Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2014 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.11 KB, 43 trang )

ĐẠI HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ SCANDINAVIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI
ĐOẠN 214 – 2017
HỌC VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM VĂN KHẢNH
LỚP : IbMBA0212
Hà Nội Tháng 07 năm 2014
INTERNATIONAL BUSINESS UNIVERSITY OF SCANDINAVIA
Chương trình Cao học Quản trị kinh doanh quốc tế - IbMBA
BẢN LUẬN VĂN NÀY ĐƯỢC NỘP CHO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC IBUS
BẢN LUẬN VĂN LÀ MỘT PHẦN BẮT BUỘC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
THÁNG 7 NĂM 2014
Phê duyệt của Chương trình Cao học Quản trị kinh doanh quốc tế
Chủ nhiệm chương trình
Tôi xác nhận rằng bản luận văn này đã đáp ứng được các yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp thuộc
chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh
Chủ tịch Hội đồng
Chúng tôi, ký tên dưới đây xác nhận rằng chúng tôi đã đọc toàn bộ luận văn này và công nhận bản luận
văn hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn của một luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
PGS. TS.Vũ Công Ty
(Giảng viên hướng dẫn)
Các thành viên Hội đồng
1.
2.
3.
4.
5.


CAM KẾT
Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một chương trình cấp
bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình đào tạo cấp bằng nào khác.
Tôi cũng xin cam kết thêm rằng bản Luận văn này là nỗ lực cá nhân tôi. Các kết quả, phân tích, kết luận
trong luận văn này (ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Học viên: Phạm Văn Khảnh
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Học viên : Phạm văn khảnh
Lớp : IbMBA.0212
Ngày : 18 / 04 / 2014
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cho Đầu tư phát triển của huyện
Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 – 2017.
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. VŨ CÔNG TY
Người thực hiện: PHẠM VĂN KHẢNH
Lớp: IbMBA 0212
• Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư phát triển (ĐTPT) từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) có vai
trò, vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Các lý thuyết kinh tế từ
trước đến nay đều khẳng định mối quan hệ hữu cươ giữa ĐTPT từ nguồn vốn
nguồn NSNN với tăng trưởng, phát triển kinh tế. Lịch sử kinh tế thế giới là bằng
chứng thể hiện tầm quan trọng của đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN đối với
sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, bao gồm các quốc gia có nền kinh tế
kế hoạch hóa (KHH), kinh tế thị trường cũng như kinh tế chuyển đổi.
Cùng với sự phát triển của Đất nước, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) Hải
Dương đã và đang đưa ra nhiều phương hướng về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện
xây dựng cơ bản, rà soát, điều chỉnh kế hoạch phân bổ đầu tư nguồn vốn nhà nước
trong năm tiếp theo. Theo đó, để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn, huy động tối đa các
nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban,
ngành, huyện, thành phố thực hiện rà soát, bố trí kế hoạch phân bổ đầu tư phát
triển, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia trong phạm vi quản lý theo hướng tập
trung nguồn vốn, không dàn trải, chủ động tổ chức lồng ghép và phối hợp với các
nguồn lực.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải
Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải
Phòng 45 km về phía tây. phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc
Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải
Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.Trung tâm
hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại 2. Trong những
năm gần đây, Hải Dương đã huy động được một lượng vốn lớn từ NSNN và đưa
vào hoạt động ĐTPT.
Ninh Giang là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, nằm bên bờ sông Luộc và
tiếp giáp với các tỉnh lân cận là Thái Bình, Hải Phòng. Ninh Giang nằm ở đỉnh
phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, vị trí khoảng 20
o
43’vĩ Bắc,106
o
24’ kinh Đông;
phía Đông Nam giáp huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) qua sông Luộc, phía Bắc giáp
huyện Gia Lộc (Hải Dương), phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Miện (Hải Dương),
phía Đông Giáp huyện Tứ Kỳ, phía Nam qua sông Luộc giáp huyện Quỳnh Phụ
tỉnh Thái Bình. Theo đường bộ Trung tâm huyện Ninh Giang cách thành phố Hải
Dương 29 km, Hà Nội 87 km. Về đường bộ tiếp giáp và có các con đường chạy
qua 37A, 37B, 217
- Đi Hải Dương - Vĩnh Bảo bằng đường 37A
- Đi Quí Cao- Hải Phòng bằng đường 37B

