Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

116 TP van hoc noi tieng the gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.7 KB, 9 trang )

1. *AQ chính truyệncủa Lỗ Tấn ( 1881-1936), Trung Quốc. Trong khuôn khổ vừa, với một cố nông ở một
làng Mùi nào đó, tác giả đã khái quát rất cô đọng và rất chân thực tình hình xã hội và “quốc dân tính”
của dân Trung Quốc hồi đó. Bằng hình tượng nghệ thuật, tác giả đã phê phán tính cách mạng nửa vời
của cách mạng tư sản 1911, dự báo mới một cuộc cách mạng triệt để sắp tới và mở đầu cho dòng văn
học cách mạng chân chính ở Trung Quốc. Đọc truyện
2. Ai được sống sung sướng trên đất nước Nga, 1866-76, của N.A.NEKRAS-SOV (Nhê-kra-xốp), Nga.
Trường ca miêu tả nước Nga nông nô và cuộc đấu tranh giành tự do.
3. Ai-van-hô, 1819. Tiểu thuyết lịch sử của W.SCOTT, Anh. Tập đoàn phong kiến cũ Xắc-xơn mưu toan
khôi phục quyền thế chống bọn phong kiến mới Noóc-man, nhưng bất thành.
4. Anh em nhà Ka-ra-ma-dốp, 1880. Tiểu thuyết của F.M. DOSTOIEVSKI. Sự suy sụp của một gia đình
quý tộc, con giết bố, thể hiện rõ rệt mâu thuẫn ngay trong nhân sinh quan của DOSTOIEVSKI và những
vấn đề đạo lý, triết học đương thời.
5. Ánh sáng tháng tám. Tiểu thuyết của FAULKNER, Mỹ. Một người lai da đen lấy một phụ nữ da trắng,
luôn mâu thuẫn, cắt cổ vợ, sau bị cảnh sát chém chết năm 1932.
6. Anna Karenina, 1873-77, của LEV. N. TOLSTOI, Nga. Tiểu thuyết nêu hai vấn đề: Số phận người phụ
nữ (tình yêu, hôn nhân) và số phận nước Nga (mâu thuẫn địa chủ, nông dân).
7. Ba-bit, 1922. Tiểu thuyết của S.LEWIS. B. điển hình cho người Mỹ tiểu tư sản tầm thường, công thức,
Sô-vanh, đạo đức giả, có nhiều mánh khóe con buôn.
8. Bà Bô-va-ry, 1857, tiểu thuyết của G. FLAUBERT, Pháp. Một phụ nữ lãng mạn thất vọng sau khi lấy
một y sĩ nông thôn tẻ nhạt. Bô-va-ry tìm tình yêu trong ngoại tình. Vay nợ, tự tử để thoát khỏi xã hội tư
bản tầm thường và nghiệt ngã.
9. Bài ca Nibelungen, anh hùng ca Đức (thế kỷ 13). Ca ngợi Xich-phrit, người hiệp sĩ lý tưởng.
10. Bài ca Roland, anh hùng ca Pháp (thế kỷ 11-12). Ca ngợi chiến công của R. chống Hồi giáo, bị tử
trận. Roland là hình tượng người hiệp sĩ trung quân, ngoan đạo, thẳng thắn.
11. Bài ca tổng hợp, 1950, của PABLO NERUDA, Chi Lê. Bản nhạc hùng tráng ca ngợi cuộc sống Châu
Mỹ, thảo mộc, muông thú, con người, truyền thống. Tố cáo bọn xâm lược.
12. Bách khoa toàn thư, 1751-72, Pháp. Công trình tập thể biểu hiện những tư tưởng của trào lưu tư sản
tiến bộ Ánh sáng, chuẩn bị cách mạng 1789, do Đi-đơ-rô chủ trương.
13. Bất bình chín muồi (tựa khác: Chùm nho nổi giận), 1939, tiểu thuyết của J.STEINBEC, Mỹ (sau phản
động). Nông dân nợ nần bị mất đất, di cư trong những năm kinh tế suy thoái.
14. Bút ký người đi săn, 1846-51. Tập truyện ngắn của TURGENIEV, Nga. Chống chế độ nông nô do một


