Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Di San Văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 42 trang )

DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI :Nhà hát opera Sydney (Australia) được
coi là công trình kiến trúc có ảnh hưởng lâu dài. Ảnh: AP.
Khu khảo cổ ở Samarra (Iraq) được bổ sung vào danh sách và ngay lập tức
được xếp là di tích đang gặp nguy hiểm. Ảnh: AFP.
Lope-Okanda ở Gabon nằm trong danh sách của UNESCO nhờ sự hòa trộn độc đáo giữa
văn hóa và thiên nhiên. Nơi đây rất phong phú về các loài động thực vật. Ảnh: BBC.
Khu kiến trúc Red Fort của Ấn Độ - hoàn thành năm 1648 - được tôn vinh vì nó phản ánh
giai đoạn lịch sử từ thời Mughal cho đến khi giành độc lập của nước này. Ảnh: AP.
Twyfelfontein ở Namibia, nơi tập trung nhiều bức khắc trên đá nhất ở châu Phi, là
di sản thế giới đầu tiên ở nước này. Ảnh: BBC.
Thành phố Pháp Bordeaux nằm trong danh sách nhờ có kiến trúc đô thị quy mô thuộc loại
lớn nhất ở châu Âu thế kỷ 18. Ảnh: AFP.
Làng Diaolou ở Kaiping, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc có tới 1.800 tòa tháp được xây lên
để chống nạn cướp phá cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ảnh: BBC.
Thành phố Corfu của Hy Lạp cũng ở trong danh sách này. UNESCO hy vọng sẽ phối hợp
cùng chính phủ các nước để bảo vệ các công trình có ý nghĩa văn hóa quan trọng đối với
thế giới.
Di sản văn hóa VN đuộc UNESCO công nhận
* Kinh đô Huế
Kinh đô Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam. Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở xứ
Đàng Trong, của vua Quang Trung và 13 đời vua Nguyền sau này. Là kinh đô một thời của Việt Nam, Huế nổi tiếng với một hệ thống những
đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc hết sức nguy nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi sông thơ mộng. Bên cạnh đó, Huế
còn là trung tâm văn hóa của cả nước bởi ở đây vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống hết sức đặc trưng của đất kinh kỳ. Quần
thể di tích cố đô và lăng tẩm các vua triều Nguyễn Huế đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận
là Di sản văn hoá thế giới năm 1993
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là
cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng ngàn đảo đá
muôn hình vạn trạng với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn
là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng
cây nhiệt đới cùng với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ


Long là Di sản Thiên nhiên thế giới. Đến năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản thế giới về các giá trị
địa chất, địa mạo và lịch sử văn hóa.
* Khu di tích Mỹ Sơn
Khu di tích Mỹ Sơn là một di sản tọa lạc ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh quảnt Nam. Đây là một tổ hợp bao gồm nhiều đền đài
Chămpa nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km được bao bọc bởi đồi núi. Nơi đây từng là nơi tổ chức cúng tế của
vương triều Chămpa. Với hơn 70 đền tháp được thiết kế theo lối kiến trúc Chămpa, đây được coi là một trong những trung tâm đền
đài chính của đạo Hindu (Ấn Độ giáo) ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Với những giá trị độc
đáo như trên, năm 1999 Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một khu phố cổ được hình thành từ thế kỷ XVI-XVII, trước đây là
thương cảng của miền Trung. Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm
nhiều loại hình như: nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ kết hợp với đường giao thông ngang
dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương Đông thời Trung đại. Cùng cuộc sống
thường ngày của cư dân với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì một cách khá bền vững, Hội An hiện là một bảo
tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị thời phong kiến. Phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999.
*Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một khu bảo tồn thiên nhiên tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đặc trưng của vườn quốc
gia này là các kiến tạo đá vôi, các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới.
Đặc biệt, ngoài hệ thống sinh cảnh thảm rừng và động vật hoang dã, vùng này chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên 300
hang động lớn nhỏ được mệnh danh là "vương quốc hang động". Hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia
Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất,

những bơ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp nhất. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản
thiên nhiên thế giới năm 2003.]
* Nhã nhạc Cung đình Huế
Nhã nhạc Cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận. Trong phần nhận định về nhã
nhạc, Hội đồng UNESCO đã đánh giá: “Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa "âm nhạc tao nhã". Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung
đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên bao gồm các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt
như: Lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức. Trong các thể loại phong phú đã được phát triển tại Việt Nam, chỉ có nhã
nhạc mang tầm quốc gia". Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của

nhân loại” năm 2003.
* Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm
Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau như: Ê-đê, Ba-na, Mạ, Lăc Văn hóa cồng chiêng là loại
hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn – Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử
dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà
mới Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên.
Năm 2005 “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” đã chính thức được UNESCO công nhận là “ Kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể
và truyền khẩu của nhân loại ”.
Theo Báo Ảnh Vietnam Online
DANH NHÂN BẾN TRE
1. Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là một nhà thơ, nhà văn hóa cận đại của Việt Nam. Ngày 17 tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm
thành Gia Định. Ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Cũng tại nơi đây, ông đã sáng tác
Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc
, được nhiều người đánh giá cao.
Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng bị chiếm đóng, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xuôi
thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Tại đây, ông tiếp tục dạy học, bốc thuốc,
đồng thời vẫn giữ mối liên hệ với những sĩ phu yêu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông và các lực lượng kháng chiến; từ chối
trước mọi cám dỗ của đối phương.
Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhiều thơ văn bi tráng nhất, tiếc thương những đồng bào, bạn bè, nghĩa sĩ đã mất.
Ngày 3 tháng 7 năm 1888, ông mất tại Ba Tri, Bến Tre. Người ta kể lại rằng ngày đưa đi an táng, cả cánh đồng An Bình Đông, nay
là An Đức, trắng xóa khăn tang của những người mến mộ ông
1. Phan Văn Trị (1830-1910)
Tiểu sử
Phan Văn Trị (1830-1910) là một nhà thơ Việt Nam một trong những cây bút đối kháng ở Nam Bộ trong thời kỳ đầu kháng Pháp
của dân tộc Việt.
Ông sinh năm Canh Dần (1830) tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, Trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông,
huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre).

1. sông sâu tràn hận huyết.Sao văn sa đất, Trà Niềng thôn xóm thảy sầu mang.
Mộ Phan Văn Trị và vợ.
1. Sự nghiệp văn chương
1.

Khu đền thờ và mộ Phan Văn Trị. Mộ Phan Văn Trị và vợ.
1. Võ Trường Toản (? - 1792)
Võ Trường Toản (? - 27 tháng 7 năm 1792) hiệu là Sùng Đức, quê làng Thanh Kệ, dinh Quảng Đức (nay thuộc huyện Quảng
Điền, Huế), sau vào Nam, ngụ tại huyện Bình Dương, phủ Gia Ðịnh (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông nổi tiếng là một
người thầy đạo cao, đức trọng, uyên bác hơn người tại miền Nam Việt Nam.
Đền thờ Võ Trường Toản
1. Khu mộ và đền thờ
Mộ Võ Trường Toản (trái), vợ (giữa) và con gái(phải)
1. Phan Thanh Giản (1796-1867)
Phan Thanh Giản (chữ Hán: 潘清簡; 11 tháng 11 năm 1796 - 4 tháng 8 năm 1867)
tự là Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu là Ước Phu, Lương Khê; là một danh sĩ,
một đại thần triều Nguyễn.
Chân dung Phan Thanh Giản
1. Trương Vĩnh Ký (1837-1898)
Trương Vĩnh Ký (6 tháng 12 năm 1837 – 1 tháng 9 năm 1898) khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo
Công giáo nên có tên thánh: Jean - Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn và là
nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong
Bách khoa Tự điển Larousse
và là một trong 18 văn hào thế giới
của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.
Tiểu sử
Trương Vĩnh Ký, người tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu.
Năm ông 3 tuổi, thân phụ ông được triều đình cử đi sứ sang Cao Miên rồi mất ở bên ấy.
1. Cuối đời

