Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh con người và huyền thoại
HỒ CHÍMINH ,CONNGƯỜIVÀHUYỀNTHOẠI.
Lời nói đầu
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã
đem đến cho dân tộc Việt Nam một vận mệnh mới, một vị trí mới,
Người là tấm gương cho mọi thế hệ trẻ của mọi thời đại .
Việc học tập và nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trách
nhiệm và cũng là một quyền lợi của mỗi một sinh viên. Thật may
mắn là kì này em cũng được học tập và nghiên cứu tư tưởng của
Người.
Tuy nhiên thời gian học tập còn ngắn, thời gian nghiên cứu
còn sơ sài nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi nhiều sai sót.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đông đã tận tình dạy dỗ và
giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Sinh viên
Lê viết Thư
Chương I : Huyền thoại và yếu tố “Thần” trong
thời kì phong kiến
1
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh con người và huyền thoại
Lịch sử phong kiến dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 năm phát
triển, trong đó bắt đầu từ thời An Dương Vương và kết thúc bằng
triều đại nhà Nguyễn. Trong quá trình phát triển lâu dài đó có rất
nhiều thời gian chúng ta bịách đô hộ của các triều đại phong kiến, va
cũng đã có rất nhiều vị anh hùng, rất nhiều vị lãnh tụ xuất hiện , điều
đó bắt nguồn từ truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.
Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của một số vị lãnh tụ ta thấy
cómột sốđặc điểm chung nhất như : các vị lãnh tụđều có xuất thân
mà theo như quan điểm nho học cũ là : “ chân mệnh thiên tử” , hoặc ‘
chân mện đế vương” , tức là họ sinh ra đã có số mệnh làm vua hoặc
làm lãnh tụ. Và trong cuộc đời hoạt động của họnhư : chống ngoại
xâm giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc , đã có một yếu
tố mà hầu hết đều được các vị lãnh tụ sử dụng , đó là yếu tốThần .
Và người đời sau luôn nhớ tới họ như những huyền thoại .
Sau đây ta sẽ xét một số huyền thoại phong kiến.
1. Đinh Bộ Lĩnh:
Đại Việt sử lược (1388): Đinh Tiên Vương tên húy là Bộ Lĩnh, người ở
động Hoa Lư. Lúc nhỏ mồ côi cha, vương cùng với mẹ và 5 bà lão vào ở
trong núi, bên cạnh ngôi đền thờ thần. Ngoài cửa có bụi sen núi.Dấu của loại
ốc sên bò trên lá sen thành chữ Thiên tử. Vương lúc nhỏ thường cùng bọn
chăn bò ở chốn sơn dã, được lũ trẻ tôn lên làm trưởng. Chúng lấy lễ quân thần
để theo giúp vương. Những lúc cùng nhau chơi giỡn thì bọn trẻ đâu tay làm
ghế ngồi để khiêng vương. Lại lấy cờ bông lau cho cầm đi trước dẫn đường.
Có kẻ tả hữu theo bên, biểu tượng nghi vệ của bậc Thiên tử. Lúc rảnh rỗi bọn
trẻ lại giục nhau đi nhặt củi để cung cấp cho vương như cách nạp thuế
vậy.Chiều về, bà mẹ của Vương thấy vậy vui mừng mới nấu thịt lợn cho ăn.
Các bậc già cả trong làng đều kháo nhau rằng: "Đứa trẻ này có cái khí lượng,
cái nghi dung phi thường ắt có thể giúp đời, đem lại yên lành cho dân. Bọn
chúng ta nếu không sớm theo về, ngày khác ắt hối lại thì đã muộn". Rồi thúc
giục con em đi theo Vương.
Tại làng Tế Áo, chú của Vương một mình chiếm giữ, chứ không chịu
theo về. Vương thôi thúc quân lính đến đánh, không thắng được.Thua chạy
đến vũng Đàm Gia, cầu gãy, Vương bị vây hãm giữa chỗ bùn lầy. Ông chú
muốn đâm Vương, thì bỗng thấy hai con rồng vàng che trên mình Vương.
Ông chú sợ hãi rút lui rồi đầu hàng. Lúc bấy giờ ở trong cõi không có chúa.
Vương nghe Trần Minh Công là người giỏi mà không con nối dòng mới sang
xin nương nhờ. Trần Minh Công nhìn qua một lượt biết Vương là người có
khí lượng lớn mới nuôi làm con mình. Trần Minh Công đem binh lính của
2
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh con người và huyền thoại
ngài giao hết cho Vương (Đinh Bộ Lĩnh) rồi sai đi đánh 12 sứ quân và đều
được dẹp yên.Năm Mậu Thìn (năm 968 - ND) Trần Minh Công chết. Dân
chúng ở kinh, phủ, lại, đa số đều theo về với Vương. Đến năm thứ nhất niên
hiệu Khai bảo (năm Mậu Thìn-968 - ND) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ,
Vương xưng hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi,
sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế.
