KINH NGHIỆM:
TỔ CHỨC THI GIỚI THIỆU SÁCH Ở THƯ VIỆN
TRƯỜNG THCS.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Thành lập ban tổ chức cuộc thi:
2. Lập kế hoạch tổ chức cuộc thi.
3. Xây dựng chương trình:
B. TỔ CHỨC HỘI THI.
1. Vòng sơ khảo:
2. Vòng bán kết:
3. Vòng chung kết
4. Cách chấm điểm của BGK:
5. Trao giải thưởng:
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Đối với giáo viên:
2. Đối với thư viện
3. Đối với học sinh
V. PHẦN PHỤ LỤC
A. Tóm tắt nội dung các tác phẩm đạt giải
B. Bài dự thi của học sinh đoạt giải
C. Một số hình ảnh của cuộc thi
D. Phần minh họa của học sinh qua phần mềm PowerPoint.(CD)
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
KINH NGHIỆM:
TỔ CHỨC THI GIỚI THIỆU SÁCH Ở THƯ VIỆN
TRƯỜNG THCS.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh học
sinh say mê bên những cuốn truyện tranh vô bổ ở mọi lúc, mọi nơi; hoặc các
em tiêu phí thời gian quý báu của mình vào những trò game online đầy tính
bạo lực. Việc đọc sách ở thư viện, sử dụng chiếc THẺ BẠN ĐỌC như một
người bạn đồng hành để tìm đọc những cuốn sách bổ ích đã trở nên vô cùng
hiếm hoi.
Làm thế nào để “kéo” các em đến với thư viện trường học, tìm đến
với những cuốn sách bổ ích như một thói quen trong cuộc sống. Và không
những thế, tạo cho các em niềm hứng thú, say mê đối với việc đọc sách. Để
từ đó các em có thể bổ sung cho mình vốn kiến thức phong phú về mọi mặt
trong cuộc sống. Giúp các em rèn luyện các kỹ năng Nghe-nói- đọc-viết,
những kỹ năng cần thiết khi học môn Ngữ văn. Đó là niềm trăn trở của
những người làm công tác dạy-học, đặc biệt là dạy học môn Ngữ Văn và
những giáo viên phụ trách công tác thư viện trường học như chúng tôi.
Chúng tôi nhận thấy, nếu như chỉ biết đầu tư vào việc mua các loại
sách, xây dựng thư viện trường học rộng rãi, phòng đọc thoáng mát hay kêu
gọi các em đến với thư viện thông qua các tiết học thì vẫn chưa đủ, vì qua
nhiều năm làm công tác giảng dạy chúng tôi đã từng làm việc này. Đối với
các giáo viên thuộc tổ Ngữ Văn như chúng tôi, chúng tôi đã từng giao cho
các em một số tác phẩm, yêu cầu tìm đọc ở thư viện sau đó kiểm tra kiến
thức các em bằng các câu hỏi, nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, và các em cũng
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
chỉ tìm đọc một cách miễn cưỡng. Vì các em vẫn còn thiếu động lực để đến
với thư viện một cách tự nguyện.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất với BGH
nhà trường xin tổ chức một cuộc THI GIỚI THIỆU SÁCH, vì chúng tôi tin
rằng với đặc trưng tâm lý lứa tuổi khi có yếu tố “thi” các em sẽ có động lực
đến với sách, đến với thư viện để tìm đọc và chọn lựa sách một cách tự
nguyện, từ đó giúp các em hình thành thói quen đến với thư viện như một
nhu cầu cần thiết trong cuộc sống.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Thành lập ban tổ chức cuộc thi:
Để tổ chức cuộc thi thành công , trước hết chúng tôi tham mưu với
BGH nhà trường ra quyết định thành lập Ban tổ chức cuộc thi. Theo chúng
tôi ban tổ chức cần có sự kết hợp giữa Ban giám hiệu, Tổng phụ trách, đoàn
thanh niên, các giáo viên bộ môn Ngữ văn có kinh nghiệm, Giáo viên phụ
trách thư viện và các giáo viên chủ nhiệm của các khối lớp. Sự kết hợp này
giúp chúng tôi dễ dàng hoàn thành công việc. Ban giám hiệu giúp chúng tôi
việc cấp kinh phí, ra các loại quyết định có liên quan, triệu tập các cuộc họp
khi cần thiết. Đoàn- đội, giúp chúng tôi trong công tác chuẩn bị như trang
trí, âm thanh, triệu tập học sinh khi cần thiết…, Giáo viên chủ nhiệm các
khối lớp giúp chúng tôi việc nhắc nhở đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị của
học sinh. Các giáo viên bộ môn Ngữ Văn đảm nhiệm công việc hướng dẫn,
sửa chữa, chấm chọn các bài viết trước và trong khi diễn ra cuộc thi. Giáo
viên phụ trách thư viện phụ trách việc hướng dẫn tìm sách, chọn sách cho
học sinh… Sau đây là quyết định thành lập ban tổ chức cuộc thi.
(quyết định photo từ hồ sơ tổ chức cuộc thi)
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
2. Lập kế hoạch tổ chức cuộc thi.
Sau khi đã có quyết định thành lập Ban tổ chức cuộc thi, việc tiếp theo
chúng tôi sẽ lập một bảng kế hoạch cụ thể có: Mục đích yêu cầu, đối tượng
dự thi, hình thức dự thi, điều kiện dự thi, thời gian dự kiến…trình lên BGH
duyệt, sau đó phổ biến về tất cả các khối lớp thông qua GVCN. Bảng kế
hoạch này phải có phần hướng dẫn khá chi tiết để từ đó các em học sinh có
thể hình dung được công việc mà mình sẽ phải làm để có thể tham gia dự
thi. Sau đó chúng tôi tổ chức một buổi hướng dẫn về cách viết bài giới thiệu
sách, cách xây dựng phần minh họa, cách trình bày… Phần này sẽ do các
giáo viên thuộc tổ Ngữ văn phụ trách, cụ thể phần hướng dẫn học sinh viết
bài giới thiệu được giao cho cô giáo Trần Thị Thanh Hải phụ trách. Phần
hướng dẫn minh họa do cô Đinh Thị Diệp Tùng phụ trách. Sau đây là kế
hoạch tổ chức cụ thể:
(Bảng kế hoạch ở trang sau)
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
3. Xây dựng chương trình:
Sau khi các lớp dự thi đã nhận được bản kế hoạch, chúng tôi cho phép
các em chọn sách, sau đó đăng ký dự thi và bốc thăm thứ tự dự thi (phần này
giáo viên phụ trách thư viện chịu trách nhiệm). Sau đó giáo viên tổ Ngữ văn
đảm nhiệm công việc xây dựng chương trình. Chương trình dự thi có thể coi
như là kịch bản của cuộc thi cần phải xây dựng từng chi tiết để có một
chương trình cụ thể gồm các bước: 1.Tuyên bố lý do; 2. Giới thiệu đại biểu;
3. giới thiệu ban giám khảo; 4. Công bố thứ tự dự thi (đã bốc thăm); 5.Các
đội tiến hành dự thi theo thứ tự đã bốc thăm; 6. Nhận xét đánh giá: ban giám
khảo có thể có những nhận xét ngay sau mỗi phần thi của thí sinh và nhận
xét chung sau khi các đôi đã thi xong; 7. Sơ kết: Đây là phần công bố điểm
của từng đội và công bố danh sách những đội được lọt vào vòng chung kết.
