Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH (Kỳ 4) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.91 KB, 5 trang )

BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH
(Kỳ 4)

4. Phospho hữu cơ:
Xảy ra trước đây trong kỹ nghệ làm thuốc sát trùng, hiện nay thấy trong kỹ
nghệ nhựa. Bệnh cảnh lâm sàng là viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác -
vận động, thường có kèm tổn thương trung ương với biểu hiện của tổn thương
tháp. Điều trị bằng Atropin chỉ có tác dụng trên hội chứng cholinergic, không có
giá trị đối với viêm đa dây thần kinh.

5. Chì:
Bệnh cảnh lâm sàng là viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn vận động biểu
hiện chủ yếu ở chi trên, các cơn đau bụng, kèm thể trạng suy giảm, mệt mỏi, gầy,
kém ăn. Xét nghiệm máu thường có thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ. Chẩn
đoán xác định bằng đo lượng chì trong máu và nước tiểu. Điều trị với
Penicillamine, EDTA.

6. Thallium:
Thường xuất hiện với bệnh cảnh viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm
giác kèm đau, rối loạn tiêu hóa, viêm thần kinh hậu nhãn cầu và tổn thương thần
kinh trung ương.

7. Rượu: viêm đa dây thần kinh do rượu xảy ra trên 40% người nghiện
rượu.
- Bệnh cảnh lâm sàng là viêm đa dây thần kinh có rối loạn cảm giác và vận
động, diễn tiến âm thầm.
- Triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở phần xa của chi dưới: vọp bẻ về đêm, tê
bàn chân, đi mau mệt, đau khi bóp các cơ.
- Mất phản xạ gân cơ xuất hiện sau đó, giảm cảm giác ở vùng xa. Trong thể
điển hình, bệnh nhân thường than phiền đau ở bàn chân và chân. Đau kiểu nóng
rát thường xuyên, liên tục với những cơn đau như điện giật. Yếu liệt các nhóm cơ


cẳng chân trước làm xuất hiện dấu bàn chân rớt.
- Khám lâm sàng có giảm cảm giác kiểu mang tất (ở chi dưới), kiểu mang
găng (ở chi trên). Rối loạn cảm giác bản thể ít rõ rệt. Teo cơ, rối loạn dinh dưỡng,
giảm hoặc mất phản xạ gân cơ.
- Chẩn đoán nhờ vào điện cơ. Dịch não tủy thường bình thường, đôi khi
đạm có thể tăng.
- Điều trị với sinh tố, chế độ ăn giàu đạm, giảm đau với các thuốc
Tricyclique.

C. VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH DO THIỂU DƯỠNG:

1. Viêm đa dây thần kinh do thiếu sinh tố nhóm B (B1, B6, B8, B12, Folic
acid …):
Những trường hợp bệnh do thiếu sinh tố nhóm B, có thể xuất hiện đơn độc
hoặc kết hợp với thiếu đạm và năng lượng, là nguyên nhân của những bệnh lý
viêm đa dây thần kinh và bệnh não cấp.
- Trong tất cả các trường hợp đều có sự hiện diện của rối loạn cảm giác chủ
quan, chủ yếu biểu hiện ở phần xa của chi như vọp bẻ, tăng cảm giác đau (nhất là
cảm giác nóng rát lòng bàn tay, bàn chân), đôi khi rất dữ dội và đặc biệt.
- Khám lâm sàng phát hiện rối loạn vận mạch, rối loạn cảm giác ở phần xa
của chi (cả cảm giác nông và sâu). Mất phản xạ gân cơ. Dấu vận động biểu hiện rõ
ở chi trên và nhóm cơ nâng bàn chân làm xuất hiện teo cơ cẳng tay và vùng mặt
ngoài cẳng chân.

2. Viêm đa dây thần kinh do thiếu sinh tố PP hay Niacine:
Thiếu sinh tố PP có thể làm xuất hiện một bệnh cảnh viêm đa dây thần kinh
và trong trường hợp nặng có thể xuất hiện bệnh cảnh pellagra điển hình gồm tam
chứng: sang thương ngoài da, tiêu chảy, rối loạn ý thức (ảo giác, lú lẫn).
Bệnh cảnh chỉ xuất hiện trong trường hợp chế độ ăn vừa thiếu PP vừa thiếu
Tryptophane (có vai trò trong tổng hợp PP nội sinh). Bệnh thường thấy trong một

vài trường hợp ung thư ruột non khi 60% Tryptophane bị biến đổi sang
Sérotonine.

3. Viêm đa dây thần kinh do thiếu sinh tố E (Tocopherol):
Bệnh cảnh thường xuất hiện chung với sự thiếu hụt nhiều loại sinh tố khác.
Bệnh cảnh xuất hiện là viêm đa dây thần kinh diễn tiến âm thầm, kết hợp với liệt
phối hợp vận động mắt, thất điều thứ phát do teo vỏ tiểu não và giảm thị lực do tổn
thương võng mạc (trầm trọng thêm khi có thiếu sinh tố A phối hợp).

×