Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ktra 1 tiet HK1,2 cong nghe 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.78 KB, 2 trang )

Trường THCS TT Cửa Việt KIỂM TRA 1 tiết CÔNG NGHỆ 7 – HK1
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của trồng trọt ?
A. Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn để đảm bảo đủ ăn và có dự trữ
B. Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc làm thức ăn cho con người
C. Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt cung cấp thịt, trứng cho con người.
D. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su để lấy nguyên liệu cho xuất khẩu
Câu 2. Vai trò của đất đối với cây trồng là:
A.Cung cấp nước, ôxi
B. Cung cấp nước, ôxi, giữ cho cây đứng vững
C. Cung cấp nước, ôxi, chất dinh dưỡng và giữ cho cây đứng vững
D. Cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng
Câu 3. Các thành phần của đất trồng gồm:
A. Phần rắn và phần khí B. Phần lỏng và phần khí
C. Phần rắn và phần lỏng D. Phần rắn, phần lỏng và phần khí
Câu 4. Một mẫu đất có pH = 7,2
A. Đó là đất chua B. Đó là đất kiềm. C. Đó là đất trung tính D. Không xác định được
Câu 5. Phân chuồng thuộc nhóm nào sau đây:
A. Phân hữu cơ B. Phân hoá học C. Phân vi sinh D. Nhóm khác
Câu 6. Nitragin thuộc nhóm nào sau đây:
A. Phân hữu cơ B. Phân hoá học C. Phân vi sinh D. Nhóm khác
Câu 7. Khô dầu dừa thuộc nhóm nào sau đây:
A. Phân hữu cơ B. Phân hoá học C. Phân vi sinh D. Nhóm khác
Câu 8. Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại
mạnh nhất?
A. Trứng B. Sâu non C. Nhộng D. Sâu trưởng thành
Câu 9. Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh
nhất?
A. Trứng B. Sâu non C. Nhộng D. Sâu trưởng thành
Câu 10. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại nào sau đây có tác dụng diệt trừ sâu bệnh hại
nhanh nhưng dễ gây độc cho người, làm ô nhiễm môi trường…


A. Biện pháp thủ công B. Biện pháp hoá học
C. Biện pháp sinh học D. Biện pháp kiểm dịch thực vật
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Vẽ sơ đồ sản xuất giống cây trồng bằng hạt ?
Câu 2. Những dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại ?
Câu 3. Tại sao khi chiết cành, người ta thường dùng ni_lông bó kín bầu đất lại ?
Trường THCS TT Cửa Việt KIỂM TRA 1 tiết CÔNG NGHỆ 7 – HK2
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Biện pháp kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm là:
A. Đốt hạt B. Kích thích hạt bằng nước ấm C. Tác động bằng lực D. Cả A, B và C
Câu 2. Quy trình gieo hạt được tiến hành theo trình tự các bước:
A. Gieo hạt, che phủ, lấp đất, tưới và bảo vệ luống gieo
B. Gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới và bảo vệ luống gieo
C. Gieo hạt, tưới và bảo vệ luống gieo, che phủ, lấp đất
D. Tưới và bảo vệ luống gieo, gieo hạt, che phủ, lấp đất
Câu 3. Thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc:
A. Mùa xuân B. Mùa thu C. Mùa mưa D. Mùa xuân và mùa thu
Câu 4. Sau khi trồng cây gây rừng bao nhiêu tháng thì phải tiến hành chăm sóc cây?
A. 1 đến 2 tháng B. 2 đến 6 tháng C. 1 đến 3 tháng D. 3 đến 6 tháng
Câu 5. Phải chăm sóc cây rừng bao nhiêu năm sau khi trồng?
A. 2 năm B. 3 năm C. 4 năm D. 5 năm
Câu 6. Đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
A. Không đồng đều, theo giai đoạn B. Theo giai đoạn và theo chu kì
C. Không đồng đều và theo chu kì D. Không đồng đều, theo giai đoạn và theo chu kì
Câu 7. Biến đổi nào của vật nuôi không thuộc sự sinh trưởng?
A. Gà mái bắt đầu đẻ trứng B. Thể trọng của lợn con từ 5kg tăng lên 8kg
C. Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa D. Xương ống chân của bê dài thêm 5cm
Câu 8. Chọn phối giữa con đực và con cái nào là phương pháp nhân giống thuần chủng?
A. Lợn đực Móng Cái và lợn cái Ba Xuyên B. Lợn đực Lanđơrat và lợn cái Lanđơrat
C. Lợn đực Lanđơrát và lợn cái Móng Cái D. lợn Ỉ đực và lợn cái Ba Xuyên

Câu 9. Thức ăn vật nuôi nào sau đây có nguồn gốc từ động vật?
A. Bột cá B. Cám gạo C. Bột sắn D. Khô dầu đậu tương
Câu 10. Thức ăn giàu gluxit là:
A. Bột cá B. Rơm lúa C. Khoai lang củ D. rau muống
Câu 11. Thức ăn giàu protein là:
A. Khoai lang củ B. Rơm lúa C. Bột cá D. Rau muống
Câu 12. Thức ăn thô xanh là:
A. Rơm lúa B. Bột cá C. Hạt ngô vàng D. Khô dầu lạc
II. Tự luận
Câu 1. Điền vào chỗ trống các câu dưới đây về kết quả của sự tiêu hóa thức ăn.
Nước được cơ thể hấp thụ(1) Protein được
cơ thể hấp thụ dưới dạng các(2) Lipit được hấp thụ dưới dạng
các (3) (4) được cơ thể hấp thụ dưới dạng
đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các (5) Các
(6) được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
Câu 2. Nêu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn?
Câu 3. Nêu các loại khai thác rừng?
Câu 4. Quy trình trồng cây con có bầu?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×