Ngoài ra trong khi tổ chức cuộc thi, để tránh gây cảm giác căng thẳng và để
tạo không khí vui tươi cho cuộc thi chúng tôi còn cho học sinh đọc một số
bài thơ, kể một vài câu chuyện vui và tham gia các tiết mục văn nghệ. Trong
quá trình BGK tổng kết điểm, sẽ có một số câu hỏi dành cho những người
tham dự (những câu hỏi này cũng xoay quanh những tác phẩm vừa được
giới thiêu), những người tham gia trả lời câu hỏi sẽ được nhận thưởng trực
tiếp từ ban tổ chức. Sau khi xây dựng xong chương trình phân công giáo
viên chịu trách nhiệm dẫn chương trình.
B. TỔ CHỨC HỘI THI:
1. Vòng sơ khảo:
Theo như bảng kế hoạch đã thông báo, chúng tôi tổ chức cuộc thi qua
3 vòng: Vòng 1: sơ khảo (Chỉ chấm bài viết) vào sáng thứ 2 ngày 23/3/2009.
Vòng thi này chỉ giao cho thầy Nguyễn Văn Học và cô Trần Thị Thanh Hải
tham gia chấm bài viết, chưa tổ chức hội thi. Qua vòng thi thứ nhất ban tổ
chức đã loại bớt 5 đội dự thi vì chưa có sự chuẩn bị thực sự nghiêm túc, bài
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sỏng kin kinh nghim Nm hc: 2009-2010
vit cha th hin c s hiu bit v tỏc phm. ú l cỏc i: 9/7,9/8, 8/1,
8/5, 8/8. Sau ú chỳng tụi triu tp hc sinh thụng bỏo v gúp ý nhng
phn c v cha c hc sinh rỳt kinh nghim, sa cha.
2. Vũng bỏn kt:
Vũng thi ny chỳng tụi t chc ti hi trng vi s tham gia ca 15
i, mi i cú 1 hc sinh tham gia trỡnh by v 10 c ng viờn.
Sau õy l chng trỡnh t chc c th ca cuc thi GII THIU
SCH vũng Bỏn kt vi s tham gia ca 15 i d thi:
Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnhphúc
Quận Thanh Khê
Truờng THCS Phan Đình Phùng
Số : /THCS. PĐP/TK Đà nẵng, ngày 27 tháng 3 năm 2009
CHƯƠNG TRìNH
Tổ chức hội thi giới thiệu sách
I. Tuyên bố lý do :
Để khuyến khích phong trào đọc sách nhm nõng cao tri thc, rốn
luyn kh nng c, núi , vit và cng l tạo sân chơi cho cỏc em học sinh.
Th viện trờng THCS Phan Đình Phùng kt hp vi t Ng Vn v t
chc on- i ca nh trng, tổ chức hội thi GII THIU SCH với chủ
đề Thỏng Ba lch s hai khối lớp 8 và 9.
II. Giới thiệu đại biểu:
V tham d hi thi, chỳng tụi xin trõn trng gii thiu:
Cụ: Nguyn Thanh Thựy Hng- Phú hiu trng
Thầy Mai Quốc Dũng - Phó hiu trng- Trng ban t chc cuc thi.
Cỏc thy cụ giỏo l giỏo viờn ch nhim cỏc lp thuc khi 8,9.
V phớa ban giỏm ko, chỳng tụi xin trõn trng gii thiu:
Giỏo viờn thc hin: Trn Th Thanh Hi- H Th Minh Hi
Sỏng kin kinh nghim Nm hc: 2009-2010
Thầy Nguyễn Văn Học Tổ Trởng Tổ Ng văn
Cô Trần Thị Thanh Hải Giáo viên văn
Cô Đinh Thị Diệp Tùng Tổng phụ trách đội
Thầy Nguyễn Văn Thứ Bí Th chi đoàn
Cô Hồ Thị Minh Hải Nhân viên Th viện
III. Thứ tự cuộc thi ( bốc thăm):
1 Nguyn Ngc Phung Trinh 9
9
Mt thi nh
2 Nguyn Th Bớch Trõm 9
1
Cha v Con
3 Trn Ngụ An Nguyờn 8
4
Nht ký Nancy
4 Trn Tiờu Thiờn Ngõn 9
4
Vit Nam t nc con ngi
5 Vừ Th Ngc Huyn 9
5
Kinh vn hoa
6 Nguyn ỡnh Anh Th 8
6
Hong t bộ
7 Nguyn T. Thanh Ngõn 8
7
Bỏch khoa tri thc thiu nhi
8 Lờ Th Bớch Ngc 9
6
Vn minh ngoi trỏi t
9 Phan Th Diu Hin 9
10
Teen cn gỡ cha m
10 Trn Th Anh Thi 8
1
Tt ốn
11 Ng. Phng Hoi Linh 8
3
N chỳa Vit Nam
12 Nguyn Th T Trinh 8
9
Tụi l con gỏi ca m tụi
13 Phm Ngc Trõm Anh 9
2
Nng xa v nay
14 H Th M L 9
3
Isac NiuTn
15 Nguyn Th Thu Tiờn 8
10
Tt ốn
IV. Nhận xét, đánh giá: (Cụ Trn Thi Thanh Hi- Biờn bn cuc thi)
V . Sơ kết : Cụng b danh sỏch nhng lp c tip tc tham gia vũng
chung kt. ( Cụ Minh Hi).
Giỏo viờn thc hin: Trn Th Thanh Hi- H Th Minh Hi
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
3. Vòng chung kết
Sau khi học sinh đã thi xong vòng bán kết chúng tôi lựa chọn những
học sinh có số điểm cao nhất, nhì, ba tiếp tục thi vòng chung kết. Vòng thi
này được tổ chức vào sáng thứ 2 (30.3.2008) dưới cờ để mang cuộc thi đến
với toàn thể học sinh trong trường. Sau khi học sinh trình bày xong phần
giới thiệu của mình, BGK chấm điểm và công bố trực tiếp để tạo hứng thú
cho học sinh dự thi và học sinh toàn trường. Như vậy cuộc thi không chỉ
được phổ biến ở một số học sinh, mà học sinh toàn trường cũng được tham
gia như là một hoạt động ngoại khóa vô cùng bổ ích.
