Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.72 KB, 19 trang )

1
1. Tên đề tài:
PHÂN LOẠI VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP TRONG CHƯƠNG II
“ĐIỆN TỪ HỌC” VẬT LÍ 9 Ở TRƯỜNG PTDTNT NAM TRÀ MY.
2. Đặt vấn đề:
Trong thực tế học sinh muốn giải được bài tập vật lí thì phải dựa vào những suy
luận logic những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật các
phương pháp vật lý. Hiểu theo nghĩa rộng thì mỗi vấn đề xuất hiện do nghiên
cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một bài tập đối với học sinh. Sự tư duy một
cách tích cực luôn luôn là việc vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.
Trong quá trình dạy học môn vật lý, các bài tập vật lý có tầm quan trọng đặc
biệt. Hiện nay để việc thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới và dạy học
theo phương pháp đổi mới có hiệu quả thì việc hướng dẫn học sinh biết phân
loại, nắm vững phương pháp và làm tốt các bài tập trong chương trình sách giáo
khoa đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công công tác dạy học
theo phương pháp đổi mới.
Ở chương II: “Điện từ học”: là một trong những chương quan trọng của chương
trình vật lý lớp 9 nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức về: nam châm vĩnh
cửu, nam châm điện, ứng dụng của nam châm, tác dụng từ của nam châm, từ
trường, từ phổ, đường sức từ, từ trường của ống dây có dòng điện, lực điện từ,
động cơ điện một chiều, hiện tượng cảm ứng điện từ, điều kiện xuất hiện dòng
điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều, các tác dụng của
dòng điện xoay chiều, truyền tải điện năng đi xa, máy biến thế, kỹ năng thực
hành thí nghiệm để rút ra kiến thức mới, vận dụng các hiện tượng, các quy tắc để
giải bài tập. Vì vậy để giúp học sinh nắm vững các kiến thức trong chương này
và vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các dạng bài tập vật lý trong chương
II, tôi đã chọn đề tài : “Phân loại và hướng dẫn làm bài tập trong chương II:
“Điện từ học ” Vật lí 9” để làm đề tài nghiên cứu.
2
3. Cơ sở lý luận:
Phương pháp dạy học là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm nhằm


đào tạo thế hệ trẻ có tri thức khoa học, về thế giới quan và nhân sinh quan, thói
quen và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Phương pháp dạy học có mối liên hệ biện chứng với các nhân tố khác của quá
trình dạy học. Những phương pháp dạy học phải thống nhất biện chứng giữa việc
giảng dạy của giáo viên với việc học tập của học sinh. Đồng thời góp phần có
hiệu quả vào việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học. Xác định kế
hoạch giáo dục, giáo dưỡng, phát triển bộ môn một cách nhịp nhàng, cụ thể hoá
nhiệm vụ dạy học trên cơ sở đặc điểm của học sinh, điều chỉnh kế hoạch dạy học
cho sát với diễn biến thực tế, tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập ở trên lớp
cũng như ở nhà phù hợp với dự định sư phạm.
Đối với môn vật lý ở trường phổ thông, bài tập vật lý đóng một vai trò hết sức
quan trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý là một hoạt động dạy học,
là một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật
lý trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì thế đòi hỏi người giáo
viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Bài tập vật lý sẽ giúp
học sinh hiểu sâu hơn những qui luật vật lý, những hiện tượng vật lý. Thông qua
các bài tập ở các dạng khác nhau tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt
những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác
nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành vốn
riêng của học sinh. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể do
bài tập đề ra học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh phân tích,
tổng hợp khái quát hoá... để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ giúp giải quyết giúp phát
triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ, suy luận...
Nên bài tập vật lý gây hứng thú học tập cho học sinh.
3
4. Cơ sở thực tiễn:
- Hiện nay nhà trường đã lắp đặt các tivi, máy chiếu nên việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học được thuận lợi hơn , nhưng phòng thực hành vật lý
chưa có nên cũng gây khó khăn cho việc dạy và học vật lí.
- Học sinh trường PTDTNT NAM TRÀ MY đa phần là các em ngoan chịu khó