2.
Nỗi lòng
Mộ Trương Vĩnh Ký trong nhà mồ.
Nhà mồ Trương Vĩnh Ký.
1. Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866)
Lãnh Binh Thăng tên thật là Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866) là một võ tướng nhà Nguyễn, thuộc thế hệ tham gia chiến đấu
chống Pháp đầu tiên của Bến Tre và của Nam Kỳ.
Tiểu sử
Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866)
Lãnh Binh Thăng, sinh quán tại ấp Giồng Keo, làng Mỹ Thạnh, huyện Tân An, (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến
Tre) trong một gia đình nông dân, nhưng nhờ từ miền Trung vào lập nghiệp đã lâu nên khá giả.
Cha ông tên Nguyễn Công, mẹ là Trần Thị Kiếm. Thuở nhỏ, ngoài việc chăm học chữ Nho, ông còn hăng say luyện tập võ nghệ.
Đến khi đủ tài lực, ông đứng ra chiêu mộ dân để khai khẩn đất đai, lập đồn điền vùng Bảo Hựu (Bến Tre)
Dưới thời Thiệu Trị, ông gia nhập quân đội, được thăng cai cơ, đến năm 1848 (Tự Đức nguyên niên), ông được thăng chức lãnh
binh.
Đền thờ Lãnh Binh Thăng tại xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, Bến Tre
1. Trần Văn Ơn (1931 - 1950)
Trần Văn Ơn sinh ngày 14-4-1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Thuở nhỏ, Ơn theo gia đình lên sống tại
Sài Gòn, khu Hòa Hưng. Cha Ơn, ông Trần Văn Nghĩa, là một nhân sĩ có tinh thần yêu nước. Hầu hết các anh chị của Ơn đều
tham gia cách mạng, có người là liệt sĩ như chị Trần Thị Lễ, công an xung phong, hy sinh năm 1948. Khi Cách mạng tháng Tám
nổ ra thì Ơn đã bước vào tuổi 15 – cái tuổi cũng đã biết nhận thức được một số vấn đề của hiện thực cuộc sống đang diễn ra
hàng ngày trước mắt.
Trần Văn Ơn (nguồn: )
Không khí sôi sục của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, những ngày độc lập ngắn ngủi diễn ra trên thành phố quê hương, rồi giặc
Pháp mưu toan trở lại, cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta bắt đầu với những chết chóc, tàn phá diễn ra khắp nơi. Đám
bạn bè của Ơn, kẻ bị giặc bắt, đứa bỏ thành ra bưng biền đi theo “các anh”, đứa mất tích ở phương trời nào…
1. Phan Ngọc Tòng (1818 ? - 1868)
Phan Ngọc Tòng hay Phan Tòng, Phan Công Tòng (1818 ? -1868), là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa kháng Pháp năm 1868 tại Ba
Tri, Bến Tre, Việt Nam.
1. đó mất như còn.

Ảnh: hssvbentre.net
1. Địa danh Bến Tre
Cù lao Bảo
Một trong 3 cù lao lớn của tỉnh Bến Tre (cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa). Cuối thế kỷ XIX, cù lao Bảo và cù lao Minh
thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1900, tỉnh Bến Tre được thành lập gồm 2 cù lao Minh và Bảo. Cho đến năm 1948, theo quyết định của UBKCHC Nam Bộ, cù
lao An Hóa mới tách khỏi tỉnh Mỹ Tho, nhập về tỉnh Bến Tre.
Hiện nay, cù lao Bảo gồm một phần huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm, huyện Ba Tri và thị xã Bến Tre.
Cù lao Minh
Một trong 3 cù lao lớn hợp thành tỉnh Bến Tre (cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa). Cuối thế kỷ XIX, cù lao Bảo và cù lao
Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1900, tỉnh Bến Tre được thành lập gồm 2 cù lao Bảo và cù lao Minh. Đến 1948, theo quyết định của UBKCHC Nam Bộ, cù
lao An Hóa mới tách ra khỏi tỉnh Mỹ Tho nhập về tỉnh Bến Tre.
Hiện nay, cù lao Minh gồm: huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày Bắc,Mỏ Cày Nam và huyện Thạnh Phú.
An Hóa
An Hóa (thường gọi cù lao An Hóa)
Cù lao nằm giữa sông Ba Lai, cho đến khi có nghị định của Toàn quyền Paul Doumer đổi sở tham biện (inspection) thành tỉnh
(province) ngày 1-1-1900, vẫn thuộc tỉnh Mỹ Tho, gồm 2 tổng Hòa Quới và Hòa Thinh.
Năm 1948, cù lao An Hóa được cắt ra khỏi tỉnh Mỹ Tho, sáp nhập vào tỉnh Bến Tre theo quyết định của UBKCHC Nam Bộ.
Sau hiệp định Geneve (7-1954) chính quyền Sài Gòn tách cù lao An Hóa ra khỏi tỉnh Bến Tre, nhập lại Mỹ Tho, cho đến năm 1956,
khi thành lập tỉnh Kiến Hòa mới nhập cù lao An Hóa về lại tỉnh Kiến Hòa (đổi tên tỉnh Bến Tre)
Tỉnh Bến Tre ngày nay gồm 3 cù lao: An Hóa, Minh và Bảo.
An Hóa (còn gọi kênh Giao Hòa)
Kênh nối sông Mỹ Tho với sông Ba Lai (dài 3,5 km), kết hợp cùng với kênh Chẹt Sậy, nối sông Ba Lai với sông Bến Tre, tạo nên
con đường thuỷ quan trọng xuyên qua cù lao An Hóa và cù lao Bảo, nối hai sông Mỹ Tho (sông Tiền).
An Hóa
Cầu bê-tông cốt thép bắc qua sông An Hóa trên đường thị xã Bến Tre đi Bình Đại, xây dựng năm 1999, dài 281,4m, rộng 8m, gồm
11 nhịp, khoảng thông thuyền 7m, rộng 30m. Đây là cầu dài nhất Tỉnh Bến Tre trong thế kỷ XX.
Cái Cối
Rạch nằm bên phía tả ngạn chảy ra sông Bến Tre, đối diện với chợ Bến Tre, nay thuộc xã Mỹ Thạnh An. Nhiều thợ làm nghề

đóng cối xay lúa bằng tre tập trung bên bờ rạch và hình thành nên một xóm thợ làm nghề thủ công phục vụ cho việc xay giã lúa
gạo. Từ đó, rạch này mang cái tên Cái Cối (trước đây khi chưa có máy xay xát cơ giới, việc xay giã lúa gạo đều làm theo lối thủ
công).
Rạch Cái Quao
Cái: từ cổ là con rạch. Quao là loài cây mọc ven bờ sông, bờ rạch, trái ra từng chùm, dài từ 20 -30cm, hình cong và nhọn ở
đầu giống như chiếc sừng trâu. Dưới thời Minh Mạng (1820 -1840). Cái Quao là huyện lỵ của huyện Duy Minh, thuộc tỉnh Vĩnh
Long.
Cái Quao cũng là một tụ điểm dân cư được khai phá và hình thành tương đối sớm ở cù lao Minh. Cái Quao nay thuộc xã An Định,
huyện Mỏ Cày.
Cầu Cá Lóc
Cầu bê – tông cốt thép bắc qua rạch Cá Lóc (rạch này ngày xưa có rất nhiều cá lóc) trên đường tỉnh 885 từ thị xã Bến Tre đi
Ba Tri.
Trúc Giang
Quận của tỉnh Kiến Hòa, lập ngày 22-10-1956 gồm 16 xã: An Hội (quận lỵ), Phú Hưng, Hữu Định, Phú Nhuận, Phước Long,
Song Phước, Tam Phước, Thạnh Phú Đông, An Khánh, An Phước, Giao Hòa, Giao Long, Phú An Hòa, Phước Thạnh, Quới Sơn,
Tân Thạch.
Trúc Giang
Tỉnh lỵ tỉnh Kiến Hòa, lập ngày 22-10-1956 theo sắc lệnh 143/NV của Tổng thống VNCH.
Chẹt Sậy
Kênh Chẹt Sậy
Kênh nối từ xã Phong Nẫm (huyện Giồng Trôm) qua xã Phú Hưng (thị xã Bến Tre), dài 5km, đào năm 1878, sau đó được khơi
thông và mở rộng năm 1902.
Chẹt là chổ hẹp (chẹt đá). Áo chẹt là áo bó sát người, quần ống chẹt là quần có ống bó sát người. Kênh Chẹt Sậy là con đường
nước xuyên qua rừng sậy um tùm, bị che khuất.
Cầu Chẹt Sậy
Cầu bê – tông cốt thép bắc qua kinh Chẹt Sậy trên tỉnh lộ 885, từ thị xã Bến Tre đi Ba Tri
Tiên Thủy
Sông nằm ở phía tả ngạn, thông ra sông Hàm Luông, quanh năm nước ngọt. Có lẽ vì vậy nên gọi tên Tiên Thuỷ (có nghĩa là
nước tiên). Sách Gia Định thành thông chí chép:” sông rộng 4 tầm, sâu 1 tầm, chợ thôn trù mật, thuyền bè tụ họp, nước chia làm 2
nhánh, nhánh nam thì lặng trong, nhánh bắc thì đục ngầu…Ngoài cửa sông Cái (Hàm Luông) có nhiều cá sấu, cua lớn bằng cái

