Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Lịch sử của laptop ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.19 KB, 10 trang )

Lịch sử của laptop
Hai mươi sáu năm sau khi chiếc máy tính xách tay đầu tiên xuất hiện, người ta đã tìm ra
10 model quan trọng nhất vạch ra những dấu son trên con đường tiến hoá của nó.
Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi chiếc máy tính được coi là có thể xách tay
ra đời (đầu thập kỷ 1980). Lần đầu tiên người ta có thể sử dụng một máy tính được tích
hợp bàn phím mà lại đủ nhẹ để có thể mang sang phòng bên hoặc đi trên tàu hoả hay máy
bay từ vùng này sang vùng khác.
Ai có thể ngờ rằng từ đó đến nay mọi thứ đã thay đổi: Pin của máy đã cho phép làm việc
cả ngày, năng lực xử lý được nâng cao, bộ nhớ được mở rộng… Cả hệ điều hành
Windows và Mac cũng cùng làm việc hoà bình trên một cỗ máy. Cho tới thời đại này,
laptop đã trở thành một trung tâm giải trí.
1. Laptop thực sự đầu tiên: Epson HX-20 (1981)
Epson HX-20 nặng chỉ 1,59 kg. Ảnh: Digibarn.
Epson HX-20 là máy vi tính có thể xách tay đầu tiên, đơn giản thiết kế và nhẹ về trọng
lượng. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng tổ tiên của laptop là chiếc Osborne Computer
nặng tới 11 kg, nhưng chính thức được công nhận thì chỉ có HX-20.
Chiếc máy này nặng chỉ 1,59 kg và được trang bị một pin Nikel-Cadmium, cho phép làm
việc lên tục tới 50 giờ.
Tất nhiên màn hình của máy là LCD đen trắng và rất nhỏ, chỉ hiển thị được 4 dòng văn
bản. Nó có hộp đựng bằng nhựa màu nâu để bảo vệ bàn phím, đồng thời chứa cả một
máy in kim và ổ ghi băng từ cassette loại mini để lưu trữ.
HX-20 dùng hai bộ xử lý Hitachi 6301 chạy ở tốc độ 614 Hz, RAM có dung lượng 16K,
và các cổng serial và RS-232. Nhờ thiết kế này, Epson đã bán hết veo 250.000 chiếc HX-
20. Thời đó, đối với các chuyên gia sưu tầm dữ liệu và kế toán văn phòng Epson HX-20
đúng là giấc mơ có thật.
2. Laptop phổ biến đầu tiên: Tandy TRS-80 Model 100 (1983)
Tandy TRS-80 Model 100 nặng chỉ 1,73 kg. Ảnh:
Hansotten.
Những năm đầu thập kỷ 1980 là thời điểm các chuyên gia máy tính giàu cảm hứng thiết
kế. Tandy TRS-80 Model 100 ra đời vào thời điểm này. Mặc dù không phải gia đình Mỹ
nào cũng đổ xô đến các đại lý mua ngay một chiếc TRS-80, nhưng đây là laptop đầu tiên


được phổ biến rộng rãi tới người dùng.
Với 1,73 kg và tầm giá 800 USD, chiếc máy nặng và có giá bán ngang ngửa chiếc HX-
20, tuy nhiên màn hình của nó lớn hơn nhiều (trải dài trên đỉnh máy) và có độ phân giải
240 x 64 pixel.
Nó sử dụng 4 pin AA với thời lượng lên tới 18 giờ làm việc. Máy không có bộ nhớ trong
mà dùng bộ đầu ghi băng cassette để ngoài hoặc ổ mềm loại 5,25” chọn thêm. Tuy nhiên,
nó bao gồm một trình biên tập văn bản, lưu danh bạ, lịch trình, ứng dụng viễn thông và
hình thức truyền thông bằng modem để các phóng viên báo chí có thể chuyển nhanh tài
liệu bài viết về toà soạn.
Firmware của TRS-80 Model 100 chính là lời gợi ý để Bill Gates tạo ra dự án mã hoá lớn
lao trước khi lập lên đế chế Microsoft hùng mạnh và họ hàng nhà Windows (hệ điều
hành) phổ biến của ngày nay.
3. Laptop đầu tiên dùng bộ xử lý 386 (1987)
Compaq Portable 386 chưa hẳn là laptop. Ảnh: Old-
computers.
Thực ra chiếc máy tính "to con" này chưa hẳn là laptop nhưng đủ để gọi là máy tính xách
tay.
Mặc dù có tầm giá trên trời, 12.000 USD, nhưng Compaq Portable 386 là một trong
những máy tính xách tay đáng nhớ nhất mọi thời đại vì là laptop đầu tiên sử dụng bộ nhớ
80386, mạnh mẽ nhất lúc bấy giờ của Intel. Kiến trúc này có ảnh hưởng lớn tới kỷ
nguyên chip xử lý 32 bit của hai thập kỷ tiếp theo.
Portable 386 không được xinh xắn lắm. Nó giống như một chiếc vali nhỏ khá dày và
nặng hơn 9 kg. Bàn phím là loại tháo rời và nó thiếu pin kèm theo nên yêu cầu cắm điện
thường xuyên. Màn hình đơn sắc bao gồm cả màu da cam chói loá.
Tuy nhiên, chip Intel 80386DX-20 chạy ở tốc độ xung đáng nể 20 MHz và đây là nét
quyến rũ nhất của sản phẩm. Tại thời điểm ra mắt, nó là máy tính xách tay nhanh nhất
hành tinh.
4. Máy tính bảng lai laptop đầu tiên (1992)
GriD System 2270 có thiết kế giống 2260 nhưng dùng
chip 486.

