Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI CƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.87 KB, 60 trang )

Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU
ĐẠI CƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Sinh viên thực hiện : Lê Vĩ Đại
Lớp : QTKD-K39
Hệ : Tại chức
Hải Dương: 03 – 2010
MỤC LỤC
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
1
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN NỘI DUNG Trang
LỜI NÓI ĐẦU 6
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 8
THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI CƯỜNG
1. Tình hình chung của Công ty 8
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 8
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 8
1.2.1. Chức năng của Công ty 8
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty 9
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 9
1.4. Các thành tựu mà Công ty đã đạt được 15
2. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động 17
xuất khẩu của Công ty


2.1. Mặt hàng kinh doanh và xuất khẩu của Công ty 17
2.2. Thị trường xuất khẩu 19
2.3. Luật pháp, chính sách của Nhà nước về xuất khẩu 21
2.4. Phương thức xuất khẩu 22
2.4.1. Xuất khẩu trực tiếp 22
2.4.2. Xuất khẩu gián tiếp 23
2.5. Phương thức thanh toán 23
2.5.1. Nhờ thu chấp nhận chứng từ ( D/A ) 23
2.5.2. Thư tín dụng ( L/C ) 23
Chương 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC 25
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI CƯỜNG
1. Thực trạng công tác xuất khẩu tại Công ty 25
1.1. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Công ty 25
1.2. Chất lượng đồ gỗ xuất khẩu của Công ty 27
1.3. Giá cả đồ gỗ xuất khẩu của Công ty 28
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
2
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
1.4. Công tác thu mua, tạo nguồn hàng, tìm kiếm 29
thị trường của Công ty
1.5. Công tác thu thập thông tin tìm kiếm thị 35
trường của Công ty
1.6. Công tác tiêu thụ sản phẩm 37
2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu đồ gỗ 38
của Công ty
2.1. Thành tựu 38
2.2. Tồn tại và nguyên nhân 38
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY 43

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI CƯỜNG
1. Định hướng phát triển kinh doanh và mục tiêu phát 43
triển thị trường của Công ty
1.1. Phương hướng hoạt động của Công ty trong 43
thời gian tới
1.2. Những căn cứ thực tiễn 44
1.3. Các định hướng 45
2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu 46
tại Công ty
2.1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin 46
2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ 49
2.3. Xác định đúng đắn mục tiêu xuất khẩu 50
2.4. Đa dạng hóa hình thức kinh doanh 50
2.5. Củng cố quan hệ tốt với bạn hàng cũ, mở rộng 51
phát triển với bạn hàng mới
2.6. Tích cực tham gia các hội trợ triển lãm và xây 51
dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình
2.7. Ph¶i cã nh÷ng quy chÕ phï hîp trong kinh doanh 52
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
3
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
2.8. Lựa chọn phương thức xuất khẩu và phương 53
thức thanh toán hợp lý
3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước về những 54
vấn đề liên quan đến quản lý vĩ mô
3.1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu 54
3.2. Chính sách về hạn ngạch xuất nhập khẩu 54
3.3. Chính sách quản lý ngoại tệ 54

3.4. Tăng cường công tác tiếp thị xuất khẩu 55
3.5. Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh 55
thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế

KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57


Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
4
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
Giải thích thuật ngữ viết tắt
XK : Xuất khẩu
XNK : Xuất nhập khẩu
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
5
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Đã từ lâu hoạt động xuất khẩu đã trở nên quan trọng đối với nền kinh tế
nước ta. Nhất là giai đoạn đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, chúng ta cần phải mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
Quan hệ ở đây không dừng lai ở mức chính trị - xã hội mà quan hệ ở đây còn
cả về nhiều mặt, trong đó có quan hệ kinh tế. Hiện nay do đòi hỏi ngày càng
cao của người tiêu dùng và sự phát triển khoa học công nghệ rất cần cho quá
trình phát triển đất nước, chính vì vậy mà vấn đề xuất khẩu được quan tâm
hơn bao giờ hết. Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh không ai có thể

mười phân vẹn mười, một nước có nhiều điểm mạnh nhưng cũng không tránh
nổi không có điểm yếu, có nghĩa là không có quốc gia nào tự túc được các tất
cả các mặt hàng, chính vì thế vấn đề xuất khẩu là cụm từ cần được nhắc đến
thường xuyên trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia.
Nhận thấy đây là một vấn đề rất quan trọng trong xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế, Vì vậy tìm hiểu về hoạt động XK trong cơ chế thị trường tại các
doanh nghiệp XNK để nhận thức một cách đầy đủ, từ đó rút ra những luận
chứng hữu ích là công việc hàng ngày hàng giờ hết sức cần thiết và cấp bách.
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Đại
Cường cũng cho thấy rằng những vấn đề nan giải, những vướng mắc được
đưa lên giải quyết hàng đầu chính là việc làm sao nắm bắt được một cách đầy
đủ, thuần thục mọi khía cạnh của nghiệp vụ kinh doanh của chính mình, từ đó
quản lý và áp dụng hoạt động nghiệp vụ một cách linh hoạt , sáng tạo, có hiệu
quả nhất trên cơ sở Pháp luật Nhà nước. Chính vì lẽ đó mà em đã quyết định
chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của bản thân là “Một số giải pháp thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu
Đại Cường”. Với những kiến thức đã được trang bị tại trường vận dụng vào
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
6
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
thực tế ở nơi em thực tập, với mong muốn tìm hiểu để củng cố, nắm vững
kiến thức và mở mang tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình trong lĩnh vực này.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề có kết cấu ba chương:
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI CƯỜNG
Chương 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU
ĐẠI CƯỜNG
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT

KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP
KHẨU ĐẠI CƯỜNG
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
7
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI CƯỜNG
1. Tình hình chung của công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đại Cường đã được ra
đời theo quyết định số 65/MT-TCCB ngày 29/2/2007 của Sở Kế Hoạch và
đầu tư tỉnh Hải Dương . Từ đó đến nay công ty hoạt động ổn định và phát
triển đi lên thành một công ty xuất nhập khẩu hàng đầu của tỉnh nhà .
- Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đại Cường là một
doanh nghiệp tư nhân tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, hoạt động theo
luật doanh nghiệp nhà nước .
Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU ĐẠI CƯỜNG.
Tên Tiếng Anh : DAI CUONG IMPORT - EXPORT AND TRADING
JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt : DAI CUONG ITE., JSC
Địa điểm : Hiệp Sơn - Kinh Môn - Hải Dương.
Điện thoại : 0320.3829829
Fax : 03203822.822562.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1.2.1. Chức năng của Công ty
Do đây là Công ty xuất nhập khẩu nên được phép giao dịch với các đối
tác trong nước và nước ngoài trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh phù hợp với điều lệ công ty và luật pháp nước cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam .
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
8
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
- Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đại Cường là một
doanh nghiệp tư nhân.
- Vốn của doanh nghiệp chủ yếu do các cổ đông sáng lập đóng góp cổ
phần.
- Công ty là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh độc lập trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ; trang thiết bị vật tư cho quá
trình khai thác và sản xuất.Cung với việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu
dùng có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường khác nhau .
- Công ty kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động sản
xuất kinh doanh, tiêu thụ và giao dịch xuất nhập khẩu bao gồm :
+ Quản lý khai thác, chế biến và tiêu thụ gỗ trong nước.
+ Xuất khẩu các sản phẩm làm từ gỗ ( bàn ghế , đồ nội thất trang trí ) từ
thị trường nội địa sang các thị trường nước ngoài như : Thái Lan, Trung
Quốc, Singapo, các nước Châu Âu …
+ Nhập khẩu vật tư, thiết bị từ bên ngoài vào Việt Nam chủ yếu nhằm
phục vụ cho quá trình khai thác, sản xuất và chế biến gỗ.
+ Nhập khẩu uỷ thác các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
Nhiệm vụ của công ty
- Sản xuất – kinh doanh theo đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh
doanh.
- Bảo đảm quyền lợi, lợi ích của người lao động theo quy định của bộ luật
lao động.
- Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo đúng quy định tiêu chuẩn
- Tuân theo chế độ hạch toán - kế toán – thống kê, chế độ báo cáo chịu sự

thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác về tài chính theo quy định
của pháp luật.
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
9
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
- Chấp hành các quy định của nhà nước về chế độ tuyển dụng, hợp đồng
quản lý và thù lao lao động.
- Tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường và các quy định về trật tự an
toàn xã hội.
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Đại Cường thuộc sở hữu
của các cổ đông được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp .
Công ty cổ phần hoạt động theo quy định của Luật công ty do Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ tám
thông qua ngày 22 tháng 6 năm 1994.
Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại
Ngân hàng. Có số vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối
với các khoản nợ bằng số vốn đó. Hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài
chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Công ty có thể mở chi nhánh, văn phòng
đại diện trong và ngoài nước theo quy định của Luật pháp nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩaViệt Nam
Thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kể từ ngày được
Nhà nước cấp giấy phép thành lập công ty là 40 năm.
Bảng 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
10

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. xuất khẩu .
P. nhập khẩu .
P. KT - TC .
P. tổ chức - LĐ .
P. HC - TH .
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp

Bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng .
Mô hình này đã giúp công ty tận dụng tốt khả năng chuyên môn nghiệp vụ
của các thành viên, giúp công ty nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi
trên thị trường, tạo ra bộ máy quản lý hoạt động năng động và có hiệu quả
cao, thích ứng với những biến động của thị trường. Tuy nhiên mô hình này
cũng dẫn đến mâu thuẫn trong quyết định quản trị của hệ thống trực tuyến
và các bộ phận chức năng, đồng thời chi phí cho hoạt động ra quyết định
quản trị là rất lớn.
Hiện tại, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty bao gồm 85 người
Bảng 2 : Cơ cấu nguồn lao động
(
Σ
số người 85 )
Chỉ
tiêu
Trình độ học vấn
Giới tính
>ĐH ĐH CĐ CNKT CNPT Đảng
Viên
Đoàn

