Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kinh tế vĩ mô - Cầu, cung và co giãn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.21 KB, 16 trang )

Topic 2: Cầu, cung và co giãn
1. (a) Giả sử đường cầu và đường cung của hàng hoá X cho như sau:
Q
D
= 200 – 5P
Q
S
= -25 + 4P
( đơn vị tính của giá P: USD)
(i) Vẽ đường cầu và đường cung.
(ii) Thuật ngữ “ceteris paribus” có nghĩa là gì trong đường cung ở trên?
(iii) Tính giá cân bằng của X, số lượng cầu cung tại điểm cân bằng, tổng tiêu dùng
của người mua và tổng thu nhập của người bán.
(b) Cho phương trình đường cung:
Q
S
= -7 + 4P
(i) Tính giá và sản lượng cân bằng mới.
(ii) Sự sụt giá có làm dịch chuyển đường cung, đường cầu và tăng tiêu dùng sản
phẩm X?
2. Giả sử đường cầu và đường cung của hàng hoá Y được cho như sau:
Q
D
= 600 – 7.5P
Q
S
= -100 + 4P
(giá P: USD, sản lượng Q: 1000 Kg)
(a) Vẽ đường cung, đường cầu của Y.
(b) Tính giá cả và sản lượng cân bằng.
(c) Nếu giá của hàng hoá thay thế Y tăng lên, nêu những ảnh hưởng đến đường


cung và đường cầu ở trên. Do đó ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng cân bằng
như thế nào?
(d) Với giả định tương tự câu (c), giá của lao động được sử dụng để sản xuất hàng
hoá Y tăng lên, nêu những ảnh hưởng đến đường cung và đường cầu ở trên.
Do đó ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng cân bằng lúc này như thế nào?
3. Giả sử đường cầu và đường cung của hàng hoá Y được cho như sau:
Q
D
= 600 – 7.5P
Q
S
= -100 + 4P
(giá P: USD, sản lượng Q: 100 Lít)
(a) Vẽ đường cung, đường cầu của Y.
(b) Cho biết giá và sản lượng cân bằng?
(c) Giải thích ý nghĩa của thặng dư tiêu dùng và tính giá trị của nó tại mức giá cân
bằng.
(d) Giải thích thặng dư sản xuất và tính giá trị của nó tại mức giá cân bằng.
4. Giả định số lượng cung, cầu ở Victoria tại các mức giá được cho như sau:
Giá xe đạp (USD) Số lượng cầu trong năm Số lượng cung
120 24000 9000
160 20000 16000
200 17000 21000
240 15000 24000
(a) Vẽ đường cung, đường cầu. Từ đó xác định giá cả và sản lượng cân bằng.
(b) Tính hệ số co giãn vòng cung của cầu giữa 2 mức giá 160$ và 200$ và và giải
thích. Cầu xe đạp co giãn hay ko co giãn theo mức giá trên?
(c) Tính hệ số co giãn vòng cung của cung với 2 mức giá như trên câu (b) và giải
thích.
1