người đi săn kể lại.
15. Ca dâng lên (Gitanjali), 1913. tập thơ của Tagore, xứ Băng-gan (Ấn Độ), đoạt giải Nobel. Gồm hơn
100 bài: đề cao sức mạnh tinh thần, tư tưởng phiếm thần, cảm thông thiên nhiên, yêu con người và
muôn vật, hiểu biết tâm hồn trẻ em.
16. Cây thập tự thứ bảy, 1942, tiểu thuyết của nữ nhà văn Đức ANNA SEGHERS. Cuộc trốn khỏi trại
giam Quốc xã của bảy chiến sĩ cách mạng, sau đấy chỉ một người thoát.
17. Cha con, 1860-62. Tiểu thuyết của TURGENIEV, Nga. Thế hệ “cha” đại diện những quan điểm lỗi
thời, những người quý tộc theo chủ nghĩa tự do. Thế hệ “con” là những người trí thức bình dân, có tin
tưởng mới, cách mạng.
18. Chàng ngốc, 1868, tiểu thuyết của F.M. DOSTOIEVSKI. Chứng minh tất cả những gì là đẹp đẽ, cao cả
không thể tồn tại trong xã hội quý tộc, tư bản.
19.Chiến tranh và hòa bình, 1863-69, tiểu thuyết của LEV. N. TOLSTOI, Nga. Cuộc chiến tranh 1812
chống quân xâm lược Pháp của Napoleon I, diễn tả nhân dân là nhân vật chính; bức tranh nước Nga đầu
thế kỷ 19, những người trí thức tiến bộ, tư tưởng cách mạng phát sinh do phong trào yêu nước- tư tưởng
nhân dân.
20. Chuông nguyện hồn ai, tiểu thuyết của E.M. HEMINGWAY, Mỹ. Nội chiến Tây Ban Nha. Hoạt động của
một nhóm du kích với sự giúp đỡ của một chiến sĩ công hòa Mỹ trong lữ đoàn quốc tế 1940.
21. Con đường đau khổ, 1922-41, tiểu thuyết của A. N. TOLSTOI, Liên Xô. Quá trình diễn biến phức tạp
của tri thức Nga đi với cách mạng, phản ảnh cuộc nội chiến.
22. Con đường sấm sét, 1948, tiểu thuyết của P. ABRAHAM, Nam Phi, vạch rõ: tình yêu giữa người da
đen và da trắng ở Nam Phi nhất định tan vỡ.
23. Cổng Ra-sô-môn, 1915, tập truyện ngắn của AKUTAGAWA, Nhật Bản, pha trộn hiện thực và huyền
ảo, phân tích tâm lý, duy mỹ.
23. Cuộc hành hương của CHILDE HAROLD, 1812-17, thi phẩm của G. BYRON, Anh. Tả những chuyến đi
Châu Âu của những nhà thơ lãng mạn cách mạng, phản ánh những mâu thuẫn xã hội đương thời.
24. Da đích hay số mệnh, 1748. Truyện triết học của VOLTAIRE, Pháp. Một thanh niên Ba-by-lon có số
phân gian nan nhưng do tài ba, lấy được người yêu và làm vua. Triết học “Ánh sáng” lý trí, chống phong
kiến cuồng tín.
25. Đất vỡ hoang, 1932-59. Tiểu thuyết của M. SOLOKHOV, Liên Xô. Về thời kỳ bắt đầu công cuộc cải
cách triệt để xã hội chủ nghĩa ở một làng vùng sông Đông (1930-31)