- Đi Quỳnh Phụ Thái Bình bằng đường 217
- Đi Hưng Yên bằng tuyến sông Luộc
Ninh Giang cách biển 25 km (đường chim bay) Thời tiết khí hậu như Hải
Phòng và Thái Bình.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 tỉnh Hải Dương ước đạt gần 15.100
tỷ đồng theo giá hiện hành (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2010), đạt 97,5%
kế hoạch
Tổng vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước năm 2011 gần 2.000 tỷ đồng
(chưa kể thu tiền sử dụng đất 983 tỷ đồng). Khối lượng thực hiện đến nay ước đạt
1.600 tỷ đồng (bằng 83% kế hoạch), giải ngân đến hết ngày 30/10/2011 là 1.029
tỷ đồng (bằng 56% kế hoạch), tăng 64% so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, Trong những năm gần đây vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà
nước cho đầu tư phát triển tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương sử dụng chưa
hiệu quả, còn thất thoát, lãng phí. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách cho Đầu tư phát triển tại
huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 – 2017”
• Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN tại huyện Ninh Giang, tỉnh
Hải Dương trong giai đoạn 2011-2013, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2014 – 2017.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các Dự án đầu tư phát triển từ vốn NSNN tại huyện
Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn
NSNN cho hoạt động ĐTPT tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương cũng như các
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN cho hoạt động đầu tư phát triển.
• Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng và hiệu quả hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN tại huyện
Ninh Giang, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2013. Trên cơ sở đó, kết hợp với định

hướng chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Hải Dương, đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Ninh Giang,
tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 – 2017.
• Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN.
- Sử dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN để đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội tại huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 -2013.
- Đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
5- Phương pháp nghiên cứu
Với những tài liệu thu thập được tôi sử dụng các phương pháp tổng hợp,
thống kê, so sánh…để đánh giá hiệu quả hoạt động ĐTPT từ nguồn NSNN tại
huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đồng thời đưa ra các giải pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động này.
6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
• Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đầu tư và ĐTPT bằng nguồn NSNN.
• Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê kết hợp với nguồn số liệu
phản ánh thực trạng hoạt động ĐTPT bằng nguồn NSNN tỉnh Hải Dương giai đoạn
2011-2013.
• Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTPT bằng nguồn
NSNN tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
Kết cấu luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Mục lục, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Vốn ngân sách cho đầu tư phát triển và hiệu quả sử dụng vốn
ngân sách cho đầu tư phát triển

Chương 2: Thực trạng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển tại huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2013
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển bằng
nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong giai
đoạn 2014-2017
• Dự kiến kế hoạch thực hiện
Dựa trên chương trình đào tạo và kế hoạch của khóa học, tác giả dự kiến:
• Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương hiện
nay tôi đã tiến hành nghiên cứu là lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn ngân sách tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong giai
đoạn 2014-2017”. Xây dựng đề cương tổng quát và đề cương chi tiết từ 11/2012
đến 2/2013.
• Sau khi đề cương luận văn được phê duyệt, tôi sẽ tiến hành thu thập các
nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp – dự kiến trong vòng 3 tháng.
• Dựa trên số liệu đã thu thập được và kiến thức của bản thân, tôi sẽ tiến
hành viết bản thảo lần 1 – dự kiến trong vòng 2 tháng.
• Bản thảo lần 2 – dự kiến 1 tháng.
CHƯƠNG I
VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
• Vốn ngân sách cho đầu tư phát triển
• Vốn ngân sách
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư của Liên Xô (cũ) (1971) cho rằng: “Ngân
sách là bảng liệt kê các khỏan thu và chi bằng tiền của Nhà nước trong một giai
đoạn nhất định; là mọi kế hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ một xí nghiệp, cơ
quan hoặc cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định”.
Từ điển Bách Khoa Toàn Thư về kinh tế của Pháp định nghĩa: “Ngân sách là
văn kiện được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các
nghiệp vụ tài chính (thu, chi) của một tổ chức công (Nhà nước, chính quyền, địa
phương, đơn vị công hoặc tư (doanh nghiệp, hiệp hội …) được dự kiến và cho

