Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sinh học 6 - SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.42 KB, 6 trang )

BÀI 8 :SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức
- Học Sinh trả lời được câu hỏi : Tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào
phân chia như thế nào?
- Học sinh hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ở thực
vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia
2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ tìm tòi kiến thức
3. Thái độ - Yêu thích môn học
II. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại, trực quan, thuyết trình
III. CHUẨN BỊ
- HS: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây
- GV: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 ở SGK
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
TG Hoạt động GV Hoạt đông HS
1’
1. Ổn định lớp : Sỉ số, tác phong học sinh,vệ sinh lớp. ( 1’)
5’


2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
Câu 1: Tế bào thực vật gồm những thành phần nào?
Câu 2: Mô là gì? kể tên một số mô thực vật.?
Đáp án
- Gọi HS khác nhận
- GV cho điểm
3. Giảng bài mới
+ Giới thiệu bài: Thực vật được cấu tạo bởi các tế bào cũng như ngôi nhà
được xây bởi các viên gạch. Nhưng các ngôi nhà không thể tự lớn lên mà thực


vật lại lớn lên được.
Cơ thể thực vật lớn lên do tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia
và tăng kích thướt của từng tế bào do sự lớn lên của tế bào.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào.
18’ + Mục tiêu: Thấy được tế bào lớn lên
nhờ trao đổi chất
 Thực vật cấu tạo bởi tế bào, TV lớn
lên do sự tăng số lượng tế bào qua quá
trình phân chia.
- GV treo tranh 8.1 HS quan sát
? Tế bào cấu tạo như thế nào
1. Sự lớn lên của tế bào






? Chức năng từng bộ phận?
- GV nhận xét.
 Tế bào con là những tế bào non, mới
hình thành, kích thước nhỏ bé qua quá
trình trao đổi chất thì chúng lớn lên
thành những tế bào trưởng thành.
- GV chỉ vào tranh vẽ và đàm thoại.
? Tế bào lớn lên như thế nào?
 Tế bào non kích thước nhỏ, sau đó
to dần kích thước nhất định ở tế bào
trưởng thành. Sự lớn lên của vách tế
bào, màng sinh chất, chất tế bào, không

bào khi tế bào non không bào còn nhỏ
nhiều, khi tế bào trưởng thành không
bào lớn chứa đầy chất dịch bào.
? Nhờ đâu tế bào lớn lên được?
? Quá trình trao đổi chất là gì
- GV nhận xét HS ghi bài
- GV Chỉ vào tranh vẽ sự lớn lên của tế
bào.



















- Tế bào mới hình thành có kích
thước bé nhỏ nhờ quá trình trao đổi
chất chúng lớn lên dần lên thành

những tế bào trưởng thành.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia của tế bào.
15’ Mục tiêu:Nắm được quá trìng phân
chia của tế bào, tế bào mô phân sinh
mới phân chia.
- GV treo tranh 8.2
- Tế bào lớn lên đến một kích thước
nhất định thì chúng sẽ phân chia.
? Quá trình phân chia diễn ra như thế
nào?
- Tế bào ở bộ phận nào có khả năng
phân chia ?
- Tế bào ở mô phân sinh.
? Các cơ quan của tế bào như: Rễ thân,
lá lớn lên bằng cách nào?
- GV Nhận xét
 Sự lớn lên của các cơ quan thực vật
là do hai quá trình phân chia tế bào và
2). Sự phân chia của tế bào.
















sự lớn lên của tế bào.
 Tế bào mô phân sinh của rễ, thân, lá
phân chia  tế bào non  tế bào non
lớn lên  tế bào trưởng thành
HS đọc phần kết luận ở SGK.









 Sự lớn lên và phân chia của tế
bào có ý nghĩa làm cho thực vật lớn lên
chiều cao, chiều ngang.



- Tế bào đựợc sinh ra và lớn lên đến
một kích thước nhất định sẽ phân
chia thành hai tế bào con, đó là sự
phân chia của tế bào.
- Quá trình phân bào: Đầu tiên hình
thành hai nhân, sau đó chất tế bào

phân chia, vách tế bào hình thành
ngăn đôi tế bào thành hai tế bào con.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả
năng phân chia.
- Tế bào phân chia và lớn lên
giúp cây sinh trưởng và phát triển.
4’
4. Kiểm Tra Đánh Giá:
- Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia ? Quá trình phân
chia diễn ra như thế nào?
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật.
- Gọi HS đọc nội trong khung
2’
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Xem trước Chương II bài 9 : CÁC LOẠI RỄ CÁC, MIỀN CỦA RỄ
- Chuẩn bị mẫu vật : rễ cây ngô; cây lúa, cây cam, cây ớt
- Vẽ hình 8.1; 8.2
- Nhận xét đánh giá

×