4. Cách chấm điểm của BGK:
Trong quá trình diễn ra cuộc thi ban giám khảo sẽ chấm điểm thông
qua bảng điểm đã được in sẵn với các phần: Nội dung: 10 đ, cách trình bày
10 đ, minh họa: 5 đ. Cuối buổi thi Ban tổ chức sẽ tổng kết và công bố danh
sách những thí sinh được lọt tiếp vào vòng sau hoặc đoạt giải.
Đối với một cuộc thi giới thiệu sách, phần quan trọng thứ nhất chính
là học sinh phải nghiên cứu kỹ tác phẩm, sau đó phải thể hiện được sự hiểu
biết đó của mình một cách mạch lạc, rõ ràng để người đọc, người nghe có
thể hiểu được nội dung cũng như cái hay cái đẹp của tác phẩm qua bài viết.
Bài viết có thành công thì phần trình bày bằng miệng mới có thể thành công
được. Chính vì vậy phần trình bày nội dung tác phẩm chúng tôi chấm thang
điểm 10.
Phần thứ hai cũng không kém phần quan trọng đó chính là cách trình
bày, nếu ở phần trên rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu và kỹ năng viết, thì phần
trình bày giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói, một kỹ năng rất quan trọng
trong việc học văn. Cách trình bày không đơn thuần chỉ là học thuộc mà phải
là sự kết hợp giữa giọng nói, sự biểu cảm trên nét mặt cùng những cử chỉ
điệu bộ phù hợp. Điều này thể hiện khả năng diễn đạt trực tiếp của học sinh.
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sỏng kin kinh nghim Nm hc: 2009-2010
Vỡ vy vi cỏch trỡnh by chỳng tụi cng chm thang im 10 bng vi phn
ni dung.
Ngoi ra khuyn khớch s tỡm tũi ca hc sinh chỳng tụi cng dnh
im 5 cho phn minh ha. Phn ny hc sinh cú th minh ha t do bng
nhiu cỏch nh photo phúng to mt s bỡa sỏch, phỏt t ri cho ngi nghe,
trỡnh chiu bng ốn chiu qua phn mm powerpoint.
Sau õy l bng chm im ca BGK v biờn bn cuc thi gii thiu
sỏch ca th vin trng THCS Phan ỡnh Phựng.
(Bng im trớch t h s lu ca th vin- trang sau)
Phòng giáo dục & Đào Tạo Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa việt nam
Quận Thanh Khê Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trờng THCS Phan Đình Phùng
Số : /THCS. PĐP/TK Đà nẵng, ngày 27 tháng 3 năm 2009
BIÊN BảN
"Tổ chức hội thi giới thiệu sách"
I. Tuyên bố lý do :
Để khuyến khích phong trào đọc sách và tạo sân chơi cho học sinh.
Th viện trờng THCS Phan Đình Phùng tổ chức hội thi giới thiệu sách với chủ
đề tháng Ba lch s với hai khối lớp 8 và 9
Giỏo viờn thc hin: Trn Th Thanh Hi- H Th Minh Hi
Sỏng kin kinh nghim Nm hc: 2009-2010
II. Giới thiệu đại biểu:
Cụ: Nguyn Thanh Thựy Hng- Phú hiu trng
Thy: Mai Quc Dng- Phú hiu trng
Cỏc thy cụ giỏo l giỏo viờn ch nhim khi 8,9.
Ban Giám Khảo: Thầy Nguyễn Văn Học Tổ Trởng Tổ văn
Cô Trần Thị Thanh Hải Giáo viên văn
Cô Đinh Thị Diệp Tùng Tổng phụ trách đội
Thầy Nguyễn Văn Thứ Bí Th chi đoàn
III. Th t d thi:
STT H v Tờn Lp Tờn sỏch gii thiu
1 Ng. Ngc Phung Trinh 9
9
Mt thi nh
2 Nguyn Th Bớch Trõm 9
1
Cha v Con
3 Trn Ngụ An Nguyờn 8
4
Nht ký Nancy
4 Trn Tiờu Thiờn Ngõn 9
4
Vit Nam t nc con ngi
5 Vừ Th Ngc Huyn 9
5
Kinh vn hoa
6 Nguyn ỡnh Anh Th 8
6
Hong t bộ
7 Nguyn T. Thanh Ngõn 8
7
Bỏch khoa tri thc thiu nhi
8 Lờ Th Bớch Ngc 9
6
Vn minh ngoi trỏi t
9 Phan Th Diu Hin 9
10
Teen cn gỡ cha m
10 Trn Th Anh Thi 8
1
Tt ốn
11 Ng. Phng Hoi Linh 8
3
N chỳa Vit Nam
12 Nguyn Th T Trinh 8
9
Tụi l con gỏi ca m tụi
13 Phm Ngc Trõm Anh 9
2
Nng xa v nay
14 H Th M L 9
3
Isac NiuTn
15 Nguyn Th Thu Tiờn 8
10
Tt ốn
Giỏo viờn thc hin: Trn Th Thanh Hi- H Th Minh Hi
Sỏng kin kinh nghim Nm hc: 2009-2010
IV. Nhận xét, đánh giá:
*Ưu điểm : Các em học sinh có đầu t kỹ càng trong việc soạn bài viết,
tranh ảnh minh hoạ, soạn powerpoint sinh động, rõ ràng, đúng nội dung
*Khuyết điểm : Trình bày còn lúng túng, cha tự tin, còn nhầm lẫn giữa
cách giới thiệu sách với cách phân tích cuốn sách
V. Sơ kết :
Sau khi bàn bạc, thảo luận một cách kỹ càng v cn c vo bng im,
Ban Giám Khảo công bố các em c tip tc tham gia vũng thi chung kt
di c t chc vo ngy 30.3.2008 nh sau:
Nguyễn Thị Bích Trâm Lớp 9/1
Nguyễn Thị Tố Trinh Lớp 8/9
Nguyễn Ngọc Phơng Trinh Lớp 9/9
Phạm Ngọc Trâm Anh Lớp 9/2
Vừ Th Ngc Huyn Lớp 9/5
Nguyn T. Thanh Ngõn Lớp 8/7
Trn Th Anh Thi Lớp 8/1
Cuộc thi kết thúc vào lúc 10h30 cùng ngày
Đà nẵng, ngày 27 tháng 3 năm 2009
Th ký
Hồ Thị Minh Hải
5. Trao gii thng:
Sau phn trỡnh by di c ca cỏc hc sinh, chỳng tụi t chc l trao
gii thng ngay sau khi th ký cụng b gii ca tng hc sinh.