5. Giải thích rõ tại sao không cần phải ước lượng độ lớn co giãn về giá của cầu mà
đơn giản chỉ cần xem độ dốc của đường cầu.
6. Một cửa hàng cho thuê phim truyện đang cho thuê với giá 4$/DVD, trung bình
mỗi tuần cho thuê 1800 DVD. Để đối phó với việc tăng chi phí, cửa hàng đã tăng giá thuê
là 5$/DVD, kết quả cho thấy số lượng DVD được thuê đã giảm xuống còn 1250.
(a) Tính và giải thích hệ số co giãn vòng cung về giá của cầu của những DVD ở cửa
hàng.
(b) Giải thích tại sao doanh thu của cửa hàng giảm xuống mặc dù tăng giá thuê DVD.
7. “Đường cầu luôn có độ dốc âm”. Thảo luận.
8. Hãy nhận định mức cầu đối với các sản phẩm dưới đây là tương đối co giãn hay
không co giãn. Ở mỗi trường hợp hãy nêu ra các nhân tố có khả năng quan trọng quyết
định đến độ co giãn về giá của sản phẩm:
(a) Thuốc lá
(b) Một nhãn hiệu xà phòng nổi tiếng
9. Giải thích sự co giãn khác nhau của cầu giữa các sản phẩm sau đây:
(a) Gạo và mì
(b) Điện và bếp điện
(c) Túi giấy, túi nhôm, túi nhựa
10. Bookworm và easyread là hai nhà xuất bản tiểu thuyết lớn.
(a) Giả định rằng cầu tiểu thuyết của Bookworm thì co giãn.
(i) Giải thích ý nghĩa của từ gạch dưới.
(ii) Nêu ra 1 nhân tố quan trọng mà theo bạn nó quyết định đến độ lớn hệ số co giãn
về giá.
(iii)Sự giảm giá của Bookworm sẽ ảnh hưởng đến tổng doanh thu của họ như thế
nào?
(b) Khi giá tiểu thuyết của Easyread tăng từ 20$ lên 23$, số lượng bán ra của
Bookworm tăng từ 105000 lên 120000 tiểu thuyết. Tính hệ số co giãn vòng cung.
Tiểu thuyết của 2 nhà xuất bản này có thay thế cho nhau không? Giải thích.
(c) Hàng tuần lợi nhuận tăng trung bình từ 290$ lên 310$ có được là do số lượng bán
ra của Bookworm tăng từ 120000 lên 130000 tiểu thuyết. Tính và diễn giải độ

giãn của lợi tức thu được.
(d) Khi giá tạp chí phụ nữ tăng bình quân 6% thì cầu của tiểu thuyết tăng 2%/tháng.
Số liệu này cho thấy rằng tiểu thuyết và tạp chí phụ nữ thuộc về cùng 1 thị
trường? Giải thích.
BT 3: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CUNG CẦU
1. Giả sử đường cung và đường cầu của hàng hóa M được cho như sau:
Q
D
= 70 – 2P
Q
S
= -10 + 2P
(P: giá/kg, đơn vị tính: USD; Q: sản lượng, đơn vị tính: 1000 kg)
(a) Vẽ đường cầu và đường cung.
(b) Xác định mức giá và sản lượng cân bằng.
(c) Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng ở mức giá cân bằng.
(d) Giải thích tại sao chính phủ đưa ra mức giá trần?
2
(e) Giả sử mức giá trần được đưa ra là $15. Tính thặng dư sx và thặng dư
tiêu dùng sau khi mức giá trần được áp dụng.
(f) Ai có lợi khi áp dụng mức giá trần?
2. Giả sử đường cung và đường cầu của hàng hóa M được cho như sau:
Q
D
= 100 – 2P
Q
S
= -20 + 4P
(P: giá/kg, đơn vị tính: USD; Q: sản lượng, đơn vị tính: 100 kg)
(a) Vẽ đường cầu và đường cung.

(b) Xác định mức giá và sản lượng cân bằng.
(c) Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng ở mức giá cân bằng.
(d) Giải thích tại sao chính phủ đưa ra mức giá sàn?
(e) Giả sử mức giá sàn được đưa ra là $30. Tính thặng dư sx và thặng dư
tiêu dùng sau khi mức giá sàn được áp dụng.
(f) Ai có lợi khi áp dụng mức giá sàn?
3. Giải các câu hỏi ôn tập trong slide bài giảng.
4. Khi mức thuế được đưa ra để tính cho nhà sản xuất thì đường cung có xu
hướng dịch chuyển đi lên. Giải thích tại sao, với cùng một mức thuế như
vậy được tính cho người tiêu dùng thì đường cầu có xu hướng dịch chuyển
đi xuống.
5. Giả định chính phủ đang xem xét việc đánh thuế đối với những nhà sản
xuất bia. Quan điểm của công ty sx thì cho rằng việc này làm tăng thêm chi
phí sx của họ.
Những người tiêu dùng thì cho rằng công ty sx sẽ chuyển phần thuế đó vào
giá bán cao hơn trước.
(a) Cho biết cầu của bia không co dãn, quan điểm nào đúng?
(b) Gánh nặng thuế có khác nhau nếu chính phủ đánh thuế vào người TD và
người SX bia?
Giải thích câu trả lời và dùng đồ thị để phân tích.
BT 4: SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ
1. Câu hỏi ứng dụng 1, 2 trong bài giảng
2. Giải thích sự khác nhau giữa CP biểu hiện và CP ẩn, cho ví dụ.
3. “Lợi ích kinh tế không thể nào lớn hơn lợi ích kế toán”. Thảo luận nhận định trên và giải
thích cách tính toán 2 loại lợi ích trên.
4. Bill sở hữu và quản lý một cửa hàng máy vi tính. Số liệu tài chính trong năm đầu tiên
hoạt động kinh doanh:
$
190000 Tổng doanh thu
3

