Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP VÀ MẠN (Kỳ 3) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.3 KB, 5 trang )

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP VÀ MẠN
(Kỳ 3)

B. THEO YHCT:
Dựa vào biểu hiện lâm sàng viêm phế quản cấp và mạn, các triệu chứng
chủ yếu để khẳng định bệnh là ho và khạc đàm. Tùy thuộc vào diễn biến của bệnh
có thể có thêm triệu chứng khó thở, cò cử. Các triệu chứng nêu trên được YHCT
mô tả trong các chứng khái thấu, háo suyễn, đàm ẩm.
- Khái: có tiếng ho mà không có đàm.
- Thấu: có tiếng đờm khò khè, cò cử mà không có tiếng ho.
Biểu hiện bệnh lý thường khi cũng có ho khan không có đàm, nhưng cũng
thường khi có ho và đàm kèm theo, nên gọi chung là chứng Khái thấu.
- Háo: còn gọi là chứng Áp khái. Sách Thiên Kim Phương mô tả chứng này
có được là do đã lâu năm, có nhiều đờm khò khè trong cổ, khi thở rít lên thành
tiếng, khi phát ra chứng này là không nằm được.
- Suyễn: Thở gấp, thở cấp bức, hơi đưa lên thì nhiều đưa xuống thì ít.
Thực tế cho thấy, chứng suyễn có khi phát ra đơn độc nhưng chứng háo
thì luôn kèm chứng suyễn. Trong bệnh cảnh viêm phế quản cấp, viêm phế quản
mạn mà chúng ta đã nêu trên đây có thể hiểu khó thở xảy ra là do đờm ứ đọng, nên
gọi chung là chứng Háo suyễn.
- Đàm ẩm: cũng có sự khác nhau:
* Đàm thì dẻo dính, thuộc chất trọc, thuộc về dương.
* Ẩm thì lỏng loãng, thuộc chất thanh, thuộc về âm.
Trên thực tế thường gọi chung là Đàm ẩm vì cùng là một loại (đều từ tân
dịch của đồ ăn uống mà hóa ra).
1. Nguyên nhân theo Y học cổ truyền:
Nguyên nhân sinh ra 3 chứng trên không ngoài ngoại cảm và nội thương:
a. Ngoại cảm (Do lục dâm tà khí tác động gây bệnh):
- Gây chứng Khái thấu: tất cả lục dâm đều có thể gây bệnh (Phong, Hàn,
Thử, Thấp, Táo, Hỏa).
- Gây chứng Háo suyễn: chỉ do Phong, Hàn.


- Gây chứng Đàm ẩm: do Phong, Hàn, Thấp, Táo.
b. Nội thương:
Có nhiều nguyên nhân gây nên nội thương mà sinh ra các chứng trên.
- Ăn uống không chừng mực, Tỳ bị tổn thương ảnh hưởng đến Phế, Thận.
- Lao nhọc thường xuyên, ăn uống thiếu thốn: Tỳ hư.
- Tửu sắc vô độ làm Tỳ Thận hư.
c. Nội nhân:
Thất tình có ảnh hưởng đến ngũ tạng. Hỏa của thất tình uất kết, xông lên
Phế gây ra ho tác động đến Tỳ, Tỳ hư hóa đờm tác động đến Thận. Thận dương hư
thì thủy tà tràn lên kết lại thành đờm, thuộc về nhiệt. Nếu là âm thịnh dương hư do
hơi nước tràn lên mà thành ra ẩm, thuộc về hàn, gây ra chứng Háo suyễn và Đàm
ẩm.
2. Bệnh sinh theo Y học cổ truyền:
Tất cả những nguyên nhân Ngoại cảm, Nội thương hay Nội nhân đều
thông qua tổn hại 3 tạng Phế, Tỳ, Thận để gây ra các chứng Khái thấu, Háo suyễn
hay Đàm ẩm.
IV- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG:
A. THEO YHHĐ:
1. Viêm phế quản cấp:
Viêm phế quản nhiễm khuẩn cấp tính thường có những triệu chứng đi
trước của một số bệnh nhiễm khuẩn hệ hô hấp trên như sổ mũi, ớn lạnh, sốt nhẹ,
đau lưng, đau cơ và viêm họng. Ho thường là báo hiệu sự khởi phát của viêm phế
quản.
- Ho lúc đầu là ho khan không đàm, nhưng sau vài giờ hay vài ngày có thể
thấy khối lượng nhỏ đàm nhớt, về sau đờm có thể nhiều lên và có dạng nhầy hoặc
nhầy mủ. Đàm chứa toàn mủ khiến nghĩ đến sự nhiễm khuẩn chồng lắp.
- Trong trường hợp bệnh nặng nhưng không gây biến chứng thì sốt cao
38
o
8C kéo dài đến 3 - 5 ngày, sau đó các triệu chứng cấp tính sẽ biến đi. Ho có thể

tiếp tục trong vài tuần. Ho dai dẳng kéo dài không hết khiến nghĩ đến viêm phế
quản biến chứng, có thể có khó thở do tắc nghẽn khí đạo.
- Thường thấy các biến chứng nặng ở những bệnh nhân có bệnh về hô hấp
mạn tính. Ở những trường hợp này, viêm phế quản cấp có thể dẫn đến suy hô hấp
cấp.

×