Chữ ký của Ngocnl

26. David Copperfield, 1849-1850. Tiểu thuyết của CHARLSE DICKENS,
Anh. Kể lại thời thơ ấu một cách trữ tình, châm biếm, hiện thực. Tinh
thần nhân đạo tư sản.
27. Đỉnh gió hú, 1847. Tiểu thuyết của nhà văn nữ Anh E. BRONTE.
Những nhân vật có dục vọng cuồng nhiệt, một gia đình cô đơn trong cảnh
thiên nhiên hoang vu. Sự nổi dậy của cá nhân đòi tự do, chống lại đạo lý
công thức.
28. Đỏ và đen, 1830. Tiểu thuyết của STENDHAL, Pháp. Một thanh niên
tầng lớp dưới đầ tham vọng, tiến thân bằng con đường võ không được,
theo con đường tông giáo; sau bị xử tử vì bắn người tình cũ ghen tuông
và phá âm mưu của mình. Tác phẩm tố cáo sự thối nát của tư sản và
phong kiến.
29. Đội cận vệ thanh niên, 1945. Tiểu thuyết của A. FADEEV, Nga Xô
Viết. Hoạt động bí mật của học sinh chống phát xít Đức. Họ bị bọn phát
xít hành hình gần hết trong lúc Hồng quân sắp giải phóng thành phố.
30. Đôn Kihôtê, 1605-15, CERVANTES, Tây Ban Nha. Một thể loại tiểu
thuyết mẫu mực trên thế giới về hiện thực phê phán. Giá trị nhân văn
lớn, gắn liền với mẫu người mới của thời kỳ Phục hưng với truyền thống
nhând ân. Qua Đôn Kihôtê, diễu cợt thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ đương
thời, đề cao những ảo vọng và đạo lý của tầng lớp hiệp sĩ phong kiến suy
tàn.
31. Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823-31. Tiểu thuyết thơ của A. PUSKIN,
Nga. Đỉnh cao văn học Nga thế kỷ 19. Hiện thực, Ê. Ô và lớp thanh niên
quý tộc ưu tú không tìm được chỗ đứng trong xã hội. Sa hoàng E. Ô mất
cả tình yêu.
32. Ê-nê-ix, hùng ca có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Châu Âu . Do nhà thơ
cổ La Mã VERGILUS, hay VERGILE viết năm 19 tr CN. Huyền thoại về việc
xây dựng La Mã bởi hoàng tử Acmenas.

33. Gar-găng-chuya-a và Păng-ta-gruy-en, 1532-64. Tiểu thuyết phiêu
lưu trào phúng của F. RABELAIS, Pháp. Quan điểm nhân văn thời Phục
hưng: truyện hai người khổng lồ, đả kích Trung cổ (cuồng tín ngu dân).
34. Gia đình But-đơn-brốc, 1901.Tiểu thuyết của THOMAS MANN, Đức.
Sự suy sụp của một gia đình tư sản thương nghiệp trong bối cảnh cạnh
tranh đế quốc chủ nghĩa.
35. Gia đình Ru-gông Măc-car, 1871-93. Bộ tiểu thuyết 20 cuốn của
E.ZOLA, Pháp. Lịch sử một gia đình, xã hội Pháp nửa sau thế kỷ 19.
Nhiều cuốn nổi tiếng như Na-Na ( một cô gái nghèo trở thành gái điếm
quý phái), Gier-mi-nan về đấu tranh thợ mỏ…
36. Giác-cơ, người đưa tin định mệnh, 1773. Tiểu thuyết của Diderot,
Pháp. Đối thoại giữa G. và chủ trong khi đi đường. G. kể lại rất nhiều
chuyện. Bàn về tự do và tất yếu, sáng tác văn học.
37. Giác-cơ Vanh-trax, 1878-86, tiểu thuyết tự truyện ba tập của J.
VALLES. Thời thanh niên, những cuộc đấu tranh của V và công xã Paris.
38. Jean Christophe, 1903-12. Tiểu thuyết 10 tập của R. Roland, Pháp,
kể về cuộc đời một thiên tài nhạc sĩ Đức coi Pháp như một quê hương thứ
hai, thể hiện quan điểm nhân đạo của R.về các vấn đề nhạc, xã hội, sự
thông cảm của các dân tộc.
39. Jane Eyre, 1847. Tiểu thuyết của nữ nhà văn Anh Ch. Bronte. Đời
một cô gái mồ côi dũng cảm chống lại bất công và mối tình nồng nàn,
đầm ấm của nàng.
40. Giông tố, 1859. Bi kịch lớn nhất của A. Ostrovski, Nga. Tố cáo chế độ
vô nhân đạo, xã hội thương nhân bóp nghẹt hạnh phúc, khiến cho một cô
giáo trong trắng, dũng cảm, phải chọn cái chết để phản kháng.
41. Giuy-li hay Nàng E-lô-i-dơ mới, 1761. Tiểu thuyết bằng thư của Rut-
xô, Pháp. Câu chuyện tình đau khổ của một chàng thường dân đến dạy
học ở một gia đình quý tộc , yêu cô học trò và được yêu, không lấy được
nhau. Tác phẩm ảnh hưởng đến trào lưu lãng mạn.
42. Gót sắt, 1907 của Jack London, Mỹ. Gót sắt là sự thống trị tư bản.