65000 Tiền lương Bill sẽ nhận được nếu làm việc ở DN khác
90000 Tiền vay ngân hàng
9000 Tiền lãi phải trả ngân hang
70000 Mua TSCĐ bằng tiền của chính anh ta
4200 Cổ tức nhận được nếu đầu tư $70000
14000 Khấu hao TSCĐ
30000 Lương cho nhân viên
67000 Vật tư mua về

Sử dụng số liệu liên quan tính lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế trong năm đầu hoạt
động kinh doanh. Nêu cách tính.
5. Dưới đây là bản tổng sản phẩm của DN khi lượng lao động được thuê gia tăng, tất cả các
nhân tố khác không đổi.
L TP
0 0
1 80
2 200
3 310
4 400
5 450
6 480
7 490
8 480
(a) Tính sản lượng biên (MP
L
) và sản lượng trung bình (AP
L
).
(b) Định nghĩa quy luật lợi tức giảm dần. Sản lượng biên được tính ở câu (a) … quy luật lợi
tức giảm dần?

(c) Vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa 3 đường: Tổng sản lượng (TP), sản lượng biên
(MP) và sản lượng trung bình (AP).
6. Cho các số liệu của một DN như sau:
Q TFC TVC
0 200 0
4
1 200 50
2 200 90
3 200 120
4 200 160
5 200 220
6 200 300
7 200 400
8 200 520
9 200 670
10 200 900

(a) Tại mỗi mức sản lượng được cho ở trên, tính:
• Tổng chi phí (TC)
• Định phí trung bình (AFC)
• Biến phí trung bình (AVC)
• Tổng chi phí trung bình (ATC)
• Chi phí biên (MC)
(b) Tại sao MC thì giống nhau khi tính toán từ Tổng chi phí hay Tổng chi phí biến đổi?
(c) Vẽ biểu đồ các đường AVC, ATC và MC.
(d) Giải thích cách để quyết định giá trị của AFC từ biểu đồ mà không cần vẽ đường
AFC.
(e) Giải thích tại sao đường MC cắt AVC và ATC tại điểm thấp nhất.
(f) Nếu TFC là $300 thì nó sẽ tác động đến AFC, AVC, ATC và MC như thế nào.
7. Khả năng sản xuất của một DN nhỏ chịu chi phí cố định là $100 và chi chí lao động là

$10/h.
Giờ lao động (L) Tổng sản lượng (Q)
1 8
2 24
3 39
4 50
5 56
6 59
7 61
8 62
5
(a) Ở mỗi mức sản lượng hãy tính:
• Sản lượng trung bình và sản lượng biên
• Tổng chi phí biến đổi và Tổng chi phí
• Chi phí biến đổi trung bình, tổng chi phí trung bình và chi phí biên.
(b) Giải thích mối quan hệ giữa:
• Sản lượng trung bình và chi phí biên trung bình
• Sản lượng biên và chi phí biên
(c) Trong các số liệu được cho ở trên, ở phạm vi sản lượng nào chúng ta phải kiểm soát thu
nhập giảm dần?
8. Khi DN mở rộng quy mô, gia tăng sản lượng sẽ có được lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Do
đó, sản lượng DN càng lớn thì chi phí trung bình trong dài hạn càng thấp. Thảo luận.
9. Chi phí trong dài hạn của một DN được cho như sau:
Sản lượng (Q) Tổng chi phí trong dài hạn
100 5000
700 29400
1300 46800
1900 60800
2500 75000
3100 93000