viên
Khác Nam Nữ
Số
lượng
2 42 8 11 22 15 55 15 60 25
Tỉ
lệ(%)
2,3 49,4 9,8 12,9
25,.6 17,6
64,8 17,.6 70,9 29,1
(Nguồn báo cáo lao động 2009 của phòng tổ chức lao động)
Công ty hoạt động theo chế độ thủ trưởng giám đốc công ty.
Giám đốc :
Giám đốc công ty điều hành mọi hoạt động của công ty và là người chịu
trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty.
Phó giám đốc :
Dưới phó giám đốc công ty có hai phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu
chính cho giám đốc, giúp giám đốc công ty điều hành một số lĩnh vực hoạt
động của công ty do sự phân công uỷ quyền của giám đốc và chịu trách
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
11
P. Bảo vệ. .
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân
công. Đồng thời mỗi phó giám đốc lại phụ trách một số phòng ban nhất định
Phó giám đốc thứ nhất (Giám đốc kỹ thuật) :giúp giám đốc công ty trực
tiếp trực tiếp phụ trách công việc như tổ chức ,chỉ đạo các công tác XNK
quản lí thiết bị vật tư, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên ,các dịch vụ
bảo vệ , an ninh, chính trị nội bộ, trực tiếp đảm nhận việc quan hệ và hợp tác

nước ngoài , tìm kiếm và kí kết hợp đồng kinh tế…
Phó giám đốc thứ hai (Giám đốc kinh tế) :Giúp giám đốc công ty trực
tiếp phụ trách các mặt công tác hành chính quản trị và đời sống cán bộ công
nhân , y tế ,chăm sóc sức khoẻ ,y tế ,chăm sóc sức khoẻ ,quản lý và kinh
doanh vật tư, xây dựng cơ bản nội bộ thanh tra và kiểm tra, thi đua khen
thưởng kỷ luật trực tiếp.
Phòng xuất khẩu :
Phòng có chức năng giúp giám đốc công ty thực hiện các công tác xuất
khẩu gỗ - các sản phẩm từ gỗ và dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu khác.thực
hiện các công tác trong lĩnh vực hợp tác quốc tế của công ty .
Phòng có nhiệm vụ sau:
+ Chủ động tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước,duy trì mối quan hệ
với thị trường , khách hàng để kí kết hợp đồng trong năm kế hoạch và những
năm sau.
+ Thực hiện các công việc về hợp tác quốc tế, phiên dịch khi giám đốc
công ty giao, biên dịch các văn bản của công ty khi có yêu cầu.
+ Nghiên cứu xây dựng các hố sơ dự thầu về nhập khẩu khi gián đốc
giao, xây dựng nội dung đàm phán,thực hiện đàm phán với khách hàng nước
ngoài.
+ Xây dựng kế hoạch xuất khẩu báo cho giám đốc xem xét ,quyết định .
+ Giới thiệu chào bán sản phẩm gỗViệt Nam và các sản phẩm xuất nhập
khẩu khác của Việt Nam với khách hàng nước ngoài , tìm kiếm hàng xuất
khẩu khác.
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
12
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
Phòng nhập khẩu :
Giúp giám đốc công ty thực hiện nhập khẩu hang hoá, vật tư thiết bị, phụ
tùng,

Phòng có nhiệm vụ:
+ Chủ động tìm thị trường trong và ngoài nước duy trì mối quan hệ với
thị trường, khách hàng truyền thống để thực hiện các hợp đồng nhập khẩu
phấn đấu thực hiện các kế hoạch của phòng.
+ Nghiên cứu, xây dựng hồ sơ dự thầu về nhập khẩu và trình giám đốc
công ty duyệt, tổ chức thực hiện khi trúng thầu.
+ Soạn thảo hợp đồng nội ngoại theo nội dung đã thoả thuận vơi các đối
tác trong và ngoài nước trình giám đốc hoặc phó giám đốc.
+ Tập hợp các văn bản, giấy tờ có liên quan tới việc thanh toán bằng L/C
để hoàn chỉnh bộ chứng từ.
+ Thông báo cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả tiền, đề xuất khiếu
nại tranh chấp hợp đồng…
Phòng kế toán - tài chính:
Giúp giám đốc công ty thực hiện công tác kế hoạch sản xuất, tài chính ,chi
phí sản xuất lưu thông. tổ chức thực hiện công tác thống kê tài chính .
Phòng có nhiệm vụ :
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, phương hướng nhiệm vụ hoat động sản
xuất kinh doanh của công ty hàng năm và 5 năm trình giám đốc công ty.
Đề xuất và thực hiện giao kế hoạch sản xuất kinh doanh và khoán chi phí
sản xuất lưu thông cho các phong ban, chi nhánh trong công ty ,
+ Thực hiện báo cáo định kì theo quyết định của tổng công ty, Kiểm tra,
xác nhận kết qủa thực hiện kế hoach sản xuất kinh doanh hàng thang hàng
quý, năm đối với các phòng ban trong công ty ….
+ Lập sổ sách kế toán theo dõi nghiệp vụ vay của cán bộ công nhân viên
theo qui chế của công ty .
+ Lưu giữ cấc hợp đồng kinh tế theo chế độ bảo mật của công ty .
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
13
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp

Phòng tổ chức - lao động:
Phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về công
tác tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh của công ty ,công tác chế độ tiền
lương, công tác cán bộ, công tác an ninh chính trị, bảo vệ, quân sự của
công ty .
Phòng có nhiệm vụ sau:
+ Về công tác tổ chức và đào tạo : Xây dựng phương án kiện toàn tổ chức
các phòng cơ quan của công ty và các đơn vị trực thuộc công ty để giám
đốc xem xét trình tổng công ty hoặc quyết định theo thẩm quyền.
Thống nhất công tác quản lý cán bộ ,tổ chức thực hiện các chính sách
chế độ đối với CBCNV : đề bạt, thuyên chuyển, nâng bậc, khen thưởng,
kỷ luật…
Quản lý hồ sơ CBCNV
+ Về công tác lao động tiền lương :
Lập kế hoạch, quản ly, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chi tiêu kế hoạch về
lao động và tiền lương của công ty hàng năm. Nghiên cứu xây dựng quy
chế trả lương, xây dựng chương trình kiểm tra, thanh tra tổ chức công tác
bảo vệ nội bộ công ty,…
Phòng hành chính tổng hợp:
Phòng hành chính tổng hợp có chức năng làm tham mưu cho giám đốc
công ty tổ chức và quản lí ,thực hiện công tác hành chính quản tị trong công
ty, phục vụ và tạo điều kiện cho các phòng ban tiền, đơn vị, tổ chức đoàn thể
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao .
Phòng có nhiệm vụ :
+ Nghiên cứu xây dựng quy chế văn thư lưu trữ, nội dung chương trình
quản lí, sử dụng mạng lưới Internet trình giám đốc công ty.
+ Quản lý theo dõi công tác phát hành các văn bản đi,đến kịp thời.
+ Quản lý tài sản vật chất của công ty, đồng thời kiểm tra nhắc nhở sử
dụng, bổ xung sữa chữa, thay thế
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -

HD
14
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
+ Lập kế hoạch chi tiết các khoản chi phí hội nghị, họp sơ tổng kết của
công ty trình giám đốc Thực hiện thường xuyên công tác đời sống ăn trưa
+ Thực hiện công tác đầu tư xây dựng trong công ty .
Phòng bảo vệ.
- Bảo vệ an toàn, an ninh trật tự trong phạm vi mặt bằng của công ty.
- Bảo vệ tài sản của công ty, tài sản của CBCNV (phương tiện đi lại).
1.4. Các thành tựu mà Công ty đã đạt được
Trong những năm vừa qua, nhờ sử dụng có hiệu quả các nguồc lực, năng
động nắm bắt thị trường nhờ đó công ty tìm được nhiều đơn đặt hàng xuất
khẩu có giá trị, để có nguồn vốn quay vòng xản xuất kinh doanh phòng kế
toán đã hoạt động rất nỗ lực. Với số vốn ban đầu là 1.900 triệu công ty đã
phải dựa vào nguồn tín dụng ngân hàng, dựa vào sự liên kết của các bên cung
cấp nguyên vật liệu để từng bước khắc phục khó khăn duy trì hoạt động ổn
định. 4 năm gần đây công ty cổ phần thương mại XNK Đại Cường là một
công ty làm ăn có hiệu quả. Các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh năm
sau đều cao hơn năm trước. Đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng,
nâng thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ngày một tăng cao. Sau
đây là tình hình cụ thể:
* Năm 2006 tổng doanh thu đạt 10800 (triệu đồng ) vượt chỉ tiêu đặt ra đầu
năm là 79% , trong đó doanh thu từ xuất khẩu gỗ và đồ nội thất chiếm 39%
doanh thu toàn công ty. Trong năm Công ty đã nhận được 3 hợp đồng xuất
khẩu gỗ sang Thái Lan và Singgapo
* Năm 2007
Doanh thu xuất khẩu gỗ đạt 42%, nhập khẩu và kinh doanh khác đạt 58%,
doanh thu của toàn công ty.
Doanh thu thuần về hoạt động nhập khẩu đạt 37% tổng doanh thu của
công ty.

Công ty đẩy mạnh việc phát triển và mở rộng thị trường ,tìm kiếm thêm đối
tác mới để tăng số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
15
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
* Năm 2008 : Do nắm vững thị trường thế giới và đã nắm bắt nhu cầu nhập
khẩu của Việt Nam nên công ty đã xuất khẩu trên 10.000 tấn gỗ sang các đối
tác nước ngoài .Các thị truyền thống công ty vẫn duy trì được .
Về nhập khẩu : Công ty đã ký các hợp đồng nhập khẩu có giá trị như
nhập khẩu phôi thép, nhập khẩu đồ điện nội thất v.v.
* Năm 2009
Số lượng xuất khẩu gỗ đạt 6000 tấn. Trong năm Công ty đã nhận được 5
đơn đặt hàng xuất khẩu đồ gỗ nội thất trang trí và 2 đơn đặt hàng đồ gỗ phục
vụ nhà bếp. Tiếp tục nhận các đơn hàng nhập khẩu về Việt Nam.
Bảng 3 : Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của Công ty
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
STT
Chỉ tiêu Kế
hoạch
Thực
hiện
Tỉ lệ
hoàn
thành
Kế
hoạch
Thực
hiện

