Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thoát cốt thư (viêm tắc động mạch chi) (Kỳ 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.88 KB, 5 trang )

Thoát cốt thư
(viêm tắc động mạch chi)
(Kỳ 2)

+ Lâm sàng và chẩn đoán phân biệt.
Theo Y học hiện đại , người ta chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn rối loạn chức năng: Có co thắt mạch khi bị lạnh hoặc khi làm
việc nặng, cóng buốt chi, đau bắp thịt khi đi lại, nghỉ ngơi thì hết đau, khi bị lạnh
ẩm thì đau tăng. Mạch mu chân thường yếu, đôi khi không sờ thấy; “triệu chứng
nốt trắng” xuất hiện khi giơ cao chân lên hoặc khi cử động bàn chân.
Thể không điển hình cần chẩn đoán phân biệt với Goutle (đau về
đêm), giãn tĩnh mạch sâu, đau thần kinh hông to.
- Giai đoạn rối loạn dinh dưỡng: Đau liên tục đầu chi, thiếu máu thường
xuyên, đau kéo dài dai dẳng, đau tăng về đêm và tăng khi giơ chân lên cao, đau
giảm phần nào khi hạ chân xuống, ngủ thường thiếp đi từng lúc (trong tư thế ngồi,
tay ôm chân), rối loạn tâm tính, da khô, móng dày vẹo 1 bên, dưới móng thường
có viêm mủ, đầu ngón xuất hiện các nốt loét nhỏ ướt và đau.
- Giai đoạn hoại tử hay hoại thư: đau không đi lại được, luôn ngồi, tay luôn
giữ lấy bàn chân bị bệnh, các ngón xuất hiện loét có hoại tử, phù. Da tím lan lên cả
bàn chân và mu chân, có khi xuất hiện đám hoại tử màu đen; XQ thấy xốp các
xương bàn chân.
Không sờ thấy mạch và không ghi được giao động mạch đồ của mạch
ở bàn chân. Toàn thân suy sụp xanh gầy, sốt nhẹ37,5 – 38
o
C. Hoại tử khô chuyển
thành hoại tử ướt, hôi thối, bội nhiễm , nhiễm độc. Nếu không điều trị phẫu thuật
thì nguy cơ tử vong do nhiễm trùng nhiễm độc.
+ Cần chẩn đoán phân biệt với:
- Hoại thư do đái tháo đường.
- Hoại thư do xơ mạch (rối loạn chuyển hóa lipit và can xi).
- Đau trong bệnh Rây - nô (Raynaud).


+Y học hiện đại thường chú ý đến 3 dấu hiệu sắp có hoại thư của L.Buerger
- 1908:
- Thiếu máu khi nâng chi lên cao.
- Góc thiểu năng tuần hoàn tái nhợt hoặc tím.
- Dấu hiệu ép ngón cái.
Về tiên lượng bệnh hiện nay rất khó khăn.
Tái phát có tính chất chu kỳ, rối loạn kịch phát cuối cùng trở thành
một bệnh không thể chữa khỏi phải phẫu thuật triệt để và chấp nhận tàn phế. Ở
giai đoạn 1 và 2 thường dùng các loại thuốc chống co thắt mạch acetylcholin,
papaverin hoặc novocain dung dịch 1% truyền động mạch mỗi lần 10 ml ngày 1 -
2 lần , sau 15 - 20 lần đau thường mất.
Ngoại khoa: phương pháp tác động thần kinh giao cảm, cắt bỏ màng thần
kinh giao cảm quanh vỏ động mạch, cắt hạch thần kinh giao cảm liên quan đến
giao cảm quanh động mạch hoặc cắt hẳn động mạch. Phục hồi hoàn toàn cho vùng
bị tắc.
1.3. Nguyên nhân bệnh lý theo Y học dân Cổ truyền.
+ Do khí - huyết vận hành không lưu thông, kinh lạc bị trở tắc làm
cho khí – huyết và doanh vệ không điều hoà; tổn thương khí - huyết thận khí suy
giảm; nhiễm lạnh thấp kéo dài hoặc dùng thuốc độc kéo dài; uống rượu quá
nhiều
+ Đặc điểm của bệnh qua 3 thời kỳ:
- Thời kỳ đầu do doanh vệ khí - huyết trở tắc không điều hoà, khí -
huyết không được lưu thông. Người bệnh thường thấy đầu chi giá lạnh rồi chuyển
sang tê nhức, buốt không ngừng.
- Thời kỳ 2 gây khí trệ huyết ứ, kinh mạch bị tắc trở, đầu chi thường
xanh tím hoặc hồng tím hoặc đen thẫm, đau đớn dữ dội như kim châm hoặc như
dao cứa da thịt và cuối cùng là hoại tử, loét nát lộ xương, hôi thối .
- Thời kỳ sau hàn uất hóa nhiệt thành nhiệt độc, lộ xương nhiều, đầu
chi đứt rụng.
1.4. Biện chứng luận trị.

Trên lâm sàng, chủ yếu phải phân định rõ ràng, chính xác trạng thái
cơ thể hàn hay nhiệt , hư hay thực.
Trị trong phải nhấn mạnh thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết khư ứ,
thường dùng “tứ diệu dũng an thang gia vị”. Nếu dương hư có hàn thì phải ôn kinh
tán hàn; nếu nhiệt độc tích thịnh phải thanh nhiệt - giải độc; nếu hư chứng thì phải
bổ hư. Điều quan trọng là khi dùng thuốc bệnh có chuyển biến chậm phải cho liều
cao hơn và liên tục không được gián đoạn. Ngoài ra, phải phối hợp châm cứu hoặc
thủy châm, dụng dược chính xác mới ngăn chặn được bệnh và chống được tái phát
(bệnh có đặc điểm hay tái phát - tái phát tuyệt vọng , Buergr, 1908).
Khi bệnh có chuyển biến tốt thì vấn đề cơ bản là điều trị củng cố,
phải căn cứ vào tình trạng hư hay thực của tạng phủ để ưu tiên bổ huyết, kiện tỳ
hay bổ thận ích tinh (khi bị bệnh thường là nam giới và khả năng sinh dục giảm).
Sử dụng thuốc phải tinh, phải giải quyết tốt giữa liều lượng thuốc và khối lượng
thuốc, cần phải có kết hợp chế hoàn chế tễ; chú ý đề phòng tái phát mà chủ yếu là
chống tác nhân lạnh kéo dài. Kinh nghiệm lâm sàng khi bệnh nhân mới tái phát
phải dùng thuốc sớm và tích cực tạo được mạng lưới tuần hoàn tân tạo thì bệnh
mới có tiên lượng tốt.

×