Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương - Kỹ thuật bảo trì pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.83 KB, 13 trang )

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ MÁY TÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI 5
Câu 1 5
Nêu chức năng của bộ nguồn của máy tính. Bộ nguồn của máy tính cung cấp những mức điện áp
nào và cho những đối tượng nào? Chúng ta cần quan tâm điều gì khi sử dụng các jăc cắm đầu ra
của bộ nguồn 5
Câu 2: 5
Mainboard (bảng mạch chính) có nhiệm vụ gì? Cho biết các thành phần cơ bản có trên một
mainboard. Hãy kể ra một số mainboard thường được sử dụng trong thời điểm hiện nay 5
Câu 3: 7
Khi lắp CPU (chip vi xử lý) vào mainboard, ta cần chú ý đến những điều gì? Cho biết một số thông
số đáng quan tâm của một CPU 7
Khi lắp CPU (chip vi xử lý) vào mainboard, ta cần chú ý đến những điều gì? 7
Cho biết một số thông số đáng quan tâm của một CPU 7
Câu 4: 8
Máy in có phải là một thiết bị Plug and Play không? Nêu cách cài đặt thay thế một trình điều khiển
máy in hiện tại bằng một trình điều khiển khác phù hợp 8
Câu 5: 8
Bộ nhớ trong của máy tính gồm những loại nào, đặc điểm của chúng? Khi lắp một module nhớ
RAM vào mainboard, ta cần chú ý điều gì? 8
Bộ nhớ trong của máy tính gồm loại chính là ROM và RAM và có những đặc điểm sau đây: 8
Khi lắp một module nhớ RAM vào mainboard, ta cần chú ý một số điểm sau: 8
Câu 6: 9
So sánh sự giống nhau và khác nhau trong tổ chức vật lý và logic của đĩa từ cứng và đĩa từ mềm.
Nêu quy trình lắp ghép ổ cứng vào máy tính và những vấn đề cần chú ý 9
Sự giống nhau và khác nhau trong tổ chức vật lý và logic của đĩa từ cứng và đĩa từ mềm: 9
Quy trình lắp ghép ổ cứng vào máy tính 10
Câu 7: 10
Việc phân chia một ổ cứng thành nhiều ổ logic có thể được thực hiện bằng những công cụ gì và các
bước tiến hành như thế nào? Ta có thể chia một ổ cứng vật lý thành tối đa bao nhiêu ổ logic? Tại
sao? 10
Câu 8: 10


Bằng chương trình FDISK của DOS, cho biết các bước thực hiện để chia một ổ cứng mới thành 2 ổ
logic C và D, trong đó ổ C là ổ khởi động DOS 10
Câu 9: 10
Hãy cho biết cách cài đặt trình điều khiển cho ổ đĩa CD-ROM để khi khởi động vào môi trường
DOS, ta có thể sử dụng được ổ đĩa CD-ROM 10
PHẦN 2: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG MÁY TÍNH 10
Câu 10: 10
CMOS của máy tính là gì? Hãy phân biệt giữa CMOS và ROM BIOS 10
CMOS của máy tính:: 10
Phân biệt giữa CMOS và ROM BIOS 11
Câu 11: 11
Nêu một số thông số đáng quan tâm trong CMOS và ý nghĩa của chúng 11
Câu 12: 11
Chúng ta có thể thiết lập được những thông số gì đối với bàn phím trong CMOS. Ngoài ra, ta còn
có thể thiết lập các thông số này ở đâu? 11
Câu 13: 11
Nêu quá trình khởi động DOS của máy tính từ một ổ đĩa nào đó! Nếu quá trình này không thể thực
hiện được thì có thể vì lý do gì? Cách khắc phục tương ứng? 11
Quá trình khởi động DOS của máy tính từ một ổ đĩa: 11
Nguyên do làm quá trình này không thể thực hiện được và cách khắc phục tương ứng: 12
Nêu các bước cài đặt một trình điều khiển cho card màn hình (theo một cách nào đó) trong môi
trường Windows XX 12
Hãy cho biết các cách để cài đặt một thiết bị ngoại vi mới vào hệ thống để làm việc được trong môi
trường hệ điều hành Windows. Màn hình và bàn phím là thiết bị ngoại vi không cần cài đặt trình
điều khiển thiết bị, tại sao? 12
Liệt kê theo thứ tự các bước thực hiện lắp ráp một máy tính mới và đưa vào sử dụng? 12
PHẦN 3: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM MÁY TÍNH 12
Nêu quá trình cài đặt hệ điều hành Windows 98 12
Sau khi hoàn thành việc cài đặt hệ điều hành Windows, ta có thể thêm/bớt các thành phần của
Windows không? Cho biết cách thực hiện 12

