Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuật Lãnh Đạo theo một số lý thuyết kinh điển pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.88 KB, 5 trang )

Thuật Lãnh Đạo theo một
số lý thuyết kinh điển
Michele Erina Doyle và Mark K. Smith
Lãnh Đạo là gì? Trong bài này, Michele Erina Doyle và Mark
K. Smith tìm hiểu một số mô hình kinh điển về Lãnh Đạo. Một
cách cụ thể hơn, họ điểm qua một số phương pháp đã từng được
sử dụng khi nghiên cứu về Lãnh Đạo; đó là các lý thuyết về lãnh
đạo qua đặc tính cá nhân, qua cách hành xử, và qua lý thuyết
được biết đến gần đây là lý thuyết, tạm dịch là, "ứng phó với các
tình huống bất ngờ" (contingency theory). Sau đó họ điểm qua
các lý thuyết "thăng hóa," và các vấn đề về thực thi nhiệm vụ
lãnh đạo.
Tôi nghĩ rằng có một số người đặc biệt được nhiều người khác
đi theo, dù với bất kỳ lý do nào; có thể vì họ thích cách xử thế
và hành động của những người đó, hoặc cũng có thể vì những
người này có óc khôi hài.
Khi nhìn vào những buổi sinh hoạt có tổ chức, ta luôn thấy có
một người nào đó có "phẩm chất lãnh đạo;" họ là những người
sẵn sàng bảo những người khác những điều cần làm nhưng vẫn
có sự tôn trọng những người đó hay được những người khác tôn
trọng.
Những hình ảnh liên hệ đến Lãnh Đạo thường bắt nguồn từ
những cuộc xung đột. Khi nói về lãnh đạo, ta thường nghĩ đến
những vị tướng mưu lược hơn đối phương, những chính trị gia
[có khả năng] thuyết phục và hướng dẫn những người theo mình
thực hiện một hành động nào đó, hoặc những người giải quyết
được một cơn khủng hoảng. Chúng ta nhìn vào những cá nhân
đặc biệt như Gandhi hoặc Jeane D'Arc, Napoleon, hoặc Hitler.
Những câu chuyện chung quanh các nhân vật này đều cho thấy
có những giây phút ngặt nghèo, hoặc những lúc mà quyết định
của một người có tính chất thay đổi thời cuộc. Những người này


có một viễn kiến về những điều có thể làm, hay nên làm, và có
thể truyền đạt viễn kiến này đến những người đi theo mình.
Thiếu sót những phẩm chất này, nguy cơ có thể xảy ra. Phẩm
chất của khả năng lãnh đạo, có thể được xem là trọng tâm của sự
sống còn và sự thành bại của tổ chức. Như Binh Pháp Tôn Tử,
cuốn binh thư cổ nhất (khoảng 400 năm trước Công Nguyên), đã
nói "Tướng soái giỏi dụng binh là thần hộ mệnh của dân là
người giữ sự an nguy của quốc gia" (Thiên Tác Chiến [20]).
Thế thì, thế nào là Khả Năng Lãnh Đạo? Hình như đó là một
trong những phẩm chất mà khi thấy thì ta biết liền, nhưng lại
khó mô tả. Phải nói là có bao nhiêu nhà bình luận thì cũng có
chừng ấy định nghĩa khác nhau về lãnh đạo. [Tuy nhiên,] rất
nhiều định nghĩa liên kết sự lãnh đạo với người lãnh đạo. Theo
quan niệm này, có bốn điểm chính. Đầu tiên, lãnh đạo bao gồm
việc ảnh hưởng đến người khác. Thứ hai, hễ có người lãnh đạo
thì luôn luôn có người đi theo. Thứ ba, các nhà lãnh đạo thường
xuất hiện khi có một cơn khủng hoảng, hoặc có một vấn nạn cần
được giải quyết. Nói một cách khác, những người lãnh đạo
thường xuất hiện khi có nhu cầu cần có một phương thức giải
quyết mới cho một vấn đề xã hội. Thứ tư, người lãnh đạo là
người có cái nhìn rất rõ họ muốn đạt được điều gì và tại sao họ
muốn điều đó. Như vậy, người lãnh đạo là người có khả năng
suy nghĩ và hành động một cách sáng tạo trong những tình
huống bất thường, là người đưa ra viễn kiến mới để ảnh hưởng
đến hành động, niềm tin và cảm xúc của những người xung
quanh. Theo quan niệm này khả năng lãnh đạo bắt nguồn từ khả
năng và phẩm chất của một cá nhân. Tuy nhiên, nó cũng liên hệ
tới các vai trò khác, như là vai trò của người quản lý hoặc
chuyên viên. Và như vậy thì cũng rất khó phân biệt, bởi vì
không phải người giám đốc điều hành nào cũng là người lãnh

đạo và ngược lại, không phải người lãnh đạo giỏi nào cũng là
người quản lý giỏi.
Trong khoảng 80 năm trở lại đây, trong các quan niệm kinh điển
về vai trò lãnh đạo, có 4 khuynh hướng định nghĩa chính như
sau:
 Các lý thuyết về Lãnh Đạo do đặc tính cá nhân
 Các Lý thuyết về Lãnh đạo qua cách hành xử
 Các Lý Thuyết về Lãnh đạo do thời thế tạo nên
 Các Lý Thuyết về Lãnh Đạo qua thăng hóa.
Như John Van Maurik (2001: 2-3) đã nói, điểm quan trọng là
bốn loại lý thuyết này không hoàn toàn tách biệt lẫn nhau và
không giới hạn vào thời gian.

Mặc dù đúng là quá trình phát triển của tư tưởng có khuynh
hướng tiếp nối nhau [theo từng thế hệ], nhưng cũng có thể có
những tư tưởng của một [trường phái thuộc] thế hệ trước lại xuất
hiện trong những nghiên cứu của những tác giả thuộc về các thế
hệ mãi về sau này, những tác giả thuộc thế hệ trẻ này cũng
không nghĩ là họ thuộc về trường phái đó.Sau cùng có thể nói
một cách công bằng là mỗi thế hệ đã thêm vào những đóng góp
đáng kể trong cuộc bàn luận về lãnh đạo và cuộc bàn luận đó
vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. (van Maurik 2001:3)

×