2. Lê Hoàn:
Đại Việt sử lược (1388): Vua Tên húy là Hoàn, họ Lê, người ở Trường
Châu, cha tên Mịch, mẹ là người họ Đặng. Người mẹ lúc mới mang thai, nằm
mộng thấy mọc lên cây hoa sen, chốc lát thì hết trái, mới hái đem cho mọi
người cùng ăn, đến lúc thức dậy không biết cớ làm sao. Đến năm thứ nhất
niên hiệu Thiên Phúc (năm Bính Thân-936 - ND) tháng 7, ngày rằm thì sanh
ra vua. Người mẹ thấy nơi tay của ngài có màu sắc lạ thường mới nói với
người ta rằng: "Đức trẻ này lúc khôn lớn sợ tôi không kịp hưởng lộc của nó".
Hơn vài năm sau thì cha mẹ đều qua đời. Lúc bấy giờ có người ở Quảng Châu
là Lê Sát thấy đứa trẻ khác lạ mới nuôi làm con mình. Gặp phải mùa đông
lạnh, ngài (nhà vua - ND) mới nghiêng cái cối giã mà nằm. Lê Sát nhìn xem
thì thấy có rồng vàng che trên mình của ngài. Do đó mà càng thấy lạ lắm vậy.
Đến lúc lớn lên ngài theo giúp Nam Việt Vương Đinh Liễn. Tiên Vương
(Đinh Tiên Hoàng) khen ngài là người trí dũng nhiều lần thăng chức, ngài
được thăng đến chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ.
3. Lý Công Uẩn:
Đại Việt sử lược (1388): Vua Thái Tổ tên húy là Uẩn, họ Lý người ở
Cổ Pháp thuộc Bắc Giang. Mẹ là người họ Phạm, sanh ra ngài vào ngày 17
tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Thái Bình (đời Đinh Tiên Hoàng, tức là năm
Giáp Tuất-974 - ND). Lúc nhỏ, vua thông minh, tính khí khôi hoạt rộng rãi.
Tới học ở chùa Lục Tổ, thiền sư Vạn Hạnh thấy cho là khác lạ, nói: "Đây là
người phi thường, sau này đến lúc cường tráng tất có thể cứu đời, yên dân,
làm chúa thiên hạ".
Đến lúc lớn lên, vua, tánh khẳng khái, có chí lớn, không màng của cải, thích
xem hết kinh sử. Trong khoảng niên hiệu Ứng Thiên (994-1005 - ND) vua
theo giúp Lê Trung Tông. Lúc Trung Tông bị bọn Ngọa Triều (Lê Long
Đĩnh) giết, quần thần đều chạy trốn mất hết cả, chỉ có một mình vua (Lý Thái
Tổ- ND) ôm thây Trung Tông mà khóc. Ngọa Triều khen là người trung,
phong làm Tả thần vệ Điện tiền đỗ chỉ huy sứ.
Trong làng vua có cây bông gạo bị sét đánh, để dấu vết thành bài văn rằng:
Thụ Căn yểu yểu
3
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh con người và huyền thoại
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bác tử thành
Chấn cung xuất nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình
Tạm dịch:
Gốc rễ thăm thẳm
Vỏ cây xanh xanh
Lúa dao cây rụng
Mười tám con thành
Phương đông nhật mọc
Phương tây sao tàn
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình
Vạn Hạnh bèn nói với vua rằng: "Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết
nhà Lê đương mất mà nhà Nguyễn đương lên. Họ Nguyễn lại không có ai
khoan hòa, nhân hậu và trung thứ như ông, nên rất được lòng dân.Nay tuổi
của tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnh trị mà lấy làm giận".Vua
sợ lời nói tiết lộ ra nên bảo Vạn Hạnh vào ẩn ở Ba Sơn.
Trước kia ở chùa Ứng Thiên trong làng có con chó sanh ra một con chó con
trắng, trên lưng lại có lông đen làm thành chữ Thiên tử. Thế rồi đến năm Giáp
Tuất thì nhà vua được sanh ra.Năm Canh Tuất (năm 1010) tức là năm thứ 2,
tháng Giêng vua đổi niên hiệu là Thuận Thiên năm thứ nhất.
Lúc ban đầu vua thấy thành Hoa Lư chật hẹp, ẩm thấp, bèn dời đô đến thành
Đại La. Lúc khởi sự dời đô, thuyền đậu dưới thành thì có rồng vàng hiện ra
nơi thuyền của vua, nhân đó mà gọi là Thăng Long. Đổi Hoa Lư thành phủ
Trường An, sông Bắc Giang là sông Thiên Đức và Cổ Pháp là phủ Thiên
Đức.