3700 122100
(a) Sử dụng số liệu về chi phí và sản lượng ở trên, tính chi phí trung bình dài hạn.
(b) Qua mức sản lượng nào DN sẽ đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô?
(c) Minimum efficient scale (MES)
10. Tại sao trong một số thị trường, cả DN lớn và nhở đều có thể tồn tại và đứng vững như
nhau. Thảo luận và tham khảo khái niệm MES
11. Thảo luận lợi thế kinh tế nhờ quy mô quan hệ với cấu trúc thị trường như thế nào.
BT 5: CẠNH TRANH HOÀN HẢO
1. Sử dụng các số liệu ở dưới, đại diện cho 1 DN trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, hãy hoàn chỉnh các câu sau đây:
(a) Nếu giá là $7, DN nên sản xuất đơn vị.
(b) Chi phí trung bình của sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là $
Tổng chi phí $
(c) Do đó DN sẽ đạt được tổng lợi nhuận là $
(d) Sau đó, giá giảm còn $3. Tương ứng DN sẽ sản xuất đơn vị.
(e) Chi phí trung bình của sản lượng này là $ , tổng doanh thu thấp hơn
tổng chi phí là $
6
(f) Chi phí biến đổi là $ , doanh thu của DN bù đắp chi phí biến đổi, còn
lại $ tương ứng với chi phí cố định.
(g) Nếu giá giảm còn $2, DN sản xuất đơn vị. Tại sao?
2. Một người trồng hoa quả quy mô nhỏ cung cấp cà chua cho các cửa hàng tại địa
phương. Chi phí cố định mà họ đối mặt là $100 và số liệu chi phí biến đổi được cho
như sau:
Sản lượng (Q) Tổng chi phí biến đổi (TVC)
50 100
60 110
70 130
80 160
90 200

100 250
110 310
120 380
(a) Với sản lượng và chi phí được đưa ra ở trên, tính chi phí biến đổi trung bình
(AVC) và chi phí biên (MC).
(b) Giả định người trồng hoa quả hoạt động trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo
và giá cả anh ta nhận được hiện tại là $6/kg. Quyết định mức sản lượng để tối
đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận ở mỗi mức sản lượng này là bao nhiêu?
(c) Nếu có thêm sự cạnh tranh mới, giá cà chua giảm xuống $3/kg, giải thích để
người trồng hoa quả có nên tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn và dài hạn hay
không?
3. Sử dụng hoạt động của DN cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn để vẽ biểu đồ, chỉ
ra và giải thích các mức giá với điểm hòa vốn và điểm đóng cửa. Giải thích phạm
vi sản lượng giới hạn vượt quá mức DN sản xuất để tạo lợi nhuận kinh tế đạt giá
trị dương và tối thiểu hóa tổn thất kinh tế.
4. DN cạnh tranh hoàn hảo có các số liệu chi phí như sau:
Q (đơn vị/ngày) Tổng chi phí (TC)
0 90
1 110
2 126
3 139
4 150
5 163
6 178
7 196
8 219
9 249
10 289
(a) Với sản lượng và chi phí được cho ở trên, tính chi phí trung bình (ATC), chi
phí biến đổi trung bình (AVC) và chi phí biên (MC).

(b) Tại mỗi mức giá chọn sản lượng tối đa hóa LN của DN (hay tối thiểu hóa tổn
thất) của ngày sx, trong ngắn hạn, tính mức lời lỗ hàng ngày.
7
(i) $13.20
(ii) $16.50
(iii) $39.00
(c) Vẽ đường cung ngắn hạn của DN, chỉ ra giá trị thích hợp về giá và sản lượng.
(d) Giả định chi phí của DN giống các DN khác trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo. Hãy chỉ ra và giải thích ngắn gọn mức giá nguy hiểm mà DN sẽ rời khỏi
thị trường trong dài hạn và mức giá mà DN sẽ gia nhập thị trường trong dài
hạn.
5. Một DN cạnh tranh hoàn hảo sản xuất X có số liệu chi phí hàng tháng như sau:
Q (đơn vị) MC ($)
1 40
2 37
3 32
4 28
5 30
6 32
7 35
8 40
9 46
10 56
(a) Mỗi mức giá hãy quyết định mức sản lượng tối ưu/tháng trong ngắn hạn. Chỉ
cách tính.
(i) $30.50
(ii) $32.40
(iii) $42.00
(b) Giả sử giá thị trường X là $49.00. Tính tổng chi phí cố định làm cho LN kinh
tế của DN = 0. Chỉ ra cách tính.