thuyền, rất hung dữ…”. Tác giả cũng cho biết thêm ở nơi những bến sông, người ta phải dùng cọc bao quanh để đề phòng cá
sấu.
Đó là chuyện cách nay 2 thế kỷ. Những nơi nổi tiếng một thời nhiều cá sấu như rạch Sấu, Cái Cấm, Tiên Thủy, nay đều vắng bóng
loài vật này
Cầu Bà Mụ
Cầu bê-tông cốt thép nằm trên đường Nguyễn Huệ, thuộc phường Phú Khương, thị xã Bến Tre. Cách nay gần một thế kỷ, nơi
đây có một bà mụ vườn khá giỏi nghề, nhà bà nằm bên kia con rạch lớn, cho nên khi dân trong thị xã có người sắp sinh con, phải
đi đò sang bên kia để rước bà đỡ đẻ. Về sau, dân ở đây đã góp tiền làm một cầu gỗ qua con rạch để tiện đi lại. Cầu mang tên bà
mụ từ đó. Về sau cầu gỗ được thay bằng cầu bê-tông vĩnh cửu, nhưng tên gọi Bà Mụ vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.
Bình Đại
Quận thuộc tỉnh Mỹ Tho nằm trên cù lao An Hóa được tách ra, sáp nhập vào tỉnh Kiến Hòa (đổi tên từ tỉnh Bến Tre) theo Sắc
lệnh số 143-NV của Tổng thống VNCH ngày 22-10-1956.
Huyện Bình Đại
Huyện nằm trên cù lao An Hóa, cù lao này trước thuộc về tỉnh Mỹ Tho, năm 1948 sáp nhập tỉnh Bến Tre. Trong lịch sử tồn tại, đã
có nhiều lần chia, tách, nhập, thay đổi tên gọi rất phức tạp.
Sau 30-4-1975 theo chủ trương chung về việc điều chỉnh địa giới một số đơn vị hành chính, huyện Bình Đại có diện tích tự nhiên
40.059ha, phía bắc giáp huyện Châu Thành, phía tây và nam giáp huyện Giồng Trôm và Ba Tri, phía đông giáp biển. Huyện Bình
Đại có 19 xã và 1 thị trấn.
Thị trấn Bình Đại
Thị trấn được thành lập theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ số 141/CP ngày 3-4-1979, chia thị trấn Bình Đại thành 2 đơn vị
lấy tên là xã Bình Thắng và thị trấn Bình Đại.
Bến Tre
Hạt (arrondissement) lập năm 1892, thuộc tỉnh Vĩnh Long gồm cù lao Bảo (11 tổng, 99 làng) và cù lao Minh (10 tổng,83 làng).
Thị xã Bến Tre
Thị xã, tỉnh lỵ của tỉnh Bến Tre, nằm bên bờ sông cùng tên, có diện tích 6.575 ha, gồm 9 phường nội ô mang số từ 1 đến 8 và 6 xã
ngoại ô: Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Bình Phú và Phú Hưng.
Phía đông và đông bắc giáp huyện Châu Thành, phía đông và đông nam giáp huyện Giồng Trôm, phía tây và tây nam giáp sông
Hàm Luông.
Nằm ở vị trí gần như trung tâm của tỉnh, với hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận lợi, có đường ô tô nối với Thành Phố Hồ Chí Minh
dài 86km, có đường liên tỉnh nối với Mỹ Tho và Trà Vinh, có đường các thị trấn, thị xã Bến Tre có đầy đủ những ưu thế để phát

triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.
Tỉnh Bến Tre
Ngày 1-1-1900, Toàn quyền Paul Doumer cho áp dụng trong toàn cõi Nam Kỳ nghị định ký ngày 20-12-1899 đổi các sở tham biện
(inspection) thành tỉnh (province). Bến Tre được gọi là tỉnh bắt đầu từ đó, gồm có cù lao Bảo và cù lao Minh, với 21 tổng và 182
làng.
Năm 1930, tỉnh Bến Tre có 4 quận (Châu Thành, Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú), 20 tổng, 94 làng.
Tháng 8-1945, tỉnh Bến Tre có 4 quận (Châu Thành, Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú), 18 tổng, 94 làng.
Năm 1995, tỉnh Bến Tre có 8 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm thị xã Bến Tre và các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày,
Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú), 7 thị trấn, 8 phường, 136 xã.
Sông Bến Tre
Sông chảy từ xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm (trung tâm cù lao Bảo) qua thị xã Bến Tre, đổ ra sông Hàm Luông, dài 30km. Đây là
một trong những con đường thủy quan trọng của tỉnh Bến Tre, nối liền sông Hàm Luông với sông Mỹ Tho qua đoạn kênh Chẹt Sậy
– An Hóa.
Bến Tre
Sở tham biện (inspection) lập ngày 4-12-1867 theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ De La Grandiere gồm vùng đất nằm trên cù
lao Bảo lúc bấy giờ thuộc tỉnh Vĩnh Long
Chợ Lách
Huyện nằm phía trên cùng của cù Lao Minh, bằng nửa diện tích huyện Mỏ Cày (18.897ha), thuộc hàng nhỏ nhất trong 7 huyện
của tỉnh Bến Tre, chiều dài 22,5km, chiều ngang giới hạn bởi hai bờ sông Cổ Chiên và Hàm Luông, nơi hẹp nhất chỉ có
2km.Trước tháng 8-1945, Chợ Lách là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long. Trong KCCP, theo quyết định của UBKCHC Nam Bộ
(1948), huyện Chợ Lách tách khỏi tỉnh Vĩnh Long nhập về tỉnh Bến Tre.
Sau ngày 30-4-1975 theo chủ trương điều chỉnh lại địa giới các huyện, thị, Chợ Lách gồm 10 xã và 1 thị trấn.
Thị trấn Chợ Lách
Thị trấn thành lập theo Quyết định số 41/HĐBT, ngày 14-3-1984 của Hội đồng Bộ trưởng, bao gồm ấp Sơn Quy, 2/3 ấp Bình
An,1/6 ấp Phụng Châu của xã Sơn Định. Chợ Lách có nguồn gốc từ tên một cái chợ hình thành ở vùng có nhiều cây lau lách mọc,
trở thành địa danh của một đơn vị hành chính cấp huyện, rồi tên của một thị trấn.
Chợ Thom
Địa danh có gốc từ tiếng Khmer (Thom có nghĩa là lớn). Trước năm 1945, chợ Thom là một trung tâm kinh tế sầm uất của cù
lao Minh do nằm trên trục giao thông thủy thuận lợi. Xưa, Thom là một trong những bến tàu khách chạy tuyến đường sông Trà
Vinh – Vĩnh Long – Bến Tre lên Sài Gòn.