Tỉ lệ
hoàn
thành
Kế
hoạch
Thực
hiện
Tỉ lệ
hoàn
thành
Kế
hoạch
Thực
hiện
Tỉ lệ
hoàn
thành
1 Tổng
doanh
thu
3004 5400 179 5543 8049 145 6350 7980 126 1205
0
13250 110
2 Doanh
thu thuần
600 1100 183 1200 1350 113 1350 1405 104 1430 1524 107
3 Lợi
nhuận
400 950 240 800 1053 132 900 1120 124 860 1050 122
4 Nộp

ngân
sách
1100 1435 130 1500 1820 121 1800 1890 105 2965 3242 109
5 Thu nhập
bình
quân
1,304 1,750 134 1,800 2,050 114 2,240 2,550 114 2,750 2,870 105
(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
thương mại XNK Đại Cường)
Qua bảng số liệu có thể thấy : tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của Công ty luôn
đạt được ở mức cao , tổng doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thể :
năm 2007 tổng doanh thu so với năm 2006 tăng 49% , năm 2008 là năm có
nhiều chính sách thắt chặt kinh tế tổng doanh thu giảm chút ít so với năm
2007, năm 2009 Công ty gặp nhiều khó khăn tuy nhiên Công ty đã bằng nhiều
biện pháp vượt qua quá khăn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tổng doanh
thu so với năm 2008 tăng 66% .
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 – 2009
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
16
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009
1 Tổng tài sản có triệu đồng 3.425 4.560 4.850 5050
2 Tổng tài sản có lưu động triệu đồng 3.335 4.480 4.800 4980
3 Tổng tài sản nợ triệu đồng 3.425 4.550 4.850 5050
4 Tài sản nợ lưu động triệu đồng 3.130 4.050 4.130 4560
5 Doanh thu triệu đồng 5.400 8.049 7.980 13.250
6 Lợi nhuận triệu đồng 950 1.053 1.120 1.050
Với mức doanh thu và lợi nhuận như trên hàng năm Công ty đều thực hiện
đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, chế độ chính sách về lương,

thưởng, và các công tác xã hội đối với cán bộ công nhân viên.
- Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển từng bước, thu
nhập bình quân của CBCNV tăng dần từ mức 1.750.000 đồng đến
2.870.000 đồng/người/tháng. Ngoài tiền lương, tiền công hàng tháng
mỗi công nhân còn được hưởng mức tiền thưởng, hỗ trợ điện thoại,
kinh phí đi công tác…
- Công ty còn thường xuyên quan tâm đến việc thăm hỏi, ốm đau, tang
lễ, cưới xin, sinh đẻ, thăm quan nghỉ mát . Với lao động có hợp đồng
ngắn hạn hàng năm công ty đều cho đi thăm quan nghỉ mát…
- Về bảo hộ lao động toàn thể công nhân trong công ty đều được trang bị
đầy đủ, phù hợp với từng công việc được phân công. Môi trường làm
việc của CBCNV Công ty cổ phần Tư vấn Thiết Kế ngày càng được cải
thiện từ các văn phòng điều hành đến công trường thi công, từ máy
móc mới đến các trang thiết bị thay thế lao động thủ công.
Bảng 5: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009
1 Số LĐ tham gia BHXH Người 40 58 65 85
2 Số đảng viên Người 10 12 15 18
3 Số đoàn viên Người 25 40 45 58
4 Thu nhập bình quân triệu đồng 1.750 2.050 2.550 2.870

2. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh xuất khẩu của Công ty
2.1. Mặt hàng kinh doanh và xuất khẩu của Công ty
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
17
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
Là một công ty XNK rất nhiều mặt hàng nên phạm vi kinh doanh của
Công ty hiện nay mang tính tổng hợp, kinh doanh XNK tất cả các hàng hoá

mà nhà nước Việt nam không cấm xuất khẩu, không cấm NK. Hiện nay công
ty đang kinh doanh những lĩnh vực chủ yếu sau:
+ Quản lý khai thác, chế biến và tiêu thụ gỗ trong nước.
+ Xuất khẩu các sản phẩm làm từ gỗ ( bàn ghế, đồ nội thất trang trí ) từ
thị trường nội địa sang các thị trường nước ngoài như : Thái Lan , Trung
Quốc, Singapo, các nước Châu Âu …
+ Nhập khẩu vật tư, thiết bị từ bên ngoài vào Việt Nam chủ yếu nhằm
phục vụ cho quá trình khai thác, sản xuất và chế biến gỗ.
+ Nhập khẩu uỷ thác các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Công ty hoạt động trong môi trường kinh tế hết sức sôi động, môi
trường này tác động đến Công ty thông qua các chỉ tiêu vốn, nguồn lao động,
các mức giá, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên có thể thấy một
số thuận lợi như nguồn lao động dồi dào, trình độ được đào tạo, khách hàng
nhiều. Nhưng cũng có rất nhiều khó khăn như : sự cạnh tranh, sự biến động
của giá
Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Đại Cường là một trong
những nhà xuất khẩu hàng đầu của tỉnh Hải Dương trong lĩnh vực xuất khẩu
các mặt hàng đồ gỗ , nội thất trang trí, công ty đã thiết lập được mối quan hệ
với rất nhiều các quốc gia và rất nổi tiếng về các chủng loại mặt hàng, đa
dạng về hình thức và mẫu mã.
Các mặt hàng xuất khẩu của công ty rất đa dạng về chủng loại, phong
phú về hình thức, chất lượng ngày càng được cải thiện, tiêu biểu là các mặt
hàng : đồ trang trí nội thất, bàn ghế, đồ bếp, đồ phòng ngủ, gạch gỗ, sàn ván
các loại .
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
18
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng số 6:Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty
Đơn vị : triệu đồng