Thy Mai Quc Dng trng ban t chc - l ngi c quyt nh
khen thng (Quyt nh ó in sn ch cn in tờn hc sinh ot gii). Phn
Giỏo viờn thc hin: Trn Th Thanh Hi- H Th Minh Hi
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
trao giải thưởng chúng tôi mời BGH trao giải. Sau đó là phần văn nghệ chào
mừng. Với phần trao thưởng trang trọng dưới cờ, theo chúng tôi đây cũng là
một hình thức nhằm động viên tinh thần học sinh tham gia tích cực hơn nữa
trong các cuộc thi sau.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
1. Cùng với các phong trào của đoàn- đội, cuộc thi Giới thiệu sách đã
tạo được khí thế thi đua học tập và rèn luyện sôi nổi trong nhà trường. Cuộc
thi không chỉ tạo được thói quen đến với thư viện, tìm đọc những cuốn sách
bổ ích mà còn là một hoạt động mang tính chuyên môn cao. Cụ thể là việc
rèn luyện kỹ năng nghe- nói- đọc- viết, những kỹ năng vô cùng quan trọng
khi học bộ môn Ngữ văn.
2. Qua cuộc thi cũng giúp các em rèn luyện được tinh thần tự giác học
tập, khả năng làm việc tập thể; sự gắn bó đoàn kết trong lớp học góp phần
trong việc xây dựng một “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Đối với thầy cô giáo: Không ngừng cải tiến phương pháp dạy-học, tìm ra
những cách học mới giúp học sinh có được niềm vui, niềm say mê trong học
tập.
2. Đối với thư viện: Phát huy được vai trò tích cực của thư viện đối với việc
học tập của học sinh. Giúp học sinh hình thành thói quen đọc sách- một thói
quen cần thiết trong cuộc sống.
Cụ thể trong năm học 2008-2009, số lượng THẺ BẠN ĐỌC tăng lên
gấp đôi, từ 550 thẻ năm 2007-2008 đã tăng lên 1156 thẻ năm 2008-2009. Số
lượng học sinh mượn sách cũng tăng lên nhiều lần, thư viện phải bố trí thêm
học sinh trực cùng với nhân viên thư viện để giao và nhận sách.
3. Đối với học sinh: Các em đã bước đầu hình thành được thói quen đọc
sách từ thư viện. Có ý thức làm thẻ và sử dụng THẺ BẠN ĐỌC.
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
Rèn luyện được khả năng đoc- hiểu nội dung các cuốn sách, khả năng
diễn đạt, khả năng trình bày trước đám đông,
Trên đây chúng tôi đã trình bày kinh nghiệm tổ chức: THI GIỚI
THIỆU SÁCH Ở THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS. Chúng tôi vô cùng cảm ơn
các đồng nghiệp đã giúp chúng tôi tổ chức thành công cuộc thi. Chúng tôi
cũng xin trân trọng cảm ơn BGH đã hỗ trợ chúng tôi về mọi mặt, giúp chúng
tôi hoàn thành công việc để đạt được mục đích cuối cùng là giúp các em học
sinh học tập được tốt hơn.
V. PHẦN PHỤ LỤC
A. Tóm tắt nội dung các tác phẩm đạt giải:
I. Giải nhất:
1. Em Nguyễn Thị Bích Trâm Lớp 9/1
Cuốn sách : “Cha và con” - Hồ Phương
Nội dung : Đã là người Việt Nam, không ai không biết đến Bác Hồ. Vị
cha già của dân tộc. Nhưng có mấy ai biết được thời niên thiếu và tình cảm
cha con giữa cậu bé Côn (chính là Bác Hồ) với cụ Nguyễn Sinh Sắc dữ dội
đến thế nào ? Chúng ta hãy tìm đọc cuốn sách trên để hiểu cậu Côn từ nhỏ
đã được sống trong vòng tay ấm áp của người cha như thế nào? .
2. Em Nguyễn Thị Tố Trinh Lớp 8/9
Cuốn sách : “Tôi là con gái của mẹ tôi” - Iris Krasnow
Nội dung : Cuốn sách này được viết để dành cho những bà mẹ, người mẹ,
những người con gái còn mẹ và cả những người con gái đã xa vòng tay yêu
thương của mẹ và đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà Iris
Krasnow tựa đề là một lời thông báo đơn giản nhưng bao hàm trong đó là cả
một sự tự hào, cảm thấy mình may mắn khi được làm con của mẹ. Tại sao
mà tác giả lại có cảm hứng để viết lên một cuốn sách có nội dung như thế ?
Hãy đến Thư viện tìm đọc cuốn sách này
II. Giải nhì :
1. Em Nguyễn Ngọc Phương Trinh 9/9
Cuốn sách : “ Một thời để nhớ ”
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
Nội dung : Đây là một tập truyện gồ 23 truyện ngắn.Tất cả đề hướng đến
chủ đề tình bạn một chủ đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ trong lòng
mỗi bạn đọc.
2. Em Phạm Ngọc Trâm Anh 9/2
Cuốn sách : “ Đà nẵng xưa và nay ”
Nội dung : Dà nẵng sau 34 năm giải phóng, đã có những thay đổi gì, có lẽ
ai cũng thấy những thay đổi rất lớn của thành phố, . Hôm nay, để giới thiệu
cho tất cả các bạn đọc tìm hiểu.
III. Giải ba:
1. Em Võ Thị Nga Huyền 9/5
Cuốn sách : “ Kính vạn hoa ”
Nội dung : Là bộ sách liên hoàn, mỗi tập mỗi màu sắc.Đến tận bây giờ bộ
truyện đã dài tới 45 tập phản ánh linh hoạt lứa tuổi học trò, cuộc sống bình
thường nhưng chứa bao điều mới mẻ trong mối quan hệ giữa con cái, bố mẹ,
trò đối với thầy và trong cái thế giới bạn bè bao la, mở rộng hiểu biết của
mỗi chúng ta về thế giới bên ngoài, hiểu được vẻ đệp ấm áp của tình người.
Là bài học giáo dục nhân văn sâu sắc.
2. Em Nguyễn Thị Thanh Ngân 8/7
Cuốn sách : “ Bách khoa tri thức thiếu nhi ”
Nội dung : Được trình bày dưới dạng câu hỏi và trả lời: cuốn sách được
chia thành các phần riêng biệt về khoa học hiện đại, bí mật về tự nhiên, thế
giới thực vật, thế giới động vật.
3. Em Trần Thị Anh Thi 8/1
Cuốn sách : “ Tắt đèn ”- Ngô Tất Tố.
Nội dung : Qua tác phẩm “tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã dựng lên bức tranh về
nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc với những cảnh đời tối tăm thê
thảm của những người dân cày chân đất nghèo khổ.Không những thế ông
còn vạch rõ bộ mặt thối nát của bọn địa chủ tham lam, quan lại tham nhũng.
“Tắt đèn” đã nói lên một phần nhỏ mâu thuẩn giữa nhân dân ta với bọn đế
quốc phong kiến.