Ảnh: Netmagic.
Chiếc GRiD System 2260 được coi là mẫu máy tính bảng lai laptop (Convertble Tablet)
đầu tiên trên thế giới. Màn hình cảm ứng của nó có thể xoay và lật ngửa che phủ lên bàn
phím để sử dụng hoàn toàn như một máy tính bảng loại thường xuất hiện trước đó.
2260 sử dụng bộ xử lý Intel 386, trong khi model cao cấp hơn, chiếc 2270, sử dụng chip
486. Mặc dù máy tính bảng lai laptop không thực sự phổ biến nhưng nó vẫn được duy trì
như một nhánh laptop, máy tính bảng của tương lai.
2260 khá bền chắc nhờ vỏ bằng hợp kim magie với màn hình tốt nhất từ trước đến nay,
loại đơn sắc nhưng là kiểu VGA ma trận động đường chéo lên tới 10,5 inch.
Tuy nhiên, GRiD System 2260 quá nặng để xách với quãng đường dài và việc nhập liệu
còn rất khó khăn với hệ điều hành Windows for Pen. Chỉ đến khi Microsoft giới thiệu hệ
điều hành dành riêng cho máy tính bảng (Tablet Operating System) vào năm 2002 và tiện
ích nhận diện chữ viết tay thì Convertible Tablet PC mới bắt đầu tìm được một chỗ đứng
vững vàng trên thị trường.
5. Laptop mỏng nhẹ đầu tiên (1994)
DEC HiNote Ultra dày khoảng 2,5 cm. Ảnh: Geocities.
Nếu bạn chuộng một laptop siêu gọn nhẹ với vỏ mảnh mai và trọng lượng dưới 1,4 kg,
hãy biết ơn hãng thiết bị số DEC, chuyên sản xuất máy tính trạm và máy chủ vào những
năm 1980, người đã vạch ra tiêu chuẩn mới cho dòng laptop mỏng nhẹ (thin and light).
Chiếc laptop DEC HiNote Ultra dày khoảng 2,5 cm và nặng chỉ 1,59 kg. Nó được trang
bị một màn hình đơn sắc ma trận động đường chéo 11,1” với RAM 4 MB, ổ cứng 340
MB, chuột bi (trackball) tích hợp, và lựa chọn sử dụng một trong các bộ vi xử lý 486
SX33, 486 DX2/50, hoặc 486 DX4/75 của Intel. Hệ điều hành của máy là Windows
Workgroups 3.11 chạy trên nền MS-DOS 6.22. Nó có một trình ứng dụng dành cho
doanh nhân tên gọi Lotus Organizer và được tải cùng với ứng dụng trực tuyến
CompuServe để khai thác các thế mạnh của Internet như e-mail, tin nhắn tức thời (IM) và
danh bạ liên lạc.
DEC cam đoan HiNote còn chứa đựng hai chi tiết đầu tiên xuất hiện ở laptop là nút nhả
nhanh để tháo PC Card (hay còn gọi là PCMCIA) mà không cần phải dùng đầu bút chì và
chi tiết thứ hai là pin có thể lật ra để trở thành chân chống khá kiểu cách. Loại hình lưu

