Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thị trường và giá cả nông sản, thực phẩm - Những rào cản xuất, nhập ngành nông sản pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.9 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BÀI TẬP
THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ NÔNG SẢN – THỰC PHẨM
Đề tài: “ Những rào cản xuất, nhập ngành nông sản – thực phẩm liên
quan đến giá cả thị trường của hàng nông sản – thực phẩm đó”
Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN HUY CƯỜNG
Sinh viên thực hiện : TRẦN VĂN ĐÔNG
Lớp : KTNNA – K52
MSV : 520902
HÀ NỘI – 2010
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế xã hội bền vững đều phải
quan tâm đến cơ cấu kinh tế xã hội, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử
dụng nguồn tài nguyên, nhân lực. Trong quá trình phát triển, cải cách cơ cấu
kinh tế xã hội là nỗ lực của toàn xã hội, trong đó Chính phủ đóng vai trò trung
tâm. Trong xã hội, người ta vẫn ví von các doanh nghiệp nhà nước là con đẻ,
còn doanh nghiệp tư nhân như con nuôi. Éo le thay, mặc dù con đẻ luôn được
nuông chiều, chăm bẵm, ưu ái nhưng lại chậm lớn, ỷ lại, trong khi con nuôi
thiệt thòi đủ điều lại biết vượt khó, ngày càng vươn lên, thành đạt.
Nước ta là một nước nông nghiệp do đó mà số doanh nghiệp nhà nước
chiếm một con số đáng kể trong việc kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, cũng
có không ít doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mặt hàng nông nông nghiệp mà
cụ thể là nông sản – thực phẩm những thứ thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày
chúng ta.
Tuy nhiên việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường nông sản – thực
phẩm nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung còn nhiều rào cản hạn
chế, ảnh hưởng của việc xuất nhập ngành tới mức giá nông sản – thực
phẩm. Do vậy chúng ta tiến hành nghiên cứu đề tài “ Những rào cản
xuất, nhập ngành nông sản – thực phẩm liên quan đến giá cả thị trường
của hàng nông sản – thực phẩm đó”.


2
II. NỘI DUNG
2.1 Một số lý luận
2.1.1 Rào cản là gì?
Rào cản là bất kì biện pháp hay hành động nào gây cản trở công việc
cần làm.
2.1.2 Rào cản xuất, nhập ngành là gì?
Là các bất kỳ các biện pháp hay hành động nào gây cản trở cho việc gia
nhập or rút lui khỏi thị trường ngành nào đó.
2.2 Rào cản nhập ngành
Để gia nhập vào kinh doanh ngành nông sản – thực phẩm bạn phải có
đầy đủ các điều kiện quan trọng để nhập ngành như có đất đai hoặc vùng quy
mô sản xuất nông sản tập trung với số lượng lớn, và như vậy chúng ta cần có
một nguồn vốn lớn để đầu tư ban đầu. mặt khác việc sản xuất nông nghiệp lại
theo thời vụ và hàng hóa mang tỷ khối lớn cần có một mặt bằng kinh doanh
đủ rộng. có thể thấy gia nhập ngành nông sản thực phẩm có 4 rào cản chính
sau:
2.2.1 Tính hữu hạn của tài nguyên
Tài nguyên ở đây là đất đai, nguồn nước, khí hậu…. khó khăn lớn đối
với nông nghiệp nước ta là: cách sản xuất manh mún trên từng thửa ruộng,
mảnh vườn nhỏ của nông dân ta không thể nào đáp ứng những đơn đặt hàng
mỗi lần hàng ngàn tấn sản phẩm của các công ty nước ngoài. Nhà nước cần
sửa đổi chính sách nông nghiệp sao cho nông dân có thể tự nguyện hợp nhau
thành những HTX nông nghiệp đa năng, những trang trại rộng lớn sẵn sàng
tham gia xuất khẩu. Các giống cây con mới sẽ được nhập vào nước ta bán rất
3
đắt, nhưng nông dân không thể tùy tiện nhân giống ra vì các công ty nước
ngoài giữ quyền tác giả. Do đó, rất có thể các nông dân nghèo không có cơ
hội để sử dụng những tiến bộ khoa học này. Trong khi đó, hàng hóa nông
nghiệp VN thường không có nhãn hiệu có uy tín quốc tế nên bán không được

