ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
A. Câu hỏi:(4 đ)
Câu 1: ( 1 điểm)
Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như
sau:
- Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng
nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu
trước.
- Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Câu 2: ( 1 điểm) Có thể có nhiều cách nói khác nhau, trên đây chỉ là một trong những
cách nói mang tính gợi ý.
Khi muốn bạn ra về để kịp phụ mẹ nấu cơm vì chiều còn phải đi học, em có thể nói với
Trang theo hàm ý:
- Có lẽ bọn mình ngồi chơi lâu rồi đấy nhỉ?
Hoặc nói: - Trang ơi, 9 giờ rồi đấy
Nếu như Trang không hiểu hàm ý của em, em có thể nói thẳng ra điều mình muốn theo
cách nói tường minh.
- Bây giờ 9 giờ rồi, mình phải về phụ mẹ nấu cơm để kịp chiều đi học!.
- Trang ơi, về thôi vì mình còn phải phụ mẹ nấu cơm để còn kịp buổi
chiều đi học!.
Câu 3: ( 2 đ). Học sinh có thể lần lượt trình bày theo những gợi ý sau:
Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực
hành và khả năng sáng tạo còn hạn chế do lối học chay, học vẹt…
Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng những quy định nghiêm ngặt
của công việc là cường độ khẩn trương, thường hành động theo phương châm “ nước đến chân
mới nhảy”.
Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc “ nhiễu điều phủ lấy giá gương” nhất là trong công cuộc
chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại hay đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường
ngày.
Thích ứng nhanh nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, kì thị với sự kinh
doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thích tỏ ra
“khôn vặt”, “ bóc ngắn, cắn dài”, không coi trọng chữ tín…
B. Làm văn: ( 6 đ)
I/ Đề 1:
1/ Hình thức: ( 1 đ)
- Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Lời văn trong sáng, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp….
- Xác định đúng thể loại: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
2/ Nội dung: Học sinh có thể lần lượt trình bày theo gợi ý sau:
a/ Mở bài: ( 0,5 đ)
Nêu khái quát hiện tượng và thái độ của bản thân trước hiện tượng này.
b/ Thân bài: ( 4 đ)
* Tính hấp dẫn của các trò chơi điện tử:
- Những năm gần đây, trò chơi điện tử trở thành một thú tiêu khiển mới mẻ, hấp dẫn, phù
hợp với lối sống hiện đại , thu hút nhiều thanh thiếu niên tham gia.
- Cũng không phủ nhận những yếu tố tích cực của trò chơi điện tử:
+ Hình ảnh sinh động, âm thanh mới lạ, phong phú lại rẻ tiền, dễ thực hiện….
+ Giúp tư duy được nhạy bén, năng động hơn.
+ Phù hợp với nhu cầu thích khám phá của thanh thiếu niên.
+ Nêu một số trò chơi hiện nay được giới trẻ yêu thích.
* Những điều đáng lo ngại:
- Tác hại:
+ Nhiều trò chơi mang tính bạo lực, có ảnh hưởng xấu việc phát triển nhân cách nhất là
đối với học sinh.
+ Những thiết bị điện tử gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe….
+ Vì quá say mê nên thanh thiếu niên sao nhãng việc học, sức khỏe giảm sút… thậm chí
nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.
- Nguyên nhân:
+ Thanh thiếu niên chưa nhận thức được tác hại của trò chơi điện tử.
+ Thiếu tự giác, ý thức học tập chưa tốt.
* Những đề nghị:
- Mải chơi điện tử mà bỏ bê việc học là việc đáng phê phán và cần phải chấn chỉnh ngay.
- Là hiện tượng xã hội cần sự quan tâm đúng mức, đồng bộ giữa nhà trường – gia đình –
xã hội…
c/ Kết bài: ( 0,5 đ)
- Đây là thứ trò chơi hấp dẫn của giới trẻ nhưng nếu quá mải mê sẽ dẫn đến nhiều tác hại,
sai lầm.
- Nêu phương hướng của bản thân.
I/ Đề 2:
1/ Hình thức: ( 1 đ)
- Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Lời văn trong sáng, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp….
- Xác định đúng thể loại: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2/ Nội dung: Học sinh có thể lần lượt trình bày theo gợi ý sau:
a/ Mở bài: ( 0,5 đ)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát nội dung tác phẩm
b/ Thân bài: ( 4 đ)
- Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu.
+Tín hiệu của sự chuyển mùa: ngọn gió se, hương ổi…
+Tâm trạng ngỡ ngàng của tác giả: Chú ý từ ngữ bỗng, hình như.
- Những chuyển biến trong không gian lúc sang thu được tác giả cảm nhận bằng nhiều
yếu tố, nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế: Hương ổi, sương đầu thu, dòng sông trôi
thanh thản….
- Nghệ thuật ẩn dụ: tiếng sấm ( những biến đổi bất thường của cuộc đời), hàng cây đứng
tuổi ( con người từng trãi).
c/ Kết bài: ( 0,5 đ)
Nêu giá trị tác phẩm và tài năng của tác giả.
Lưu ý: Tùy theo nội dung diễn dạt và cách trình bày của học sinh, giáo viên có thể
điều chỉnh thang điểm cho phù hợp với bài viết của các em.