Tiểu thuyết không tưởng về cuộc khởi nghĩa của quần chúng nhằm đập
tan gót sắt.
43. Gulivơ du kí, 1726. Tiểu thuyết J. SWIFT, Anh. G. đến các nước
khổng lồ và tí hon (đả kích xã hội thối nát, có nhiều cảnh hấp dẫn, truyện
dí dỏm, chua chát. Ca ngợi lao động, chỉ trích xu nịnh, ích kỷ, tham vọng,
hiếu chiến).
44. Hành lộ nan của Lý Bạch, Trung Quốc (701-762). Bài thơ tiêu biểu
cho tính ngông của Lý Bạch, luôn luôn cảm thấy sự câu thúc của thiên
nhiên và xã hội, muốn phá bỏ hết, mưa cầu giải thoát bản ngã để vươn
tới vô biên. Cùng tác giả, đọc thêm: Tương tiến tửu, Thục đạo nan.
45. Hội chợ phù hoa, 1847-48. Tiểu thuyết của W.Thackeray, Anh. Đả
kích sự ích kỷ, tham tiền và quyền hành của quý tộc và tư sản.
46. Hồng Lâu Mộng (còn gọi là Thạch Đầu Ký hoặc Kim Thạch Kỳ Duyên)
của Tào Tuyết Cần, Trung Quốc (1716-1763). Trên cái nền mấy cuộc tình
duyên éo le “trái đạo”, nội dung tác phẩm đã được coi là cuốn bách khoa
toàn thư về đời sống nội bộ của giới quý tộc phong kiến Trung Quốc. Đặc
biệt là bút pháp tinh tế và kỳ ảo đến mức hoàn thiện.
47. I-li-ax thế kỷ IX-VIII (tr.C.N.). Thiên anh hùng ca cổ Hy Lạp của
Homeros. 16000 câu thơ kể chuyện quân liên minh Hy Lạp vây đánh
thành I-li-ôn (Troy) để cướp lại hoàng hậu Helen bị bắt cóc.
48. Iu-ly-xi-do, 1922. Thơ văn xuôi (800 trang) của J.Joyce, Anh ( Ailen).
Pha đủ các loại văn phong, ngôn ngữ. Độc thoại nội tâm, nhại truyện cổ
Hy Lạp Ô-đy-xê, phá vỡ cấu trúc tiểu thuyết cổ điển.
49. Khói lửa, 1916. Tiểu thuyết của H. Barbusse, Pháp. Nhật ký một tiểu
đội (Chiến tranh thế giới 1914-1918). Người lính nhận thức tính chất phi
nghĩa của chiến tranh đế quốc và lòng khát vọng hòa bình của họ.
50. Kinh Cô-ran, thế kỷ VII-VIII. Kinh đạo Hồi, tương truyền là lời của
Thượng đế truyền cho Tiên tri Mô-ha-mét. Tiếng Ả Rập. Gồm những giáo
lý,điều răn…cơ sở văn minh Ả Rập (luật pháp, đạo lý, văn học, chính trị)
Chữ ký của Ngocnl