B. Bài viết của những học sinh đoạt giải:
Bài dự thi của tập thể lớp 9/1
Tác phẩm: CHA VÀ CON
Tác giả: HỒ PHƯƠNG
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
Kính thưa quí thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến . Em đã
từng tham gia nhiều cuộc thi khác nhau .Hôm nay, lại môt lần nữa em rất
vinh hạnh được đại diện cho tập thể lớp 9/1 tham gia cuộc thi giới thiệu sách
. Đây quả là một cuộc thi đầy bổ ích .Để chuẩn bị cho cuộc thi này em đã
dành khá nhiều thời gian để bồi đắp và đúc kết những hiểu biết của mình về
những cuốn sách mà em cho là thú vị
Từ xưa đến nay , sách là một kho tàng vô cùng quí giá .Sách dạy cho ta
những kiến thức cần thiết giúp ta ứng dụng vào cuộc sống .Bên cạnh đó ,
sách còn gieo vào tâm hồn ta những tình cảm trong sáng kì diệu .
Như chúng ta đã biết , hiện nay bên ngoài thị trường đang thịnh hành
nhiều loại sách khác nhau .Mỗi cuốn sách là mỗi cảm nhận riêng biệt cho
người đọc . Có những cuốn sách viết về lứa tuổi học trò hồn nhiên, trong
sang .Thứ tình cảm non nớt ấy cứ thăng trầm như những nốt nhạc . Đóng
góp vào mảng đề tài này ta có bộ truyện “KÍNH VẠN HOA” của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh .Ngoài ra còn có những câu chuyện viết về những bài học
vươn lên đáng quí , những truyện ngắn ấm áp của tình thầy trò cả những câu
chuyện ẩm ương về tình bạn , tình yêu của tuổi thơ .Nhưng tình cảm gia
đình luôn là mảng đề tài phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi .Và hầu hết , trong
mỗi chúng ta tình cảm mẫu tử vẫn thiêng liêng hơn cả .Nó luôn thường trực
và bất biến chứ không phải là thứ tình cảm một sớm một chiều .Và cũng
chính cảm xúc ấy đã tạo cho ta một quán tính khi bước vào nhà sách hay thư
viện , ngoài việc lựa chọn những cuốn sách phục vụ cho việc học thì chúng
ta sẽ vồ ngay lấy những cuốn sách , những câu chyện viết về mẹ mà không
hề mảy may suy nghĩ đến những trang sách viết về cha .Tại sao chúng ta lại
có thói quen như vậy nhỉ? Phải chăng do những tình cảm của người mẹ đã
dành cho ta trong suốt thời thơ ấu .Nhưng quên mất rằng đằng sau những
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
tình cảm thiêng liêng ấy còn có cả công lao trời bể của cha than yêu .Đặc
biệt là tình cảm cha con trong chiến tranh.Có những tác phẩm vẫn hoài làm
xúc động bao thế hệ đọc giả như “CHIẾC LƯỢC NGÀ”của Nguyễn Quang
Sáng .Bên cạnh đó ta không thể khong nhắc đến “CHA VÀ CON” của Hồ
Phương .Đây chính là tác phẩm mà em muốn giới thiêu với mọi người trong
ngày hôm nay.
Hồ Phương tên thật là Nguyễn Thế Xương , sinh năm 1930 , quê ở Hà
Đông .Ông vừa là nhà văn , vừa là thiếu tướng .Ông được trao tặng giải
thưởng nhà nước về văn học-nghệ thuật vào năm 2001.Tác phẩm là tất cả
lòng thành kính và yêu qúi của Hồ Phương đối với Bác .Đã là người dân
Việt Nam không có ai là không biết đến Bác Hồ- vị cha già của dân tộc
.Nhưng có mấy ai biết được thời niên thiếu và tình cảm cha con giữa câu bé
Côn ( Bác Hồ) với cụ Nguyễn Sinh Sắc dữ dội đến thế nào ? Cậu Côn từ nhỏ
đã được sống trong vòng tay ấm áp của cha .Hàng ngày , ngoài giờ chăn trâu
đây là khoảng thời gian để cậu và các bạn chơi đùa trên cánh đồng cỏ xanh
mượt , thì cậu được bố -Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc , dạy học .Tuy đôc
phó bảng , được làm quan lớn nhưng đời sống của ông rất bình dị .Thể hiện
rõ nhất sự bình dị ấy là căn nhà đơn sơ với những đồ dùng quen thuộc
,không câu kì hoa mĩ .Để răn dạy các con của mình, ông đã viết trên xà nhà
một câu cổ văn xưa “Vật dĩ quan gia vi ngô phong dạng” nghĩa là : Đừng
lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình .Câu nói ấy chắc có lẽ
sẽ theo Bác đến suốt cuộc đời .Cứ thế , thời gian mãi miết trôi cụ Nguyễn
Sinh Sắc thì già dần ,trên đầu đã diểm hơi sương , còn cậu bé Côn ngày nào
giờ đây đã trưởng thành và có tâm niệm riêng của mình Đó Là RA ĐI, đi
tìm đường cứu nước .Cụ Sắc không những nuôi con khôn lớn mà còn nuôi
cả chí lớn của con .Ông đã dộng viên và tán thành cho ý kiến của Côn
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
( Chính là Bác ngày nay ) .Ngày con ra đi , ông Sắc vừa vui vừa đau long ,
pha một chút hối hận vì ông không thể trao cho đứa con trai cuốn Chinh
Phụ Ngâm của thi hào Đặng Trần Côn do nữ sĩ Đoàn Thị Điểm diễn nôm
.Đây là cuốn sách mà ông và con trai ông đều thích .Tới lúc ấy , trên gương
mặt ông Sắc trào lên một nỗi buồn như tan tác .Cuốn Chinh Phụ Ngâm vẫn
nằm trong đôi bàn tay gầy khô run rẩy , ông cúi đầu xuống với mái tóc đã có
phần úa bạc như cố giấu đi mọi xúc dộng của long mình.Đây là tất cả tình
cảm của cụ Nguyễn Sinh Sắc đối với con của mình .Bộ truyện dày 375 trang
với nhiều tình huống, chi tiết, hấp dẫn, lôi cuốn các bạn hãy đón xem
.Không ở đâu xa,tại thư viện trường ta cũng có cuốn sách này , các bạn hãy
đến thư viện để tìm đọc.Mình hy vọng rằng cuốn tiểu thuyết sẽ mang được
những rung cảm , những suy nghĩ , những tìm tòi và sang tạo văn học cho
các bạn .Cuối cùng ,mình xin chúc toàn thể các bạn và thầy cô mạnh khỏe ,
đạt được nhiều thành công trong cuộc sống , trong học tập cũng như trong
lao động. Đặc biệt là có một kho tàng sách quí giá , khổng lồ cho riêng
mình. Bài giới thiệu của em đến đây đã hết .Xin chào và hẹn gặp lại.