Trước khi cài đặt hệ điều hành cho một máy tính, ta cần chú ý chuẩn bị những gì? 12
PHẦN 4: REGISTRY CỦA WINDOWS 12
Registry là gì? Nêu vai trò của registry đối với hệ thống. Nêu cách sao lưu, phục hồi registry trong
Windows 12
Để thay đổi user name (registered to: ) của hệ điều hành Windows, ta có thể sửa ở đâu? Nêu cách
thực hiện 12
Khi một chương trình đã cài đặt trên Windows bị xoá không đúng cách (không dùng Uninstall), ví
dụ như chương trình Norton AntiVirus. Khi khởi động Windows sẽ xảy ra điều gì? Nêu cách khắc
phục 13
Cho biết các cách để thay đổi nội dung registry? Khi làm việc với registry, ta cần chú ý điều gì? 13
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN “KỸ THUẬT BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH”
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ MÁY TÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI
1.1. Tổng quan về cấu trúc máy tính
1.1.1. Cấu trúc chung và các thành phần cơ bản của máy tính
1.2. Nguồn điện cho máy tính
1.2.1. Nhiệm vụ của bộ nguồn
1.2.2. Các mức điện áp mà bộ nguồn cung cấp cho hệ thống máy tính
1.3. Bảng mạch chính (mainboard)
1.3.1. Nhiệm vụ của bảng mạch chính
1.3.2. Các thành phần cơ bản trên bảng mạch chính
1.3.3. Các loại bảng mạch chính thường được sử dụng hiện nay
1.4. CPU (Central Processing Unit)
1.4.1. Nhiệm vụ của CPU trong máy tính
1.4.2. Phân loại CPU
1.4.3. Cách cắm CPU vào mainboard và thiết lập các thông số
1.5. Bộ nhớ trong (ROM+RAM)
1.5.1. Nhiệm vụ của bộ nhớ trong
1.5.2. Phân loại RAM
1.6. Bộ nhớ ngoài (Floppy, HardDisk, CD-ROM)
1.6.1. Cấu trúc vật lý và logic của đĩa mềm

1.6.2. Cấu trúc vật lý và logic của đĩa cứng
1.6.3. Phân chia ổ đĩa cứng thành các ổ logic
1.6.4. Quá trình khởi động máy tính trong DOS
1.6.5. CD-ROM (Compact Disk Read Only Memory)
1.7. Các thiết bị ngoại vi thông dụng
1.7.1. Màn hình
1.7.2. Bàn phím
1.7.3. Con chuột
1.7.4. Máy in
1.7.5. Một số thiết bị khác
PHẦN 2: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.1. Lắp ráp máy
2.1.1. Các thành phần cần thiết
2.1.2. Các bước thực hiện
2.2. BIOS và CMOS
2.2.1. Các thành phần căn bản (Standard CMOS Setup)
2.2.2. Setup các thành phần nâng cao (Advanced Setup)
2.2.3. Setup các thành phần có liên quan đến vận hành hệ thống (Chipset Setup)
2.2.4. Hướng dẫn BIOS Setup
PHẦN 3: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM MÁY TÍNH
3.1. Giới thiệu quá trình cài đặt Windows
4.1.1. Chuẩn bị phần cứng
4.1.2. Chuẩn bị phần mềm
4.1.3. Tiến trình cài đặt
4.1.4. Hoàn chỉnh Windows sau khi cài đặt
4.1.5. Quá trình khởi động của Windows
3.2. Cài đặt Microsoft Office
4.2.1. Các thành phần của Microsoft Office
4.2.2. Tiến trình cài đặt
4.2.3. Hoàn thiện các thành phần sau khi cài đặt

