ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 7 HKII năm học 2009 - 2010
1. Trình bày chiến thắng Tốt Động – Chúc Động cuối 1426?
a.Hoàn cảnh
-Địch: Tháng 10.1426 Vương Thông cùng 5 vạn quân kéo vào Đông Quan, để giành thế chủ động chúng mở
cuộc phản công vào Cao Bộ (Hà Tây – nay là Hà Nội)
-Ta: Đặt phục binh ở Tốt Động – Chúc Động
b.Diễn biến
-Rạng sáng 7.11.1426 Vương Thông dẫn quân tiến vào Cao Bộ
-Khi tới Tốt Động – Chúc Động bị quân ta nhất tề xông ra đánh tan tác vào đội hình của địch đồn chúng vào
đầm lầy mà giết
-Hơn 5 vạn quân Minh bị tử thương, hơn 1 vạn bị bắt sống, Vương Thông bị thương phải chạy về Đông quan
2. Tổ chức quân đội, nội dung pháp luật thời Lê sơ?
*Tổ chức quân đội
-Bao gồm hai bộ phận: Quân triều đình và quân địa phương
-Quân đội gồm nhiều binh chủng (thuỷ binh, tượng binh, kị binh, bộ binh )
-Theo chính sách “Ngụ binh ư nông ”
-Quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận hàng năm
-Bố trí quân đội mạnh ở biên giới
*Pháp luật
Vua Lê Thánh Tông ban hành bộ luật “Hồng Đức”
+Bảo vệ quyền lợi của nhà vua, hoàng tộc
+Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
+Bảo vệ người phụ nữ
+Bảo vệ chủ quyền quốc gia
3. Sau khi kết thúc chiến tranh nhà Lê đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
Cho 25 vạn quân về quê làm ruộng
-Kêu gọi dân phiêu tán trở về quê làm ruộng
-Đặt một số chức quan chuyên trách (Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ….)
-Thực hiện chính sách “quân điền”
-Cấm giết trâu bò bừa bãi
-Cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt
=>Được phục hồi và phát triển nhanh chóng
4. Tình hình chính trị - Xã hội Đàng Trong thế kỉ XVIII?
5. Nhà Lê đã làm gì để phát triển giáo dục?
-Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường dạy học
1
-Tuyển chọn người có đạo đức làm thầy giáo
-Mọi người đều có thể đi học, đi thi
-Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan
-Nội dung thi cử là Đạo Nho -> Nho giáo chiếm độc tôn
-Thi cử chặt chẽ qua 3 kì
=> Giáo dục phát triển
6. Tình hình nước ta như thế nào ớ thế kỉ XVI?
Bước sang thế kỉ XVI nhà Lê bắt đầu suy yếu vì:
+Vua quan ăn chơi sa đoạ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém
+Nội bộ chia bè, kéo cánh tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau
+Quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần nhà Lê
+Khởi nghĩa nông dân
7. Trình bày vài nét về tình hình chính trị nước ta ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII?
-Mục nát đến cực độ
+Vua Lê chỉ là bù nhìn
+Các chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc….
+Quan lại hoành hàng, đục khoét nhân dân
-Kinh tế sa sút, đình đốn
-Hạn hán, lũ lụt, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra
-Đời sống nhân dân cực khổ khốn cùng
=> Khởi nghĩa nông dân
8. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút 1875?