giá.
Cụ thể: Theo kết quả khảo sát của Viện Quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp ngày 21.5 (Bộ NN&PTNT), đồng bằng sông Hồng hiện đang là khu
vực có mức độ manh mún nhất trong việc chia ô, thửa ruộng.
Kết quả khảo sát cho thấy, khu vực này hiện có đến 26.353.080 thửa
ruộng được chia cho 2.815.934 hộ nông dân và trung bình, mỗi hộ có gần 9,4
thửa ruộng khác nhau. Song sau đến 8 năm thực hiện chủ trương dồn điền -
đổi thửa, tại khu vực đồng bằng sông Hồng hiện mới có 2 tỉnh Hà Nam và
Bắc Ninh cơ bản khắc phục tình trạng manh mún đất đai. Theo đánh giá của
Bộ NN&PTNT, khó khăn lớn nhất khiến tốc độ dồn điền - đổi thửa tại các địa
phương chậm trễ như hiện nay là do thiếu kinh phí đo đạc. Ước tính để hoàn
thành việc đo đạc, dồn điền - đổi thửa cho mỗi ha đất lên tới 4-11 triệu đồng
và nhiều địa phương buộc phải bán một phần đất công ích lấy kinh phí. Để
hoàn thành dồn điền đổi thửa tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Viện Quy
hoạch và thiết kế nông nghiệp ước tính cần khoảng hơn 100 tỉ đồng. Trong
khi đó đồn điền - đổi thửa không chỉ giúp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
thuận lợi mà còn giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân.
Việc hạn chế tài nguyên thiên nhiên sẽ làm cho việc sản xuất kinh
doanh gặp nhiều trở ngại nhất là đối với ngành nông sản – thực phẩm. khi có
được nguồn tài nguyên lớn việc sản xuất sẽ được dễ dàng hơn và kéo theo đó
mức giá của hàng hóa sẽ giảm hơn.
VD như việc tích tụ đất đai, nếu như đất đai không manh mún, các hộ
nông dân làm ăn lớn có đủ đất để sản xuất nhỏ sẽ tạo nên một vùng chuyên
4
canh sản xuất hiệu quả và do đó giá cả nông sản sẽ thấp hơn + việc nhập
ngành kinh doanh sẽ có quy mô, dễ dàng hơn.
2.2.2 Vốn đầu tư ban đầu lớn
Trong kinh doanh vốn là công cụ cần thiết hàng đầu để doanh nghiệp
thực hiện ý định kinh doanh của mình. rất nhiều người đã không thể tham gia
kinh doanh vì không đủ vốn, DN nông nghiệp kinh doanh nông sản – thực

phẩm cũng không phải là ngoại lệ việc có vốn lớn rất có lợi cho kinh doanh.
Mặt khác, kinh doanh nông sản là thu mua của bà con nông dân nên thường
phải thanh toán tiền luôn cho họ; đôi khi còn phải ứng trước cho bà con. Khi
gia nhập ngành cần mua máy móc, thiết bị, vận tải… việc có vốn lớn sẽ dám
mua nhiều hơn và sẵn sàng mạo hiểm hơn để chi trả mức giá trên thị trường
Vốn là một trong những rào cản lớn đối với DN: như việc DN không
thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cụ thể,
Cùng với việc cam kết giảm lãi suất, các NH thương mại cũng khẳng
định đặc biệt ưu tiên cho vay vốn đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên trên thực tế, kể cả DN nằm trong danh mục ưu tiên hiện vẫn rất
khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn này.
Là đơn vị chuyên về xuất khẩu mặt hàng nông sản cà phê, nhưng Tập
đoàn Thái Hoà vẫn đang phải đi vay ngân hàng với lãi suất 14%, thậm chí
15%/năm. Ông chủ doanh nghiệp này phân trần, dù đơn vị nằm trong diện ưu
tiên: Xuất khẩu và hàng nông sản, dù các ngân hàng đã tuyên bố hạ lãi suất,
nhưng tất cả vẫn chỉ là những lời hứa mà thôi.
Thậm chí, dù đã kí kết với nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng để tận
dụng được ưu tiên, ưu ái trong sắp xếp nguồn vốn, nhưng trong số hạn mức
trên 260 tỷ đồng, công ty PVC Hà Nội vẫn chưa thể nào tiếp cận được với
mức lãi suất 12%/năm.
5
( />99448959/dn_khong_the_tiep_can_nguon_von_uu_dai.html)
Và do vậy khi vốn ít DN sẽ khó gia nhập ngành hơn khi trong điều kiện
các đàn anh đi trước đã chiếm lĩnh hết thị phần thị trường, sẵn sàng thay đổi
mức giá mua gạt bỏ đàn em mới gia nhập ra khỏi thị trường để chiếm lĩnh thị
trường.
Việc có một nguồn vốn lớn sẽ tạo một điều kiện rất thuận lợi cho doanh
nghiệp kinh doanh nông sản – thực phẩm bởi khi có vốn lớn quy mô sản xuất
của DN sẽ lớn hơn khả năng chuyên môn hóa cao => giá giảm hơn so với các
doanh nghiệp cùng loại quy mô nhỏ hơn.