71. Những người khốn khổ, 1862. Tiểu thuyết của Victor Hugo, Pháp. Một người tù khổ sai mãn hạn
làm lại cuộc đời, sống vì người khác. Bức tranh rộng lớn về giới cần lao. Lên án xã hội bất công. Tư
tưởng xã hội không tưởng thông qua hình tượng nhân vật Giăng Van Giăng.
72. Nỗi đau khổ của chàng Werther, 1774. Tiểu thuyết của Goethe , Đức. Mối tình tuyệt vọng trong ước
lệ phong kiến, kết liễu bằng tự sát. Khát vọng tự do, vượt ra khỏi xã hội phong kiến.
73. Nôn mửa, 1938. Tiểu thuyết hiện sinh chủ nghĩa của J.P.SARTRE, Pháp.
74. Ô-đi-xê-i-a, thế kỷ IX-VIII (tr.C.N.). Anh hùng ca cổ Hy Lạp của Hormes. 12000 câu thơ. Chuyện
phiêu lưu của Odysseus sau chiến tranh, 10 năm lưu lạc.
75. Ông già và biển cả, 1952. Truyện của Hemingway, Mỹ. Ca ngợi con người chiến thắng thiên nhiên.
76. Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê, 1883. Tiểu thuyết của Balzac, Pháp. Ơ.G. sống âm thầm ( cha keo kiệt, người
yêu phụ tình). Ma lực đồng tiền trong xã hội tư sản. Tiểu thuyết mô tả một mối tình bi thảm và đau khổ
của nàng Ơ-giê-đi Gơ-răng-đê.
77. Pamela, 1740. Tiểu thuyết bằng thư của S. RICHARDSON. Một cô gái nghèo, bị chủ trẻ và đẹp ve
vãn. Cô ta biết giữ mình nên buộc phải xin cưới. Cuốn tiểu thuyết tư sản Châu Âu đầu tiên về phong
tục.
78. Phía Tây không có gì mới, 1929. Tiểu thuyết của REMAEQUE, Đức. Một nhóm lính Đức trẻ trong
chiến tranh 1914-1918, sự hy sinh vô ích của một thế hệ thanh niên.
79. Phòng số 6, 1892. Truyện của TSHEIHOV, Nga. Phòng người bệnh tâmt hần: tàn ác, tượng trưng
cho cả nước Nga độc đoán. Bác sĩ Việnt rưởng bị hãm hại, cuối cùng cũng bị giam và chết ở đây.
80. Quo Vadis, 1896. Tiểu thuyết của Henryk Sienkiewicz, Ba Lan. Một bức tranh tô đẹp đạo Thiên
Chúa thời kỳ đầu, cuộc xung đột tôn giáo và Nhà nước La Mã.
81. Ra-ma-y-a-na, thế kỷ 2-3 (tr.C.N.). Anh hùng ca cổ đại Ấn Độ, gồm 96000 câu thơ. Truyện hoàng
tử Ra-ma, hiện thân của thần Visnu, bị đày ải, thắng quỷ ác, lấy được nàng Si-ta trung thành. Ra-ma
được thần khỉ giúp đỡ. Ra-ma tượng trưng cho lý tưởng tốt đẹp nhất của con người thời đó.
82. Sông Đông êm đềm, 1925-1940. Tiểu thuýêt của M. SOLOKHOV, Nga Xô Viết. Sự đổi thay ở vùng
sông Đông những năm 1912-1921. Những quan hệ mới thay những quan hệ cũ bị đổ vỡ. Cảnh thiên
nhiên hùng vĩ. Nhân vật chính là anh trung nông Gri-gô-ri và những mối tình cuồng nhiệt, bất chính,
ngang trái.
83. Sử ký Tư Mã Thiên, Trung Quốc (145-90 tr. C. N.). Một tác phẩm sử học có giá trị văn chương rất

cao, nhất là những phần viết về các nhân vật lịch sử.
84. Tả truyện, tức Xuân thu tả truyện do TẢ KHÂU MINH,Trung Quốc (cùng thời với Khổng Tử), dựa
theo những sự kiện trong cuốn sử biên niên KINH XUÂN THU của Khổng Tử, viết thành những truyện
thuyết minh và phát triển học thuyết của Khổng Tử.
85. Tam Lai, Tam biệt của Đỗ Phủ, Trung Quốc (712-770). Bằng 6 cảnh ngộ điển hình mà khái quát
được tình trạng thảm kgốc của dân đen trong hoàn cảnh nội chiến kéo dài. Cùng tác giả, đọc thêm:
Xuân vong, Binh xa hành, Xuất tái.
86. Tam quốc chí của La Quán Trung, Trung Quốc (thế kỷ IV). Một bộ tiểu thuýet lịch sử, chủ yếu là
chiến tranh mà thuyết phục và hấp dẫn, thành công hiếm có trong lịch sử văn học nhân loại.
87. Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Trung Quốc (thế kỷ XVI). Dựa vào một sự kiện lịch sử có thật đời
Đường: nhà sư Trần Huyền Trang chỉ bằng sức ngựa và chân người, trong 17năm đã đi từ Trung Quốc
sang Ấn Độ thỉnh kinh lại về trọn vẹn. Tác phẩm 100 hồi, toàn truyện hoang đường, đầy dẫy thần, ma,
quỷ quái, người đọc đều biết là vô lý, nhưng vẫn chấp nhận vì rất sinh động và chan chứa tình người.
88. Thủy Hử của Thi Nại Am, Trung Quốc (1296-1370). Tập văn Trung Quốc đầu tiên nói về nông dân
khởi nghĩa, mộ đề tài “nghiêm cấm” dưới chế độ phong kiến. Thành công nghệ thuật: đưa dòng văn
học hiện thực chủ nghĩa cổ điển Trugn Quốc lên một mức cao, nhất là nghệ thuật khắc họa các anh
hùng hảo hán “tạo phản”.
89. Tập sách rừng rậm, 1894 của R.KIPLING, Anh. Chú bé Mowgly được chó sói nuôi, lớn lên từ biệt các
con vật trong rừng để về với đồng loại.
90. Tên bộ hạ, 1914. Tiểu thuyết của HENRICH MANN, Đức. Một tên tư sản thờ phụng Hoàng đế như
thần, leo lên bằng con đường đểu cáng. Nước Đức quân phiệt, phongkiến, tư sản trước 1914.
Chữ ký của Ngocnl