3.3. Cài đặt các phần mềm khác
PHẦN 4: REGISTRY CỦA WINDOWS
4.1. Giới thiệu về Registry của Windows
4.2. Cấu trúc tổ chức của Registry
4.3. Can thiệp vào Registry
4.3.1. Sao lưu, phục hồi Registry
4.3.2. Tạo khoá mới
4.3.3. Cập nhật Registry
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ MÁY TÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI
Câu 1.
Nêu chức năng của bộ nguồn của máy tính. Bộ nguồn của máy tính cung cấp những mức điện áp
nào và cho những đối tượng nào? Chúng ta cần quan tâm điều gì khi sử dụng các jăc cắm
đầu ra của bộ nguồn.
Trả lời:
Chức năng bộ nguồn của máy tính:
• Chuyển đổi nguồn điện 110V/220V thành nguồn điện một chiều với các mức điện áp khác
nhau từ - 12V đến +12V
• ổn định nguồn một chiều cung cấp cho toàn bộ hệ thống máy tính.
Các mức điện áp cung cấp :
• ±3.3V
• ±5V
• ±12V
• 0V
Mức điện áp tương ứng cho các đối tượng:
• 12V, 5V: CD ROM,Hard disk and Floppy disk…
• Tất cả các mức điện áp được sử dụng cho Main Board
• ±3.3V có ở nguồn ATX trong Jack cắm 20 chân vào Main board
Các vấn đề cần quan tâm đến Jack cắm đầu ra của bộ nguồn:
• Màu sắc dây dẫn: Quy định các mức điện áp và đặc tính

Cụ thể Đỏ(5V), Vàng(12V), Trắng(-5V), Xanh đậm (-12V), Xanh lá cây (Chân nguồn vào),
Xám(Chân nối đất), Gạch(3,3V), Đen(0V)
• Chức năng: Mỗi jack cắm được dùng cho các loại thiết bị khác nhau
• Chuẩn ghép nối: Các jack căm có một số kiểu ghép nối khác nhau và có chiều cắm quy định.
Câu 2:
Mainboard (bảng mạch chính) có nhiệm vụ gì? Cho biết các thành phần cơ bản có trên một
mainboard. Hãy kể ra một số mainboard thường được sử dụng trong thời điểm hiện nay.
Trả lời:
Nhiệm vụ:
Liên kết và điều khiển các thành phần được cắm vào nó
Thành phần cơ bản:
(1) Khe cắm CPU: Có hai loại cơ bản là slot và Socket
• Slot: Là khe cắm dài như một thanh dùng để cắm các loại CPU đời mới như
Pentium II, Pentium III, Pentium Pro. Loại này chỉ có trên các mainboard mới. Khi ấn CPU vào
slot còn có thêm các vit để giữ chặt CPU.
• Socket: Là khe cắm hình chữ nhật có xăm lỗ để cắm CPU vào. Loại này dùng cho
tất cả các loại CPU còn lại không cắm theo Slot. Hiện nay, đa số CPU dùng Socket 7, Socket
370 (có vát một góc). Một số ít CPU đời cũ dùng Socket 4, Socket 3 (đủ chân).
(2) Khe cắm RAM: Thường có hai loại chính là DIMM và SIMM. Ngoài ra, còn có các loại
SIMM RAM, SIMM RAM thường được gắn sẵn đi cùng với mainboard.
• DIMM: Loại khe RAM có 168 chân dùng cho loại 16 MB trở lên.
• SIMM: Loại khe RAM có 72 chân dùng cho các loại còn lại.
Hiện nay có rất nhiều loại mainboard có cả hai loại khi SIMM và DIMM trên nên rất tiện cho việc
nâng cấp và sử dụng lại RAM cũ.
(3) Bus: Là đường dẫn thông tin trong bảng mạch chính, nối từ bộ vi xử lý đến bộ nhớ và các
thẻ mạch, khe cắm mở rộng. Bus được thiết kế theo nhiều chuẩn khác nhau như PCI, ISA, EISA,
VESA,
(4) Khe cắm bộ điều hợp: Dùng để cắm các bộ điều hợp như card màn hình, card mạng, card
âm thanh, Chúng cũng gồm nhiều loại được thiết kế theo các chuẩn như ISA, EISA, PIC,
• ISA (Industry Standard Architecture): Là khe cắm card dài dùng cho các card làm