2.2.3 Thiếu mặt bằng kinh doanh
kinh doanh nông sản thực phẩm đòi hỏi phải có mặt bằng rộng để chứa
nông sản vì nông sản đặc thù là khối lượng vật chất lớn. mặt khác, việc mua
đất, thuê mặt bằng do quy chế của chính phủ vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Mặt
bằng có ảnh hưởng lớn tới giá của nông sản bởi như chúng ta đã biết vị trí có
ưu thế chiến lược giúp giá bán cao or thấp trên thị trường. giá bán tại thành
phố cao hơn hẳn so với ở nông thôn. Khi giá của mặt bằng kinh doanh cao
như vậy là nó được tính vào chi phí làm tăng chi phí do đó sẽ làm cho giá
thành sản phẩm tăng cao.
Mặt bằng có tầm quan trọng đặc biệt. DN muốn có mặt bằng sản xuất
thường có 3 phương án lựa chọn: thuê của Nhà nước; thuê của các tổ chức, cá
nhân khác; dùng ngay chính đất đang ở để tổ chức sản xuất. Nhưng chính
sách đất đai đang làm khó cho các DNVVN. Rất nhiều DN cần mặt bằng sản
xuất nhưng lại không có “một miếng đất cắm dùi”. Hiện, các DNVVN mới
thoát khỏi khủng hoảng nên còn rất yếu. Nếu đi thuê đất của Nhà nước ở
6
những nơi được gọi là ưu đãi thì lại mất rất nhiều thời gian, hơn nữa các khu
vực đất mà Nhà nước cho thuê không nhiều.
DNVVN thường có quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp, có khi chỉ
trong phạm vi vài xã chứ chưa đến một huyện nên kênh lập dự án để thuê đất
của Nhà nước cũng không đủ điều kiện để đáp ứng.
Ngoài ra mặt bằng còn tạo ra lợi thế đối với doanh nghiệp; có thể thấy
rõ lợi thế trong kinh doanh như sau tại các thị trường khác nhau.
Giá cà phê
Thị trường Giá VND/tấn
London (11/10) 1,766 34,625,962.00
FOB (HCM) 1,685 33,037,795.00
ĐakLak 31,000 31,000,000.00
Lâm Đồng 31,000 31,000,000.00
Gia Lai 30,900 30,900,000.00

