Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sợ bóng đêm (3-4 tuổi) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.66 KB, 5 trang )

Sợ bóng đêm (3-4 tuổi)

Cứ đến giờ ngủ là bé
lại làm ầm lên, nó cứ
lải nhải “Cho con
chơi thêm một mạng
nữa, khi nào chết thì
con sẽ đi ngủ ngay”
(bé đang chơi trò
chơi điện tử). Nếu bạn cương quyết “Lên giường
ngay” thì thế nào cô nàng cũng khóc òa. Ðiều gì
đang xảy ra?
5 rắc rối thường gặp khi đên giờ đi ngủ:

1. “Con không muốn đi ngủ"
Ðiều gì đang xảy ra: cứ đến giờ ngủ là bé lại làm ầm
lên, nó cứ lải nhải “Cho con chơi thêm một mạng
nữa, khi nào chết thì con sẽ đi ngủ ngay” (bé đang
chơi trò chơi điện tử). Nếu bạn cương quyết “Lên
giường ngay” thì thế nào cô nàng cũng khóc òa.

Nên làm gì: nếu biết rõ bé hay giở trò như vậy thì bạn
nên “cảnh báo” trước. Ví dụ: “10 phút nữa là phải
đánh răng, rửa chân tay và đi ngủ ngay”, đừng quên
lặp lại lời cảnh báo trên sau 5 phút sau và lần cuối
cùng khi chỉ còn 1 phút. Khi bạn chấm dứt lần nhắc
nhở cuối cùng cũng là lúc bé phải đứng dậy chuẩn bị
đi ngủ ngay, nếu không sẽ có biện pháp cứng rắn
hơn.

2. “Con không ngủ được”


Ðiều gì đang xảy ra: mặc dù trẻ đã lên giường nằm
đúng giờ nhưng lại chẳng bao giờ ngủ sớm, cứ nghe
mẹ nhắc “Nhắm mắt lại” là nó lại than thở “Con không
thể ngủ được”. Hoặc không có người lớn ở đó thì bé
lại tuột xuống giường, gọi to “Mẹ ơi, con không ngủ
được, mẹ vào với con” và nhiều khi lại lang thang hết
phòng này đến phòng nọ, xem ti vi hoặc tiếp tục chơi
đồ chơi.

Nên làm gì: chắn hẳn bé cần phải được thư giãn sau
một ngày họat động quá nhiều, có thế bé mới ngủ
được. Rất có thể bé tìm bạn để kể chuyện hoặc cho
bé nghe nhạc để dẫn bé vào giấc ngủ. Những hoạt
động êm dịu như vậy giúp bé thư giãn và thiếp đi lúc
nào không biết. nhưng điều quan trọng là đừng để
cho bé có cơ hội rời khỏi giường ngủ dù là bé không
thể ngủ vì rời khỏi giường là bé lại chạy nhảy như
sáo, khó mà bắt bé trở lại giường ngủ.

3. “Con sợ tối lắm!”
Ðiều gì xảy ra: trẻ không cho bạn tắt đèn ngủ và rấm
rức khóc khi bạn với tay định tắt đèn. Dù bạn có làm
lơ lời yêu cầu của bé, tắt đèn và trở về phòng của
mình thì bạn sẽ nghe thấy tiếng chân bé khe khẽ đi
bật đèn lại.

Nên làm gì: có rất nhiều cách để xử trí tình trạng này:
 Lắp thêm công tắc chỉnh độ sáng đèn, công tắc
này cho phép bạn chỉnh độ sáng nhỏ dần từng đêm,
từ từ bé sẽ quen với bóng tối.

 Đèn ngủ loại nhỏ, loại chỉ để lại một ít ánh sáng
thôi.
 Ngồi hát ru hoặc kể chuyện cho đến khi bé ngủ
(lưu ý rằng cách này có thể tạ thói quen cho bé)
4. “Con tỉnh dậy lúc nửa đêm”
Ðiều gì xảy ra: ngả lưng một lúc là bạn có thể ngủ
được ngay sau một ngày bận rộnm và đột nhiên bạn
giựt mình tỉnh giấc và thấy con mình ngồi bên cạnh.
Bé không chịu trở về giường của mình mà muốn ngủ
chung với ba mẹ.

Nên làm gì: dẫn bé trở về giường ngủ, nựng nịu bé
một chút và trở về phòng của mình. Không nên mang
đồ ăn hoặc thức uống cho bé và tuyệt đối không
được rủ bé chơi game. Chỉ cần đặt bé lên giường ngủ
của nó, điều này khẳng định giờ này không phải là
giờ để đùa giỡn hoặc chơi game. Mỗi khi bé thức dậy
nửa đêm thì bạn nhớ áp dụng cách này nhé! Rất hữu
hiệu đấy!

5. “Con gặp ác mộng”
Ðiều gì xảy ra: đang đêm, bỗng nhiên bạn nghe thấy
bé hét và khóc to, bạn vội vàng chạy qua phòng của
bé thì thấy bé hỏang hốt nhưng rồi ngủ lại rất nhanh.
Nhiều khi ác mộng làm bé sợ hãi, không ngủ lại được
nữa và thao thức đến sáng.

Nên làm gì: đừng hoảng hốt, nhẹ nhàng làm những
điều có thể để trấn tĩnh bé. Ðừng cố đánh thức bé
dậy với ý định kéo bé ra khỏi giấc mơ. Thông thường,

ác mộng đến và đi rất nhanh, hiếm khi làm bé tỉnh
giấc. Nhiều bé trong trạng thái nửa tỉnh nửa mẹ, rời
khỏi giường ngủ thì bạn nên nhẹ nhàng dẫn bé về
giường ngủ của mình.

×