Chợ Thom hiện nay thuộc loại chợ hạng trung của huyện Mỏ Cày có đường giao thông thuận lợi cả thuỷ lẫn bộ.
Hàm Luông
Sông lớn tách từ sông Tiền, chảy ra biển, nằm trọn vẹn trên đất Bến Tre, dài 70km, rộng trung bình từ 1000 -1500m, làm ranh
giới tự nhiên giữa cù lao Minh và cù lao Bảo. Nguyên tên gốc là Hàm Long, vì kiêng húy dưới thời nhà Nguyễn phải gọi chệch
Long thành Luông. Với lưu lượng nước dồi dào nhất trong các con sông của tỉnh Bến Tre, sông Hàm Luông đã và đang góp phần
tạo nên sự trù phú của các xã, huyện nằm trên đôi bờ.
Dòng Hàm Luông đã nhận chìm hàng trăm tàu chiến lớn nhỏ của giặc Mỹ, trong đó có tàu sửa chữa cơ khí thuộc Hạm đội 7 của
Mỹ bị bộ đội đặc công thủy do Anh hùng LLVTND Hoàng Lam đánh chìm.
+ Sông Hàm Luông
Cửa đổ ra biển của sông Hàm Luông, một trong 9 cửa sông của 9 nhánh Cửu Long, rộng trên 2km. Năm Minh Mạng thứ 18
(1837), có đặt một đồn biên phòng tại đây. Đến năm Tự Đức thứ nhất (1847) thì bãi bỏ (Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Vĩnh Long).
Nước Cửu Long sóng dồn cuồn cuộn
Cửa Hàm Luông mây cuốn cánh buồm xuôi.
(Ca dao)
+ Phà Hàm Luông
Bến phà qua sông Hàm Luông, cách thị xã Bến Tre 3km, nối liền đường liên tỉnh Mỹ Tho – Trà Vinh qua thị xã Bến Tre và thị trấn
Giồng Trôm Huyện được thành lập giữa năm 1959 trên cơ sở của huyện Tán Kế, hình thành từ sau CMT8-1945, gồm một số
xã tách ra từ huyện Ba Tri và một số xã tách ra từ huyện Châu Thành. Huyện Giồng Trôm có diện tích tự nhiên 31.142ha, đứng
hàng thứ hai trong 7 huyện, nằm khoảng giữa cù lao Bảo, bắc giáp huyện Bình Đại, có ranh giới chung sông Ba Lai, đông giáp
huyện Ba Tri, tây giáp thị xã Bến Tre và huyện Châu Thành, nam giáp huyện Mỏ Cày, có ranh giới chung sông Hàm Luông.
Sau ngày 30-4-1975, theo chủ trương chung về việc điều chỉnh lại một số địa giới hành chính, huyện Giồng Trôm gồm có 21 xã và
1 thị trấn. Huyện Giồng Trôm được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Thị trấn Giồng Trôm
Thị trấn, huyện lỵ Giồng Trôm, thành lập theo Quyết định số 141/CP ngày 3-4-1979 của Hội đồng Chính phủ. Thị trấn nằm trên tỉnh
lộ 885, từ thị xã Bến Tre đi Ba Tri với những hàng quán, chợ, cửa hàng dịch vụ, trường học… kéo dài cả kílômét.Quận, lập năm
1942, gồm 5 tổng (Bảo An, Bảo Lộc,Bảo Phước, Bảo Thuận, Bảo Trị), 27 làng.
Ba Tri
Huyện, nằm ở phía cuối cù lao Bảo, có diện tích 354,8km2, bắc giáp huyện Bình Đại, có chung ranh giới con sông Ba Lai, phía
nam giáp huyện Thạnh Phú, có chung ranh giới con sông Hàm Luông, phía đông giáp với biển (với chiều dài bờ biển gần 10km),
phía tây giáp huyện Giồng Trôm. Do vị trí thuận lợi, nằm giữa hai cửa sông lớn, huyện Ba Tri là điểm định cư sớm nhất của những

lưu dân người Việt trên đất Bến Tre.
Sau ngày 30-4-1975, theo chủ trương chung về việc điều chỉnh lại một số địa giới hành chính, huyện Ba Tri gồm có 22 xã và 1 thị
trấn.
Ba Tri
Thị trấn của huyện Ba Tri, một trung tâm kinh tế, văn hóa được hình thành tương đối sớm trên cù lao Bảo, thuận tiện cả giao
thông thủy bộ, có tỉnh lộ 885 nối thị xã Bến Tre về phía tây và ra tận xã An Thủy về phía đông sát biển. Nhà thơ Nguyễn Đình
Chiểu đã từng sống tại đây hơn một phần tư thế kỷ, hiện còn nền nhà cũ của cụ ở trước kia. Cách hơn 1km là nơi yên nghỉ của
nhà thơ, nay được xây dựng thành khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu.
Chợ Ba Tri nằm trong thị trấn là một chợ đầu mối. Ngoài sản phẩm nông nghiệp còn có sản phẩm của biển khá dồi dào: tôm, cá,
nghêu, sò, muối…Một thời, Ba Tri còn có nghề nuôi tằm, dệt lụa, trồng bông, dệt vải. “Lụa Ba Tri có tiếng đồn” được nhắc đến
trong Nam Kỳ phong tục, nhân vật diễn ca.
Cũng tại nơi đây, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác và đã đọc bài Văn tế nghĩa sĩ Lục tỉnh trước đông đảo quần chúng nhân
dân.
Mỹ Lồng Còn gọi Mỹ Luông
Chợ lâu đời nhất của tỉnh Bến Tre với đặc sản nổi tiếng về cau và bánh tráng, đã đi vào tục ngữ địa phương (Bánh tráng Mỹ Lồng,
bánh phồng Sơn Đốc), nằm trên tỉnh lộ 885 và ở cạnh sông Bến Tre. Sách Gia Định thành thông chí viết: “Nơi bờ phía bắc (sông
Bến Tre) là chợ Mỹ Luông (tên cũ của chợ Mỹ Lồng) phố xá liền lạc, người buôn bán tụ hội đông đảo”.
Nơi đây từng chứng kiến trận đánh giữa quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn. Đã có một thời huyện lỵ Bảo Hựu đặt tại đây.
Bến Tre nhiều gái chưa chồng
Không tin xuống chợ Mỹ Lồng mà xem
Mỏ Cày Sông Mỏ Cày
Sông chảy qua thị trấn Mỏ Cày ra xã Hòa Lộc, nhập với rạch Giồng Keo đổ ra sông Hàm Luông tạo nên một doi đất giống hình mỏ
cày. Ở đầu kia, nối với rạch Thom (đào năm 1905) đổ ra sông Cổ Chiên.
Kênh Mỏ Cày – Thom (cù lao Minh) cùng với kênh Chẹt Sậy - An Hóa (cù lao Bảo và An Hóa) tạo thành con đường thuỷ quan
trọng, nối liền các thành phố, thị xã, thị trấn Mỹ Tho, Bến Tre, Mỏ Cày, Trà Vinh.
Cầu Mỏ Cày
Cầu bê – tông cốt thép bắc qua sông Mỏ Cày, dài hơn 100m, trên đường liên tỉnh từ thị xã Bến Tre qua phà Hàm Luông đến bến
phà Cổ Chiên sang Trà Vinh.
Huyện Mỏ Cày
Huyện lớn nhất và đông dân nhất của tỉnh Bến Tre, trong lịch sử tồn tại đã có nhiều lần chia, tách, nhập rất phức tạp.

Huyện Mỏ Cày có diện tích tự nhiên 35.196ha, bắc giáp thị xã Bến Tre và huyện Châu Thành, ngăn cách bởi sông Hàm Luông, tây
và tây nam giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung con sông Cổ Chiên, tây giáp huyện Chợ Lách, đông và nam giáp huyện Thạnh
Phú.
Sau này 30-4-1975, theo chủ trương điều chỉnh lại địa giới các huyện, thị Mỏ Cày có 28 xã và 1 thị trấn.
Mỏ Cày
Sở tham biện, lập ngày 4-12-1867, gồm vùng đất cù lao Minh, thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Thị trấn Mỏ Cày
Thị trấn, huyện lỵ Mỏ Cày. Một nhánh của sông Hàm Luông chảy đến làng Đa Phước Hội thì chia làm 3 ngã: một nhánh nối với
kinh Thom, một nhánh là rạch Cầu Ông Bồng, một nhánh là rạch Mỏ Cày. Nơi giáp 3 ngã sông rạch này tạo nên một doi đất hình
mỏ cày (mỏm cày). Năm 1867, Mỏ Cày là lỵ sở của sở tham biện Mỏ Cày (gồm toàn bộ cù lao Minh), sau tháng 8-1945 đến 1975
là quận lỵ Mỏ Cày, sau ngày giải phóng (30-4-1975) là thị trấn, huyện lỵ Mỏ Cày. Đây là trung tâm kinh tế lớn nhất của cù lao Minh
và cũng là huyện lỵ đông dân nhất tỉnh.
chào bạn, GIỒNG TRÔM là địa danh chỉ một vùng trước kia có nhiều loại cây trôm, một loại cây thuộc họ hàn với cây gòn. Cả hai
loại này điều có một đặt điểm là, gỗ rất tốt, nhưng ngày xưa có tới ngày nay người ta trồng gòn lấy bông , còn trôm để lấy " mủ",
mủ gòn mà cánh gián, mũ trôm mà trắng. theo y khoa thì mũ trôm ăn có tính mát, giải nhiệt, giải đôc, là một món ăn lạ, khác với
nhiều vùng khác.
giồng là vùng đất cao nhiều cát, thường dùng để trồng ở BẾN TRE có nhiều giồng lắm : GIỒNG TRÔM, GIỒNG TRE, GIỒNG GIÁ,
GIỒNG BÔNG
MỎ CÀY là vì huyện nay ngày xưa khi mà bay khảo sát thì người ta thấy cả tỉnh nhìn từ trên không trung xuống có hình giống cái
MỎ CÀY, một công cụ nông nghiệp phổ biến của nhà nông. từ đó đặt là MỎ CÀY, hiện nay theo quy hoạch thì HUYỆN MỎ CÀY
được UBND tỉnh chia làm hai HUYỆN MỎ CÀY NAM VÀ HUYỆN MỎ CÀY BẮC. việc thành lập hai huyện mới này với lý do huyện mỏ
cày cũ có diện tích lớn hơn TP BẾN TRE=> khó khăn trong việc quản lỷ, qui hoạch.
mỗi huyện sẽ có một mũi nhọn kinh tế riêng : cảng đường sông, khu công nghiệp, du lịch sinh thái
Xin đóng góp một ít tài liệu. có gì không đúng mong các bạn đừng cười .pm. thank
chào bạn, GIỒNG TRÔM là địa danh chỉ một vùng trước kia có nhiều loại cây trôm, một loại cây thuộc họ hàn với cây gòn. Cả hai
loại này điều có một đặt điểm là, gỗ rất tốt, nhưng ngày xưa có tới ngày nay người ta trồng gòn lấy bông , còn trôm để lấy " mủ",
mủ gòn mà cánh gián, mũ trôm mà trắng. theo y khoa thì mũ trôm ăn có tính mát, giải nhiệt, giải đôc, là một món ăn lạ, khác với
nhiều vùng khác.
giồng là vùng đất cao nhiều cát, thường dùng để trồng ở BẾN TRE có nhiều giồng lắm : GIỒNG TRÔM, GIỒNG TRE, GIỒNG GIÁ,
GIỒNG BÔNG