trong học tập, các em có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập song mức độ tiếp
thu, vận dụng kiến thức toán học và vật lí đã học vào giải bài tập của các em còn
chậm và chưa biết vận dụng kiến thức đó vào giải những dạng bài tập nào cho
phù hợp.
- Học sinh ít quan tâm đến ôn tập kiến thức và kĩ năng cần vận dụng để giải các
bài tập vật lí;
- Học sinh ít suy luận lôgic hoặc toán học vào giải các bài tập vật lí;
- Nhiều học sinh khá- giỏi có phương pháp tự học tương đối tốt nhưng khả năng
hoạt động giúp đỡ học sinh yếu kém chưa tốt, chưa phát huy hoạt động nhóm;
- Trong giờ bài tập, thông thường giáo viên chưa thực hiện đúng quy trình; chủ
yếu học sinh khá giỏi giải các bài tập, học sinh yếu kém chăm chú để chép vì
nhiều học sinh không chuẩn bị trước, mặt khác hạn chế về thời gian của tiết học.
- Giáo viên chưa kích thích học sinh yếu, kém thể hiện trước lớp học do số lượng
bài tập được giao quá nhiều, chưa trọng tâm, chưa phân loại được các dạng bài
tập cho phù hợp với nội dung tiết dạy gây nhiều yếu tố bất ngờ nên học sinh lúng
túng.
5. Nội dung nghiên cứu:
5.1 Dạng bài tập định tính hay bài tập câu hỏi:
Đó là những bài tập vật lý mà khi giải học sinh không cần tính toán hay chỉ làm
những phép toán đơn giản có thể nhẩm được.
Bài tập định tính có tầm quan trọng đặc biệt vì nhiều bài tập tính toán có thể giải
được phải thông qua những bài tập định tính...Vì vậy việc luyện tập, đào sâu
4
kiến thức và mở rộng kiến thức của học sinh về một vấn đề nào đó cần được bắt
đầu từ bài tập định tính. Đây là loại bài tập có khả năng trau dồi kiến thức và tạo
hứng thú học tập của học sinh. Để giải quyết được bài tập định tính đòi hỏi học
sinh phải phân tích được bản chất của các hiện tượng vật lý. Với các bài tập định
tính ta có thể chia ra là hai loại: Loại bài tập định tính đơn giản và loại bài tập
định tính phức tạp.
5.1.1 Loại bài tập định tính đơn giản:

- Giải bài tập định tính đơn giản học sinh chỉ cần vận dụng một hai khái
niệm, hiện tượng hay định luật đã học là có thể giải quyết được dạng bài tập này.
Dạng bài tập này nên dùng để củng cố, khắc sâu khái niệm, hiện tượng hay định
luật ...
Ví dụ 1: Khi chạm mũi dao bằng thép vào đầu nam châm một thời gian thì sau
đó mũi giao hút được các vụn sắt. Câu giải thích nào sau đây đúng ?
A. Do mũi dao bị nhiễm từ.
B. Do mũi dao bị ma sát mạnh
C. Do mũi dao không duy trì được từ tính.
D. Do mũi dao bị nóng lên.
- Với bài tập này đưa ngay sau khi học sinh học xong bài sự nhiểm từ của sắt
thép.
+ (Đáp án A là đúng )
Ví dụ 2: Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Một cuộn dây dẫn kín nằm cạnh một thanh nam châm.
B. Cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.
C. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một cuộn dây dẫn
+ Đáp án đúng là A
5
Ví dụ 3 : Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn
dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều. Câu giải thích nào sau đây là đúng ?
A. Vì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.
B. Vì số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây luôn phiên tăng, giảm.
C. Vì từ trường qua tiết diện S của cuộn dây không biến đổi.
D. Vì từ trường qua tiết diện S của cuộn dây luôn giảm.
+ Đáp án đúng là B
Với 2 ví dụ này giúp học sinh nắm được điều kiện xuất hiện xuất hiện dòng điện
cảm ứng.
Ví dụ 4 : Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu ?