Bài dự thi của lớp 8/9:
TÔI LÀ CON GÁI MẸ TÔI
Tác giả: Iris Krasnow
Kính chào toàn thể các thầy cô, các vị đại biểu và các bạn học sinh
thân mến đã đến dự buổi giới thiệu sách của Tường THCS Phan Đình
Phùng. Ngày hôm nay, các bạn học snh đến dự thì đều cầm trên tay cuốn
sách mà mình tâm đắc và hy vọng sẽ đưa cuốn sách đó đi vào lòng người
đọc. Mỗi cuốn sách đều mang một giá trị nhân văn riêng, có những câu
chuyện cảm động về tình cảm gia đình, những bài học vươn lên đáng quý,
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
tình cảm thầy trò, bạn bè… và tôi cũng vạy. Hôm nay tôi đến đây với ham
muốn giúp cho các bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của việc đọc sách và lợi
ích nó mang lại.
Kính thưa thầy cô và các bạn thân mến, cuốn sách mà tôi sắp giới
thiệu sau đây nói về tình cảm của mẹ và con gái, một dòng chảy không bao
giờ ngừng trong nền văn học trong nước cũng như nước ngoài. Cuốn sách
này được viết để dành cho những bà mẹ, người mẹ, những người con gái còn
mẹ và cả những người con gái đã xa vòng tay thân yêu của mẹ. Tại sao mà
tác giả lại có những cảm hứng để viết lên một cuốn sách có nội dung như
thế? Vì ẩn sâu giữa những giận hờn ghét bỏ xen lẫn yêu thương, kính trọng
mẹ là những điều tâm sự và những điều mong muốn của con đối với mẹ.
“Tôi là con gái của mẹ tôi ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của
bà Iris Krasnow tựa đề là một lời thông báo đơn giản nhưng bao hàm trong
đó là cả một sự tự hào cảm thấy mình thật may mắn khi được làm con gái
của mẹ. Điều đó là một chân lý không thể nào thay đổi nhưng mãi đến khi
bước vào lứa tuổi trung niên và làm mẹ của 4 đứa con trai bà Tris mới nhận
ra chân lý đó.
Ngay từ lúc nhỏ đối với bà người cha mới chính là người mẹ thật sự,
ông luôn ở bên mỗi lúc cô cảm thấy sợ hãi nhất. Nhưng sau khi ông mất, bà
như mất đi một chổ dựa tinh thần và cảm thấy ghét mẹ hơn mỗi khi mẹ cấu
gắt hay căn vặn bà về mỗi điều: Nào là bắt bà đeo găn tay mỗi khi ra đường,
nào là phải tuân theo những quy định khắc nghiệt của mẹ. Nhưng sau này,
khi bà trưởng thành có những đứa con và nắm giữ thiên chức người mẹ bà
mới thật sự hối hận khi hiểu ra mọi chuyện và nhìn thấy cảnh đau đớn của
mẹ khi mất phần đôi chân bà lại dằn vặt hơn về những lời nói của mình đối
với mẹ.
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
“Đúng là quả táo không thể rụng xa thân cây, mẹ con giống hệt bà
ngoại”. Đó là câu nói của Chuck chồng của Iris khi thấy bà lâu từng giọt
sửa rơi trên sàn và trên vai áo của người con trai đang vội uống một cốc sửa,
và luôn gắt gỏng mỗi khi phòng bếp bừa bộn, muốn con bà luôn luôn xuất
hiện ở bàn ăn. Iris cũng thường nổi cấu với con khi chúng nó quên đặt khăn
ăn lên đùi, giờ đây bà thật giống mẹ của bà. Tất cả cũng chỉ vì thương con
và đôi khi tình yêu thương đó có thể làm tổn thương con người. Tất cả
những điều ấy được tác giả gói gọn trong chương một “Con yêu mẹ, con
ghét mẹ, con là mẹ”. Đó cũng là chương mà tôi tâm đắc nhất trong cuốn
sách này, mà tôi muốn nói cho mọi người. Dù nhiều lúc giận mẹ, thậm chí
ghét mẹ nhưng làm sao được nếu một ngày vắng bóng mẹ trong cuộc đời.
Kính thưa quý vị “Từ bỏ ảo tưởng về người mẹ hoàn hảo” là tựa đề trong
chương hai của quyển sách “Tôi là con gái của mẹ tôi”. Những trang đầu
tiên của chương đã cho ta thấy rằng: Trên đời này không có người mẹ hoàn
hảo, chỉ có những người mẹ biết hy sinh vì con.Những người mẹ của chúng
ta đơn giản chỉ là những người bình thường như rất nhiều người khác. Mẹ
chưa hẳn đã hiền dịu như cô tấm hay phúc hậu như bà tiên trong truyện cổ
tích. Nhưng nếu chúng ta bỏ qua những cái không tốt cũng như những hy
vọng về người mẹ lý tưởng, biết chấp nhận người mẹ hiện tại của mình thì
lúc đó mẹ sẽ là người mẹ tuyệt vời nhất trong lòng bạn. Bởi mẹ là một món
quà vô cùng quý giá mà thượng đế nhân từ đã ban tặng cho những đứa con.
Kính thư quý vị, trải qua sự hối hận và nhiều điều tiếc nuối hay đúng
hơn là chỉnh chuyến đi của cuộc đời đã mang bà đến gần mẹ hơn. Iris cảm
thấy tò mò muốn khám phá xem những người phụ nữ trung niên nghĩ gì về
mẹ mình có giống như chính bà không. Nhưng tất cả họ, kể cả tác giả những
mâu thuẫn giữa hờn giận, ghét bỏ xen lẫn yêu thương, kính trọng mẹ họ dần
hiểu mẹ, trưởng thành, chính chắn và yêu mẹ hơn bao giờ hết.
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
Ngay bây giờ, phải học cách hiểu mẹ hơn dù sau này tuy không muốn
điều đó xảy ra, nhưng cái ngày cuối cùng bạn phải chia tay mẹ mình cũng
phải đến. Hay khi mẹ bạn gần bước tới bờ vực cái chết, bạn giật mình vì
mình chưa làm cho mẹ đựơc điều gì, hay bạn nhận ra những trận đau những
cái mắng mỏ của mẹ bạn trước kia là đúng. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Chắc lúc đó chính bạn sẽ kêu gọi những hành động gấp gáp để hàn gắn
những mối quan hệ đã rạn nứt trong bạn, giữa bạn và những người mẹ thân
yêu của bạn.
Kính thưa quý vị với cách viết đơn giản, từ ngữ dễ đi sâu vào lòng
người, tác giả Iris Krasnow đã cho ta thấy mục tiêu đáng trân trọng của
quyển sách là hướng tới sự hoà hợp giữa mẹ và con gái. Iris đã viết cuốn
sách bằng tình cảm ấm áp, sự cảm thông với những cuộc đấu tranh liên tục
để hướng tới tình yêu thương, sự thấu hiểu giữa mẹ và con gái. Tôi tin rằng
cuốn sách sẽ thúc đẩy bạn bắt đầu hành trình của riêng mình để tìm sự yên
bình với mẹ và cho chính bạn. Kết thúc tác phẩm tôi xin dành lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến với những người mẹ đang lắng nghe, cũng như ở bên ngoài
cuộc sống đã hy sinh rất nhiều vì con.