MỎ CÀY là vì huyện nay ngày xưa khi mà bay khảo sát thì người ta thấy cả tỉnh nhìn từ trên không trung xuống có hình giống cái
MỎ CÀY, một công cụ nông nghiệp phổ biến của nhà nông. từ đó đặt là MỎ CÀY, hiện nay theo quy hoạch thì HUYỆN MỎ CÀY
được UBND tỉnh chia làm hai HUYỆN MỎ CÀY NAM VÀ HUYỆN MỎ CÀY BẮC. việc thành lập hai huyện mới này với lý do huyện mỏ
cày cũ có diện tích lớn hơn TP BẾN TRE=> khó khăn trong việc quản lỷ, qui hoạch.
mỗi huyện sẽ có một mũi nhọn kinh tế riêng : cảng đường sông, khu công nghiệp, du lịch sinh thái
Xin đóng góp một ít tài liệu. có gì không đúng mong các bạn đừng cười .pm. thank
1. Ai đặt tên “Đồng khởi” cho cuộc nổi dậy ở Bến Tre?
Sự kiện lừng danh một thời “Đồng khởi Bến Tre” đã tròn nửa thế kỷ. Trong chừng ấy thời gian, đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu, hồi ký, tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về diễn biến và tác động sâu xa của cuộc “nổi dậy”. Dù
còn nhiều ý kiến khác nhau trong cách đánh giá, nhìn nhận nhưng có một điều không thể chối cãi: đó là một sự
kiện hào hùng được làm nên từ những người dân bình thường
Cô Ba Định (thứ hai từ trái sang) - Ảnh: tư liệu
Tác giả tên gọi “Đồng khởi”
Từ trước đến nay, mọi người thường nhắc đến “Đồng khởi” để nói về phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam trong những
năm đầu của thập niên 1960 mà không biết ai là tác giả, là người đầu tiên nói lên nó. Các công trình nghiên cứu lịch sử cũng
không đề cập đến vấn đề này. Ông Nguyễn Minh Đường (Sáu Đường), nguyên Bí thư Khu uỷ Trung Nam Bộ tại Hội nghị Tổng kết
chiến tranh (tổ chức vào tháng 7.1982, ở Bến Tre, với sự chủ trì của Đại tướng Hoàng Văn Thái) đã xác nhận: “Trong các văn bản
của T.Ư Đảng (NQ 15) cũng như Nghị quyết của Hội nghị Khu uỷ tháng 12.1959 (triển khai NQ 15) chỉ đạo Bến Tre, không có đề
ra danh từ “Đồng khởi”. Trên thực tế, sau cuộc nổi dậy ở Bến Tre giành được thắng lợi mới xuất hiện danh từ này”. (Huyền thoại
quê hương Đồng khởi, NXB QĐND, Hà Nội - 2008, trang 157).
Tại lần họp chuẩn bị cuối cùng (từ ngày 1 đến 3.1.1960 tại nhà bà Bảy Tốt ở xã Minh Đức, H.Mỏ Cày, hai tuần trước khi cuộc
Đồng Khởi nổ ra), có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí tranh cãi quyết liệt của những người lãnh đạo tỉnh Bến Tre lúc bấy giờ
nhằm thống nhất biện pháp tiến hành thắng lợi cuộc nổi dậy. Bà Nguyễn Thị Định (lúc đó là Phó bí thư Tỉnh uỷ) viết trong quyển
hồi ký Không còn con đường nào khác rằng: “Trong hội nghị này, thảo luận hết, ai cũng nói cả, tới khi tôi gom lại ý kiến kết luận
phát động một tuần lễ toàn dân Đồng khởi thì các đồng chí đều nhất trí. Thế là thành tên gọi chính thức.” (Nữ tướng Nguyễn Thị
Định, NXB Phụ nữ, trang 129). Hồi ký của Bà Định cũng không xác định rõ ai là người đầu tiên nói ra từ Đồng khởi. Những người
tham dự cuộc họp đến nay đều không còn nữa.
Mới đây, trong dịp tham gia thực hiện bộ phim tài liệu Nhớ cô Ba Định (Hãng phim Mê Kông), chúng tôi được tiếp cận những trang
hồi ký đã hoen màu của ông Trần Văn Giàu (Ba Cầu), một trong số 8 người dự cuộc họp lịch sử đó. Lúc bấy giờ ông là Bí thư Ban
cán sự Đảng thị xã Bến Tre. Hồi ký có tựa đề Tôi ghi lại đời tôi để các con tôi biết, trong đó có đoạn: “… Chị Ba Định nhắc đi nhắc