ĐakNông 30,900 30,900,000.00
Tỷ giá USD/VND 19,607
Đơn vị tính: VND/kg | Giá FOB: USD ($)/tấn
/>2.2.4 Chính sách của nhà nước
7
Việt nam mới bước đầu gia nhập vào nền kinh tế thị trường năng động
và nhiều cạnh tranh nên cơ chế chính sách vẫn còn nhiều lỗ hổng., đây cũng
là một trong những rào cản gây khó khăn cho DN khi tham gia thị trường và
kinh doanh. Những khuyết tật trong thị trường không hoàn hảo làm cho các
doanh nghiệp mới gia nhập gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng tới mức giá của
hàng hóa mà họ sản xuất, tiêu dùng.
Các quy chế trong việc mua nguyên liệu chưa được quy định chặt chẽ,
còn có sự tranh chấp trong thu mua. Làm tăng giá nguyên liệu đầu vào =>
tăng giá sản phẩm đầu ra
Về vốn và chính sách vay. Do tình hình tài chính chung của nước ta
đang khó khăn nên các ngân hàng thương mại đã hạn chế các món vay trung
và dài hạn mà quan tâm nhiều đến món vay ngắn hạn với luận điểm là quay
vòng vốn nhanh hơn và tích lũy được cho xã hội. Trong khi đó, đa phần các
DNVVN không thể vay ngắn hạn được. Rõ ràng điều đó đang làm DNVVN
vốn đã yếu càng thêm khó.
Tính minh bạch của các chính sách chưa cao.
VD: tình trạng Tranh mua nguyên liệu mía: "Cuộc chiến" chưa kết
thúc!
KTNT - Nhiều năm qua, tình trạng thiếu mía
nguyên liệu khi vào vụ ép đã dẫn đến “cuộc chiến”
nảy lửa giữa các nhà máy đường (NMĐ) khu vực
miền Trung - Tây Nguyên. Niên vụ ép 2010-2011
với những căng thẳng do thiếu nguyên liệu tiếp
tục báo trước cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt.
Thu mua mía ở

Đồng Xuân (Phú Yên).
8
Cầu vượt cung
Với diện tích 15.000ha mía, tỉnh Gia Lai được xem là vùng nguyên liệu
mía trọng điểm của khu vực miền Trung -Tây Nguyên. Năm nào mưa thuận
gió hòa, không bị nắng hạn, năng suất mía đạt 55 tấn/ha, tổng sản lượng toàn
vùng 825.000 tấn/vụ. Trong khi đó, vây quanh vùng nguyên liệu này là một
loạt NMĐ lúc nào cũng “đói” mía.
NMĐ An Khê có công suất 5.000 tấn/ngày, mỗi vụ ép cần 750.000 tấn
mía cây nên không năm nào đủ nguyên liệu cho sản xuất, mới tháng 3 đã phải
treo máy. NMĐ Bình Định có công suất 3.500 tấn/ngày, nhu cầu nguyên liệu
cho mỗi vụ là 525.000 tấn, trong khi đó vùng nguyên liệu tại Bình Định của
nhà máy này chỉ có 2.500ha, sản lượng 125.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, vùng
nguyên liệu hơn 3.000ha mà Công ty cổ phần Đường Bình Định được UBND
tỉnh Gia Lai quy hoạch tại An Khê thường xuyên bị các NMĐ lân cận tranh
mua nên Công ty này luôn lâm vào cảnh đói nguyên liệu trầm trọng.
Cách đó không xa, NMĐ Ayun Pa (thuộc Công ty cổ phần Mía đường -
Nhiệt điện Gia Lai) khi nâng công suất lên 3.000 tấn/ngày, nhu cầu nguyên
liệu cho mỗi vụ tăng đến 450.000 tấn thì năm nào cũng phải chạy đôn chạy
đáo mà vẫn không đủ nguyên liệu. Cách TP. Pleiku (Gia Lai) 40km là NMĐ
Kon Tum, dù công suất chỉ 1.500 tấn mía/ngày nhưng tình trạng nguyên liệu
phục vụ sản xuất cũng chẳng sáng sủa hơn.
Bước vào niên vụ ép 2010-2011, khi Công ty cổ phần Đường Quảng
Ngãi quyết định sáp nhập NMĐ Quảng Phú vào NMĐ An Khê, nâng công
suất ép của NMĐ An Khê từ 5.000 tấn lên 7.000 tấn/ngày thì áp lực nguyên
liệu tại vùng mía Gia Lai thật sự bị khủng hoảng. Một cán bộ phụ trách
nguyên liệu của các NMĐ trong khu vực nhận định: “Vào mỗi vụ ép, các
9
NMĐ An Khê, Ayun Pa, Kon Tum, Bình Định đều phải xâu xé từ vùng
nguyên liệu mía Gia Lai khoảng 15.000 tấn mía/ngày. Mỗi niên vụ sản xuất là

