Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI MÔN SỬ HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.63 KB, 3 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 12 THPT
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN DÀNH CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm) Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” (1965 - 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt
Nam.
Câu 2. (4,0 điểm) Đảng ta đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào? Trình bày
diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân 1975.
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Học sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu3b)
Câu 3 a: Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Đảng ta chủ trương tiến hành đường lối đổi mới trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
Trình bày những thành tựu về kinh tế - xã hội của nước ta qua thực hiện kế hoạch 5 năm
1986 – 1990.
Câu 3 b: Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta thể hiện ở những văn kiện nào?
Phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến đó.
(Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.)

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 12 THPT
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN DÀNH CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7,0 điểm)
Câu 3. (3,0 điểm) Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” (1965 - 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt


Nam.
Câu 4. (4,0 điểm) Đảng ta đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào? Trình bày
diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân 1975.
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Học sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu3b)
Câu 3 c: Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Đảng ta chủ trương tiến hành đường lối đổi mới trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
Trình bày những thành tựu về kinh tế - xã hội của nước ta qua thực hiện kế hoạch 5 năm
1986 – 1990.
Câu 3 d: Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta thể hiện ở những văn kiện nào?
Phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến đó.
(Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.)
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 12 THPT
HƯỚNG DẪN CHẤM
- Học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành
1,0).
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu Đáp án Điểm
Câu I
(3,0 điểm)
- Giống nhau:
+ Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.

+ Đều tàn phá và gây tan thương cho nhân dân ta.
+ Đều phối hợp hoạt động quân sự với chính trị, ngoại giao.
+ Đều nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
- Khác nhau:
0,50
0,25
0,25
0,25
Chiến tranh cục bộ
- Được tiến hành bằng quân viễn
chinh Mĩ, quân đồng minh và
quân đội Sài Gòn (quân Mĩ giữ
vai trò quan trọng).
- Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu vừa
cố vấn chỉ huy.
- Mở rộng đến miền Bắc.
Việt Nam hóa chiến tranh
- Lực lượng tham gia chủ yếu là
quân Sài Gòn, có sự phối hợp về
hỏa lực và không quân của Mĩ và
đồng minh.
- Mĩ vừa cố vấn chỉ huy vừa phối
hợp chiến đấu.
- Mở rộng ra toàn Đông Dương.
Câu II
(4,0 điểm)
- Chủ trương, kế hoạch:
+ Nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ nếu thời cơ đến vào
đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam
trong năm 1975.

+ Cần phải tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về
người và của cho nhân dân.
- Diễn biến:
+ Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ
Chính trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam trước mùa
mưa, đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định là “Chiến dịch
Hồ Chí Minh”.
+ Trước khi bắt đầu chiến dịch, quân ta tiến công Xuân Lộc và Phan
Rang.
+ 17 giờ ngày 26 – 4, quân ta nổ súng bắt đầu chiến dịch.
+ 10 giờ 45 phút ngày 30 – 4, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc
Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng
không điều kiện.
+ 11 giờ 30 phút ngày 30 – 4 – 1975, lá cờ cách mạng tung bay trên
Dinh Độc Lập.
- Kết quả, ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Đây là thắng
lợi lớn nhất, oanh liệt nhất của quân dân ta trong 21 năm kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho giải phóng hoàn toàn
các tỉnh còn lại ở nam Bộ.
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
Câu III.a
(3,0 điểm)
- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Trong nước: Việc thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 –
1980 và 1981 – 1985 tuy đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng
0,50
ĐỀ CHÍNH THỨC
gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước
hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội…
+ Thế giới: Có nhiều thay đổi do tác động của cuộc cách mạng khoa
học – kĩ thuật, cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa khác…
- Những thành tựu về kinh tế - xã hội:
+ Về lương thực – thực phẩm: Từ chỗ thiếu ăn, đến năm 1989 đã đáp
ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu…
+ Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng
và lưu thông thuận lợi…
+ Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô,
hình thức…
+ Kiềm chế được một bước đà lạm phát…
+ Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước…
* Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, phù hợp.
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
Câu III.b
(3,0 điểm)
- Thể hiện ở những văn kiện:

+ Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương
Đảng ra ngày 12 – 12 – 1946.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày
19 – 12 – 1946.
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Đông Dương Trường Chinh (9 – 1947).
- Nội dung cơ bản: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và
tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
+ Kháng chiến toàn dân: Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm
của dân tộc, từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của
chủ nghĩa Mác – Lênin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch
Hồ Chí Minh…
+ Kháng chiến toàn diện: Đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự,
chính trị, kinh tế, văn hóa…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp…
+ Kháng chiến lâu dài: Do tương quan lực lượng lúc đầu không có lợi
cho ta. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch
yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại địch.
+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế:
Mặc dù ta rất coi trọng sự giúp đỡ của bên ngoài nhưng vẫn theo đúng
phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh…, sự giúp đỡ bên
ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.
0,50
0,50
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×