việc ở chế độ 16 bits.
• EISA (Extended ISA): Là chuẩn cải tiết của ISA để tăng khả năng giao tiếp với
bus mở rộng và không qua sự điều khiển của CPU.
• PIC (Peripheral Component Interface): Là khe cắm ngắn dùng cho loại card 32
bits.
(5) Khe cắm IDE (Integrated Drive Electronics): Có 2 khe cắm dùng để cắm cáp cho ổ đĩa
cứng và ổ đĩa CD-ROM.
(6) Khe cắm Floppy: Dùng để cắm cáp ổ đĩa mềm.
(7) Cổng nối bàn phím.
(8) Các khe cắm nối tiếp (thường là COM1 và COM2): Sử dụng cho các thiết bị nối tiếp như:
chuột, modem, Các bộ phận này được sự hỗ trợ của các chip truyền nhận không đồng bộ vạn
năng UART (Universal Asynchronous Receiver Transmitter) được cắm trực tiếp trên mainboard
để điều khiển trao đổi thông tin nối tiếp giữa CPU với các thiết bị ngoài. Các chip này thường có
tên: Intel 8251, 8250 hay Motorola 6821, 6530,
(9) Các khe cắm song song (thường là LPT1, LPT2): Dùng để cắm các thiết bị giao tiếp song
song như máy in (Printer).
(10) Khe cắm điện cho mainboard: Thường có 2 khe, một dùng cho loại nguồn AT và một
dùng cho loại ATX.
(11) Các ROM chứa các chương trình hỗ trợ khởi động và kiểm tra thiết bị. Tiêu biểu là ROM
BIOS chứa các chương trình điều khiển, kiểm tra thiết bị và trình khởi động máy.
(12) Các chip DMAC (Direct Memory Access Controller): Đây là chip truy nhập bộ nhớ trực
tiếp, giúp cho thiết bị trao đổi dữ liệu với bộ nhớ không thông qua sự điều khiển của CPU.
(13) Pin và CMOS lưu trữ các thông số thiết lập cấu hình máy tính gồm cả RTC (Real Time
Clock - đồng hồ thời gian thực).
(14) Các thành phần khác như: bộ dao động thạch anh, chip điều khiển ngắt, chip điều khiển
thiết bị, bộ nhớ cache, cũng được gắn sẵn trên mainboard.
(15) Các jumper thiết lập các chế độ điện, chế độ truy nhập, đèn báo, Trong một số
mainboard đời mới, các jumper này được thiết lập tự động bằng phần mềm.
Một số loại main được sử dụng hiện nay: Hiện nay chủng loại Main có mặt trên thì trường rất đa dạng
và phong phú. Ở đây xin liệt kê một thông số của main đang được bán và sử dụng rộng rãi hiện nay:

Phân loại theo hãng sản xuất phổ biến: Intel, Asus, Biosstar, Gigabyte, Asrock…
Phân kiểu cắm chíp: Socket 370,478, 775…hỗ trợ cắm chíp 1 nhân hay 2 nhân (Pentium Duo)