Bài viết của lớp 9/5:
Tác phẩm: KÍNH VẠN HOA
Tác giả: NGUYỄN NHẬT ÁNH
Kính thưa Ban giám khảo và các độc giả toàn trường!
Trong mỗi chúng ta ai cũng từng trải qua khoảng thời thơ ấu dấu yêu;
có tuổi thơ gắn liền với những cánh đồng thôn quê, những buổi chiều chăn
trâu cắt cỏ, có tuổi thơ không may mắn không may mắn khi sống trong cảnh
lầm lụi của cuộc đời lang bạc, không gia đình cũng có tuổi thơ suốt ngày chỉ
bó gối bên trong bốn bức tường, lãnh lẽo và vô vị….Trên đời có nhiều thứ
“tuổi thơ” nhưng đẹp nhất vẫn là những ngày tháng cắp sắp đến trường, bên
thầy cô, bạn bè. Khoảnh khắc ấy được mỗi người học trò, mà đặc biệt là
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
những học sinh lớp chín như tôi mang theo suốt quãng đường học tập sau
này và mãi mãi về sau!.
Hiểu được tâm sự ấy, Nhà xuất bản Kim Đồng – cha đỡ đầu của
những tác phẫm thiếu nhi như: Dế mèn phiêu lưu ký, góc sân và khoảng trời,
đất rừng Phương nam…quyết định xuất bản bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từ cuối năm 1995.
Nguyển Nhật Ánh là nhà văn than thuộc với các độc giả nhỏ tuổi qua
các mẫu truyện như: Thằng quỷ nhỏ, bồ câu không đưa thư, phòng trọ ba
người, bàn có năm chỗ ngồi…. Ông được Trung tâm kỷ lục Việt Nam công
nhận kỷ lục là nhà văn viết về truyện cho tuổi thiếu niên nhiều nhất Việt
Nam ngày 02/02/2005.
Tác phẩm này đã mang lại cho ông rất nhiều thành công. Như ta đã
biết “Kính vạn hoa” một công trình đồ sộ và công phu được phát hành hơn
một triệu bản của ông. Khỏi phải nói chúng ta cũng đã biết nhà văn đã dành
rất nhiều tình cảm cho thiếu nhi đến mức nào! Nói đúng hơn là ông hẳn đã
đi “guốc trong bụng” cái tuổi “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”.
Kính vạn hoa là bộ sách liên đoàn, mỗi tập một màu sắc. Đến tận bây
giờ bộ truyện đã dài tới tập 45. Phản ánh linh hoạt cuộc sống của lứa tuổi
học trò, cuộc sống bình thường nhưng chứa bao điều mới mẻ trong mỗi quan
hệ giữa con cái với bố mẹ, trò đối với thầy và trong cái thế giới bạn bè bao
la, mở hiểu biết của mỗi chúng ta về thế giới bên ngoài, hiễu được vẽ đẹp
ấm áp của tình người, là bài học giáo dục nhân văn sâu sắc. Giữa thời đại
của các ngôi sao nhảy nhót trên MTV, của trò chơi điện tử, internet mà
“Kính vạn hoa” vẫn giữ vững được chỗ đứng của mình. Biết bao nhiêu bậc
phụ huynh chợt nhận ra những tâm sự, nỗi lòng của con em mình, và tự do
tìm về trong quá khứ, tìm về những ngày tháng tuổi ấu thơ, cái tuổi mà ngày
xưa họ đã từng trải qua với bao niêm vui và nỗi buồn. Những buổi học quậy
phá hay những lần được thầy cô khen thưởng và từ đó rút ra lời khuyên
chính xác cho con em. Chắc chắn người lớn thong cảm và hiễu hơn cho
những suy nghĩ non nớt của tuổi học trò, mà ngày xưa cũng đã từng trót dại
vài lần…
Nhân vật chính trong “Kính vạn hoa”là bộ ba Quý ròm, Hạnh và Tiểu
Long. Mỗi bạn có một tính cách khác nhau. Đặc biệt là Quý ròm và Tiểu
Long là một đôi bạn thân thiết nhưng tính nết hoàn toàn trái ngược nhau.
Suốt ngày Long bị Quý mắng là “Ngốc tử”. Nếu Quý thông minh thì được
mệnh danh là “thần đồng” với cái đầu “điện tử” thì Long lại khù khờ và ngờ
nghệch bấy nhiêu nhưng lại là võ sư hạn đỉnh nỗi tiếng. Thân hình Quý gầy
gòm đến tội còn Long lại ụ ị như một con lợn. Nếu Quý hay khoác lác, giỏi
ứng biến thì Long lại toàn nói ra những cái ngớ ngẫn buồn cười. Còn hạnh
thì khỏi phải chê với tài ăn nói dễ đi vào lòng người, học giỏi, lại gương
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
mẫu. Cả ba là bộ bài trùng trong những chuyến phưu lưu phá án hay những
câu chuyện vui ở trường, ở lớp… Bộ truyện quy tụ khoảng hơn 200 nhân vật
như “nhỏ Oang, nhỏ Diệp, Bộ tứ Quậy: Hải quắn, Lâm, (Thị Sĩ Hoàng Hôn),
Quốc Lương, Quốc Ân” làm nên bao trò cười chọc phá bạn bè, còn có cả
Minh Vương, Văn Châu, Xuyên Chi, Hiền Hòa, Hiển Hoa…
Cảm giác đọc truyện khác với khi xem phim rất nhiều. Có những mẫu
chuyện gây cho người đọc xúc động “Hiệp sĩ ngũ ngày”. Nếu Lâm hay trêu
chọc bạn ấy bấy nhiêu thi trong tập này hành động cao đẹp giúp đỡ Đặng
Đạo của cậu lại gây bất ngờ vô cùng. Nhớ lúc trước Lâm trêu Đặng Đạo
bằng hai câu vè: “Ở nhà ngủ chẳng no say, vô lớp ngủ ngày là đít con voi;
mà bây giờ Lâm lại giúp.
Khi đọc truyện ta có cảm giác như đang hòa mình vào trong câu
chuyện cùng ba người bạn của chúng ta tham gia phá án, hay đổ rồi có khi
lại phải bồi hồi xúc động và ngẫm nghĩ lại mình. Khi mắt ta đưa vào từng
con chữ thì bộ truyện sẽ dễ đi vào trong lòng đọc giả hơn. Còn khi xem phim
thì hình ảnh chợt biến chợt bay rất khó đi vào trong lòng người xem.
