách lọt vào thế giới riêng này thì đó
cũng chính là lúc bạn có thể kiểm soát sự trưởng thành của
con trong khi vẫn tôn trọng sự riêng tư của một – thành –
viên – bình - đẳng trong gia đình.
Bạn không nên lo sợ rằng tạo cho trẻ một không gian riêng,
tôn trọng sự riêng tư ấy thì sẽ làm cho trẻ sống khép kín,
không cởi mở hay thiếu tinh thần trách nhiệm. Bạn có thừa
phương pháp để khiến con bạn có thể khắc phục những
nhược điểm đó. Hãy tạo ra nhiều giờ phút cả nhà cùng quây
quần xem phim, ăn cơm tối, chơi trò chơi và vui cười. Bạn
hãy phân công cho con một số việc nhất định để con bạn có
những trách nhiệm chung với gia đình, đồng thời bạn cũng
yêu cầu con đảm bảo vệ sinh cũng như sự gọn gàng trong
không gian riêng của chúng. Nếu bạn có hai con trai hoặc
hai con gái thì có thể để các cháu ở cùng phòng với nhau.
Điều này không những khiến anh chị em trong gia đình
thân thiết với nhau hơn mà còn khiến trẻ tập thích nghi và
hòa đồng khi phải sống chung với những người khác cùng
tầm tuổi với mình. Đôi lúc có cãi vả và việc các con bạn
giải quyết những bất đồng đó chính là cách để trẻ hình
thành nên tính cách ôn hòa và khả năng kiềm chế bản thân.
Ngoài việc có thêm một người bạn để tâm sự, người anh
hoặc em ở chung phòng sẽ giúp hai anh em bổ sung tính
cách cho nhau từ đó phát triển hoàn thiện hơn.
Phòng ở, nơi trẻ hoàn thiện tính cách
Khi con bạn còn nhỏ, bạn có thể giúp con trang trí phòng
và sắp xếp đồ đạc, nhưng cũng nên tham khảo ý kiến của
con. Màu vôi hoặc giấy dán tường nên là những màu tươi
sáng, trẻ trung như màu xanh da trời, màu hồng hay vàng…
Rèm cửa, chăn, ra, gối, nệm nên may bằng những loại vải
có màu sặc sỡ, tươi vui để gợi cảm giác nghịch ngợm, thoải
mái nhưng không nên có màu sắc sáng vì chúng rất dễ bôi
bẩn. Tốt nhất là may bằng vải kẻ carô, hoặc in hoa với gam
màu nóng. Những hình trang trí trên tường nên là những
nhân vật cổ tích, hoặc hoạt hình nhưng bạn nên cho trẻ lựa
chọn. Điều quan trọng nhất cho căn phòng trẻ lứa tuổi này
là hệ thống đèn. Bạn hãy lắp một chiếc đèn ngủ nhỏ tỏa ánh
sáng mờ suốt đêm để trẻ có cảm giác an tâm.
Nếu con bạn đã bước vào tuổi dậy thì, tức là ở độ tuổi cấp
II, thì bạn hãy mạnh dạn nhường quyền trang trí và sắp xếp
cho con mà chỉ đứng ở vai trò “quan sát viên” và cố vấn mà
thôi. Hãy đồng ý quét vôi màu mà con bạn chọn, may rèm
cửa màu mà con bạn nhìn vào là thấy thoải mái nhất. bạn
có thể góp ý những điều mà bạn cho là không nên, nhưng
cũng đừng phản đối quyết liệt nếu thấy con bạn treo la liệt
trên tường hình ảnh của những ngôi sao ca nhạc hay diễn
viên. Đó chỉ đơn thuần là sở thích mà thôi.
Bạn hãy nhắc nhở con thường xuyên dọn dẹp phòng riêng
của mình, nhưng cũng đừng vội mắng mỏ nặng lời nếu thấy
con mình bỏ sách vở bừa bộn trong phòng. Suy cho cùng,
đó là không gian riêng của con bạn, có thể con bạn thấy dễ
chịu trong sự bề bộn có trật tự đó, dĩ nhiên là theo một trật
tự mà chỉ có con bạn hiểu. Có thể bạn không tin nhưng chỉ
cần 5 giây, con bạn đã có thể tìm được quyển sách chúng
cần trong đống sách vở bừa bộn mà bạn tưởng phải mất đến
2 tuần để dọn dẹp được nó. Cuối cùng, nếu đã coi đó là
phòng riêng của con thì nên tôn trọng tính chất riêng tư đó.
Nếu con bạn mà phát hiện ra tủ quần áo bị kiểm soát hay
cuốn nhật ký bị đọc trộm trong lúc chúng vắng nhà, thì bạn
phải mất nhiều năm để lấy lại lòng tin của các con mình
đấy.
Còn nếu nhà bạn chỉ có một phòng để sinh hoạt chung thì
sao? Bạn hãy tìm một góc nào đó trong nhà, xa chỗ ngủ của
bố mẹ càng tốt, kê một vạt giường hoặc đệm cho con. Đó
có thể là một cái giường gấp hoặc một tấm nệm có thể xếp
lại được. Bạn cũng có thể “không gian hóa ” nơi đó bằng
một cái tủ hoặc mộ tấm rèm vải.
Khi mọi thành viên trong gia đình đều có một không gian
riêng thì nhiệm vụ của bạn lúc này là phải làm sao để biến
những bữa cơm chiều, những lúc cả nhà cùng xem TV
thành những giờ khắc sum họp, những giờ sinh hoạt chung
đầm ấm. Nếu các con bạn đều có phòng riêng, nhưng lại
thích ngồi chơi với cha mẹ ở phòng khách hơn là phòng
mình thì bạn quả là một người mẹ tuyệt vời.