phép”.
Từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc định nghĩa: “Ngân sách nhà nước
là kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của nhà nước được xét duyệt theo trình tự
pháp định”.
Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng (1996) của Viện Nghiên cứu Tài chính
cho rằng: “Ngân sách được hiểu là dự toán và thực hiện mọi khoản thu nhập (tiền
thu vào) và chi tiêu (tiền xuất ra) của bất kỳ một cơ quan, xí nghiệp, tổ chức,
gia đình hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Riêng về khái niệm NSNN, hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau:
“Thuộc nhóm thứ nhất, thì NSNN là một bản dự toán thu chi trong năm của Nhà
nước. Cách quan niệm đó đúng về hình thức, nhưng đó chỉ là một giai đoạn của
quá trình ngân sách và cũng chưa thể hiện được vị trí của NSNN.
Một số tác giả thuộc nhóm thứ hai cho rằng, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung
của Nhà nước. Các quan niệm đó đúng ở chỗ, người ta đã thực thể hóa được
NSNN và cũng nêu lên được vị trí của NSNN so với các quỹ tiền tệ khác. Vì thực
tế cũng thường thấy, thu của Nhà nước đưa vào một quỹ tiền tệ và chi của Nhà
nước cũng xuất từ quỹ tiền tệ ấy. Nhưng các quan điểm này chưa phản ánh được
vị trí cân đối vĩ mô của NSNN trong nền kinh tế quốc dân.
Theo quan điểm thuộc nhóm thứ ba thì NSNN là hệ thống các quan hệ kinh
tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và phân
phối các nguồn tài chính. Chỗ đúng của quan niệm này là nói lên được NSNN
chứa đựng các quan hệ kinh tế, nhưng nó lại không nói lên được thực thể NSNN là
gì? Quan hệ kinh tế đó có phải là quan hệ tài chính – ngân sách không?
Các quan điểm trên không có sự khác nhau quá lớn, hoàn toàn có thể xích lại
gần nhau. Dựa trên cơ sở phân tích đó và quan sát hiện thực có thể khái niệm
NSNN như sau:
“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu - chi của Nhà nước đã được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Từ các tài liệu vừa nêu trên, có thể rút ra một số điểm đặc trưng của ngân

sách như sau:
- Ngân sách là một bảng liệt kê, trong đó dự kiến và cho phép thực hiện các
khỏan thu, chi bằng tiền của một chủ thể nào đó (Nhà nước, bộ, xí nghiệp, gia
đình, cá nhân).
- Ngân sách tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một
năm.
Hai điểm đặc trưng trên đây là cơ sở đểxác định khái niệm về ngân sách
nhà nước. Nói cách khác, về mặt khái niệm, có thể hiểu ngân sách nhà nước là dự
toán (kế hoạch) thu - chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là một năm).
Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XI, kỳhọp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 có hiệu lực thi hành từ
năm ngân sách 2004, cho rằng: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khỏan thu,
chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước”. Khái niệm này có thể coi là cơ bản nhất trong các khái niệm đã nêu trong
đềtài.
Năm ngân sách (còn được gọi là niên độ ngân sách hay năm tài chính hoặc
tài khóa), mà trong đó, dự toán thu, chi tài chính của Nhà nước đã được phê chuẩn
của quốc hội có hiệu lực thi hành. Hiện nay, ở tất cả các nước, năm ngân sách đều
có thời hạn bằng một năm dương lịch, nhưng thời điểm bắt đầu và kết thúc năm
ngân sách ở mỗi nước một khác. Đa số các nước, năm ngân sách trùng với năm
dương lịch tức là bắt đầu từ 01/01 kết thúc vào 31/12, như: Pháp, Bỉ, Hà Lan,
Trung Quốc, Lào, Triều Tiên, Malaisia, Philippin,…
Ở các nước khác, thời điểm bắt đầu và kết thúc năm ngân sách thường rơi
vào tháng 3, như: Apgranixtan (bắt đầu 21/3 năm trước và kết thúc vào 20/3 năm
sau), tháng 4, như: Anh, Nhật, Canada, Hongkong, Ấn Độ, Inđônêxia,
Singapore (bắt đầu 01/4 năm trước và kết thúc vào 31/3 năm sau),…
Việc quy định năm ngân sách hoàn toàn là ý định chủ quan của Nhà nước.
Tuy nhiên, ý định này cũng bắt nguồn từ những yếu tố tác động khác nhau, trong