Tốc độ bus: 400/533/800MHz hoặc lớn hơn
Khả năng hỗ trợ bus RAM: 333/400/533MHz…
Tốc độ tối đa có thể hỗ trợ cho chíp: (Up to) thường gặp 1.4G- 3.6G…
Tích hợp sẵn card âm thanh AC97, Sound max 5.1. audio 7.1, card màn hình hoặc các card rời
với rất nhiều cấu hình như VGA Graphic 8X.
Hỗ trợ chuẩn ghép nối SATA, ATA hay cả hai.
…………
Câu 3:
Khi lắp CPU (chip vi xử lý) vào mainboard, ta cần chú ý đến những điều gì? Cho biết một số thông
số đáng quan tâm của một CPU.
Trả lời:
Khi lắp CPU (chip vi xử lý) vào mainboard, ta cần chú ý đến những điều gì?
• Chuẩn ghép nối là Slot (khe cắm) hay Socket (chân cắm).
• Xác định chiểu cắm để tránh cắm ngược chiều, các chíp đều có vị trí đánh dấu chiều cắm: mũi tên
hay góc vát
• Lắp tản nhiệt cho chíp: Tản nhiệt thường được gắn với chíp bằng các chốt hoặc lẫy có thể đễ dàng
tháo rời nếu thao tác đúng nhưng cũng dế bị hư gẫy nếu thao tác không đúng vì vậy cần chú ý.
• Lắp quạt và nguồn cho quạt có sẵn chân cắm trên main board.
• Một số main và CPU yêu cầu thiết lập điện áp làm việc phù hợp ghi trên CPU, cần thiết lập đúng
nếu không CPU sẽ không làm việc hoặc bị cháy. (tra cứu trên catalogur của nhà sản xuất)
• Thiết lập thông số Ratio (hệ số đồng bộ tốc độ đồng hồ của CPU và Main )nếu cần (tra cứu trên
catalogur của nhà sản xuất)
Cho biết một số thông số đáng quan tâm của một CPU.
• Tốc độ xử lý hay còn chính là tốc độ xung nhịp đồng hồ: tính bằng Hz, MHz; một số tốc độ
thường gặp 200 Hz, 300 Hz, 400 Hz, … 3,6 MHz…
• Tốc độ Bus: tính bằng Hz, MHz; VD: 400, 533, 800 MHz
• Chuẩn ghép nối là Slot (khe cắm) hay Socket (chân cắm), số chân hay khe cắm VD Socket 475,

775… có 475 hay 775 chân cắm
• Dòng: đời cũ 8080, 8086, 8088 (hiện nay không hoặc rất ít được sử dụng)  80286, 80386,
80486: có nhiều đột phá đặc biệt là khả năng xử lý dấu chấm động Pentium như Pentium,
PentiumII, Celeron, AMD_K5 , thông dụng trong 10 gần đây, xử lý đa nhiệmCác CPU đời
mới Celeron D, PentiumIII, Pentium IV,PentiumD, PentiumDuo (có 2 nhân)…xử lý đa nhiệm, tốc
độ cao, sử dụng ít năng lượng.
• Hãng sản xuất: Intel, Asus, Biosstar, Gigabyte, Asrock…
• Bộ nhớ Cache: Là bộ nhớ có tốc độ trao đổi dữ liệu cực nhanh, làm nhiệm vụ trung gian giữa bộ
nhớ chính và CPU nhằm để tăng tốc độ truy nhập dữ liệu của CPU trong quá trình xử lý, dung
lượng thường được tính bằng K hay Mb, VD: 128 K…. 2Mb…
Câu 4:
Máy in có phải là một thiết bị Plug and Play không? Nêu cách cài đặt thay thế một trình điều
khiển máy in hiện tại bằng một trình điều khiển khác phù hợp.
Câu 5:
Bộ nhớ trong của máy tính gồm những loại nào, đặc điểm của chúng? Khi lắp một module nhớ
RAM vào mainboard, ta cần chú ý điều gì?
Trả lời:
Bộ nhớ trong của máy tính gồm loại chính là ROM và RAM và có những đặc điểm sau đây:
ROM = Read Only Memory
• Chỉ đọc dữ liệu mà không ghi vào hay thay đổi đã lưu sẵn hệ quả là không bị mất khi mất điện
• Được sử dụng để lưu các chương trình quan trọng như chương trình khởi động, kiểm tra thiết bị…
điển hình là chương trình BIOS
• Có tốc độ truy xuất nhanh
• Dung lượng thường nhỏ
RAM = Random Access Memory
• Đây là bộ nhớ chính mà CPU trao đổi dữ liệu trong quá trình xử lý dữ liệu của mình
• Cho phép đọc, ghi, xoá, … nhiều lần  bị mất khi mất điện.
• Tốc độ cao
• Dung lượng nhỏ nhưng ngày được cải thiện
Khi lắp một module nhớ RAM vào mainboard, ta cần chú ý một số điểm sau:

