Cấu tạo trong của thằn lằn
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Trình bày được các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằnphù hợp với
đời sống hoàn toàn ở cạn.
So sánh với lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan
2. Kỹ năng:
Quan sát tranh, so sánh.
3. Thái độ
yêu thích môn học
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ cấu tạo trong của thằn lằn
Bộ xương ếch và bộ xương thằn lằn
Mô hình não thằn lằn
III/ Tổ chức dạy học:
1. ổn định
2. Kiểm tra
Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi
hoàn toàn đời sống ở cạn?
3. Bài mới
HĐ của GV và HS Nội dung chính
HĐ1:
*GV: Yêu cầu HS quan sát bộ xương
thằn lằn, đối chiếu hình 39.1 SGK
xác định vị trí các xương.
*HS:
+ Quan sát hình 39.1, đọc chú thích,
ghi nhớ kiến thức 1 HS lên bảng
chỉ trên mô hình xương đầu, cột
sống, xương sườn, các xương đai và
các xương chi.
*GV: Phân tích: xuất hiện xương
sườn cùng với xương mỏ ác tạo
lồng ngực có tầm quan trọng lớn với
hô hấp cạn
I/ Bộ xương
*Bộ xương thằn lằn gồm:
+ Xương đầu
+ Xương cột sống: có các xương
sườn lồng ngực.
+ Xương chi: xương đai vai, đai
*GV: Yêu cầu HS đối chiếu bộ
xương thằn lằn với bộ xương ếch
nêu sự sai khác.
HĐ2:
*GV: Yêu cầu HS quan sát hình 39.2
SGK đọc chú thích xác định vị trí
các hệ cơ quan: tuần hoàn, hô hấp,
tiêu hoá, bài tiết, sinh sản.
*HS: Tự xác định vị trí các hệ cơ
quan trên hình 39.2 1- 2 HS lên
chỉ các cơ quan trên tranh lớp
nhận xét, bổ sung GV chuẩn kiến
thức.
*GV hỏi:
+ Hệ tiêu hoá của thằn lằn gồm
những bộ phận nào? Những điểm
nào khác với hệ tiêu hoá của ếch?
hông, các xương chi.
II/ Các cơ quan dinh dưỡng
1. Hệ tiêu hoá
*Điểm khác: ống tiêu hoá phân hoá
+ Khả năng hấp thụ lại nước có ý
nghĩa gì đối với thằn lằn khi sống
trên cạn?
*HS: Thảo luận phát biểu GV
chuẩn kiến thức
*GV: Yêu cầu HS quan sát hình 39.3
SGK
+ Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì
giống và khác ếch?
+ Hệ hô hấp thằn lằn khác ếch ở
điểm nào? ý nghĩa?
*HS: Thảo luận phát biểu GV
chuẩn lại kiến thức.
rõ
- Ruột già có khả năng hấp thụ lại
nước
2.Hệ tuần hoàn – hô hấp.
* Tuần hoàn:
+ Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất),
xuất hiện vách hụt.
+ 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể
ít bị pha hơn.
* Hô hấp:
+ Phổi có nhiều vách ngăn
+ Sự hô hấp nhờ cử động của các cơ
sườn giữa.
3.Bài tiết
*GV hỏi: Nước tiểu của thằn lằn có
liên quan gì đến đời sống ở cạn?
*HS: Trả lời GV chuẩn lại kiến
thức
HĐ3:
*GV: Yêu cầu HS quan sát mô hình
bộ não thằn lằn xác định các bộ
phận của não.
GV hỏi: Bộ não thằn lằn khác ếch ở
điểm nào?
*HS: Trả lời GV chuẩn lại kiến
thức.
+ Có thận
+ Xoang huyệt có khả năng hấp thụ
lại nước nước tiểu đặc, chống mất
nước.
III/ Thần kinh và giác quan.
*Bộ não: gồm 5 phần
+ Não trước, tiểu não phát triển
liên quan đến đời sống và hoạt động
phức tạp
*Giác quan:
+ Tai: xuất hiện ống tai ngoài.
+ Mắt: xuất hiện mí thứ ba.
4. Củng cố
HS đọc kết luận SGK
5. Dặn dò
Làm câu hỏi 1, 2, 3 vào vở bài tập
Kẻ phiếu học tập vào vở
Đặc điểm
cấu tạo
Tên bộ
Mai và yếm Hàm và răng Vỏ trứng
Có vảy
Cá sấu
Rùa