(c) Giả sử trong thị trường sp X cạnh tranh hoàn hảo có 400 DN, mỗi DN có cùng
số liệu vì chi phí hàng tháng như trên. Vẽ đường cung ngắn hạn của thị trường
này, cho biết mức giá và sản lượng tốt nhất theo giả định rằng số liệu về chi
phí không bị tác động khi tổng hợp sản lượng của các DN.
(d) Giả sử giá thị trường của X là $60 và tổng chi phí cố định của DN nói trên là
$140/tháng.
(i) DN sẽ phản ứng tình huống này trong dài hạn như thế nào? Giải thích dựa
vào cách tính toán.
(ii) Dựa vào đồ thị cho thấy các doanh nghiệp trong thị trường (vẽ phát họa -
không cần chính xác theo số liệu), giải thích thị trường sẽ điều chỉnh cân bằng dài
hạn như thế nào.
6. Cân bằng trong dài hạn, P = AC = MC. Sự tương đương của MC và AC có ý
nghĩa cho việc thay thế các nguồn lực như thế nào? Sự tương đương của P và MC có ý
nghĩa cho việc thay thế các nguồn lực như thế nào?
BT 6: ĐỘC QUYỀN
8
1. Thảo luận những rào cản chính khi gia nhập thị trường. Giải thích những rào cản
khuyến khích độc quyền như thế nào?
2. 1 DN có số liệu về Cầu sp để sản xuất như sau:
Giá ($) Sản lượng
55 0
50 1
45 2
40 3
35 4
30 5
25 6
20 7
Suy ra được doanh thu biên. Tại sao doanh thu biên giảm nhanh hơn giá cả?
3. Một thị trường độc quyền có Cầu và chi phí với số liệu được cho như sau. Giả sử

chi phí cố định là $300.
Giá P ($) Sản lượng (Q-đơn vị) TVC ($)
500 0
450 1 230
400 2 440
350 3 690
300 4 990
250 5 1410
200 6 1960
150 7 2710
100 8 3710
(a) Với số liệu ở trên, tính AVC, ATC và MC.
(b) Tính TR, MR
(c) Dựa vào số liệu ở trên, xác định mức sản lượng tối đa hóa LN trong ngắn hạn ( tối
thiểu hóa chi phí) và tổng LN hay tổn thất trong trường hợp này.
(d) Giả sử chính phủ áp giá trần tại mức giá đạt hiệu quả phân phối. Giá và mức sản
lượng là bao nhiêu?
(e) Nhà độc quyền có còn kinh doanh trong dài hạn nếu giá trần tiếp tục được áp
dụng không? Giải thích.
(f) Khái niệm hiệu quả sản xuất. Với mức sản lượng nào DN đạt hiệu quả sản xuất?
4. Tiger’s Mineral Springs, DN độc quyền, đối mặt với đường cầu nước khoán đóng
chai: Q
D
= 20 – 2P
(P: giá chai nước $; Q: số lượng 1000 chai)
Chi phí biên của Tiger’s là $4/chai, chi phí biên của DN cố định.
Giả sử chi phí cố định là $4000.
(a) Vẽ đường cầu, MR, AVC, MC của DN.
(b) Dựa vào đồ thị, xác định sản lượng tối đa hóa LN của Tiger’s, mức giá và lợi
nhuận hay tổn thất.

5. Một DN độc quyền có số liệu về Cầu và chi phí sản phẩm như sau:
P ($) Q (đơn vị) MC ($)
148 4 100
146 8 95
9
144 12 90
142 16 94
140 20 101
138 24 110
136 28 121
134 32 134
132 36 149
(a) Giá và sản lượng tối đa hóa LN trong ngắn hạn? Giải thích.
(b) Giả định tổng chi phí cố định của DN độc quyền này là $500/tháng. Lợi nhuận
hay tổn thất mỗi tháng của DN độc quyền tại mức sản lượng đã chọn ở câu (a).
(c) Giả định chính phủ áp mức giá trần cho DN này tại giá đạt hiệu quả phân phối.
Xác định giá và sản lượng, mức lợi nhuận (hoặc lỗ) của DN.
6. Dựa vào đồ thị, sự thiếu phân phối các nguồn lực là do độc quyền bị loại bỏ vì các
quy định về giá cả.
BT 7: CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ TẬP QUYỀN
1. Sự khác nhau giữa thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền.
2. Giải thích
3. Giải thích tại sao DN trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh
tranh độc quyền thì trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế = 0. Đối chiếu quá trình điều
chỉnh dài hạn của hai cấu trúc thị trường.
4. DN trong thị trường cạnh tranh độc quyền cung cấp lợi ích về sự đa dạng sản
phẩm. Thảo luận.
5. Quảng cáo đóng vai trò như thế nào trong thị trường cạnh tranh độc quyền và tập
quyền. Quảng cáo thì được nhìu mong đợi. Thảo luận.
6. Sự phụ thuộc lẫn nhau là một đặc điểm của cấu trúc thị trường tập quyền, ba cấu