lại: Ta phát động nhân dân đồng lòng khởi nghĩa làm một lượt thì mới có sức mạnh lớn. Đồng khởi là nói tắt của đồng lòng khởi
nghĩa, nếu khởi nghĩa không đồng lòng trong tỉnh hay ở miền Nam thì sẽ không có kết quả”. Điều này trùng với một bộc lộ của bà
Nguyễn Thị Định trong hồi ký của mình: “… hai chữ Đồng khởi riêng trong đầu óc tôi vẫn liên tưởng từ cuộc khởi nghĩa Cách mạng
Tháng Tám mà ra. Ngụ ý là phải nhất tề nổi dậy như khởi nghĩa tháng Tám mới thắng được” (Sđd, trang 129).
Nhà văn Nguyễn Hồ, người đầu tiên phát hiện và đọc những trang hồi ký của ông Ba Cầu nói: “Lúc Đồng khởi, tôi là Chánh văn
phòng Thị xã uỷ Bến Tre. Trong tập hồi ký này, tôi nhận ra nhiều vấn đề anh Ba ghi chép rất tỉ mỉ, thận trọng chung quanh
chuyện cô Ba Định chỉ đạo cuộc Đồng khởi như thế nào. Hồi ký của anh Ba Cầu nói rất rõ, hai chữ Đồng khởi bây giờ chúng ta
dùng rất quen thuộc là do chính miệng cô Ba nói ra. Là một người viết văn, làm báo, đọc đến đoạn này tôi vô cùng xúc động, cảm
phục ý tưởng và cách lập ngôn rất sáng sủa, rõ ràng. Vậy là hai chữ “Đồng khởi” thật sự đã có chủ, đã có tác giả”.
Chính quyền Sài Gòn nói về cuộc Đồng Khởi
Để tìm bằng chứng nhằm đối chiếu, bổ sung thêm những gì chính sử đã ghi về diễn biến và tính chất của những ngày Đồng khởi
ở Bến Tre, chúng tôi đã tìm được hai tập hồ sơ quan trọng của phía đối phương từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 tại TP.HCM. Đó
là các báo cáo của Phòng Nhì, Bộ Tổng tham mưu (TTM) gửi cho Biệt bộ Tham mưu trưởng Phủ Tổng thống VNCH. Hồ sơ thứ
nhất mang số 0085/TTM/2 ghi tiêu đề: Bản phúc trình về các biến cố xảy ra tại Kiến Hoà trong những ngày 17-18-19.1.60 (kèm sơ
đồ) được đóng dấu đến của Tổng thống Phủ ngày 22.1.60. Hồ sơ thứ 2 mang số 0093/TTM/2 ghi tiêu đề: Bản tình hình đặc biệt
tỉnh Kiến Hoà từ ngày 20 đến 23.1.60 đóng dấu đến của Tổng thống Phủ ngày 26.1.60. Cả hai báo cáo đều đóng mộc “kín” và
“thượng khẩn” do trung tá Nguyễn Văn Phước, Trưởng Phòng Nhì, Bộ TTM Quân đội VNCH ký.
Điều dễ dàng nhận thấy là qua nội dung các báo cáo, phía VNCH đã thừa nhận: Đồng khởi ở Bến Tre đã nổ ra đồng loạt, liên tục
ở nhiều không gian khác nhau. Trong báo cáo thứ nhất có ghi (trích): “Đêm 16 rạng 17.1, VC tấn công có hiệu quả đồn Bảo an
Bình Chánh (quận Giồng Trôm). Ngày 17.1, hồi 10 giờ, VC tấn công công sở Định Thuỷ… Hồi 13 giờ bao vây bán tiểu đội bảo an
tuần tiễu tại xã Bình Khánh. Hồi 17 giờ tấn công công sở An Quy…, 19 giờ bắn phá rối công sở An Thới…, 20 giờ bắn phá rối tháp
canh Cổ Chiên, tấn công công sở Nhuận Phú Tân, Cẩm Sơn, cướp công sở Hương Mỹ…, 21 giờ đột nhập công sở Phước Thạnh…,
biểu tình tại ấp Thanh Đông thuộc xã Tân Bình, 23 giờ tấn công công sở      Minh Đức ”.
Như vậy, qua 2 tài liệu này có thể nhận thấy: Chỉ riêng ngày 17.1, ngày diễn ra Đồng khởi ở Bến Tre mà lịch sử đã ghi nhận, nhân
dân đã nổi dậy không chỉ ở một nơi mà nổi dậy đồng loạt ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Thạnh Phú và Châu Thành; các ngày
sau đó tiếp tục lan ra các huyện thị còn lại thành một phong trào rộng lớn trong toàn tỉnh.
Các tài liệu này cho thấy, Tỉnh uỷ Bến Tre lúc đó đã chuẩn bị cho cuộc Đồng khởi thật cẩn trọng, chu đáo, bảo đảm được bí mật.
Nhiều cán bộ bị bắt trước khi Đồng khởi diễn ra vài ngày, bị tra tấn dã man nhưng chấp nhận hy sinh, không tiết lộ kế hoạch (như
ông Bảy Tranh, huyện uỷ viên Mỏ Cày). Chính phía đối phương cũng không thể phủ nhận Đồng khởi Bến Tre thực sự là một cuộc
chiến của nhân dân được thực hiện bằng 3 mũi giáp công: quân sự (lực lượng võ trang của ta), chính trị (khéo léo lôi cuốn số

quần chúng làm hậu thuẫn) và binh vận (số nội tuyến có sẵn) kết hợp một cách nhuần nhuyễn và đạt kết quả. Cái mới của Bến
Tre là đã nâng đấu tranh chính trị lên một vị trí rất cao, trở thành một phương thức đấu tranh chiến lược trong chiến tranh.
Hữu Vinh
(Theo Thanh Niên )
1. Các khu di tích lịch sử của Bến Tre
Khu di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre
Nhà lưu niệm Đồng Khởi Bến Tre
Những cột mốc chính của quá trình diễn biến cuộc Đồng Khởi:
- Ngày 1-1-1960, đồng chí Nguyễn Thị Định, Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre đi dự hội nghị của Khu ủy khu 8 để tiếp thu Nghị quyết 15
của Trung ương về đến Mỏ Cày.
- Đêm 2-1, hội nghị cán bộ lãnh đạo tỉnh được triệu tập tại một địa điểm ở Mỏ Cày, để truyền đạt lại tinh thần Nghị quyết 15 và bàn
kế hoạch phát động tuần lễ nổi dậy đồng loạt, từ 17-1-1960 đến 25-1-1960, lấy 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh làm điểm
đột phá.
- Ngày 11-1-1960, Huyện ủy Mỏ Cày họp với cấp ủy xã Định Thủy, bàn kế hoạch thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy.
Đúng ngày 17-1-1960, cuộc nổi dậy bùng nổ và đã giành thắng lợi đúng như dự kiến.
- Ngày 20-1-1960, trung đội vũ trang đầu tiên của tỉnh được thành lập, mang tên phiên hiệu 264.
Thắng lợi cuộc Đồng khởi tại vùng điểm đã mở màn, cổ vũ cho phong trào nổi dậy trong toàn tỉnh, sau đó lan ra trong toàn miền.
Đến ngày giải phóng (30-4-1975), những di tích diệt ác ôn, hạ đồn địch trong cuộc Đồng Khởi đã bị mai một đi nhiều. Để bảo tồn
những di tích và hình ảnh, tư liệu về sự kiện lịch sử to lớn này, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước bất khuất của người dân, và
để nâng cao lòng tự hào về những chiến tích đã đạt được, lãnh đạo tỉnh Bến Tre chủ trương xây dựng tại xã Định Thủy một “Nhà
truyền thống Đồng khởi”. Khu di tích này được thiết lập trên một diện tích 5.000 m2, gồm nhà bảo tàng một trệt, một lầu, có diện
tích sử dụng 500 m2. Trên nóc nhà là một ngọn lửa được cách điệu bằng bê tông cốt thép cao 12 m, màu đỏ - biểu tượng của
ngọn lửa Đồng khởi cháy sáng mãi trên xứ Dừa. Bên trong nhà là những gian trưng bày những hiện vật, nhân vật, hình ảnh, biểu
đồ, những vũ khí tự tạo để đánh địch v.v…
Chung quanh ngôi nhà là những thảm cỏ xanh, sân rộng, những bồn hoa và cây cảnh, làm tăng thêm vẻ đẹp của khu di tích.
Từ thị xã đi qua phà Hàm Luông theo quốc lộ 60, đến thị trấn Mỏ Cày, rẽ về 3 xã nói trên bằng đường ô-tô là đến khu di tích. Hoặc
có thể từ thị xã, vượt sông Hàm Luông theo đường kênh đến tận trung tâm của cái nôi Đồng khởi.
Di tích Đồng khởi đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 43-VH/QĐ công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia
ngày 7-1-1993.
LÊ DUẨN - TỔNG BÍ THƯ BCHTƯĐCS VIỆT NAM

