BT 4: SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ
1. Câu hỏi ứng dụng 1, 2 trong bài giảng
2. Giải thích sự khác nhau giữa CP biểu hiện và CP ẩn, cho ví dụ.
3. “Lợi ích kinh tế không thể nào lớn hơn lợi ích kế toán”. Thảo luận nhận định trên và giải thích
cách tính toán 2 loại lợi ích trên.
4. Bill sở hữu và quản lý một cửa hàng máy vi tính. Số liệu tài chính trong năm đầu tiên hoạt động
kinh doanh:
$
190000 Tổng doanh thu
65000 Tiền lương Bill sẽ nhận được nếu làm việc ở DN khác
90000 Tiền vay ngân hàng
9000 Tiền lãi phải trả ngân hang
70000 Mua TSCĐ bằng tiền của chính anh ta
4200 Cổ tức nhận được nếu đầu tư $70000
14000 Khấu hao TSCĐ
30000 Lương cho nhân viên
67000 Vật tư mua về
Sử dụng số liệu liên quan tính lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế trong năm đầu hoạt động kinh
doanh. Nêu cách tính.
5. Dưới đây là bản tổng sản phẩm của DN khi lượng lao động được thuê gia tăng, tất cả các nhân tố
khác không đổi.
L TP
0 0
1 80
2 200
3 310
4 400
5 450
6 480
7 490
8 480
(a) Tính sản lượng biên (MP
L
) và sản lượng trung bình (AP
L
).
(b) Định nghĩa quy luật lợi tức giảm dần. Sản lượng biên được tính ở câu (a) … quy luật lợi tức giảm
dần?
(c) Vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa 3 đường: Tổng sản lượng (TP), sản lượng biên (MP) và sản
lượng trung bình (AP).
6. Cho các số liệu của một DN như sau:
Q TFC TVC
0 200 0
1 200 50
2 200 90
3 200 120
4 200 160
5 200 220
6 200 300
7 200 400
8 200 520
9 200 670
10 200 900
(a) Tại mỗi mức sản lượng được cho ở trên, tính:
• Tổng chi phí (TC)
• Định phí trung bình (AFC)
• Biến phí trung bình (AVC)
• Tổng chi phí trung bình (ATC)
• Chi phí biên (MC)
(b) Tại sao MC thì giống nhau khi tính toán từ Tổng chi phí hay Tổng chi phí biến đổi?
(c) Vẽ biểu đồ các đường AVC, ATC và MC.
(d) Giải thích cách để quyết định giá trị của AFC từ biểu đồ mà không cần vẽ đường AFC.
(e) Giải thích tại sao đường MC cắt AVC và ATC tại điểm thấp nhất.
(f) Nếu TFC là $300 thì nó sẽ tác động đến AFC, AVC, ATC và MC như thế nào.
7. Khả năng sản xuất của một DN nhỏ chịu chi phí cố định là $100 và chi chí lao động là $10/h.
Giờ lao động (L) Tổng sản lượng (Q)
1 8
2 24
3 39
4 50
5 56
6 59
7 61
8 62
(a) Ở mỗi mức sản lượng hãy tính:
• Sản lượng trung bình và sản lượng biên
• Tổng chi phí biến đổi và Tổng chi phí
• Chi phí biến đổi trung bình, tổng chi phí trung bình và chi phí biên.
(b) Giải thích mối quan hệ giữa:
• Sản lượng trung bình và chi phí biên trung bình
• Sản lượng biên và chi phí biên
(c) Trong các số liệu được cho ở trên, ở phạm vi sản lượng nào chúng ta phải kiểm soát thu nhập
giảm dần?
8. Khi DN mở rộng quy mô, gia tăng sản lượng sẽ có được lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Do đó, sản
lượng DN càng lớn thì chi phí trung bình trong dài hạn càng thấp. Thảo luận.
9. Chi phí trong dài hạn của một DN được cho như sau:
Sản lượng (Q) Tổng chi phí trong dài hạn
100 5000
700 29400
1300 46800
1900 60800
2500 75000
3100 93000
3700 122100
(a) Sử dụng số liệu về chi phí và sản lượng ở trên, tính chi phí trung bình dài hạn.
(b) Qua mức sản lượng nào DN sẽ đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô?
(c) Minimum efficient scale (MES)...
10. Tại sao trong một số thị trường, cả DN lớn và nhở đều có thể tồn tại và đứng vững như nhau.
Thảo luận và tham khảo khái niệm MES
11. Thảo luận lợi thế kinh tế nhờ quy mô quan hệ với cấu trúc thị trường như thế nào.