đó có 2 yêu cầu cơ bản là:
- Đặc điểm hoạt động của nền kinh tếcó liên quan tới nguồn thu của NSNN.
- Đặc điểm hoạt động của cơ quan lập pháp (các kỳ họp của Quốc hội hoặc
Nghị viện để phê chuẩn NSNN).
Ở nước ta, năm ngân sách bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.
Điều này phù hợp với các kỳ họp của Quốc hội.
- Kỳhọp thứnhất vào tháng 6, thường dành đểxem xét tình hình chấp hành
NSNN.
- Kỳ họp thứ hai vào tháng 11, tháng 12 để thảo luận và phê chuẩn
NSNN năm tài chính tiếp theo.
• Vốn ngân sách cho đầu tư phát triển
Khái niệm về đầu tư phát triển
ĐTPT là việc đem một khoản vốn bằng tiền để thực hiện hoạt động đầu tư
tạo ra tài sản mới cho XH, nhằm mục đích phát triển về TSCĐ, nhân lực, sản
phẩm KHCN,…
Vốn dành cho ĐTPT phân chia theo thành phần kinh tế bao gồm kinh tế nhà
nước; kinh tế ngoài nhà nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn ĐTPT của
khu vực kinh tế nhà nước có: NSNN cấp phát dành cho ĐTPT; vốn vay (tín dụng
ĐTPT của nhà nước); vốn ĐTPT của DNNN có nguồn gốc từ NSNN. Luận án chỉ
nghiên cứu hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN bao gồm vốn NSNN cấp phát;
vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước và vốn ĐTPT của DNNN có nguồn gốc từ
NSNN.
Đầu tư phát triển bằng ngân sách Nhà nước.
Bản chất của ĐTPT trước hết là hoạt động đầu tư, nghĩa là nhà đầu tư bỏ ra
một khoản vốn nhằm mục đích thu được lợi ích. ĐTPT phải nhằm tới mục đích
phát triển, bao gồm cả phát triển tài sản vật chất, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực.
Về bản chất, ĐTPT khác với các loại đầu tư khác ở chỗ là ĐTPT trực tiếp làm
tăng tài sản thực cho người đầu tư, còn các loại đầu tư khác chỉ làm tăng giá trị
tài sản tài chính cho người đầu tư mà không trực tiếp làm tăng tài sản thực cho
người đầu tư. Như vậy ĐTPT có bản chất là tìm kiếm lợi ích và vì mục đích phát

triển.
Mục tiêu của ĐTPT là nhằm tìm kiếm lợi ích và phát triển. Lợi ích đó bao
gồm lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội. Lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội phải đặt trong
mối quan hệ chặt chẽ với đảm bảo môi trường. Người đầu tư bỏ vốn là kỳ vọng
đạt được lợi ích nhất định. Nhà nước quan tâm nhiều hươn đến lợi ích xã hội và
đảm bảo môi trường, phát triển bền vững, còn các nhà đầu tư khác quan tâm
nhiều hươn đến lợi ích kinh tế. Do vậy, trong ĐTPT, Nhà nước thường hướng
tới tối đa hoá phúc lợi XH, còn các nhà đầu tư khác hướng tới tối đa hoá lợi ích
kinh tế.
Như vậy, mục tiêu của ĐTPT từ nguồn vốn NSNN là tối đa hóa lợi ích kinh
tế, tối đa hóa phúc lợi xã hội và đảm bảo môi trường trong sự quan hệ chặt chẽ
với phát triển bền vững. ĐTPT từ nguồn vốn NSNN là hoạt động ĐTPT của Nhà
nước nhằm mục đích phát triển, cân đối vĩ mô, khắc phục khuyết tật của thị
trường, đảm bảo an sinh XH, hướng tới công bằng bình đẳng, SX hàng hóa
công…
• Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển
• Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt
được với tổng số vốn đầu tư đã được sử dụng để tạo ra các kết quả đó.
Để đánh giá toàn diện hoạt động đầu tư, ngoài chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu
tư, người ta còn sử dụng chỉ tiêu hiệu quả đầu tư. Hiệu quả của hoạt động đầu tư là
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thực hiện có kết quả cao
những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất.
Hiệu quả đầu tư được đánh giá theo các khía cạnh sau:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật,
hiệu quả xã hội, hiệu quả an ninh quốc phòng.
- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả: Hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng
doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương, toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Theo phạm vi lợi ích: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu
quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem trong phạm vi của một doanh nghiệp.

- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp: Hiệu quả trực tiếp, hiệu quả
gián tiếp.
• Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt
được với tổng số vốn đầu tư đã được sử dụng để tạo ra các kết quả đó.
Để đánh giá toàn diện hoạt động đầu tư, ngoài chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu
tư, người ta còn sử dụng chỉ tiêu hiệu quả đầu tư. Hiệu quả của hoạt động đầu tư là
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thực hiện có kết quả cao
những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất.
Hiệu quả đầu tư được đánh giá theo các khía cạnh sau:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật,
hiệu quả xã hội, hiệu quả an ninh quốc phòng.
- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả: Hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng
doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương, toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Theo phạm vi lợi ích: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu
quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem trong phạm vi của một doanh nghiệp.
- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp: Hiệu quả trực tiếp, hiệu quả
gián tiếp.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng hiệu quả đầu tư phát triển bằng ngân
sách Nhà nước.
1.3.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên
nhiên,… Điều kiện tự nhiên thuận lợi (mưa nắng thuận hòa, thời tiết ít khắc
nghiệt, đường giao thông ít phải cải tạo, ) góp phần làm cho nhà đầu tư giảm chi
phí đầu vào quá trình đầu tư, trong quá trình thực hiện dự án và đưa sản phẩm đầu
tư phục vụ cuộc sống. Điệu kiện tự nhiên thuận lợi làm tăng nhanh tốc độ thực
hiện dự án, tốc độ đưa sản phẩm đầu tư đến người tiêu dùng sản phẩm đầu tư góp
phần tạo ra hiệu quả đầu tư tốt.
1.3.2. Nhóm các yếu tố về kinh tế
• Chính sách kinh tế chung và chính sách đầu tư.

• Cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả ĐTPT.
• Quy hoạch, kế hoạch
• Điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng đến hiệu quả
ĐTPT từ nguồn vốn NSNN.
• Cơ chế đầu tư, cơ chế phân bổ nguồn lực và giám sát đầu tư:
• Thị trường
1.3.3. Nhóm các yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội, lịch sử, tập quán
• Xã hội ổn định về chính trị, an toàn, an ninh
• Sự ủng hộ của người dân vào các công cuộc đầu tư làm cho chi phí
đầu tư giảm trong nhiều nội dung.
• Những yếu tố như văn hoá, lịch sử, tập quán ít nhiều cũng tác động
kể cả trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư và hiệu quả ĐTPT.
1.3.4. Nhóm các yếu tố về năng lực của chủ đầu tư
Ba nhóm yếu tố nói trên tác động đến hiệu quả đầu tư thường mang tính
khách quan. Nhóm yếu tố về năng lực của chủ đầu tư, năng lực của chủ quản chủ
đầu tư thường mang tính chất chủ quan.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI
HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Tổng quan về huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương
2.1.1. Vị trí địa lý
Ninh Giang là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, nằm bên bờ sông Luộc và
tiếp giáp với các tỉnh lân cận là Thái Bình, Hải Phòng. Ninh Giang nằm ở đỉnh
phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, vị trí khoảng 20
o
43’vĩ Bắc,106
o
24’ kinh Đông;
phía Đông Nam giáp huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) qua sông Luộc, phía Bắc giáp

huyện Gia Lộc (Hải Dương), phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Miện (Hải Dương),
phía Đông Giáp huyện Tứ Kỳ, phía Nam qua sông Luộc giáp huyện Quỳnh Phụ
tỉnh Thái Bình. Theo đường bộ Trung tâm huyện Ninh Giang cách thành phố Hải
Dương 29 km, Hà Nội 87 km. Về đường bộ tiếp giáp và có các con đường chạy
qua 37A, 37B, 217
- Đi Hải Dương - Vĩnh Bảo bằng đường 37A
- Đi Quí Cao- Hải Phòng bằng đường 37B
- Đi Quỳnh Phụ Thái Bình bằng đường 217
- Đi Hưng Yên bằng tuyến sông Luộc
Ninh Giang cách biển 25 km(đường chim bay) Thời tiết khí hậu như Hải
Phòng và Thái Bình
• Địa hình
Địa hình đồng bằng có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc đến Đông Nam, Ninh
Giang thuộc vùng có địa hình thấp nhất tỉnh Hải Dương. Cốt đất chênh lệch trung
bình từ 1 – 1,5m, nơi thấp nhất 0,3m so với mực nước biển. Các xã ở phía bắc
huyện thường có địa hình cao hơn các xã phía nam. Tuy nhiên địa hình trong đồng
bằng cũng đa dạng, cao thấp xen kẽ.
• Khí hậu
Khí hậu của Ninh Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; mùa đông nhiệt
độ thấp và khô, mùa hè nóng, ẩm mưa nhiều. Theo số liệu quan trắc nhiều năm của
Trung tâm khí tượng thủy văn cho thấy:
Nhiệt độ trung bình năm 23,7
o
C, nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6 và tháng
7 khoảng 36
o
C đến 37
o
C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1
khoảng 10