“Cuối năm 1959 tại nhiều nơi ở Nam Bộ, quần chúng đã vùng lên diệt ác, phá kìm, khiến cho bộ máy tề ngụy của hàng trăm thôn,
xã phải tan vỡ. Đặc biệt đêm 17-1-1960, dưới sự chỉ đạo của Ðảng bộ Bến Tre, nhân dân huyện Mỏ Cày đã nổi dậy khởi nghĩa
đồng loạt mở đầu cho một cao trào mới. Từ đó, làn sóng “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan ra toàn tỉnh Bến Tre và khắp các tỉnh
Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ"(1).
“ Những cuộc đấu tranh cách mạng ấy thực chất là cao trào khởi nghĩa của quần chúng, bao gồm những cuộc khởi nghĩa từng
phần, để giành thế mạnh về chính trị, xây dựng một hình thức chính quyền cách mạng ở thôn xã, hình thức bước đầu lực lượng
vũ trang của nhân dân"(2).
* Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn miền Nam do TƯCMN và Quân ủy miền chủ trì (1968) có đại biểu các tỉnh, thành và Bộ
Tư lệnh các quân khu 5, 6, 7, 8, 9 và đặc khu Sài Gòn - Gia Định về dự đã nhất trí tuyên dương 3 tỉnh đạt những thành tích xuất
sắc trong sự nghiệp chống Mỹ (giai đoạn 1954 - 1968) với các danh hiệu sau đây:
1 - Tỉnh Bến Tre: “Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ diệt ngụy”.
2 - Tỉnh Long An: "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc".
3 - Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng: "Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”.
ĐẠI TƯỚNG HOÀNG VĂN THÁI (Nguyên Tư lệnh B2):
Trong bài phát biểu ở Hội nghị Tổng kết cuộc KCCM cứu nước của nhân dân Bến Tre, ngày 17-7-1982 đã kết luận:
"Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre đã mở đầu cho cuộc tấn công và nổi dậy lần thứ nhất của cách mạng miền Nam, mở đầu cho
cuộc khủng hoảng triền miên của chính quyền Mỹ, Diệm. Rõ ràng, phong trào Đồng khởi ở Bến Tre đã đi vào lịch sử như một
ngọn cờ đầu, nó đã có một vị trí xứng đáng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam và xứng đáng được gọi là
QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI với tất cả nội dung và tính chất của nó".
ĐẠI TƯỚNG ĐOÀN KHUÊ, BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG:
Nhân kỷ niệm 35 năm chiến thắng ấp Bắc, tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc tỉnh Tiền Giang (2.1.1963 - 2.1.1998), Đại tướng đã phát biểu:
"Mọi sự việc diễn ra trong quá trình lịch sử đều có những cột mốc phát triển của nó. Ðồng khởi Bến Tre tạo ra chiến thắng Ấp Bắc;
chiến thắng Ấp Bắc tạo ra Bình Giã (Bà Rịa - Vũng Tàu), Ba Gia (Quảng Ngãi), Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng
Ngãi)".
THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT:
"Chiến công chống chánh quyền ngụy tay sai của Mỹ, tiêu biểu khởi đầu là phong trào Đồng khởi của nhân dân và các chiến sĩ
kiên trung của Bến Tre, đặc biệt là các chị em được mệnh danh là "đội quân tóc dài", những người đã anh dũng vùng lên, cùng
nhau nổi dậy thành một phong trào, đấu tranh chính trị kết hợp với bạo lực vũ trang, phá thế kìm kẹp, làm thay đổi cục diện trên
địa bàn lúc bấy giờ. Trong lúc đó ở miền Nam nhiều nơi cũng có phong trào tương tự, nhưng về quy mô thì chưa có nơi nào như
ở Bến Tre (ít nhất cũng riêng Nam Bộ)

Sự Ðồng khởi ở Bến Tre đã có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào nhân dân nổi dậy đấu tranh của nhiều địa phương khác ở
Nam Bộ.Tôi có vinh dự lớn lúc đó là "người trong cuộc và có điều kiện theo dõi bước phát triển quan trọng này trong quá trình
kháng chiến của Bến Tre đã được chứng minh trong nhiều văn kiện của Đảng và những tác phẩm văn học nghệ thuật ghi nhận là
"quê hương Đồng khởi”, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre có quyền tự hào về điều này"(3).
CHỦ TỊCH TRẦN ĐỨC LƯƠNG:
Trong thư biểu dương bà Nguyễn Thị Ðấu - Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhân dịp
kỷ niệm 40 năm ngày Đồng khởi Bến Tre ở đoạn kết có câu: “Kính chúc mẹ, chúc Đảng bộ và nhân dân Bến Tre tiếp tục phấn đấu
và phát huy truyền thống "Quê hương Đồng khởi” trong thời kỳ đổi mới”.
Nguồn:bentre.gov.vn
Last edited by tuankietlu; 20-12-2009 at 12:44 PM. Lý do: Sửa tiêu đề
Không có tình iu vĩnh cữu
Mà chỉ có những giây phút vĩnh cữu của tình iu
*(`'·.¸(`'·.¸*¤*¸.·'´)¸.·'´)*
»~:¤.·º`·.DiễmTrinh .·´º·.¤:~«
*(¸.·'´(¸.·'´*¤*`'·.¸)`'·.¸)*

Trả lời kèm Trích dẫn
2. The Following 2 Users Say Thank You to DiễmTrinh89 For This Useful Post:
darkknight1988 (20-12-2009), tuankietlu (20-12-2009)
3. 20-12-2009 11:18 AM #2
DiễmTrinh89
o Xem Hồ sơ
o Xem bài viết diễn đàn
o Tin nhắn riêng
_____princess_____
Ngày tham gia
Dec 2009
Đang ở
Châu Thành-Bến Tre
Bài viết

1,539
Thanks
966
Thanked 695 Times in 344 Posts
Di tích lịch sử Chùa Tuyên Linh
Chùa Tuyên Linh
Chùa Tuyên Linh được xây dựng từ năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14, nằm sát bên rạch Tân Hương, trên
đường từ cái Bần đi Phú Khánh, thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày. So với Hội Tông cổ tự ở xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, thì
chùa Tuyên Linh không cổ bằng, nhưng nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng chú ý.
Chùa được xây dựng năm 1861, do hòa thượng Khánh Phong trụ trì. Đến năm 1907, nhà sư Lê Khánh Hòa, pháp danh là Thích
Như Trí, quê ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, vốn là một vị cao tăng tinh thông phật học, về trụ trì tại chùa này. Tại đây, hòa thượng Lê
Khánh Hòa đã mở mang việc thuyết giảng giáo lý nhà Phật, đào tạo môn sinh. Nhờ hiểu rộng, đi nhiều nơi, có vốn nho học, lại biết
cả chữ quốc ngữ, nên ông được tín đồ, các cư sĩ Phật giáo tín nhiệm. Hòa Thượng là người sáng lập ra Nam Kỳ Phật học hội và
Lưỡng Xuyên Phật học hội quy tụ nhiều cao tăng, cư sĩ Phật giáo ở Nam Kỳ lúc bấy giờ, đồng thời là chủ bút tạp chí Từ bi âm,
giám đốc Phật học tùng thư.
Năm 1930, nhân dịp chùa được trùng tu, hòa thượng Lê Khánh Hòa đổi tên Tiên Linh tự thành Tuyên Linh tự. Từ đấy chùa được
gọi bằng tên mới: Tuyên Linh.
Theo tài liệu của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Đồng Tháp, thì vào khoảng cuối năm 1926, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc -
thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã cùng một vị cao tăng của chùa Từ Đàm ở Huế ghé lại và tá túc tại chùa Tuyên Linh một
thời gian.
Theo sư Thái Không, cụ Phó bảng được sự bảo bọc, giúp đỡ của hòa thượng Lê Khánh Hòa, trong thời gian lưu trú tại chùa, đã
mở lớp dạy học, xem mạch, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Tuy thời gian ở đây không lâu, cụ Nguyễn Sinh Sắc có quan hệ
với Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn, Lê Văn Phát. Nhiều người trong số này về sau trở thành lớp Đảng viên đầu tiên của Đảng bộ
Bến Tre (1930).
Khi CMT8-1945 thành công, hòa thượng Lê Khánh Hòa đã động viên các nhà sư và tín đồ Phật giáo trong tỉnh tham gia vào các
hoạt động cách mạng và kháng chiến. Năm 1947, do tuổi già sức yếu, trên giường bệnh, ông bình tĩnh đọc lời di ngôn cho môn đồ
chép lại, sắp xếp công việc đạo, căn dặn học trò thân tín vận động tín đồ tích cực tham gia kháng chiến, tin tưởng vào chính phủ
Cụ Hồ, cùng đồng bào cả nước đấu tranh giành độc lập. Ngày 19-6-1947, biết mình không qua khỏi, ông bảo học trò tắm rửa sạch
sẽ, thay đạo phục cho ông, rồi day mặt về hướng Bắc, nói những lời chúc tụng cuối cùng về nhà nước độc lập, về sức khỏe của
Hồ Chủ Tịch, sau đó niệm Phật rồi tắt thở.