91. Thép đã tôi thế đấy, 1930-1933. Tiểu thuyết của N.OSTROVSKI, Liên Xô. Cuộc đấu tranh anh dũng
của thanh niên cộng sản vì chính quyền Xô Viết, thái độ đối với lao động và hạnh phúc cá nhân.
92. Thơ ngụ ngôn, 1668-1694, của LA FONTAINE, Pháp. Phản ánh một cách trào phúng xã hội Pháp với
bất công, áp bức. Luân lý thực tế, dân gian.
93. Tìm thời gian đã mất (1913-1927). Tiểu thuyết của M. PROUST, Pháp. Tái tạo lại thời gian đã trôi
đi, gợi lại kỷ niệm, phân tích tâm lý, đi sâu tiềm thức. Khung cảnh xã hội thượng lưu Pa-ri cuối thế kỷ
XIX.

94. Tội ác và trừng phạt, 1866. Tiểu thuyết của F.M. DOSTOIEVSKI, Nga. Qua lương tâm một kẻ sát
nhân, D. thể hiện sự thấ bại của chủ nghĩa cá nhân tư sản về tham vọng quyền lực. Số phận bế tắc của
tầng lớp trẻ, xã hội tư sản và sức mạnh đồng tiền.
95. Tom Giaun-dơ, 1749. Tiểu thuyết của H. FIELDING, Anh. Tư tưởng nhân đạo, miêu tả đời sống xã
hội Anh đương thời.
96. Trăm năm cô đơn, 1967. Tiểu thuyết của Gabriel Garcia Marquez, Colombia. Lên án trật tự xã hội
khiến con người cô đơn, mất sáng tạo. Thần thoại pha hiện thực, câu chuyện trăm năm của một làng
Mỹ latin bị tiêu diệt cùng cả một dòng họ.
97. Thiên đường đã mất, 1667. Thiên hùng ca của J. MILTON, Anh. Đấu tranh thiện-ác, con người sa
ngã do tội lỗi, tượng trưng cuộc đấu tranh cách mạng tư sản trong Thánh giáo.
98. Truyện Ghen Ghi ( thế kỷ XI) của nữ sĩ Nhật S. MURASAKI, thời Trung cổ. Tình duyên éo le của
hoàng thân Ghen ghi và của con, thời thơ ấu. Phong tục và đời sống vương hầu. 54 tập.
99. Truyện dị kỳ, 1839. tập truyr65n của E. POE ( Pháp).
100. Truyện một người chân chính, 1946 của B. POLEVOI, Liên Xô. Chân dung một phi công yêu nước
Xô Viết.
101. Trần trụi giữa bầy sói, 1958. Tiểu thuyết của B. APITZ, Đức. Một em bé được nuôi trong trại giam
phát xít. Cuộc đấu tranh anh dũng và lạc quan của những người tù đầy nhân đạo.
102. Trò chơi hạt thủy tinh, 1943, của H.HESSE, Đức. Tác giả không tưởng và tượng trưng, nói lênkhả
năng tương lai của loài người. Thế kỷ XXIII: một nhóm trí thức kết hợp tư tưởng Tây-Đông sống trong
tháp ngà, tu luyện tinh thần, gắn tư duy toán học với rung cảm của âm nhạc.
103. Truyện kể cho trẻ em, 1835-1841, của ANDERSEN, Đan Mạch. Truyện kể rất mơ mộng, hiện thực,
triết lý, sâu sắc.
104. Truyện cổ Grim, 1812, do anh em Grim, Đức sưu tầm và kể lại. Giáo dục thiện thắng ác, phê phán
xã hội.
105. Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Trung Quốc. Qua một câu chuyện “Tình hoài”, tố cáo sự bất công của
thời thế cũ đối với những giai nhân mặc khách có tài và trugn chính. Cùng tác giả, đọc thêm: Trường
hận ca, Thương dương nhân.
106. Tý Dạ ( Nửa đêm) của Mao Thuần, Trung Quốc, viết xong và xuấ bản 1932. Tác phẩm phản ánh
những cuộc đấu tranh cách mạng ở Trung Quốc sau Đại chiến thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng
Mười Nga. Với bút pháp rất chân thật và sâu sắc, tác phẩm hấp dẫn và khẳng định với ngừơi đọc sứ