o
C, có ngày xuống tới 6-7
o
C.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1600 – 1700 mm, tuy nhiên lượng mưa
phân bố không đều giữa các tháng trong năm, khoảng 80% lượng mưa trong năm
tập trung vào các tháng 7, 8 và tháng 9.
Độ ẩm không khí trung bình 85%.
Chế độ gió, bão: tốc độ gió trung bình từ 1,8 – 2m/s, mùa hạ chủ yếu là gió
Đông nam. Vào khoảng tháng 7, 8 thường xuyên xuất hiện khoảng 1 đến 2 cơn
bão, ảnh hưởng đến sản xuất của Hải Dương nói chung và huyện Ninh Giang nói
riêng.
Nhìn chung khí hậu của Ninh Giang tương đối thuận lợi cho việc phát triển
sản xuất nông nghiệp thâm canh, tang vụ đối với cây trồng hàng năm.
• Tài nguyên đất
Ninh Giang là huyện đồng bằng phí nam của tỉnh Hải Dương với tổng diện
tích tự nhiên là 13.610,10 ha bao gồm chủ yếu là đất phù sa sông của hệ thống
sông Hồng và sông Thái Bình. Có thể phân ra 03 nhóm đất chính là:
Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính, ít chua, có đặc điểm giàu dinh
dưỡng, hàm lượng mùn và lân tổng số, lân dễ tiêu từ trung bình đến giàu; pHkcl từ
7,2 – 7,4. Loại đất này nằm ở ngoài đê, thích hợp với việc trồng rau, màu và cây
công nghiệp ngắn ngày tập trung ở các xã Văn Giang, Hưng Long, Hồng Phúc,
Kiến Quốc, Hồng Phong, Hiệp Lực.
Đất phù sa không được bồi, không glây: Đây là loại đất chính của huyện,
chiếm gần một nửa diện tích đất canh tác hàng năm. Nhóm đất này thường phân bố
trên chân cao, vàn cao và vàn. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, hàm
lượng mùn từ trung bình đến khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu khá, độ chua
pHkcl từ 5,0 – 6,5. Đất này thường được sử dụng trồng 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa 1 vụ
màu, có khả năng thâm canh cao.
Đất phù sa không được bồi, có phân bố chủ yếu địa hình vàn thấp và trũng,

khả năng tiêu nước chậm, thành phần cơ giới thịt nặng, đất chua và nghèo lân dễ
tiêu, pHkcl từ 4,0 – 5,0. Đây là loại đất chuyên cấy 2 vụ lúa, cá biệt có một số diện
tích chỉ trồng được 1 vụ lúa xuân phân bố tập trung ở các xã Hoàng Hanh, Quang
Hưng, An Đức, Vạn Phúc.
• Tài nguyên nước:
Nguồn nước trên địa bàn huyện khá phong phú:
Nước mặt: Hệ thống sông ngòi và ao hồ trên địa bàn huyện có khả năng
cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên do huyện nằm ở
cuối hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, lại là vùng đất trũng nhất tỉnh nên hàng
năm thường bị úng ngập cục bộ vào mùa hè. Diện tích mặt nước ao hồ đầm ngoài
khả năng cung cấp nước còn có tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản , kể cả
những chân ruộng trũng.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá dồi dào, mạch nông, hiện đã được khai
thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư và sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên
chưa có công trình khảo sát đánh giá cụ thể về trữ lượng và chất lượng nước ngầm.
• Kinh tế
• Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2011 – 2013 tổng giá trị sản xuất (giá CĐ) tăng nhanh từ
994 tỷ đồng năm 2011 lên 1.197,8 tỷ đồng năm 2013. Tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 9,5%. Trong đó, công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân
cao nhất 17,08%. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng phù hợp với
sự tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 41,6% năm 2011 xuống còn 39,2%
năm 2013. Xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp trong thời gian tới là tăng
về chất lượng, năng suất. Ngành công nghiệp phát triển tương đối nhanh, nhất là
năm 2013 tốc độ phát triển của ngành công nghiệp – xây dựng đạt 21,7%. GTSX
ngành thương mại – dịch vụ tăng từ 334 tỷ đồng năm 2011 lên 415 tỷ đồng năm
2013.
Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế huyện Ninh Giang giai đoạn 2011 –
2013

Đơn vị: Tỷ đồng
Hạng mục 2011 2012 2013
Tổng GTSX (giá
CĐ)
994 1.088,5 1.197,8
1. Nông lâm thủy
sản
414 428,5 442
2. Công nghiệp
xây dựng
246 280 340,8
3. Thương mại
dịch vụ
334 380 415
Cươ cấu kinh tế
(%)
1. Nông nghiệp
thủy sản
41,6 40,00 39,2
2.Công nghiệp
xây dựng
28,8 29,00 29,8
3. Thương mại
dịch vụ
30,6 31 31
Tốc độ tăng
trưởng
8,5 9,5 10
1. Nông nghiệp
thủy sản