STT
Năm 2008 Năm 2009
Mặt hàng
Tổng
trị giá
Tỷ
trọng
( % )
Mặt hàng
Tổng
trị giá
Tỷ
trọng
( % )
1
Bàn, ghế, giường,
tủ gia đình
2.455 37,73
Bàn,ghế,giường,
tủ gia đình
5.020 46,60
2
Ván gỗ , sàn gỗ
2.307,5 35,47
Ván gỗ , sàn gỗ
3.650 33,88
3
Đồ bếp làm từ
gỗ
372,5 5,73

Đồ bếp làm từ
gỗ
610 5,66
4
Gỗ tròn , gỗ xẻ
124,25 2,84
Gỗ tròn , gỗ xẻ
316,7 2,95
5
Hàng thủ công
mỹ nghệ
120,5 2,78
Hàng thủ công
mỹ nghệ
114,7 1,09
6
Gạch gỗ
1.005,5 15,45
Gạch gỗ
1.048,7 9,73
Tổng trị giá
6506 100
Tổng trị giá
10773,1 100
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán cung cấp )
Năm 2009 do khó khăn chung của nền kinh tế nên trị giá xuất khẩu đồ gỗ
đều giảm so với năm 2008. Qua bảng tổng hợp 2 năm gần đây có thể nhận
thấy các sản phẩm : Bàn ghế, giường tủ và sàn gỗ, ván gỗ đang là mặt hàng có
mức xuất khẩu cao nhất hiện tại của Công ty, giá trị xuất khẩu chiếm tới hơn
80% . Đây là mặt hàng đang có nhu cầu cao, ngoài các đơn hàng từ các khách

hàng truyền thống ( Thái Lan, Singapo, Trung Quốc) thì các đơn hàng tới từ
các nước Châu Âu ngày càng nhiều ).
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
19
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
Việc xác định rõ mặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa sống còn với Công
ty. Bởi vậy việc nắm bắt rõ nhu cầu thị trường hiện tại là cực kỳ quan trọng.
Trong thời gian tới dự tính nhu cầu về mặt hàng gạch gỗ sẽ tăng cao nên
Công ty đã có nhiều biện pháp tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ .
2.2. Thị trường xuất khẩu
Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Đại Cường là một trong
những công ty xuất khẩu lớn của tỉnh Hải Dương hiện nay. So với nền kinh tế
thế giới nước ta đang bước những bước đầu của quá trình cổ phần hoá doanh
nghiệp, đứng trước tình hình đó chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
vận hành bộ máy hoạt động cũng như trong việc cạnh tranh kinh doanh.
Trong thời gian gần đây giá cả một số mặt hàng đang giảm mạnh, điển hình
đó là một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty như bàn ghế giường tủ
gia đỡnh, sàn gỗ, vỏn gỗ, gạch gỗ, do lượng cung trên thị trường ngày một
lớn, trong khi đó lượng hàng tồn kho của một số nước nhập khẩu thì cứ tăng
dần, khiến tình hình xuất khẩu hàng húa có thể coi là không được sáng sủa
cho lắm.
Song do sự lãnh đạo sáng suốt của các nhà hoạch định chiến lược nước
ta, như chúng ta đã gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới: tổ chức khối các
nước ASIAN, APEC, quan trọng hơn chúng ta đang tham gia đàm phán vòng
cuối để được gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Chính những điều
đó đang tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước vươn ra thị
trường thế giới, hứa hẹn sẽ đưa nền kinh tế nước ta nói chung và quá trình
kinh doanh của công Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Đại Cường đi lên.
Bên cạnh đó Việt Nam đang là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước

ngoài, vì an ninh quốc phòng nước ta vào loại tốt nhất thế giới.
Bảng 7 : Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu của Công ty
STT Thị trường 2006 2007 2008 2009
1 Singapo 40% 38,5% 41% 35%
2 Thái Lan 35,5% 32,5% 28% 20%
3 Trung Quốc 15,5% 16% 11% 15%
4 Anh 4,5% 7% 10% 15%
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
20
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
5 Pháp 3,5% 4% 6% 8%
6 Một số nước khác 1% 2% 4% 7%
Tổng 100% 100% 100% 100%
( Nguồn : phòng tài chính cấp )
Qua bảng có thể thấy : các thị trường chính của Công ty những năm
vừa qua vẫn là Singapo, Thái Lan và Trung Quốc. Công ty vẫn chưa xâm
nhập được sâu vào các thị trường giàu tiềm năng ở Châu Âu. Các nước Châu
Âu có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng đồ gỗ nhưng đi kèm là yêu cầu rất cao
về chất lượng sản phẩm và mẫu mã chủng loại đa dạng của sản phẩm.
Việc kinh doanh mua bán hàng hóa và dịch vụ ngoại thương luôn tiềm
ẩn những rủi ro trong kinh doanh. Để việc rủi ro đó giảm xuống tối thiểu, điều
đầu tiên cần phải làm là: tìm hiểu, đánh giá thị trường. Nghiên cứu và nắm
vững đặc điểm biến động của tình hình thị trường và giá cả hàng hoá trên thế
giới là những tiền đề quan trọng, đảm bảo cho các tổ chức ngoại thương hoạt
động trên thị trường thế giới tăng thu được ngoại tệ trong xuất khẩu và tiết
kiệm được ngoại tệ trong nhập khẩu. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới
phải bao gồm việc nghiên cứu toàn bộ qúa trình tái sản xuất của một ngành
sản xuất hàng hoá cụ thể, tức là việc nghiên cứu không chỉ giới hạn ở lĩnh vực
lưu thông mà cả lĩnh vực sản xuất, phân phối hàng hoá. Nghiên cứu thị trường