4. Nhà Trần thay nhà Lý:
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (1697): Sử thần Ngô Sĩ Liên
nói: "Đến thời Huệ Tông, cái độc hại cho thiên hạ đã ăn sâu lắm, mà vua
không phải người giỏi giang cứng cáp, bề tôi giúp nước thì nhu nhược hèn
kém, muốn chữa cái độc đã sâu thì làm thế nào được. Huống chi vua lại bị
chứng hiểm, chữa không khỏi, lại không có con trai để nối nghiệp lớn, thế là
điểm nguy vong đã hiện ra rồi. Tục truyền rằng Lý [Thái] Tổ khi mới được
thiên hạ, xa giá về Cổ Pháp ngự chơi chùa ở hương Phù Đổng, có thần nhân
đề thơ ở cột chùa rằng: "Nhất bất công đức thủy, Tùy duyên hoa thế gian.
4
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh con người và huyền thoại
Quang quang trùng chiếu chúc.Một ảnh nhật đăng san". [Một bát nước công
đức [của Phật], theo duyên sinh hoá ở thế gian. Sáng rực hai lần đuốc rọi, mặt
trời gác núi là hết bóng].Sư chùa là Vạn Hạnh đem bài thơ ấy dâng lên. Lý
Thái Tổ xem xong rồi nói: "Việc của thần nhân thì không thể hiểu được".
Người đời truyền tụng, không ai biết thơ ấy nói thế nào.Đến khi nhà Lý mất,
mới cho bài thi ấy là nghiệm.Vì từ đời Huệ Tông trở lên đến Thái Tổ là tám
đời mà Huệ Tông tên là Sảm, tức là mặt trời gác núi, hết bóng.Thế thì nhà Lý
được nước là tự trời, mất nước cũng là tự trời vậy.
Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ (1775): Xưa vua Lý Thái Tổ mới lên
ngôi, có đến chơi chùa Phù Đổng, thấy có bài thơ của vị thần đề ở cột chùa
rằng: "Nhất bát công đức thủy, tùy duyên hóa thế gian, quang quang trùng
chúc chiếu, một ảnh nhật đăng san" người đời bấy giờ không hiểu nghĩa làm
sao, đến khi truyền được 8 đời vua, đến vua Huệ Tôn tên là Kiểu (hay Cảo)
thì là chữ nhật ở trên chữ san, mà lặn bóng; thì câu thơ ấy quả nhiên ứng
nghiệm. Như thế nhà Lý hưng và vong đều tại trời cả. Lại địa quyết làng Cổ
Pháp có câu: "Tộ truyền bát diệp, diệp lạc âm sinh" (Truyền ngôi được 8 đời,
tức là 8 lá rụng xuống rồi âm khí sinh ra, ý nói nhà Lý có 8 vua, khi mất ngôi
vì có vua đàn bà) thì hưng và vong cũng có mạch đất nữa.
5. Nhà Hồ tiếm ngôi họ Trần:
Theo Khâm định Việt sử: Ông tổ nhà Quý Ly là Hồ Hưng Dật, người
tỉnh Chiết Giang, về đời Ngũ Quý (907-959), sang bên ta, lập ấp ở tại làng
(hương) Bào Đột thuộc Diễn Châu. Về sau, Hồ Liêm di cư sang Thanh Hóa,
làm con nuôi Lê Huấn, do đấy, đổi theo họ Lê. Quý Ly là cháu bốn đời. Quý
Ly có hai người cô đều được Trần Minh Tông lấy vào hậu cung: Một người,
là bà Sinh Từ, sinh được nhà vua đây (Trần Nghệ Tông); một người, là bà
Đôn Từ, sinh được Duệ Tông. Cho nên nhà vua tin dùng Quý Ly, cho Quý Ly
do Chi hậu chánh chưởng thăng lên chức này; lại gả cho Quý Ly người em
gái mới góa là Huy Ninh công chúa.
Vào thời Hồ Quí Ly, Nho Giáo đang dần chiếm ưu thế trong tầng lớp
trí thức thành thị. Cũng theo Khâm Định Việt Sử: Tháng 12, năm Giáp Tuất
1394 Trần Nghệ Tông băng hà, Hồ Quý Ly dọn vương đạo cho mình bằng
cách đặt tên thụy cho Nghệ Tông là Quang Nghiêu anh triết hoàng đế. Chi tiết
này gợi lại cuộc bàn giao quyền lực êm thấm giữa hai vị tiên đế của Nho giáo:
Đường Nghiêu đã truyền ngôi cho rể hiền là Ngu Thuấn. Đến năm 1400 Hồ
Quý Ly truất phế vua Trần. Lên ngôi, Hồ Quý Ly đổi tên nước là Đại Ngu với
lí do ông chính là hậu duệ Ngu Thuấn. Trước đây con Ngu Yên (dòng dõi
Ngu Thuấn) là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương phong cho ở đất Trần là Hồ
Công nên dùng luôn chữ Hồ làm họ. Theo Hồ Quí Ly, tổ Hồ Hưng Dật của
ông ta là con cháu của Hồ Công.
5