Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

hướng dẫn viết sán kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.88 KB, 6 trang )

9
PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THÁI PHIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Để thuận lợi cho việc viết SKKN, nhà trường lượt trích công văn số 675/SGD&ĐT ngày
18/3/2008 của Sỏ GD&ĐT Quảng Nam về việc hướng dẫn viết và đánh giá, xếp loại SKKN hằng
năm, yêu cầu CB-GV-NV đăng ký LĐTT và CSTĐ áp dụng khi viết SKKN để tránh mọi phiền toái
sau này.
I. Bố cục đề tài: Trình bày SKKN, bố cục các phần theo thứ tự sau đây:
1. Tên đề tài (chữ in hoa). Tên đề tài cần phản ánh được trọng tâm và giới hạn vấn đề đang
nghiên cứu.
2. Đặt vấn đề: - Nêu tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu;
- Tóm tắt những thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu;
- Lý do chọn đề tài;
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
3. Cơ sở lý luận: Nêu cơ sở lý luận, những luận cứ, luận điểm liên quan đến đề tài.
4.Cơ sở thực tiễn: Nêu rõ thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu tại đơn vị hoặc phạm vi rộng
hơn mà mình đang quan tâm, đã có ai nghiên cứu hay chưa; các biện pháp tác động trước đây có
những hạn chế nào (có chứng minh); tiềm năng hiện có để thực hiện đề tài nhằm khắc phục các hạn
chế đã nêu, cải thiện được tình hình hiện tại.
5. Nội dung nghiên cứu: Đây là phần cơ bản, là nội dung chủ yếu có tính chất quyết định giá
trị toàn bộ SKKN. Yêu cầu của phần này là làm sao cho người đọc hình dung được cách làm theo
một trình tự nhất định, hợp lý. Nội dung đề tài phải thể hiện rõ tính chất mới mẻ, khoa học, sáng
tạo, hiệu quả. Vì là phần trọng tâm của đề tài nên cần nêu rõ các biện pháp, giải pháp, cách tiến
hành mà mình đã và đang thực hiện, có dẫn chứng, minh họa cụ thể, rõ ràng. So sánh những kết
quả của nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng (không áp dụng biện pháp, giải pháp mình đang
thực hiện trong đề tài) để thấy được tính hiệu quả của đề tài. Cần lưu ý thêm về thời gian thực hiện
đề tài và nguyên tắc lặp lại trong quá trình nghiên cứu để bảo đảm tính khoa học, chính xác.
6. Kết quả nghiên cứu: Cần nêu được kết quả cụ thể sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp
đã nêu. Phần này cần có số liệu, dẫn chứng chứng minh về tính hiệu quả thiết thực của đề tài. Nếu


đề tài được thực hiện nhiều năm, nhiều chu kỳ nghiên cứu, trên nhiều nhóm đối tượng được tác
động , thì cần nêu kết quả cụ thể của từng năm, từng chu kỳ nghiên cứu, từng nhóm đối tượng
được tác động.
7. Kết luận: Nêu ngắn gọn kết luận về nội dung, biện pháp, giải pháp đang thực hiện. Qua thực
tế cho thấy việc áp dụng sáng kiến mới đã có kết quả tốt hơn như thế nào so với khi chưa thực hiện
các nội dung, biện pháp, giải pháp đã nêu; những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng đề tài vào thực
tiễn công tác quản lý, giảng dạy, tổ chức các hoạt động khác
8. Đề nghị: Nêu cụ thể các đề nghị có liên quan đến đề tài như: phạm vi, điều kiện áp dụng, đối
tượng tác động Nếu đề tài còn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu trong thời gian tới, tác giả có
thể đề nghị cơ quan, đơn vị hoặc các cá nhân, tổ chức khác tạo điều kiện thuận lợi về các mặt để
tiếp tục phát triển đề tài trên quy mô rộng hơn; các đề nghị khác (nếu có).
9. Phần phụ lục: Đây là phần tư liệu minh họa chi tiết như số liệu, hình ảnh, biểu mẫu, văn bản
đính kèm liên quan đến đề tài nhưng không thể trình bày hết trong phần nội dung (phần này
không yêu cầu bắt buộc).
10. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c của tên tác giả.
Mỗi tài liệu tham khảo được viết thứ tự theo tên tác giả, tên tài liệu tham khảo, nhà xuất bản, năm
xuất bản. Tài liệu tham khảo phải lập bắt đầu bằng một trang mới.
11. Mục lục: Xây dựng mục lục cần đảm bảo 3 yếu tố: Thứ tự các phần, tiêu đề từng phần của
mục lục, trang. Mục lục phải được lập bắt đầu bằng một trang mới.
12. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN: Tất cả các SKKN thực hiện thống nhất theo mẫu đính kèm
II. Các quy định khác:
+ Trong mỗi phần trên, tùy theo nội dung và phương pháp nghiên cứu, tác giả có thể phân
chia thành các tiểu mục nhỏ để trình bày nhưng phải hợp lý, bảo đảm đúng nội dung của từng phần.
+ Thể thức trình bày văn bản thống nhất như sau: SKKN phải được đánh vi tính một mặt
trên giấy A4, đóng thành tập, có bìa cứng, đánh số trang cụ thể ở chính giữa phần lề trên trang viết,
không trang trí rườm rà, không viền khung từng trang. Kiểu chữ: Times New Roman, mã Unicode
trên Microsoft Word; cỡ chữ 14; lề trái (kể cả phần đóng gáy): 3,5cm; lề phải: 2cm; lề trên (đỉnh)
trang in: 3cm; lề dưới (đáy) trang in: 2cm. Trang bìa cần ghi rõ: tên đơn vị chủ quản (Phòng), tên
trường, tên đề tài SKKN, năm học, họ và tên tác giả (hoặc nhóm tác giả), chức vụ, tổ
+ Kiểm tra lại chính tả của văn bản để hạn chế những sai sót xảy ra có thể làm hạn chế giá