hàng hoá nhằm hiểu biết về quy luật vận động của chúng. Mỗi thị trường
hàng hoá cụ thể có quy luật vận động riêng của nó được thể hiện qua những
biến đổi về nhu cầu, cung cấp và giá cả hàng hoá ấy trên thị trường. Nắm
vững các quy luật của thị trường hàng hoá để vận dụng giải quyết hàng loạt
các vấn đề của thực tiễn kinh doanh liên quan ít nhiều tới vấn đề thị trường
như thái độ tiếp tục của người tiêu dùng, yêu cầu của thị trường đối với hàng
hoá, các ngành tiêu thụ mới, khả năng tiêu thụ tiềm năng, năng lực cạnh tranh
của hàng hoá, các hình thức và biện pháp thâm nhập thị trường. Khi nghiên
cứu thị trường phải tập trung trả lời các câu hỏi như: Thị trường cần gì? giá cả
như thế nao? dung lượng thị trường là bao nhiêu? Lựa chọn thị trường nào là
tối ưu nhất Nắm vững những vấn đề đó Công ty đã sớm có biện pháp ổn
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
21
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
định thị trường, tiếp tục gắn bó hợp tác lâu dài với các khách hàng thị trường
truyền thống như : Singapo, Thái Lan và từng bước xâm nhập sâu vào các
thị trường đầy tiềm năng tại châu Âu như : Anh, Pháp, Đức
2.3. Luật pháp , chính sách của Nhà nước về xuất khẩu
Bất kỳ một hoạt động nào cũng phải tuân thủ theo pháp luật, môi trường
pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy phạm kỹ thuật sản
xuất… Môi trường pháp luật tạo sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp
kinh doanh, pháp luật luôn đảm bảo lợi ích cho các đơn vị kinh doanh và
người tiêu dùng, pháp luật điều chỉnh mọi hành vi của các doanh nghiệp. . Do
đó, mỗi doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành mọi quy định của luật pháp.
Đồng thời với các hoạt động liên quan đến thị trường ngoài nước doanh
nghiệp cần nắm chắc, tôn trọng luật pháp của các nước sở tại. Năm 2004 để
khắc phục những tồn tại khó khăn, khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế,
thúc đẩy phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm mạnh hơn nữa,
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành

phố tập trung thực hiện Chỉ thị Số: 19/2004/CT-TTg “VỀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ VÀ XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM GỖ ” nhờ đó mà Công ty đã có điều kiện thuận lợi hơn để đẩy mạnh
xuất khẩu.
2.4. Phương thức xuất khẩu
Hiện tại Công ty sử dụng hai phương thức xuất khẩu chính là xuất khẩu
trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.
2.4.1. Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức xuất khẩu hàng hóa từ Công ty sang thẳng nước đối tác mà
không qua trung gian. Công ty trực tiếp xuất khẩu kiểm soát được nhiều hơn
tiến trình xuất khẩu, có khả năng thu được nhiều lợi nhuận và nắm được một
cách chặt chẽ hơn mối quan hệ với người mua bên ngoài và thị trường liên
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
22
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
quan. Tuy nhiên công ty mất nhiều thời gian, tốn nhiều nhân sự và sử dụng
nhiều nguồn tài lực của công ty hơn xuất khẩu gián tiếp.
Với các thị trường quen thuộc gần gũi như Singapo, Trung Quốc, Thái Lan,
Công ty thường sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp.
2.4.2. Xuất khẩu gián tiếp
Với các thị trường còn đang trong giai đoạn tìm hiểu như Anh, Pháp, và một
số nước châu Âu, Công ty sử dụng phương thức xuất khẩu gián tiếp. Đó là
xuất khẩu thông qua trung gian phân phối. Loại hình này giúp cho công ty có
một phương thức để thâm nhập vào thị trường nước ngoài mà không phải
đương đầu với những rắc rối và rủi ro như trong xuất khẩu trực tiếp. Hiện tại
Công ty đang hợp tác cùng hai Công ty chuyên phân phối đồ gỗ nội thất có uy
tin là Công ty TNHH Quốc Minh và Công ty TNHH một thành viên Tân
Phong.
2.5. Phương thức thanh toán

