Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vật lý 7 - ĐỘ CAO CỦA ÂM pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.81 KB, 5 trang )

ĐỘ CAO CỦA ÂM
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm, sử dụng
được thuật ngữ âm cao (âm bổng) , âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh 2 âm.
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì, thấy được mối quan hệ giữa
tần số dao động và độ cao của âm.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập , có ý thức vận dụng kiến thức vào thực
tế.
II/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: giá thí nghiệm, 1 con lắc đơn dài 20cm và 40cm, 1 đĩa quay có
gắn động cơ, 1 nguồn điện, 1 tấm bìa mỏng.
2. Học sinh: 1 lá thép mỏng gắn chặt vào hộp gỗ rỗng.
III/Phương pháp dạy học:
Vấn đáp đàm thoại, thuyết trình, trực quan
IV/ Tiến trình:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
2) Kiểm tra bài cũ :
- Nêu đặc điểm chung của nguồn âm? Làm BT 10.1 và 10.2 trong SBT (4đ )
Trả lời:
+ Các vật phát ra âm đều dao động.
+ BT 10.1: Câu D
+ BT 10.2: Câu D
- Giải thích vì sao chúng ta có thể phát ra âm bằng miệng ?(3đ)
Trả lời:
+ Vì khi ta nói không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản đủ mạnh và
nhanh làm cho dây âm thanh dao động phát ra âm.
- Khi bay, các côn trùng (ruồi, muỗi ,…) tạo ra tiếng vo ve ấy phát ra từ đâu? (
3đ)
Trả lời:
+ Khi bay các côn trùng đã vẫy những đôi cánh nhỏ của chúng rất nhanh (hàng
mấy trăm lần/1s) những đôi cánh nhỏ đó đóng vai trò là màng dao động và phát ra


âm thanh.
3) Giảng bài mới :

Hoạt động của thầy-trò Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
+ Dùng dây cao su để các nhóm học sinh tạo
ra những âm khác nhau và nhận xét mức độ
âm.
- 1 học sinh nam , 1 học sinh nữ hát – bạn
nào hát giọng cao, bạn nào hát giọng thấp?
* Gv đặt vấn đề như đầu bài SGK.
Hoạt động 2: Quan sát dao động nhanh






I/ Dao động nhanh, chậm- tầ
n
số:
chậm và nghiên cứu khái niệm tần số .
* Thí nghiệm 1 : (H11.1) Gv thí nghiệm – hs
đếm số dao động của con lắc trong 10 giây và
tính số dao động của con lắc.
- Hs nhóm thí nghiệm : Tính số dao động
của từng con lắc trong 10 giây – điền vào
bảng C1
* Gv thông báo khái niệm tần số và và đơn vị
tần số

- C2: Hãy cho biết tần số dao động mỗi con
lắc? Con lắc nào có tần số lớn hơn?
+ Con lắc có dây ngắn hơn có tần số dao
động lớn hơn
- Nhóm thảo luận rút ra kết luận.


Hoạt động 3 : Nghiên cứu mối liên hệ giữa
tần số và độ cao của âm.
* Thí nghiệm 2 : (H11.2)
- Gv giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm 2
+ Hs làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời




- Số dao động trong 1 giây gọi là
tần số.
- Đơn vị tần số là hec, kí hiệu : Hz





Nhận xét: Dao động càng
nhanh (hoặc chậm) , tần số dao
động càng lớn (hoặc nhỏ)
II/ Âm cao ( âm bổng), âm thấp
(âm trầm) :






C3 (chậm, thấp, nhanh, cao)
* Thí nghiệm 3 : Gv làm thí nghiệm trước –
nhóm làm thí nghiệm và lắng nghe âm phát
ra khi đĩa quay chậm, đĩa quay nhanh.
+ Nhóm thảo luận và trả lời C4 (chậm….
,thấp, … nhanh…… , cao) .

+ Hs làm việc cá nhân
* Gv hướng dẫn đi đến kết luận SGK.
Dao động càng nhanh (hoặc chậm) ,
tần số dao động càng lớn (hoặc nhỏ), âm
phát ra càng cao (thấp).



- Am phát ra càng cao ( càng bổng
) khi tần số dao động càng lớn.
- Âm phát ra càng thấp ( càng trầm
) khi tầng số dao động càng nhỏ.

4) Củng cố và luyện tập :
- Cho cá nhân Hs suy nghĩ trả lời câu C5?
 C5: - Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.
- Vật có tần số 70Hz phát ra âm nhanh hơn.
- Cho Hs thảo luận trả lời câu C6?
 C6: - Khi vặn dây đàn căng ít thì âm phát ra thấp (trầm) , tần số nhỏ. Khi

vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (bổng), tần số dao động lớn.
- Cho Hs làm TN trả lời câu C7?
 C7: - Am phát ra cao hơn khi góc miếng bìa chạm vào hàng lỗ gần vành
đĩa.
- Am cao (bổng), âm thấp (trầm) phụ thuộc vào yếu tố nào?
 Phụ thuộc vào tần số dao động.
- Gv cho hs đọc mục “có thể em chưa biết”.
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ, hoàn chỉnh từ câu C1 -> C7 vào vở BT.
- Làm BT 11.2  11.4 /SBT
V/Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

×