trúc thị trường khác thì không có. Giải thích.
7. Giả sử Chill và Freeze là 2 DN duy nhất trong thị trường máy điều hòa không khí.
Mỗi DN đang xem xét chiến lược giá cả cho hàng hóa của họ là P = $700 hoặc
P = $1500. Ma trận kết quả 2 DN cho kết quả về lợi nhuận như sau ($m)
Freeze
P = $700 P = $1500
10
P = $700
30
35
27
41
P = $1500
35
29
38
39
(a) Mức giá mỗi DN chọn nếu học quyết định độc lập, theo chiến lược tối đa? Giải
thích bạn lựa chọn câu trả lời như thế nào.
(b) Ý nghĩa của sự liên kết trong từng giai đoạn? Động lực để các DN trong thị
trường tập quyền liên kết là gì? Giải thích.
(c) Dựa vào kết quả của Chill và Freeze được đưa ra ở trên và cách giải quyết ở câu
(a), cho biết lợi ích của DN khi liên kết. Giải thích.
(d) Thảo luận các nhân tố cản trở DN liên kết trong cấu trúc thị trường tập quyền và
giải thích cách DN phản ứng lại.
8. Giả sử Alpha và Delta là 2 DN nghiệp trong thị trường tàu cao tốc. Mỗi DN kế
hoạch đưa ra thị trường một kiểu mẫu. Họ đang xem xét hai lựa chọn: mẫu đạt
tiêu chuẩn ở giá P = $50 000 hoặc mẫu sang trọng, tiện nghi ở giá P = $80 000.
Ma trận 2 DN đưa ra kết quả như sau ($m):
Delta

Alpha
P = $50 000 P = $80 000
P = $50 000
35 40

45
30
P = $80 000
35
40

30
45
(a) Mức giá mà mỗi DN sẽ lựa chọn nếu học quyết định độc lập, theo chiến lược
tối đa hóa? Giải thích câu trả lời.
(b) Dựa vào ma trận của Alpha và Delta được cho ở trên và cách giải quyết ở câu
(a), DN có được lợi ích bằng cách liên kết không?
11
9. Trong một thị trường tập quyền:
(a) Tại sao các DN có thể chọn cách sáp nhập?
(b) Tại sao quy định về cạnh tranh của một nước (vd:) ngăn cản sự sáp nhập?
10. Tại sao các DN thích việc cạnh tranh phi giá hơn là cạnh tranh theo giá cả?
11. Cho đồ thị dưới, cả hai đường cầu liên quan đến 1 DN cụ thể trong cấu trúc thị
trường độc quyền. Một đường biểu hiện cho số lượng cầu sp tại mức giá mà đối
thủ không phản ứng lại với sự thay đổi giá của DN. Đường còn lại biểu hiện
đường cầu của DN được phát họa theo giả định nhà độc quyền đối thủ phản ứng
lại sự thay đổi giá của DN này.
(a) Xác định mỗi đường và chứng minh cách chọn đó.
(b) Theo giả định nào để 1 đường cầu gấp khúc được tạo ra từ đồ thị trên.
(c) Sử dụng đường cầu gấp khúc, giải thích giá cả và sản lượng tối đa hóa lợi