Cẩn thận, thao tác chính xác vì Ram là một trong những ngưyên nhân chính khiến máy tính không
khởi động được. Thực hiện theo các hướng dẫn đi kèm của nhà sản xuất ngoài ra cần chú ý một số
điểm:
• Biết loại RAM và chuẩn ghép nối tương ứng trên main board
- SIMM (Single Inline Module Memory): 72 chân được sử dụng nhiều ở các mainboard cũ. Dung
lượng mỗi “thanh” có thể là 4 MB, 8 MB, 16 MB, 32 MB,
- DIMM (Dual Inline Module Memory): Là chuẩn “thanh” RAM 168 chân có mặt ở các mainborad
đời mới. Các thanh này có dung lượng từ 8 MB trở lên và được cắm vào khe cắm DIMM trên
mainboard.
- SIPRAM (Single Inline Pin RAM) và DIPRAM (Dual Inline Pin RAM): Đây là 2 loại RAM thường
được cắm sẵn trên mainboard và thường có dung lượng nhỏ tính theo KB. Các mainboard mới hiện
nay không còn thấy các loại bộ nhớ này.
- Khe cắm RAM tĩnh SD RAM (rãnh cắm chia làm 3 phần) hay RAM động DD RAM (rãnh cắm chia
làm 2 phần).
• Chú ý điến chiều cắm vì khi cắm ngược chiều có thể dẫn đến nổ khe RAM
• Chú đến âm thanh do loa main phát ra khi khởi động máy vì nó cũng báo hiệu tình trạng của RAM
được cắm
• Chú ý đến việc vệ sinh chống cách điện ở các tiếp điểm
Câu 6:
So sánh sự giống nhau và khác nhau trong tổ chức vật lý và logic của đĩa từ cứng và đĩa từ mềm.
Nêu quy trình lắp ghép ổ cứng vào máy tính và những vấn đề cần chú ý.
Sự giống nhau và khác nhau trong tổ chức vật lý và logic của đĩa từ cứng và đĩa từ mềm:
Giống nhau:
Vể cấu trúc vật lý:
• Có cấu tạo bởi các đĩa từ với các ô nhớ được phân bố theo các đường tròn đồng tâm liên tiếp
• Được phân chia thành các phần như Header, Track, Cluster, Sector…(giải thích về từng khái niệm
và vẽ hình minh hoạ)
Về cấu trúc logic:
Mỗi đĩa mền giống với một Partition của ổ đĩa cứng và đều được chia thành các phần như: Boot
sector, Fat, Root Directory, Data

Trong đó:
- Boot sector: Là các sector (đâu tiên nếu là đĩa mềm) lưu thông tin về ổ đĩa và chương trình khởi
động nếu là đĩa khởi động. Khi bắt đầu giao tiếp với ổ đĩa máy tính sẽ đọc các thông tin trên các
sector này đầu tiên.
- Fat= File Allocation Table: Lưu trữ các thông tin về Cluster thông qua tổ hợp (Head, Track,
Cluster). Cluster trống được gán bằng 0, có dữ liệu thì được đánh bằng giá trị của cluster tiếp theo
trong chuỗi cluster của một file, cluster cuối cùng được gán bằng 0xFFF. Các bảng Fat rất quan trọng
và thường xuyên sử dụng nên có khả năng bị lỗi cao, do vậy người ta dùng 2 bảng fat giống nhau là
fat1 và fat 2 trong đó fat dùng để làm việc còn fat2 là để dự phòng và phục hồi fat1 khi bị lỗi
- Root Directory: là nơi lưu các thông tin về các thư mục và các file như là tên, thuộc tính, ngày tạo
lập, ngày cập nhật gần nhất, cluster xuất phát, kích thước….các thông tin này là các thông tin xuất
hiện khi truy nhập thư mục hay tập tin.
- Data: là vùng nhớ lưu trữ các thư mục và tập tin, trong đó một thư mục hay tập tin nằm trên tập
sector nhất định và không nhất thiết phải liên tục
Khác nhau:
Đĩa mềm Đĩa cứng
- Chỉ có một lá đĩa duy nhất - Cấu trúc có thể gồm nhiều lá đĩa, có thêm khái
niệm clynder là tập hợp các track có cùng đường
kính
- Không thể chia nhỏ thành các phân vùng - Có thể chia thành nhiều phân vùng, mỗi phân
vùng hoạt động như một ổ đĩa cứng riêng biệt,
trong quản lý phải thêm vùng logic Mater boot
record để lưu trữ thông tin về các phân vùng.
Quy trình lắp ghép ổ cứng vào máy tính
• Xác định chuẩn giao tiếp ổ đĩa của main board và của ổ đĩa cứng
• Chuẩn bị cable nỗi ổ cứng vào main board dựa trên thông tin về chuẩn ghép nối
• Cắm jump để thiết lập quan hệ chủ tớ giữa các ổ cứng trong trường hợp ghép nối nhiều ổ cứng
• Gắn cố định ổ đĩa cứng vào case ở vị trí thích hợp
• Khai báo sử dụng ổ cứng trong Bios nếu cần
• Định dạng và chia ổ đĩa nếu cần