trị của đề tài.
+ Nếu SKKN có nhiều phần do nhiều người tham gia (đồng tác giả) thì phải nêu rõ ai tham
gia phần nào một cách cụ thể ở trang đầu của đề tài. Tuy nhiên để phát huy tính độc lập nghiên
cứu, tính sáng tạo của mỗi cá nhân, Sở không khuyến khích nhiều người cùng tham gia viết một
SKKN đơn giản.
+ Mỗi SKKN cần được nhân bản và gửi như sau: Tác giả giữ 01 bản; HĐKH trường lưu 01
bản; các HĐKH cấp trên (đã đăng ký đầu năm học): gửi đến mỗi Hội đồng 01 bản (SKKN gửi lên
HĐKH cấp trên phải được HĐKH cấp dưới chấm chọn và xếp loại theo quy định.
III. Điểm và xếp loại đề tài:
Để đánh giá và xếp loại các SKKN, toàn ngành thống nhất biểu điểm và xếp loại của một
thành viên tham gia chấm chọn một đề tài SKKN như sau:
1. Biểu điểm: (xem mẫu SK3 kèm theo).
Các HĐKH có thể chia nhỏ điểm đến 0,25 để chấm. Không làm tròn số.
2. Xếp loại:
+ Loại A: Từ 17 đến 20 điểm (các phần 4, 5, 6 phải đạt tổng cộng từ 11 điểm trở lên;
không có phần nào của đề tài bị điểm không);
+ Loại B: Từ 14 đến dưới 17 điểm (các phần 4, 5, 6 phải đạt tổng cộng từ 8 điểm trở lên;
không có phần nào của đề tài bị điểm không);
+ Loại C: Từ 10 đến dưới 14 điểm (các phần 4, 5, 6 phải đạt tổng cộng từ 6 điểm trở lên;
không có phần nào của đề tài bị điểm không);
+ Loại D: Là những đề tài không đạt loại C.
IV. Đánh giá, xếp loại SKKN:
- Tác giả trình bày SKKN của mình trước HĐKH.
- Các thành viên tham gia HĐKH chất vấn, phản biện những vấn đề chưa rõ; tác giả của đề
tài có trách nhiệm trả lời chất vấn và bảo vệ nội dung đề tài của mình.
- Kết quả xếp loại đề tài ở cơ sở dựa trên kết quả xếp loại của các thành viên tham gia chấm
chọn. Cụ thể như sau:
+ Loại A: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá xếp loại A,
không có phiếu xếp loại D.
+ Loại B: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá xếp loại B trở

lên, không có phiếu xếp loại D.
+ Loại C: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá xếp loại C trở
lên.
+ Loại D: Không đạt loại C.
- Nếu số phiếu xếp loại của một loại đạt 50% thì quyết định xếp loại của Chủ tịch HĐKH là
quyết định cuối cùng.
- Những SKKN được xếp loại A ở cơ sở thì đủ điều kiện để chuyển lên HĐKH Phòng
GT&ĐT (nếu có đăng ký) để được tiếp tục chấm chọn
Tam Thanh, ngày 12 tháng 02 năm 2009
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Tổ c/m
- Lưu TĐ, VP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 200 - 200
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường
1. Tên đề tài:

2. Họ và tên tác giả:
3. Chức vụ: Tổ:
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:


b) Hạn chế:


5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :


thống nhất xếp loại :
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)



II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT
thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)



III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp
loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


Mẫu SK1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 200 - 200
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT (Trung tâm)
1. Tên đề tài:


2. Họ và tên tác giả:
3. Chức vụ: Tổ:
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:




b) Hạn chế:




5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường (Trung tâm):

thống nhất xếp loại :
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)



II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp
loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)




Mẫu SK2
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 200 200

(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trường (Phòng, Sở)
- Đề tài:


- Họ và tên tác giả:
- Đơn vị:

- Điểm cụ thể:

Phần
Nhận xét
của người đánh giá xếp loại đề tài
Điểm
tối đa
Điểm
đạt
được
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận 1
4. Cơ sở thực tiễn 2
5. Nội dung nghiên cứu 9
6. Kết quả nghiên cứu 3

7. Kết luận 1
8.Đề nghị
9.Phụ lục
1
10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục
12.Phiếu đánh giá xếp loại
1
Thể thức văn bản, chính tả 1
Tổng cộng 20đ

Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
Người đánh giá xếp loại đề tài:
Mẫu SK3

×