Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BỆNH HỌC TẠNG TÂM - TIỂU TRƯỜNG TÂM BÀO - TAM TIÊU (Kỳ 6) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.87 KB, 6 trang )

BỆNH HỌC TẠNG TÂM - TIỂU TRƯỜNG -
TÂM BÀO - TAM TIÊU
(Kỳ 6)
II. NHỮNG BỆNH CHỨNG TÂM - TIỂU TRƯỜNG
A. BỆNH CHỨNG TẠNG TÂM
Tâm bao gồm Tâm âm và Tâm dương, Tâm huyết và Tâm khí. Tâm là vị
đại chủ, đứng đầu hoạt động Tạng phủ của cơ thể. Do vậy, bệnh lý tổn thương
tạng Tâm bao gồm 2 nhóm:
- Nhóm đơn bệnh:
. Tâm huyết uất trệ.
. Đàm hỏa nhiễu Tâm. Đàm mê tâm khiếu.
. Tâm huyết hư.
. Tâm âm hư. Tâm hỏa thượng cang.
. Tâm khí hư.
. Tâm dương hư.
- Nhóm hợp bệnh:
. Tâm tỳ hư.
. Tâm Thận bất giao.
. Tâm Phế khí hư.
B. BỆNH CHỨNG PHỦ TIỂU TRƯỜNG
Tiểu trường hư hàn.
1. Tâm huyết uất trệ:
a. Bệnh nguyên:
- Do đờm trọc (sản vật bệnh lý do khí hư hoặc dương hư sinh ra).
- Do tình chí bị kích động gây khí uất.
b. Bệnh sinh:
Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền
tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm
trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.
Hoặc tình chí bị kích động làm cho khí uất, cũng ảnh hưởng đến sự vận
hành của huyết. Mà huyết dịch là cơ sở cho sự hoạt động của thần chí. Khi Huyết


dịch vận hành bị uất trệ, ngưng tụ sẽ sinh ra chứng đau tức, dấu ứ huyết.
c. Triệu chứng lâm sàng:
- Nặng đầu, đau đầu, chóng mặt. Hồi hộp, đánh trống ngực.
- Đau vùng trước ngực, đau cấp ở tim. Bức rức, nặng mỏi, tê buốt ở chi.
Tiểu đậm màu, lưỡi đỏ, có vết tím bầm. Mạch tế hoặc sác.
- Nếu nặng hơn: tay chân lạnh, vã mồ hôi. Mặt môi xanh tím. Đau tức ngực,
nghẹt thở.
d. Bệnh chứng YHHĐ thường gặp:
- Cơn đau thắt ngực.
- Thiếu năng vành.
e. Pháp trị:
- Hoạt huyết, khử ứ, hành khí, chỉ thống.
- Thông dương hóa ứ.
- Nếu nặng: hồi dương cứu nghịch, ích khí, sinh mạch.
* Phân tích bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cải thác)
Tác dụng: Hoạt huyết, khử ứ, hành khí, chỉ thống.
Chủ trị: Huyết ứ, các chứng đau không cho nắn vào hoặc thân mình có
huyết ứ đọng lại thành hòn, ban lưỡi đen, đại tiện đen mà ít.
Phân tích bài thuốc
Vị thuốc Dược lý YHCT Vai trò
của các vị thuốc
Đương
quy
Ngọt, cay, ấm. Dưỡng huyết, hoạt huyết,
nhuận táo, hoạt trường, điều huyết.
Quân
Sinh địa
Hàn, ngọt, đắng. Dưỡng âm, dưỡng huyết. Quân
Đào
nhân

Đắng, ngọt, bình. Hoạt huyết, thông kinh. Thần
Hồng
Hoa
Cay, ấm. Phá ứ huyết, sinh huyết, thông kinh. Thần
Xuyên
khung
Đắng, ôn.
Hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, khu phong.

Sài hồ
Đắng hàn. Tả nhiệt, giải độc, thăng đề. Tá
Trần bì
Cay, đắng, ôn. Hành khí, hóa đờm, táo thấp. Tá
Chỉ xác
Cay, đắng, chua, hàn. Lý khí, khoan hung. Tá
Ngưu tất
Chua, đắng, bình.
Hoạt huyết, thông kinh, giải độc thấp nhiệt.

Cát cánh
Ngọt, đắng, cay, bình. Thông khí Phế, tiêu
đờm, lợi hầu họng, bài ung, giải độc

Cam
thảo
Ngọt, bình. Điều hòa các vị thuốc. Sứ
Bài này do Vương Thị Trù lập ra để chữa huyết ứ ở ngực, huyết hành
không thông lợi. Ngực đau, đầu đau không khỏi, đau như kim châm, chỗ đau cố
định hoặc nấc lâu không khỏi, hoặc uống nước thì sặc, nôn khan, hoặc trống ngực
hồi hộp, hoặc đêm ngủ không được, ngủ không yên giấc, dễ cáu gắt, lưỡi có điểm

tím, rìa lưỡi có huyết ứ, hai mắt thâm quầng tím. Mạch sáp hoặc huyền khẩn.

×