Những vấn đề cần chú
• Hiện nay có 2 chuẩn phổ biến là IDE (Intergrated Drive Electronics) và SCSI (Small Computer
System Interface). Song IDE được sử dụng rộng rãi hơn.(ata, sata?)
• Cách thiết lập jumper cho ổ đĩa cứng: các máy tính hiện nay thường hỗ trợ 2 khe cắm do vậy có
thể gắn được tối đa là 4 ổ đĩa cứng bao gồm: Primary Master, Primary Slave., Secondary Master,
Secondary Slave … cách thiết lập có thể làm theo hướng dẫn đi kèm của nhà sản xuất
Câu 7:
Việc phân chia một ổ cứng thành nhiều ổ logic có thể được thực hiện bằng những công cụ gì và
các bước tiến hành như thế nào? Ta có thể chia một ổ cứng vật lý thành tối đa bao nhiêu ổ
logic? Tại sao?
Câu 8:
Bằng chương trình FDISK của DOS, cho biết các bước thực hiện để chia một ổ cứng mới thành 2
ổ logic C và D, trong đó ổ C là ổ khởi động DOS.
Câu 9:
Hãy cho biết cách cài đặt trình điều khiển cho ổ đĩa CD-ROM để khi khởi động vào môi trường
DOS, ta có thể sử dụng được ổ đĩa CD-ROM.
PHẦN 2: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Câu 10:
CMOS của máy tính là gì? Hãy phân biệt giữa CMOS và ROM BIOS
Trả lời:
CMOS của máy tính::
CMOS =Complementary Metal Oxyde Semiconductor
CMOS là công nghệ sản xuất chip ít tốn năng lượng, được chế tạo để thực hiện đúng các chức năng
của các chip khác, như các chip nhớ hoặc các bộ vi xử lý. Các chip sản xuất bằng công nghệ CMOS
được gọi là chip CMOS .Chip CMOS được sử dụng trong các máy tính xách tay chạy pin và trong các
bộ phận máy yêu cầu ít tiêu hao điện.
CMOS của máy tính là một chip CMOS đặc biệt dùng làm đồng hồ thời gian thực gắn trên board m˜,
đồng thời dùng để lưu trữ cấu hình cơ sở của hệ thống bao gồm các thông số về chủng loại ổ cứng và
ổ mềm, dung lượng bộ nhớ đã lắp đặt, và các thông số thiết lập về trạng thái đợi. Các thông số này sẽ
được giữ lại khi máy tính tắt điện nhờ một bộ pin nuôi.