trữ cũng khá hiện đại gần với ngày nay, đó là ổ đĩa mềm nhưng DEC tự hào về thiết kế ổ
cứng khá ấn tượng. Nó như một lát cắt được ghép ngay dưới đáy máy và không dễ bị
phát hiện.
6. Laptop đầu tiên có touchpad (1994)
PowerBook 520 của Apple. Ảnh: KLG.
Thay vì dùng chuột bi tích hợp, PowerBook 520 của Apple là laptop đầu tiên trên thế giới
sử dụng tấm di chuột cảm ứng tích hợp (touchpad hay trackpad theo cách gọi của Apple).
Đây là phát minh của ông George E. Gerpheide vào năm 1987. Sử dụng nguyên lý phát
hiện dung kháng của ngón tay nhờ hệ thống cảm biến phía dưới khi chạm tay vào bề mặt.
Touchpad (rộng chừng 20 cm2) đã trở thành vật thay thế hoàn hảo cho con chuột ngoài
(mouse) khi điều khiển con trỏ (cursor) trên màn hình.
Sau PowerBook 520, touchpad trở thành bộ phận phổ biến trên các laptop, một tiêu chuẩn
mới tồn tại cho đến ngày nay.
Dù bạn yêu hay ghét nó, touchpad vẫn có mặt trên hầu hết các máy tính xách tay, lấn át
các thiết bị điều khiển con trỏ tương đương. Và một ngạc nhiên lớn là, miếng touchpad
trên máy tính xách tay của Apple vẫn được coi là tốt nhất.
7. Laptop đầu tiên dùng pin Li-ion (1995)
Toshiba Portege T3400 đã từng là laptop siêu nhẹ. Ảnh:
Muppetlabs.
Máy tính xách tay dòng siêu gọn nhẹ (ultraportable) Toshiba Portege T3400 được ghi
nhận là laptop dầu tiên dùng pin Li-ion, mở ra một kỷ nguyên pin mới, một tin tốt lành
cho các fan của laptop.
Năm 1995, Nickel-metal hydrua chỉ được coi là loại pin tạm thời và có thể bị thay thế bất
cứ lúc nào. Trong khi đó, pin Li-ion được chế tạo hoàn thiện cho dung lượng cao hơn lại
nhẹ hơn, hai tiêu chí quan trọng của người dùng máy tính lưu động. Pin Li-ion cho phép
nạp đệm cả khi pin còn trong khi pin Nickel-Metal yêu cầu phải dùng cạn sạch và có tuổi
thọ chỉ chừng vài tháng là phải thay thế mới.
Tuy nhiên, vì tiềm ẩn nguy cơ quá nhiệt, pin Li-ion đã gây ra một “scandal” đáng tiếc
trong năm 2006 vừa qua khiến gần chục triệu pin laptop phải thu hồi và thay thế. Nhưng
hầu hết người dùng đều không bị thiệt hại gì đáng kể và vẫn tiếp tục sử dụng công nghệ

này vì nó đã và đang được cải tiến liên tục. Li-ion hiện vẫn là người bạn đồng hành của
các laptop mạnh mẽ với chip lõi kép, ổ cứng RAID, màn hình lên tới 20 inch. Pin của
Toshiba Portege T3400 cũng có tuổi thọ lên tới 4 tiếng trong khi ra đời từ cách đây 12
năm. Đây là một kết quả không tồi với một laptop nặng 1,8 kg và màn hình đơn sắc quét
hai đường.
8. Laptop Wi-Fi đầu tiên (1999)
iBook - laptop đầu tiên cho phép gửi
email và lướt net không dây. Ảnh:
Tribuneindia.
Năm 1999, Apple giới thiệu Airport, một công nghệ đột phá cho phép iBook trở thành
laptop đầu tiên cho phép gửi e-mail và lướt net không dây. Apple cũng đi trước một bước
so với các hãng khác tới hơn một năm khi ứng dụng tiêu chuẩn Wi-Fi 802.11b.
Đầu tiên, Apple tung ra chân đế Airport lựa chọn thêm giá 299 USD và một card giao
tiếp với máy giá 99 USD dành cho người dùng văn phòng và gia đình. Cũng trong năm
này (1999) hãng tung ra phiên bản iBook lần đầu tiên tích hợp card mạng không dây
Airport gắn trong nhưng đây vẫn là phụ kiện chọn thêm. Như vậy, iBook có màn hình
rộng 12,1 inch đã trở thành laptop đầu tiên sẵn sàng cho các điểm truy cập Wi-Fi.
9. Laptop đầu tiên cho game thủ (2005)
Sting 917X2 nặng tới 5,1 kg. Ảnh: Beareyes.
Dân mê game máy tính thường đánh giá laptop không cao bằng “desktop”. Họ luôn coi
máy tính để bàn là số một. Nhưng chip lõi kép và bộ linh kiện cải tiến thời thượng đã
mang lại cho laptop hi-end một cái nhìn khác đặc biệt là các gamer dần phá bỏ định kiến
này.
Sting 917X2 của WidowPC là máy tính đầu tiên thuộc nhánh này. Nặng 5,1 kg và card
đồ hoạ cao cấp tiên phong, Sting đã sớm mở lối cho một chủng loại laptop kiểu như
Alienware Area-51 và giúp các game thủ kỳ cựu có thể hoàn toàn tin tưởng chơi game
trên laptop mọi lúc mọi nơi.
10. Sát thủ đáng gờm đầu tiên của PC: Apple MacBook Pro (2006)
Apple MacBook Pro được giới thiệu năm 2006. Ảnh:
Businessweek.

Năm 2006, MacBook Pro đã trở thành máy tính xách tay đầu tiên của Apple dùng bộ xử
lý của Intel, và cũng là laptop tiên phong của Apple chạy trên hệ điều hành Windows.
Một thời gian ngắn sau khi giới thiệu MacBook Pro, hãng này giới thiệu tiếp Boot Camp,
một tiện ích giúp người dùng dễ dàng chuyển qua lại giữa hai hệ điều hành Mac OS X và
Windows.
Với việc phá bỏ các rào cản cuối cùng là hỗ trợ chạy các ứng dụng Windows trên hệ điều
hành Mac, đồng nghĩa với việc Apple chịu nhún và bắt tay với Microsoft cùng sẻ chia lợi
nhuận. Điều này chúng ta không cần phải bình luận nhưng ít nhất việc chuyển đổi này đã
giúp ích cho chính chúng ta, những người tiêu dùng được hưởng lợi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×