3,4 3,5 3,2
2.Công nghiệp
xây dựng
11,3 13,8 21,7
3. Thương mại
dịch vụ
13,3 13,8 9,2
(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm)
Nhìn chung, kinh tế huyện đã phát triển rất khả quan với một cơ cấu kinh tế
hợp lý, dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
• Thu, chi ngân sách giai đoạn 2011-2013
Thời kỳ 2011 -2013, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng 11,5%/năm.
Thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng khá. Tổng thu ngân sách nhà nước tăng từ
54,771 tỷ đồng năm 2011 lên 94,311 tỷ đồng năm 2013. Năm 2013, cơ cấu nguồn
thu bao gồm thu từ ngân sách trung ương (0,08%) và thu từ ngân sách địa phương
(99,91%). Thu ngân sách hàng năm tăng đều, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển.
Năm 2013, cơ cấu chi thường xuyên (66,88%) chi đầu tư phát triển (33,12%).
Chi ngân sách hàng năm từng bước đáp ứng yêu cầu đầu tư cho phát triển đào tạo,
y tế, văn hóa, an sinh xã hội, chi các chương trình mục tiêu.
2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển tại
huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Trong giai đoạn 2011 – 2013 tổng giá trị sản xuất (giá CĐ) tăng nhanh từ 994
tỷ đồng năm 2011 lên 1.197,8 tỷ đồng năm 2013. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
9,5%. Trong đó, công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất
17,08%. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng phù hợp với sự tăng
nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông
nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 41,6% năm 2011 xuống còn 39,2% năm
2013. Xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp trong thời gian tới là tăng về
chất lượng, năng suất. Ngành công nghiệp phát triển tương đối nhanh, nhất là năm
2013 tốc độ phát triển của ngành công nghiệp – xây dựng đạt 21,7%. GTSX ngành

thương mại – dịch vụ tăng từ 334 tỷ đồng năm 2011 lên 415 tỷ đồng năm 2013.
Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế huyện Ninh Giang giai đoạn 2011 –
2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Hạng mục 2011 2012 2013
Tổng GTSX (giá
CĐ)
994 1.088,5 1.197,8
1. Nông lâm thủy
sản
414 428,5 442
2. Công nghiệp
xây dựng
246 280 340,8
3. Thương mại
dịch vụ
334 380 415
Cươ cấu kinh tế
(%)
1. Nông nghiệp
thủy sản
41,6 40,00 39,2
2.Công nghiệp
xây dựng
28,8 29,00 29,8
3. Thương mại
dịch vụ
30,6 31 31
Tốc độ tăng
trưởng

8,5 9,5 10
1. Nông nghiệp
thủy sản
3,4 3,5 3,2
2.Công nghiệp
xây dựng
11,3 13,8 21,7
3. Thương mại
dịch vụ
13,3 13,8 9,2
(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm)
Nhìn chung, kinh tế huyện đã phát triển rất khả quan với một cơ cấu kinh tế
hợp lý, dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Kết quả, hiệu quả phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện
Ninh Giang, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2013
Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp – thủy sản của huyện đã đạt được
những thành tựu đáng kể, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. Tốc độ tăng trưởng
bình quân ngành nông nghiệp đạt 3,78%/năm ở mức cao so với mức tăng trưởng
bình quân của tỉnh. Năng suất lúa năm 2013 đạt 122 tạ/ha cao nhất từ trước đến
nay. Sản xuất theo vùng tập trung từng bước được quan tâm, đầu tư của nhân dân,
tạo được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Cơ giới hóa trong nông nghiệp
phát triển mạnh. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại, khu chăn nuôi
tập trung, đàn gia cầm tăng cả về số lượng và chất lượng. Diện tích nuôi trồng thủy
sản được khai thác và sử dụng có hiệu quả các khâu dịch vụ thực hiện tốt và phục
vụ kịp thời cho sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ và bảo vệ sản xuất nông
nghiệp tiếp tục được đầu tư, nâng cấp giúp nông dân yên tâm sản xuất.
Nhìn chung, ngành công nghiệp của huyện trong giai đoạn 2011 -2013 phát
triển tương đối nhanh. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011- 2013 là 10,04% nhỏ
hơn so với tỉnh (13,7%). Những ngành có tốc độ phát triển tương đối nhanh như
thêu dệt, chế biến gỗ, lâm sản, sản xuất giường tủ, bàn ghế, sản xuất thực phẩm đồ