Phân biệt giữa CMOS và ROM BIOS
CMOS của máy tính ROM BIOS
Là một loại chíp gắn trên main board Là bộ nhớ trong chứa chương trình bios
Nếu pin nuôi bị hết thì thông tin cấu hình đã lưu
sẽ bị xoá
Không bị xoá trong trường hợp mất nguồn điện
hay pin nuôi cmos
Câu 11:
Nêu một số thông số đáng quan tâm trong CMOS và ý nghĩa của chúng.
Trả lời:
Câu 12:
Chúng ta có thể thiết lập được những thông số gì đối với bàn phím trong CMOS. Ngoài ra, ta còn
có thể thiết lập các thông số này ở đâu?
Câu 13:
Nêu quá trình khởi động DOS của máy tính từ một ổ đĩa nào đó! Nếu quá trình này không thể
thực hiện được thì có thể vì lý do gì? Cách khắc phục tương ứng?
Trả lời:
Quá trình khởi động DOS của máy tính từ một ổ đĩa:
Đây là quá trình diễn biến từ khi bật máy cho đến khi xuất hiện dấu nhắc của hệ điều hành.
Quá trình này là rất quan trọng trong việc xác định sự cố của máy tính. Toàn bộ quá trình này
được mô tả như sau:
• Khi bật máy, nếu nguồn điện hoạt động tốt thì chương trình POST (Power On Self Test) trong
ROM BIOS sẽ chạy tự động để kiểm tra các thiết bị cơ bản như CPU, RAM, Mianboard, Card
màn hình, Nếu các thiết bị trên hoạt động tốt thì sẽ nhận được một tiếng bip của RAM và hệ
thống tiếp tục làm việc. Nếu có thiết bị lỗi sẽ có một dòng tiếng bip phát ra hoặc hệ thống không
thực hiện gì cả.
• Chương trình POST tiếp tục kiểm tra các thiết bị được cắm vào máy tính và khai báo sử dụng
trong CMOS, nếu có thiết bị nào đó bị lỗi thì xuất hiện thông báo lỗi, còn không thì chuyển qua
bước sau.
• Kiểm tra các thông số cấu hình trong CMOS để hỗ trợ các thông số Plug and Play của BIOS cho

thiết bị, đồng thời cũng đưa luôn bảng vector ngắt lên vùng nhớ cơ bản và xác định thiết bị khởi
động để chuyển quyền điều khiển.
• Thực hiện chương trình Boottrap trên Boot Sector của đĩa khởi động để tìm ra hai file khởi động
chính, đó là: IO.SYS và MSDOS.SYS để chuyển quyền điều khiển cho nó. Hai file IO.SYS và
MSDOS.SYS được định vị tại hai vị trí đã xác định trước nên ta không có quyền thay đổi nó. Nếu
bị thay đổi hoặc bị lỗi thì đĩa đó không khởi động được nữa và thông báo Non System Disk.
• Kiểm tra COMMAND.COM để thực hiện, nếu file này bị lỗi thì sẽ có thông báo
COMMAND.COM NOT INTERPRET. Nếu bình thường thì hệ thống sẽ đọc COMMAND.COM
vào RAM rồi thực hiện các lệnh trong CONFIG.SYS và AUTOEXEC.BAT. Cuối cùng là dấu
nhắc của hệ điều hành.
Dựa vào các thông báo lỗi và các diễn biến xảy ra để xác định các thành phần gây lỗi và
tìm cách khắc phục.
Nguyên do làm quá trình này không thể thực hiện được và cách khắc phục tương ứng:
Nêu các bước cài đặt một trình điều khiển cho card màn hình (theo một cách nào đó) trong môi
trường Windows XX.
Hãy cho biết các cách để cài đặt một thiết bị ngoại vi mới vào hệ thống để làm việc được trong môi
trường hệ điều hành Windows. Màn hình và bàn phím là thiết bị ngoại vi không cần cài đặt
trình điều khiển thiết bị, tại sao?
Liệt kê theo thứ tự các bước thực hiện lắp ráp một máy tính mới và đưa vào sử dụng?
PHẦN 3: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Nêu quá trình cài đặt hệ điều hành Windows 98.
Sau khi hoàn thành việc cài đặt hệ điều hành Windows, ta có thể thêm/bớt các thành phần của
Windows không? Cho biết cách thực hiện.
Trước khi cài đặt hệ điều hành cho một máy tính, ta cần chú ý chuẩn bị những gì?
PHẦN 4: REGISTRY CỦA WINDOWS
Registry là gì? Nêu vai trò của registry đối với hệ thống. Nêu cách sao lưu, phục hồi registry trong
Windows.
Để thay đổi user name (registered to: ) của hệ điều hành Windows, ta có thể sửa ở đâu? Nêu
cách thực hiện.
Khi một chương trình đã cài đặt trên Windows bị xoá không đúng cách (không dùng Uninstall), ví

dụ như chương trình Norton AntiVirus. Khi khởi động Windows sẽ xảy ra điều gì? Nêu cách
khắc phục.
Cho biết các cách để thay đổi nội dung registry? Khi làm việc với registry, ta cần chú ý điều gì?
Cần tìm hiểu
dây Màu xanh lá cây(PW_ON) và chân Xám (PWG GOOD)

×