mạng lãnh đạo Cách mạng tất yếu phải chuyển lên vai giai cấp công nhân.
107. U-pa-ni-sat, cổ Ấn Độ. Tác phẩm triết lý, văn học, gồm chuyện thần thánh, ngụ ngôn, đối thoại,
nội dung rút ra từ kinh Vệ Đà.
108. U-tô-pi-a, 1516 của T. MORE. Miêu tả một hòn đảo tưởng tượng, đả kích sự tàn bạo của tư sản
Anh, đề ra một xã hội lý tưởng trong đó Luật pháp và nếp sống theo chủnghĩa xã hội không tưởng.
109. Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp ( thế kỷ IV). Sách lý luận văn học cổ điển của Trung Quốc, viết
theo thể văn biền ngẫu hoàn thiên.
110. Vệ Đà, (1500-1000 tr.C.N.)Tập kinh,thần thoại cổ Ấn Độ, gồm: bài hát, thơ, văn, văn phù chú
tụng niệm, chuyện về thánh thần. Cơ sở đạo Bà La Môn và Ấn Độ giáo.
111. Viết dưới giá treo cổ, 1943. Phóng sự soạn trong xà lim tử tù của nhà báp J. FUCIK, Tiệp Khắc.
Những ngày đấu tranh và sống của người cộng sản đương đầu với phát xít Đức.
112. Vụ xét xử, 1925. Tiểu thuyết của F. Kafka, nhà văn Tiệp Khắc, viết tiếng Đức. Một người đại lý
ngân hàng bỗng được báo tin là sẽ bị đưa ra tòa xét xử. Anh ta không có tội gì, càng tìm cách thanh
minh càng bị nghi ngờ, sau bị đâm chết. Phản ánh sự vô lý của cuộc sống ngột ngạt trong xã hội tư
bản.
113. Vở kịch thần diệu (1313-1318). Trường ca của DANTE, Italia. Miêu tả con đường của nhân loại đi
tìm hạnh phúc trần gian và sự cứu vớt linh hồn ở thế giới bên kia. Du khách được lý trí chỉ đường, qua
rừng tội lỗi, âm phủ, chốn ăn năn trước khi lên Thiên đường. Kết hợp chủ nghĩa nhân văn Thiên chúa
giáo và cổ điển.
114. Viên tướng của đạo quân chết, 1963. Tiểu thuyết của Kadare, Albani. Một tướng người Ý sau chiến
tranh trở lại Albani để tìm hàicốt binh sĩ và đồng hương xâm chiếm nước này.
115. Vương quốc của thế giới này, 1949. Tiểu thuyết của A. CARPENTIER, Cuba. Cuộc đấu tranh của
dân nô lệ da đen Haiti để giành tự do.
116. Xứ tuyết, 1935-1937. Tiểu thuyết của Kawabata, Nhật Bản, Một chàng trai lên xứ tuyết để tìm sự
thuần khiết của tâm hồn và thể xác.

×