uống.
Thực hiện chủ trưng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của huyện tăng nhanh qua các năm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do
huyện quản lý năm 2013 đạt 134,8 tỷ đồng.
Trong những năm 2011-2013, công tác đầu tư xây dựng cơ bản của huyện
tập trung vào việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng mới các hạng mục
công trình trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông, văn hóa
giáo dục, trụ sở làm việc Huyện đã tập trung xây dựng các công trình trọng điểm
như: Đền thờ Khúc Thừa Dụ, khu dân cư-dịch vụ-thương mại phía bắc thị trấn
Ninh Giang, trung tâm văn hóa thể thao thiếu nhi (giai đoạn 1). Các công trình đã
hoàn thành đang phát huy tác dụng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội huyện.
Phát triển kết cấu hạ tầng được triển khai tích cực. Tổng vốn đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện trong năm 2009-2013 ước đạt 464,8 tỷ
đồng. Chất lượng giáo dục, y tế ngày càng được nâng cao. Đến năm 2013 toàn
huyện có hơn 500 học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Năm 2013 có 22,3
cán bộ y tế/1 vạn dân đạt 89,2%, có 3,35 bác sỹ/1 vạn dân đạt 74,4%. Các hoạt
động văn hóa, thể thao được quan tâm và diễn ra sôi nổi. Trong 3 năm 2011-2013
xây mới 68 nhà văn hóa thôn, khu dân cư, nâng tổng số lên 105 thôn, khu phố có
nhà văn hóa. Toàn huyện có 24 đội văn nghệ xã, 94 đội văn nghệ thôn, khu phố,
285 loại hình CLB, có 212 di tích, trong đó có 8 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 5 di
tích xếp hạng cấp tỉnh. Các chính sách xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân cơ
bản được ổn định từng bước được nâng cao, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã
hội ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố và giữ vững.
2.3. Nhận xét
2.3.1. Đánh giá chung
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2011 – 2013 theo quyết định số
2999/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Hải Dương “về việc
giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2013 cho huyện Ninh Giang” có thuận lợi
nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Thuận lợi đó là sự linh hoạt của cơ chế tài chính
nhà nước, sự quan tâm của lãnh đạo Huyện ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND, sự

chỉ đạo kiên quyết, toàn diện của UBND huyện và sự cố gắng của các cơ quan làm
công tác ngân sách. Khó khăn đó là tỷ lệ lạm phát cao, giá cả các mặt hàng thiết
yếu không ổn định, chính sách điều chỉnh tài chính của nhà nước, các chỉ tiêu kinh
tế tài chính vĩ mô tăng trưởng chậm và không đạt kế hoạch đề ra, việc thực hiện
chính sách ưu đãi, miễn giảm, gia hạn thuế… tình hình thiên tai đột biến khó
lường. Chế độ chính sách về tiền công, tiền lương, các quy định về tài chính về
định mức chi tiêu thay đổi nhiều. Việc quy hoạch sử dụng đất của trung ương, tỉnh
giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015 cũng chưa được thực
hiện, đặc biệt năm 2013 là việc giao dự toán của tỉnh là chưa sát với tình hình
chung và của Ninh Giang nói riêng. Xong Đảng bộ và nhân đân huyện Ninh Giang
đã khắc phục khó khan hoàn thành tốt nhiệm vụ ngân sách năm 2013 góp phần
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng địa phương.
2.3.2. Ưu điểm
Đã thực hiện việc công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý ngân sách
theo đúng quy định của luật phòng chống tham nhũng.
Quản lý chặt chẽ các nguồn thu, triển khai kịp thời đạt hiệu quả cao các sắc
thuế mới, bảo đảm thu đúng, thu đủ tận dụng nguồn thu để tăng thu cho NSNN.
Đảm bảo các quy định của luật ngân sách, kỷ luật tài chính trong quản lý thu
chi ngân sách.
Hoàn thành kế hoạch chi thường xuyên ngân sách địa phương cho tất cả các
nội dung và chỉ tiêu (không còn nợ lương, sinh hoạt phí, phụ cấp) năm 2011-2013.
Năm 2013 phát sinh nhiều chế độ, quy định mới về tài chính nhưng các cơ
quan, địa phương đã chủ động được nguồn, chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho các
cá nhân và tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước.
Hoàn thành nhiệm vụ chính trị của huyện, tạo được sự đồng thuận cho cá
nhân, tổ chức thụ hưởng ngân sách huyện, tạo lòng tin trong nhân đân.
2.3.3. Tồn tại
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn: Kết quả quy vùng sản
xuất tập trung còn hạn chế, diện tích lúa lai và diện tích rau màu đạt thấp. Việc
trồng cây vụ đông chưa phát triển mạnh. Chăn nuôi thiếu quy hoạch đồng bộ, việc

xử lý môi trường thú y chưa được cao, sản xuất chăn nuôi hiện nay vẫn là quy mô
nhỏ lẻ. Công tác phòng chống lụt bão của một số địa phương chưa chủ động. Công
tác bảo đảm vệ sinh môi trường nông nghiệp còn hạn chế. Rác thải sinh hoạt chưa
được thu gom và xử lý triệt để.
Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô còn nhỏ bé,
chưa có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu trong phát triển các ngành nghề truyền
thống, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy, chưa tạo được bước đột phá
trong việc thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh trang,
mở rộng thị trường.

×