nhuận của DN có thể thay đổi ngay khi DN tăng chi phí.
BT 8: THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG
12. (a) Giải thích ý nghĩa lợi ích bên ngoài và gia tăng chi phí bên ngoài, cho ví dụ.
(b) Tại sao khi có lợi ích bên ngoài hay gia tăng phí tổn từ bên ngoài dẫn đến thất
bại thị trường. Giải thích.
(c) Đồ thị dưới đây thể hiện đường cung và đường cầu của HH. Đường cầu D dựa
trên lợi ích biên riêng lẻ, đường cầu Da dựa trên lợi ích biên của XH.
Dựa vào đồ thị được cho ở trên, vẽ đồ thị biểu hiện
(i) Sản lượng và giá cả tối đa hóa
(ii) Tổn thất của XH nếu không có sự can thiệp của chính phủ vào cung và cầu
của HH này.
(d) Đồ thị sau thể hiện đường cung và cầu của HH Z. Đường cung dựa trên chi
phí biên riêng lẻ. Nhưng mỗi đơn vị Z được sx ra phải mất chi phí ô nhiễm bên
ngoài là $4.
(e) Dựa vào đồ thị và thông tin ở trên, vẽ đồ thị thể hiện
(i) Sản lượng và giá cả tối ưu của Z khi chi phí xã hội tính cho nhà cung cấp
(ii) Tổn thất của XH do chi phí bên ngoài nếu việc sx Z được quyết định bởi thị
trường riêng lẻ. Tính giá trị bị tổn thất.
(f) Thảo luận những công cụ mà chính phủ hạn chế tổn thất cho XH ở câu (e)
13. Giả định đường cung và cầu của giày da được cho như sau:
Q
D
= 60 – 5P
Q
S
= 0 + 10P
(P : USD, Q: 1000 đôi)
(a) Vẽ đường cung và đường cầu của giày da và xác định giá và sản lượng cân
bằng.
12

(b) Giả sử việc sx giày da phát sinh chi phí bên ngồi vì ơ nhiễm hóa chất. Từ đồ
thị đường cầu và đường cung, giải thích XH phải chịu sự tổn thất như thế nào
vì chi phí bên ngồi này.
(c) Từ đồ thị, giải thích rằng việc đánh thuế vào người sx mang lại mức sản lượng
tối ưu hóa cho XH trong thị trường như thế nào? Người sx sẽ chịu tất cả gánh
nặng thuế?
14. “Giáo dục khơng phải là HH cơng”. Thảo luận
15. Giải thích tại sao có động lực nhỏ cho các DN là cung cấp HH cơng.
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

ĐỀ THI MẪU
MÔN KINH TẾ VI MÔ
Câu 1: Cho đường cung và đường cầu chè như sau:
Q
D
= 150 – 1.5P
Q
S
= - 60 + 2P
Yêu cầu:
1. Vẽ đườnng cung, đường cầu và xác đònh giá cả và sản lượng cân bằng.
2. Giải thích thuật ngữ ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập khi giá chè
tăng.
3. Nêu đònh nghóa thặng dư tiêu dùng và tính thặng dư tiêu dùng tại giá và sản
lượng cân bằng.
4. Giả sử có một sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng từ chè sang nước giải
khát. Giải thích sự thay đổi này dẫn đến thặng dư hay thiếu hụt chè trên thò
trường.
5. Để trợ giúp người sản xuất, chính phủ áp dụng giá sàn.

a. Hãy đònh nghóa giá sàn.
b. Hãy sử dụng đồ thò để phân tích liệu người sản xuất có lợi hơn khi
chính phủ áp dụng giá sàn hay không.
Câu 2: Giả sử Head&Shoulder và Clear là hai sẩn phẩm dầu gội đầu có thương hiệu
phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam. Khi giá Head&Shoulder tăng lên từ
82.000 đồng lên 90.000 đồng mỗi hộp, thì lượng bán hàng tuần của Clear tăng từ
20.000 đến 30.000 hộp.
Yêu cầu:
1. Tính và giải thích ý nghóa độ co giãn chéo theo giá của cầu giữa Clear và
Head&Shoulder.
13
2. Tính độ co giãn theo giá của cầu mặt hàng Clear. Dựa vào kết quả này, hãy tư
vấn cho công ty Clear nên tăng giá hay giảm giá để tăng doanh thu. Bạn hãy
giải thích lập luận của mình.
3. Bạn kỳ vọng cầu dầu gội đầu xét ở góc độ tổng thể (toàn bộ thò trường) sẽ co
giãn hơn hay ít co giãn hơn cầu mặt hàng Clear? Hãy giải thích câu trả lời của
bạn.
4. Thu nhập hàng tuần của người tiêu dùng tăng lên 6% làm cầu dầu gội đầu
tăng lên 4%. Tính toán độ co giãn của cầu theo thu nhập cho dầu gội đầu và
hãy giải thích ý nghóa kết quả bạn tính toán.
5. Giả sử cầu thò trường dầu gội đầu ít co giãn. Chính phủ đánh thuế đơn vò vào
người sản xuất. Hãy sử dụng hình vẽ để giải thích tại sao người tiêu dùng cũng
phải chòu một ít gánh nặng thuế này.
Câu 3: Giả sử chi phí và sản lượng của một hãng hoạt động trong ngắn hạn như sau:
Q MC
0
1
2
3
4