Năm 1956, để tỏ lòng tôn kính một vị chân tu yêu nước, giáo hội Phật giáo tăng già và Lục hòa tăng đã cùng các tín đồ tổ chức lễ
Trà tỳ (tức lễ thiêu hài cốt đưa tro vào bảo pháp) tại chùa Tuyên Linh.
Thời KCCP, chùa Tuyên Linh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong những năm trước Đồng khởi, trong thế kìm kẹp khắc
nghiệt của Mỹ, Diệm, vùng Tân Hương - Minh Đức, nơi có ngôi chùa Tuyên Linh , vẫn là nơi có phong trào mạnh. Các cơ quan
Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại đây trong sự đùm bọc của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo giữa những
ngày khó khăn nhất của cách mạng.
Chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 921-QĐ/BTcông nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 20-7-
1994.
Nguồn:bentre.gov.vn
Last edited by DiễmTrinh89; 20-12-2009 at 11:35 AM.
Không có tình iu vĩnh cữu
Mà chỉ có những giây phút vĩnh cữu của tình iu
*(`'·.¸(`'·.¸*¤*¸.·'´)¸.·'´)*
»~:¤.·º`·.DiễmTrinh .·´º·.¤:~«
*(¸.·'´(¸.·'´*¤*`'·.¸)`'·.¸)*

Trả lời kèm Trích dẫn
4. The Following User Says Thank You to DiễmTrinh89 For This Useful Post:
tuankietlu (20-12-2009)
5. 20-12-2009 11:28 AM #3
DiễmTrinh89
o Xem Hồ sơ
o Xem bài viết diễn đàn
o Tin nhắn riêng
_____princess_____
Ngày tham gia
Dec 2009
Đang ở
Châu Thành-Bến Tre
Bài viết

1,539
Thanks
966
Thanked 695 Times in 344 Posts
Di tích lịch sử Đền thờ và mộ thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng
Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng
Nguyễn Ngọc Thăng quê làng Mỹ Thạnh, huyện Tân An, nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, năm 1848 giữ chức Lãnh binh
trong quân đội dưới triều Thiệu Trị. Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đem binh ứng cứu, nhưng chưa kịp
đến nơi thì thành bị hạ. Ông được lệnh đóng giữ phòng tuyến Kỳ Hòa, ở đồn Cây Mai. Do lực lượng quá chênh lệnh, sau một thời
gian cầm cự, ông rút quân về Gò Công, cùng phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Trương Định. Ngày 27-6-1866, ông bị trúng đạn,
tử thương trong một trận giao chiến kịch liệt với Pháp. Thi hài ông được đưa về quê bằng ghe, quàn tại một con giồng nhỏ cách
chợ Mỹ Lồng gần 1.000m.
Sau khi ông chết, vua Tự Đức có phong sắc, áo mũ và một thanh gươm, nhưng vì chiến tranh nên những di vật này đặt ở đền thờ
ông ở ấp Giồng Keo bị hư hỏng, thất lạc.Từ năm 1984, nhân dân địa phương đã đem bài vị của ông vào thờ ở đình Mỹ Thạnh như
một vị thần đã có công trong sư nghiệp chống ngoại xâm, tại ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh, nằm bên cạnh đường tỉnh 885, cách thành
phố Bến Tre 6,5 km.
Ngày giỗ ông hàng năm là ngày rằm tháng 5 âm lịch. Di tích được Bộ Văn hóa - thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH công nhận
là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 7-5-1997.
Nguồn:bentre.gov.vn
Last edited by DiễmTrinh89; 20-12-2009 at 11:34 AM.
Không có tình iu vĩnh cữu
Mà chỉ có những giây phút vĩnh cữu của tình iu
*(`'·.¸(`'·.¸*¤*¸.·'´)¸.·'´)*
»~:¤.·º`·.DiễmTrinh .·´º·.¤:~«
*(¸.·'´(¸.·'´*¤*`'·.¸)`'·.¸)*

Trả lời kèm Trích dẫn
6. The Following 2 Users Say Thank You to DiễmTrinh89 For This Useful Post:
tuankietlu (20-12-2009), T[e]i. (20-12-2009)
7. 20-12-2009 11:53 AM #4

DiễmTrinh89
o Xem Hồ sơ
o Xem bài viết diễn đàn
o Tin nhắn riêng
_____princess_____
Ngày tham gia
Dec 2009
Đang ở
Châu Thành-Bến Tre
Bài viết
1,539
Thanks
966
Thanked 695 Times in 344 Posts
Di tích đầu cầu tiếp cận chi viện Bắc Nam
Di tích đầu cầu tiếp cận chi viện Bắc - Nam
Lịch sử hai cuộc KCCP và KCCM đã ghi lại hai lần vượt biển từ xã Thạnh Phong huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre ra thủ đô Hà Nội
để gặp Trung ương báo cáo tình hình và xin chi viện cho chiến trường Nam Bộ. Lần thứ nhất là vào đầu tháng 4-1946, đã đến
đích an toàn. Tháng 11-1946, chuyến chi viện vũ khí đầu tiên từ bờ biển tỉnh Phú Yên vào Bến Tre do đồng chí Nguyễn Thị Định,
thành viên của đoàn phụ trách, đã cập bến an toàn. Lần thứ hai diễn ra vào ngày 1-6-1961, sau cuộc Đồng khởi 8 tháng, cũng đã
thành công tốt đẹp, mặc dù màng lưới phong tỏa, kiểm soát của địch hiện đại hơn, ngặt nghèo hơn. Từ hai sự kiện trên đã đưa
đến một quyết định của Trung ương là mở đường Hồ Chí Minh trên biển, để chi viện cho cách mạng miền Nam (xem thêm mục Sự
kiện đáng nhớ).
Trong những năm chống Mỹ, hàng ngàn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh khác của Trung ương chi viện cho cách mạng miền
Nam qua đường Hồ Chí Minh trên biển đã đến nhiều địa phương dọc theo duyên hải miền Trung đến tận mũi Cà Mau để tiếp sức
cho cuộc kháng chiến, mà đầu cầu tiếp nhận vũ khí ở xã Thạnh Phong (gồm vàm Khâu Băng, cồn Bửng, cồn Lợi, cồn Lớn) là một
trọng điểm. Tại đây, Bộ Tư lệnh miền đã thành lập Đoàn 962 có nhiệm vụ bảo vệ đầu cầu, tiếp nhận hàng chi viện, rồi từ đây lan
tỏa ra các chiến trường Nam Bộ như Sài Gòn, các tỉnh miền Đông và miền Trung Nam Bộ và cho các đơn vị chủ lực của miền.
Địch đã dùng đủ mọi thủ đoạn đánh phá, ngăn chặn, nhưng chỉ có thể gây cho ta một số tổn thất nhất định, chúng không thể nào
cắt đứt được mạch máu giao thông liên lạc Bắc Nam của cách mạng.

Địa điểm khu di tích của xã Thạnh Phong (vàm Khâu Băng, cồn Bửng, cồn Lợi, cồn Lớn) nằm cách thị trấn Thạnh Phú 25 km,
cách thành phố Bến Tre 70 km. Có thể đến khu di tích bằng hai đường thủy và bộ, cả hai đều thuận tiện.
nguồn:bentre.gov.vn
Không có tình iu vĩnh cữu
Mà chỉ có những giây phút vĩnh cữu của tình iu
*(`'·.¸(`'·.¸*¤*¸.·'´)¸.·'´)*
»~:¤.·º`·.DiễmTrinh .·´º·.¤:~«
*(¸.·'´(¸.·'´*¤*`'·.¸)`'·.¸)*

Trả lời kèm Trích dẫn
9. 20-12-2009 12:04 PM #5
DiễmTrinh89
o Xem Hồ sơ
o Xem bài viết diễn đàn
o Tin nhắn riêng
_____princess_____
Ngày tham gia
Dec 2009
Đang ở
Châu Thành-Bến Tre
Bài viết
1,539
Thanks
966
Thanked 695 Times in 344 Posts
Di tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba cây da đôi
Bia lưu niệm cây da đôi
Vào cuối tháng 4-1930, chi bộ ĐCSĐD đầu tiên của tỉnh Bến Tre được thành lập tại nhà ông Nguyễn Văn Cung. Chi bộ gồm 10
đảng viên, nguyên là hội viên của chi bộ VNTNCMĐCH trước đó, do đồng chí Nguyễn Văn Ân thay mặt liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ
Tho - Bến Tre đứng ra thành lập. Đồng chí Nguyễn Văn Trí thay mặt Liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho - Bến Tre công nhận chi bộ do

đồng chí Nguyễn Văn An làm Bí thư.
Chi bộ xã Tân Xuân, sau khi thành lập, đã tổ chức cuộc mít tinh quần chúng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5 tại cây da
đôi, sau đó biến thành cuộc biểu tình tuần hành, thu hút trên 200 người tham dự.
Tại đây, sau ngày giải phóng (30-4-1975), Sở Văn hóa - Thông tin đã tổ chức dựng bia lưu niệm về sự kiện lịch sử này.
Di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH, công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 7-1-1993.
nguồn:bentre.gov.vn
Không có tình iu vĩnh cữu
Mà chỉ có những giây phút vĩnh cữu của tình iu
*(`'·.¸(`'·.¸*¤*¸.·'´)¸.·'´)*
»~:¤.·º`·.DiễmTrinh .·´º·.¤:~«
*(¸.·'´(¸.·'´*¤*`'·.¸)`'·.¸)*

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×