2.5.1. Nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A: Document Acceptance)
Sau khi gửi hàng, Công ty sẽ gửi bộ chứng từ hàng hoá kèm theo Hối phiếu
(Bill of Exchange hay còn gọi là Draft) cho ngân hàng Vietcombank nhờ thu .
Ngân hàng này có thể dùng đại lý của mình hoặc thông qua một ngân hàng
khác mà ngân hàng này có tài khoản ở nước người mua (Collecting bank) để
thực hiện việc thu hộ tiền hàng. Collecting bank sẽ gởi bản sao của bộ chứng
từ và hối phiếu cho người mua. Người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối
phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu.
2.5.2. Thư tín dụng L/C (Letter of Credit)
Có nghĩa là người mua ký quỹ một số tiền ở ngân hàng bên mua để NH bên
mua đảm bảo cho việc thanh toán (tương tự như là mình đặt cọc trước) khi
bên bán giao hàng đúng các điều khoản trọng L/C qui định thì ngân hàng sẽ
thanh toán tiền cho bên mua. Nếu người bán thực hiện chưa đúng thì tùy
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
23
Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
trường hợp mà bên bán có quyền từ chối nhận hàng (bên mua phài trả phí bất
hợp lệ cho bộ chứng từ).
Đối với L/C có hai phương thức thanh toán: ký quỹ 100% trị giá L/C (trị giá
lô hàng nhập) và ký quỹ nhỏ hơn 100% trị giá L/C.
QUY TRÌNH THANH TOÁN KÝ QUỸ 100% TRỊ GIÁ L/C:
B1: Người mua đến ngân hàng xin mở LC và nộp tiền ký qũy 100% trị giá LC
> mở TK tín dụng thư tại ngân hàng.
B2: Ngân hàng mở LC chuyển LC đến cho ngân hàng người bán.
B3: Ngân hàng người bán chuyển LC đến cho người bán.
B4: Người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua.
B5: Người bán chuyển Bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng người bán.
B6: Ngân hàng người bán chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng
người mua.

B7: Ngân hàng người mua kiểm tra bộ chứng từ và nếu Bộ chứng từ hàng hóa
hợp lệ thì Ngân hàng người mua trả tiền cho ngân hàng người bán.
B8: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B9: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ và Bộ chứng từ hàng hóa cho
người mua.
TRƯỜNG HỢP KÝ QUỸ NHỎ HƠN 100% TRỊ GIÁ CỦA L/C:
B1: Người mua xin mở LC, nộp tiền ký quỹ < 100% trị giá LC > mở tài
khoản tín dụng thư tại ngân hàng.
B2: Ngân hàng mở LC chuyển LC đến cho Ngân hàng người bán.
B3: Ngân hàng người bán chuyển LC đến người bán.
B4: Người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua.
B5: Người bán chuyển Bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng người bán.
B6: Ngân hàng người bán chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng
người mua.
B7: Ngân hàng người mua kiểm tra bộ chứng từ và nếu Bộ chứng từ hàng hóa
hợp lệ thì Ngân hàng người mua trả tiền 100% tr ị gi á LC cho ngân hàng
người bán.
B8: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B9: Ngân hàng mở LC thông báo đòi tiền người mua về số tiền ký quỹ chưa
đủ + bản sao Bộ chứng từ hàng hóa để người mua kiểm tra.
B10: Trường hợp kiểm tra Bộ chứng từ hàng hóa nếu thấy nó hợp lệ người
mua sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại cho ngân hàng hoặc làm thủ lục vay
ngân hàng số tiền đó hoặc thực hiện nghiệp vụ chấp nhận trả tiền theo Bộ
chứng từ nếu thời hạn thanh toán là trả chậm.
> Cả 2 trường hợp ký quỹ này khi kiểm tra Bộ chứng từ hàng hóa thấy bất
hợp lệ thì người mua được quyền từ chối thanh toán và lấy lại số tiền đã ký
quỹ như vậy Ngân hàng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về lô hàng này.
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
24

Trường ĐHKTQD Chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số phương thức thanh toán khác như :
Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer), Chuyển đổi hoàn tiền bằng điện
(Telegraphic Transfer Reimbursement)…

Chương 2:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI CƯỜNG
1. Thực trạng công tác xuất khẩu tại công ty
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu mới thành lập
như: Bị hạn chế trong chức năng kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật vừa yếu
lại vừa thiếu, cán bộ công nhân viên trong công ty mới chỉ được tiếp xúc với
khái niệm cơ chế thị trường trong một thời gian ngắn nên có rất ít kinh
nghịêm về thị trường, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên còn non
kém, cơ chế chính sách của nhà nước lại thường xuyên thay đổi. Nhưng vượt
lên những khó khăn, cùng với ban lãnh đạo đội ngũ cán bộ công nhân viên
trong công ty đã nổ lực không ngừng để tìm ra các thức kinh doanh có hiệu
quả nhất. Trên thực tế những kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian
qua thật đáng khích lệ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, đặc biệt là đối
với hàng đồ gỗ ngày càng tăng, các mặt hàng ngày càng đa dạng, khả năng
thu mua đồ gỗ xuất khẩu, duy trì thị trường cũ và tiếp cận thị trường mới đang
dần được cải thiện. Ngoài ra hàng năm từ hoạt động xuất khẩu đồ gỗ công ty
giải quyết công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động
trong và ngoài công ty đồng thời đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách
Lê Vĩ Đại Lớp : QTKDTH K39 -
HD
25

×