5
6
55
50
60
75
95
120
Yêu cầu:
1. Tính TVC và AVC.
2. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn khi phân tích sản xuất
và chi phí.
3. Đònh nghóa Luật lợi ích giảm dần. Hãy chỉ ra các mức sản lượng thể hiện Luật
này.
4. Giả sử hãng này hoạt động trong thò trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong ngắn
hạn, hãy chỉ ra mức giá đóng của. Hãy giải thích tại sao trong ngắn hạn hãng
bò lỗ nên tiếp tục sản xuất khi mức giá thò trường cao hơn mức giá đóng cửa.
Câu 4: Giả sử có một hãng hoạt động trong thò trường cạnh tranh hoàn hảo có chi phí
và sản lượng như sau ( FC = $300)
Q TVC
10
20
30
250
450
680
14
40
50
60

970
1340
1820
Yêu cầu:
1. Tính ATC, AVC và MC
2. Nếu giá thò trường là $33. Hãy xác đònh sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của
hãng trong ngắn hạn. Hãy tính lãi/lỗ của hãng tại mức sản lượng này.
3. Sử dụng hình vẽ giả thích một hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể đạt cả hiệu
quả phân bổ và hiệu quả sản xuất.
4. Giả sử sản xuất hàng hóa này gây ra ngoại ứng chi phí. Sử dụng hình vẽ giải
thích sự tổn thất của xã hội do ngoại ứng này gây ra.
Câu 5: Giả sử chỉ có hai công ty (TOSHIBA và VIETWAVE) sản xuất lò vi sống. Mỗi
hãng có kế hoạch chuyên môn hóa một loại sản phẩm. Có hai lựa chọn như sau: P
=$8.000 cho loại thường và P =$14.000 cho loại hạng sang. Kết quả lợi nhuận của
các phương án như sau:
TOSHIBA
VIETWAVE
P = $8.000 P = $14.000
P = $8.000 60
70
54
82
P = $14.000 70
58
76
78
Yêu cầu:
1. Hãy sử dụng chiến lược Maximin để xác đònh giá mà mỗi hãng lựa chọn nếu
các hãng ra quyết đònh độc lập. Hãy giải thích câu trả lời của bạn.
2. Các hãng có nên hợp tác với nhau không? Tại sao? Hãy tính lợi ích mà các

hãng đạt được khi có sự thỏa thuận, hợp tác để quyết đònh chiến lược giá.
Câu 6: Giả sử nhà độc quyền có các thông tin như sau:
P Q TC
500
540
400
350
300
250
0
1
2
3
4
5
50
290
510
760
1060
1430
15
200 6 1890
Yêu cầu:
1. Tính AVC và MC
2. Tính TR và MR
3. Xác đònh giá cả và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cho hãng. Hãy tính toán
lỗ/lãi cho hãng.
4. Giả sử hãng muốn tăng lợi nhuận, hãng thực hiện chiến lược phân biệt giá.
Hãy nêu và phân tích các loại phân biệt giá.

5. Chính phủ áp dụng giá trần nhằm đạt được hiệu quả phân bổ. Hãy giải thích
hiệu quả phân bổ và tìm mức giá đạt hiệu quả phân bổ, tính lãi/lỗ tại mức giá
và sản lượng này.
16

×