-Giữa năm 1784 quân Xiêm chia làm 2 đường thuỷ – bô kéo vào nước ta
-Cuối năm 1784 chúng chiếm Gia Định ra sức cướp phá, giết người
-1.1785 Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định lấy Mĩ Tho làm đại bản doanh và chọn khúc sông Tiền từ Rạch
Gầm – Xoài Mút làm trận quyết chiến
-Mờ sáng 19.01.1785 Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa phục kích. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm –
Xoài Mút và cù lao Thới Sơn xông thẳng vào đội hình địch tận lực chiến đấu
c.Kết quả
-Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết số sống sót chạy về nước
d.Ý nghĩa
-Là trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta
-Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm
9. Trình bày diễn biến chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa 1879?
-Đêm 30 tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu
-Đêm 3 tết ta bí mật bao vây đồn Hà Hồi quân địch hoảng hốt hạ vũ khí ra hàng
2
-Mờ sáng 5 tết ta hạ đồn Ngọc Hồi, số sống sót chạy vè Đầm Mực bị phục binh của ta đổ ra tiêu diệt
-Khi Quang Trung đang đánh Ngọc Hồi, đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa -> Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử
-Nghe tin thất bại Tôn Sĩ Nghị khiếp vía trốn chạy về nước
-Trưa mùng 5 tết Quang trung cùng đoàn quân thắng trận kéo vào Thăng Long trong tiếng hò reo của nhân dân
10. Nguyên nnhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
a.Nguyên nhân thắng lợi
-Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân
-Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
b.Ý nghĩa
-Lật đổ chính quyền phong kiến phản động Nguyễn – Trịnh – Lê
-Xoá bỏ sự chia cắt, tạo điều kiện thống nhất đất nước
-Đập tan các cuộc xâm lược Xiêm – Thanh giữ vững nền độc lập
11. Quang Trung đã làm gì để khôi phục kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc và quốc phòng ngoại giao?
a.Kinh tế
-Nông nghiệp: Ban hành chiếu khuyến nông, chế độ quân điền
-Công thương nghiệp:Giảm thuế, yêu cầu nhà Thanh mở cửa thông thương, thủ công nghiệp được phục hồi
dần
b.Văn hoá – Giáo dục: Ban chiếu lập học, đề cao chữ Nôm, lập viện sùng chính
* Quốc phòng: Thi hành chế độ quân dịch, xây dựng quân đội mạnh với nhiều loại binh chủng
* Ngoại giao:
-Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất
-Đối với Nguyễn Ánh: Quyết định mở cuộc tiến công lớn vào Gia Định
=> Thể hiện ý chí giữ nền độc lập
-16.09.1792 Quang Trung đột ngột qua đời. Nhiều dự định của ông không thực hiện được
12. Nhà Nguyễn đã làm gì để củng cố chính quyền phong kiến trung ương tập quyền?
*Chính trị: Củng cố bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền, vua trực tiếp điều hành mọi công việc của đất nước
từ TW -> địa phương
*Pháp luật: Năm 1815 ban hành bộ luật Gia Long (Hoàng triều luật lệ)
*Hành chính: Chia đất nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc
*Quốc phòng: Xây dựng quân đội nhiều binh chủng, các thành trì vững chắc ở tất cả các tỉnh, xây dựng hệ
thống trạm ngựa từ Nam Quan -> Cà Mau
*Ngoại giao:
-Đối ngoại: Thuần phục nhà Thanh mù quáng
-Đóng cửa không quan hệ với các nước phương Tây, khước từ mọi quan hệ với Pháp
-Đối nội: Xoá bỏ mọi cải cách của Tây Sơn, trả thù dã man con cháu Tây Sơn, đàn áp các phong trào nông
dân trong biển máu
3
13. Nêu một số nết phát triển văn học, nghệ thuật nước ta thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX?
* Văn học
-Văn học dân gian phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú
-Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao: tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du
=> Phản ánh cuộc sống xã hội, nguyện vọng của nhân dân
* Nghệ thuật:
-Nghệ thuật dân gian phát triển phong phú nhiều thể loại
-Sân khấu: Tuồng, chèo phổ biến khắp nơi
- Hội hoạ: Mang đậm tính dân tộc, phản ánh mọi sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân (dòng tranh Đông
Hồ)
- Kiến trúc, điêu khắc: Nhiều công trình đặc sắc và đạt trình độ cao
* Chú ý: lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật lịch sử theo bài học từ bài 19 - 28
4