Ngọc Huyền 9/5
Đặng Đạo nhặt những bao rác đến khuya lắc thế mới biết tình bạn thật
đẹp biết bao. Trong tập “Tướng quân” nhờ phát hiện ra những lỗ hổng lớn
của học trog lớp 8A4 về môn lịch sử như “Nước ta có bốn Bà Trưng” hay là
“Trần Hưng Đạo đánh đắm tàu ở song Sài Gòn’ mà Cô Trinh và Cô Nga đã
tổ chức cuộc thi hoạt cảnh lịch sử dẫn đến bao nhiêu trận cười nắc nẻ từ
chuyện Bà Triệu có râu, đầu voi và đuôi voi gắt nhau loạn xi rồi Phạm Ngũ
Lão hết cầm rổ lên vai vứt rổ xuống. Và các mẫu chuyện khác như Họa Mi
một mình, bên ngoài của lớp, Quán kem, cú nhảy kinh hoàng, lớp phó trật tự
hay mùa hè bận rộn…
Mỗi bạn đừng nên bỏ lõ những tập truyện như “Kính vạn hoa”. Đây là
bài học bổ ích cho mỗi chúng ta vừa là những câu chuyện hài hước, mộng
mơ của tuổi học trò, giúp các bạn xích lại gần nhau hơn dù là con trai hay
gái, dù học giỏi hay quậy phá, nghịch ngợm, dù mỗi người học trò có hoàn
cảnh giàu nghèo khác nhau… Nhưng là bạn thì hãy thông cảm và chia sẽ với
nhau.
Bạn hãy cùng tôi chúng ta hãy đến thư viện để cùng nhau đọc tác
phẩm “Kính Vạn Hoa” để cùng hòa nhịp vào bộ ba tài hoa trong truyện gia
những chuyên án và câu chuyện kỳ thú của tuổi học trò. Và thông qua hãy tự
rút lại bản thân mình, xem mình đã hoàn thiện hay chưa và từ những chuyện
này rút ra bài học cho bản thân mỗi chúng ta góp phần hòa mình và gắn chặt
tình bạn của mỗi người chúng ta.
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
BÀI DỰ THI CUỘC THI GIỚI THIỆU SÁCH LỚP 9/2
Tên sách : ĐÀ NẴNG XƯA VÀ NAY
Người trình bày: Phạm Ngọc Trâm Anh
Kính thưa toàn thể các Thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến !
Em tên là Phạm Ngọc Trâm Anh, học sinh lớp 9/2, trường THCS Phan Đình
Phùng.
Hôm nay, trong không khí náo hức về ngày lịch sử đáng nhớ của
Thành phố 29/03 giải phóng hoàn toàn Thành phố Đà Nẵng thân mến của
chúng ta. Vì vậy, em đứng đây với tất cả niềm tự hào về truyền thống quá
đổi hào hùng về thành phố. Và em rất vinh dự khi giới thiệu với thầy cô, các
bạn cuốn sách mà em đang cầm trên tay, đây mang tựa đề: ĐÀ NẴNG XƯA
VÀ NAY
Có thể nói đây là bộ sưu tập đầu tiên những tấm ảnh, những tư liệu
quan trọng về Đà Nẵng Xưa và Đà Nẵng Nay. Cuốn sách này chưa phải là
bộ lịch sử bằng hình ảnh, nhưng qua những tấm ảnh tư liệu này ta thấy được
những nét chấm phá của một bức tranh toàn cảnh rất phong phú và hào hùng
về lịch sử chiến đấu và Xây dựng của Thành phố chúng ta.
Ngay từ những trang sách đầu tiên, người đọc chúng ta có thể thấy
những tấm bản đồ như bản đồ nước Đại Việt hay như bản đồ Địa Lý thời
bấy giờ đã có hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta có lý do để tự hào rằng Đà Nẵng là một Thành phố cản lớn
nhất Miền Trung của cả nước. Từ đỉnh đèo Hải Vân trải suốt ven bờ Vịnh
Sông Hàn đỗ ra biển Đông luôn dọc theo bán đảo Tiên Sa với ngọn núi Sơn
Trà, Thành phố mang tên Đà Nẵng đang hiển diện trước mắt ta. Vào thế kỷ
XV, mảnh đất này đã thuộc lãnh thổ quốc gia Đại Việt thời trần rồi qua thời
Lê Thánh Tông
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009-2010
Một điều cần nói thêm là trên suốt chiều dài lịch sử, một địa danh
luôn gắn liền Đà Nẵng như một người anh em máu mủ ruột thịt là Hội An,
cách đó chỉ 30 km - Đà Nẵng là 1 tiền cảng lớn quan trọng nhờ con sông Cổ
Cò nối Cảng với hội An sau đó, nhờ những đổi thay của kỹ nghệ hằng hải,
Đà Nẵngtrở thành một hải cảng có tầm quan trọng cao. Sau CMT 8 1945 kết
thúc Đà Nẵng từ một mảnh thổ thuộc địa phận của Pháp giờ đây đã được trở
về với cái tên Đà Nẵng quen thuộc chứ không còn mang tên Nhà cách mạng
yêu nước Thái Phiên. Và cũng vì được nằm trên một vị trí địa lý quan trọng
sớm được biết tới mà giờ đây chúng ta còn may mắn lưu lại nhiều hình ảnh
liên quan đến Đà Nẵng mà em sẽ giới thiệu sau đây. Nhìn vào tranh ta sẽ
thấy đây chính là cảng biển Đà Nẵng - ngay từ xa xưa, biển Đà Nẵng đã
nhộn nhịp, sầm uất, cảng biển thật đẹp, đẹp như người xưatừng nhận định.
Tiếp theo là hàng loạt chi tiết được nhắc đến đó là những di tích,
những ngôi chùa, hang động huyền bí thật đẹp làm nên những vẻ đẹp thật sự
của Thành phố.
Đà Nẵng của hôm nay mà chúng ta đang sống là thành quả của một
chặng được dài phát triển sự nghiệp giải phóng dân tộc, cộng với sự ra đời
của một Thành phố thuộc địa Đà Nẵng cũng trở thành một trung tâm hoặc
động của những lực lượng yêu nước khát khao dành độc lập. Chính vì thế
của một cửa ngõgiao lưu, Đà Nẵng là nơi hội tụ của những tên tuổi đã làm
nên lịch sử như : Tiêu La Nguyễn Thành (Người khởi xướng phog trào
Đông Du) Thái Phiên, Phan Châu Trinh, Trần Cao Vân cuộc cách mạng
tháng 8 năm 1945 dành thắng lợi. Kể từ đó Thành phố thuộc địa Pháp đổi trở
lại với Quốc Việt Nam độc lập.
Đà Nẵng cũng là nơi đã có đóng góp rất nhiều vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ cũng là Thành phố mang tên (trung dũng kiên cường, đi đầu diệt
Mỹ) . Mùa xuân năm 1975 Đà Nẵng phối hợp cùng với những cánh quân
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải- Hồ Thị Minh Hải