A. La bàn B. Rơle điện từ C. Đinamô xe đạp D. Loa điện.
+ Đáp án đúng là B
Với bài này học sinh sẽ biết được ứng dụng của nam châm cho nên giáo viên ra
khi học xong bài ứng dụng của nam châm.
Ví dụ 5 : Hình nào biểu diễn đúng lực điện từ tác dụng lên dây dẫn ?
+ Đáp án: hình c)
Với bài này học sinh sẽ vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của
lực điện từ một cách đơn giản và nhanh.
Ví dụ 6. Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt non
có dòng điện chạy qua.
a. Nếu ngắt dòng điện thì nó còn tác dụng từ nữa không ?
6
b. Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép. vì sao ?
Với dạng bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh nắm được đặc điểm của nam
châm điện và sự nhiểm từ của sắt thép sẽ làm được. Bài tập này được vận dụng
ngay khi học xong bài sự nhiểm từ của sắt thép- nam châm điện thì học sinh sẽ
nắm được kiến thức dễ dàng hơn.
5.1.2 Dạng bài tập định tính phức tạp :
Đối với các bài tập dạng định tính phức tạp thì việc giải các bài tập này là giải
một chuỗi các câu hỏi định tính. Những câu hỏi này học sinh phải dựa vào việc
vận dụng một định luật vật lý, một tính chất vật lý nào đó. Khi giải các bài tập
định tính phức tạp này ta thường phân tích ra ba giai đoạn :
+ Phân tích điều kiện câu hỏi.
+ Phân tích các hiện tượng vật lý mô tả trong câu hỏi, trên cơ sở đó liên hệ với
định luật vật lý, định nghĩa, một đại lượng vật lý hay một tính chất vật lý liên
quan.
+ Tổng hợp các điều kiện đã cho và kiến thức tương ứng để giải.
Ví dụ 1: Vận dụng quy tắc nắm tay phải để
xác định chiều đường sức từ của ống dây có
dòng điện chạy qua như trong hình vẽ?

+ Đây là một bài tập vận dụng, đòi hỏi học sinh phải thuộc quy tắc nắm tay phải
và vận dụng để giải quyết bài tập này. Đối với bài tập này giáo viên yêu cầu học
sinh học thuộc quy tắc và hướng dẫn học sinh cách nắm tay phải để xác định
chiều của đường sức từ của ống dây.
Hình vẽ
A
B
+
_
7
Ví dụ 2: Treo nam châm gần một ống dây như hình vẽ. Đóng mạch điện.
a. Có hiện tượng gì xãy ra với thanh nam châm?
b. Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, hiện tượng xãy ra như thế
nào?
+ Đây là một câu hỏi tương đối khó, đòi hỏi học sinh phải tư duy vận dụng các
kiến thức đã học trong chương để giải quyết, nên giáo viên có thể đưa ra một số
câu hỏi gợi ý để học sinh suy nghĩ và giải quyết lần lượt :
+ Giáo viên hướng dẫn bằng cách đưa ra một số câu hỏi sau :
Hoạt động của giáo viên
Câu a.
- GV : Khi ống dây có dòng điện
chạy qua thì có giống như một nam
châm thẳng không?
- GV : Để xác định cực bắc, nam của
ống đây ta làm thế nào?
- GV : Như vậy đầu B của ống dây là
cực gì?
- GV : Cực bắc của ống dây để gần
cực nam của nam châm thì sẽ như
thế nào?

Hoạt động của học sinh
Câu a.
- HS : Có
- HS: Vận dụng quy tăc "nắm tay
phải" và quy tắc "vào nam ra bắc"
- HS : Cực bắc
- HS: Nam châm sẽ bị hút vào đầu B
của ống dây.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×