Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hướng dẫn viết Sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.84 KB, 2 trang )

HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
Tìm tòi sáng kiến, kinh nghiệm (SK,KN) là một trong những lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tuy
chưa phải là đề tài cấp cao (tỉnh, quốc gia), nhưng việc trình bày bản SK,KN cũng mang những yêu
cầu cơ bản của một đề tài nghiên cứu khoa học, tất nhiên là có lược bớt.
Sau đây là hướng dẫn viết một bản SK,KN áp dụng cho Trường Đại học Tiền Giang từ năm
2006.
Tên SK,KN: Là một câu ngữ pháp chuẩn xác. Nó bao gồm cả nội dung và hình thức của bản
SK,KN.
Kết cấu của SK,KN
SK,KN gồm 3 phần
1. Mở đầu
Phần này trình bày phương pháp tiếp cận SK,KN. Nó giúp người đọc biết được lý do chọn đề
tài, ý nghĩa của sáng kiến, kinh nghiệm do mình tạo ra, và tác giả đã làm gì để hoàn thành sáng
kiến, kinh nghiệm đó, từ đó đánh giá được mức độ thành công. Do vậy, dàn bài của phần này như
sau (khoảng 1 – 3 trang):
1. Lý do chọn SK,KN
2. Lịch sử của SK,KN
3. Mục đích nghiên cứu SK,KN
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
2. Nội dung
Đây là phần chính (khoảng 3 – 10 trang). Phần này trình bày tiến trình nghiên cứu và kết
quả thu được. Phải viết với văn phong nghiên cứu khoa học: viện dẫn, chứng minh chặt chẽ, nói có
sách, mách có chứng; từ ngữ rõ ràng, chuẩn xác, nếu cần định nghĩa các khái niệm được dùng; nếu
trích câu nói của ai (thường là nhà khoa học, học giả, những người có tên tuổi trong giới chuyên môn
liên quan với đề tài …) phải dẫn rõ nguồn từ tác giả nào? sách nào? nhà xuất bản nào? năm nào?
trang nào? … Câu trích dẫn cần chính xác và viết chữ nghiêng (có thể dùng footnote để ghi dấu cuối
trang); nếu chứng minh cũng phải có sức thuyết phục (nên có chứng minh, thí nghiệm kiểm chứng,
thực nghiệm, điều tra xã hội học, có số liệu so sánh, đối chiếu với cách làm cũ trước đây, …) Tránh
kể lể dài dòng, câu văn không chuẩn.


Dàn bài phần này thường được trình bày dưới dạng các chương (ghi là chương 1, chương 2,
chương 3, …), nếu bài ngắn có thể trình bày các mục lớn theo số La Mã. Khi phân theo chương thì ít
nhất là 3 chương. Nếu là sáng kiến (có tìm tòi, phát minh) thì phải chứng minh được là trước đó
chưa ai tìm ra như của tác giả, và thực nghiệm (hoặc chứng minh) rõ ràng cùng kết quả của nó. Nếu
là kinh nghiệm (đúc kết từ thực tiễn) thì cũng tổng kết thành bài học, nếu được, đưa ra quy trình để
thực hiện. Tất cả phải khả thi và mang tính phổ biến (nhiều người học được, và khi họ làm đúng quy
trình và đều cho ra kết quả như đã tổng kết. Cuối tập sáng kiến, kinh nghiệm thường có phụ lục
(hình ảnh, số liệu, sản phẩm, biểu mẫu, văn bản đính kèm, …), và mục lục tài liệu tham khảo đã
dùng cho việc viết SK, KN
Nói chung, phải biết sắp xếp các ý cho sự diễn đạt mạch lạc, thu hút, lôi cuốn, đặt biệt là
thuyết phục người đọc bằng khả năng trình bày kết quả xuất sắc của mình. Sáng kiến, kinh nghiệm
tốt cùng với phương pháp diễn đạt tốt sẽ giúp tác giả thành công khi nghiệm thu.
3. Kết luận
Trong phần này, tác giả đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày; đề ra biện pháp để
triển khai, áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm vào thực tiễn; nêu lên những kiến nghị, đề xuất nếu có
và hướng phát triển của đề tài.
3. Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c của tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo
được viết theo tên tác giả, tên tài liệu tham khảo (in chữ nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản. Thí
dụ:
- Nguyễn Văn A, Kinh tế, NXB …, 2005
- Nguyễn Văn B, Văn hóa, NXB …, 2006
4. Tác giả cũng cần ghi mục lục vào cuối đề tài để người đọc dễ theo dõi.
5. Về hình thức sáng kiến, kinh nghiệm:
Tất cả được đóng thành tập. Nói chung toàn tập cũng không nên quá dày (tối đa 20 trang
ruột, trừ trường hợp đặc biệt có thể nâng lên thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tỉnh,
quốc gia). Văn bản cần đánh vi tính, được in một mặt trên giấy trắng khổ giấy A4 (210 X 297cm ),
font Unicode kiểu chữ Times New Roman, size 14, định lề trên 3cm, dưới 2cm, lề trái 3,5cm, lề phải
2cm, dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines. Số trang được đánh chính giữa trên đầu mỗi trang. Xin xem
các mẫu bìa của sáng kiến, kinh nghiệm ở phần phụ lục.

6. Quy trình thực hiện Sáng kiến, kinh nghiệm:
Sáng kiến, kinh nghiệm chỉ cần đăng ký đề tài trước theo mẫu ở phần phụ lục (có thể điều
chỉnh trong 30% quá trình thực hiện), không cần bảo vệ đề cương, trường hợp này có thể ứng một
khoản kinh phí để mua sắm trang, thiết bị phục vụ cho công việc thực nghiệm (đối với SK,KN thuộc
lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật); việc mua sắm trang, thiết bị phải theo báo giá của Sở Tài
chính. Cũng có thể không đăng ký trước, miễn nộp bản SK,KN cùng sản phảm (nếu có) trước cho
phòng QLKH&QHQT theo quy định về thời gian xét duyệt. Trước khi xét duyệt, Hội đồng khoa
(phòng) xét trước. Nếu đạt loại A sẽ chuyển lên Hội đồng trường xét tiếp. Những SK, KN có giá trị
cao có thể được hội đồng khuyến khích chuyển thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Trên đây là hướng dẫn chung. Thực tế có những SK, KN đặc thù thì việc trình bày không
nhất thiết theo mẫu này, miễn việc trình bày mang tính thuyết phục.

×