150 ngày, như vậy mỗi vụ ép, vùng mía Gia Lai phải gồng mình cung ứng
gần 2,3 triệu tấn mía cây cho những cơn đói mía nguyên liệu của các NMĐ”.
( />thitruong/2010/9/25167.html)
2.3 Rào cản xuất ngành
2.3.1 Khó tìm được cơ hội kinh doanh ở ngành khác
Đối với nông nghiệp, có thể thấy một điều hiện nay giá hầu hết các
nông sản VN đều đắt hơn hàng nước ngoài mà chất lượng lại không bảo đảm.
Giá thành sản xuất hàng của ta thường cao hơn của người do tốn nhiều chi
phí, trả nhiều lệ phí, trả nhiều công gián tiếp. Thí dụ trường hợp mặt hàng
nông sản cơ bản của ta là lúa gạo. Thái Lan trồng lúa mùa địa phương, tuy
năng suất chỉ đạt dưới 2,5 tấn/ha nhưng chất lượng tuyệt vời, tận dụng điều
kiện thiên nhiên nên không tốn tiền bơm nước, ít tốn phân bón, thuốc trừ sâu
bệnh, diệt cỏ. Trái lại, nông dân VN trồng lúa cao sản ngắn ngày năng suất 4-
6 tấn/ha nhưng phải tốn tiền bơm nước ra để sạ cấy, bón nhiều phân, bơm
nước vào giữ nước ruộng, phun thuốc trừ sâu bệnh, làm cỏ, phòng trừ chuột.
Các loại nông sản khác cũng tốn kém tương tự. Cho đến bây giờ Nhà nước
vẫn chưa đầu tư nhiều vào nghiên cứu các biện pháp làm giảm giá thành sản
xuất nông sản.
Kinh doanh nông sản – thực phẩm không những khó tìm được cơ hội
bán sản phẩm ra thị trường quốc tế mà nó còn có những khó khăn trong việc
từ bỏ kinh doanh sang ngành khác. Bởi: Ngành nông sản – thực phẩm có
những đặc thù riêng và rất khó chuyển đổi kinh doanh. Khi chuyển đổi tức là
doanh nghiệp từ bỏ kinh doanh mặt hàng nông sản. do đó, mà để lại một lỗ
trống trong thị trường + lượng cung hàng hóa giảm => sẽ có thể đẩy giá nông
10
sản tăng lên cao. Nhiều khi đối với doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn khi
rút lui khỏi thị trường còn tạo nên tình trạng độc quyền tạo ra sự tăng giá….
2.3.2 Giá trị thu hồi tài sản thấp
trong kinh doanh nông sản – thực phẩm giá trị thu hồi bao gồm tài sản
cố định là các máy móc thiết bị chế biến, máy bảo quản… và tài sản lưu động

bao gồm các hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp…
việc thu hổi tài sản thấp có thể là do việc bán tài sản lưu động với giá
thấp bởi khi doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh nông sản thực phẩm rút ra
khỏi thị trường sản phẩm hàng hóa thường bị ép giá bán với mức giá rẻ mạc
or thanh lý giá rẻ => ảnh hưởng tới mức giá của nông sản trên thị trường.
2.3.3 Quy chế của nông nghiệp
Thứ tư, thời gian chi phí không chính thức cũng là một thách thức. Rất
nhiều DN đã than phiền rằng họ mất quá nhiều thời gian trong khâu làm thủ
tục, giấy tờ.
Hầu hết các doanh nghiệp nông sản – thực phẩm, trong đó doanh
nghiệp của nhà nước chiếm một bộ phận lớn nhiều lúc muốn chết cũng không
được; theo tiến sỹ Phạm Viết Muôn nói về công ty dệt (Họ chết vì không chịu
đổi mới công nghệ, sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Bài học từ doanh nghiệp này để lại quá lớn, đó là yếu kém trong quản lý nhà
nước ngay từ công tác nhân sự. Ngành dệt may có đặc thù riêng, nhưng giám
đốc nhà máy lại được bổ nhiệm từ các sở nên không thể hiểu được những rắc
rối, khó khăn trong nghề. Đội ngũ công nhân cũng rất kém cỏi, vừa rồi có một
liên doanh về tuyển trong cả nghìn công nhân mà không chọn được ai). Sự
quản lý của nhà nước vì nhiều nguyên nhân như là đơn vị anh hùng, cán bộ là
từ sở xuống + nhà nước muốn duy trì lực lượng doanh nghiệp làm chủ đạo
11
cho nền kinh tế nên nhiều lúc vẫn tạo ra những ràng buộc rào cản trong việc
thoát khỏi ngành nói chung và ngành nông sản – thực phẩm nói chung!
2.3.3 Nghĩa vụ pháp lý + đạo đức dn đối với khách hàng và người lao
động
Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loài người,
bắt
nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức
liên quan tới những cam kết về luân lý, trách nhiệm và công bằng xã hội. Đạo
đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc

luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực
(của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định. Thực trạng đạo đức kinh
doanh ở Việt Nam Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam. Các
vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp…
mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và tham gia
vào quá trình quốc tế hóa và tòan cầu hóa vào năm 1991. Tuy nhiên, kể từ khi
Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như:
quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán…
và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội.
Với ngành nông sản – thực phẩm với người tiêu dùng phục vụ chủ yếu là
nhân dân, lao động làm công là người dân nên việc coi trọng đạo đức kinh
doanh của doanh nghiệp đối với khách hàng và chính nhân viên của mình là
phù hợp với thuần phong mỹ tục của nước ta.
Việc coi trọng đạo đức kinh doanh ở đây bao gồm việc doanh nghiệp mặc dù
làm ăn hòa vốn or thua lỗ cung không sa thải nhân viên để dần rút ra khỏi thị
trường, việc đạo đức kinh doanh đối với khách hàng đó là chăm lo cho sản
phẩm tốt. khi rút ra khỏi thị trường vẫn chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với số
12
hàng hóa của mình. Rào cản này vừa là tự nguyện vừa là bắt buộc theo quy
định của nhà nước ta.
III. KẾT LUẬN
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội cho
Việt Nam. Đó là chưa kể, tuy đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu
nông sản, nhất là gạo, thủy sản, cà phê vẫn đóng vai trò đáng kể trong tổng
kim ngạch xuất khẩu mà Việt Nam đạt được từ đầu năm 2009 đến nay. Nông
nghiệp là hậu phương vững chắc giúp nền kinh tế sớm ra khỏi ảnh hưởng tiêu
cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vì nông nghiệp đóng vị trí quan trọng
như vậy, trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, Việt Nam cần nhìn nhận đúng
vai trò của lĩnh vực này. Khi xây dựng được chiến lược phát triển nông
nghiệp hợp lý đặt trong cơ cấu ngành tổng thể của nền kinh tế, thì sẽ tận dụng

có hiệu quả thế mạnh của nông nghiệp. Qua đó góp phần giúp lĩnh vực này
đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông sản – thực phẩm có tầm quan
trọng đối với GNP quốc gia và tốc độ tăng trưởng, các doanh nghiệp nông
nghiệp có vai trò lớn trong nền kinh tế do vậy chúng ta cần có các biện pháp
kích thích sự phát triển của bộ phận doanh nghiệp này.
Các rào cản đối với các doanh nghiệp nông sản – thực phẩm cần được
hạn chế vả cải tổ cho phù hợp với hoàn cảnh mới tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp dễ dàng tham gia và rút khỏi thị trường khi có nhu cầu. Tránh tình
trạng tạo nên sự thay đổi giá đột ngột lũng đoạn thị trường gây mất ổn định
kinh tế - chính trị - xã hội.
13
MỤC LỤC
Vốn là một trong những rào cản lớn đối với DN: như việc DN không thể tiếp cận nguồn
vốn ưu đãi cụ thể, 5
CHÉM GIÓ.COM
X-:D-X
14

×