Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Châm cứu điều trị hiệu quả bệnh não ở trẻ em pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.04 KB, 4 trang )

Châm cứu điều trị hiệu quả bệnh não ở
trẻ em

Minh Thu
Có nhiều trẻ em không may mắn bị các tổn thương liên quan đến não như chấn
thương sọ não, bại não, động kinh, di chứng do viêm não, viêm màng não Để giúp
các em trở lại với cuộc sống bình thường, ngoài điều trị bằng Tây y còn có phương
pháp điều trị giúp các em phục hồi chức năng rất tốt là sử dụng phương pháp châm
cứu.
Châm huyệt ngoại quan xuyên chi
câu.

Châm huyệt bách hội.
Di chứng nặng nề của bệnh
Cháu P.T.H., 12 tuổi không may bị tai nạn giao
thông. Cháu được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Nhi
Trung ương trong tình trạng chấn thương sọ não, dập
bán cầu não phải, vỡ xương sọ, liệt hoàn toàn tứ chi,
hôn mê, mất tiếng. Sau 30 ngày điều trị, các bác sĩ
kết luận không thể phẫu thuật vì chấn thương quá
nặng. Gia đình chuyển H. sang Khoa nhi, Bệnh viện
Châm cứu Trung ương trong tình trạng em không
nói được, không đi được, ăn qua ống sonde, người
gầy teo tóp, động kinh, đại tiểu tiện không tự chủ. Sau 3 đợt điều trị bằng châm cứu và
phục hồi chức năng, tới nay H. đã đi lại được, tỏ ra khá lanh lợi trong giao tiếp. Khi
khách đến, em chào hỏi tươi cười.
Cũng nhập viện trong tình trạng nguy cấp như H. là bé Đ.H.A., 2 tuổi. Em bị di chứng
của viêm màng não mủ dẫn đến mất hoàn toàn tiếng nói, liệt tứ chi, động kinh nặng, mắt
không nhìn thấy. Thêm vào đó, em lại bị xuất huyết tiêu hóa nên việc điều trị càng trở
nên khó khăn. Nhưng sau 3 đợt điều trị, mỗi đợt một tháng em đã phục hồi được giọng
nói, trí nhớ, nhìn được. Em biết chào hỏi, giao tiếp với mọi người. Hiện em đã đi lại


được.
Hai bé trên chỉ là số ít trong rất nhiều trường hợp các em bị các bệnh liên quan đến hệ
thần kinh trung ương như viêm màng não mủ, viêm não, dị dạng mạch máu não, bại
não dẫn đến các em bị liệt tứ chi, điếc, câm bẩm sinh, chậm nói, trí tuệ chậm phát triển
đã được Khoa nhi điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về não?
Theo TS. Nguyễn Thị Tú Anh, Trưởng Khoa nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, trẻ
bị các bệnh liên quan đến não thường do các nguyên nhân: mẹ mang thai nhiễm virut,
ngộ độc, đái tháo đường, tăng huyết áp, phải sử dụng các thuốc đặc biệt để điều trị bệnh
gây ảnh hưởng đến thai nhi; trẻ bị ngạt sơ sinh nên não bị ảnh hưởng dẫn đến di chứng
trẻ bị điếc, câm, chậm nói; do trẻ bị viêm não, viêm màng não mủ, dị dạng mạch máu
não, ngạt nước không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Châm cứu sẽ tác động vào
huyệt, kích thích các huyệt, dưỡng khí, thông kinh lạc, bồi bổ lấy lại chính khí, đẩy tà khí

Châm huyệt tật biên xuyên hoàn
khiêu.
giúp hệ thần kinh trung ương của trẻ phục hồi, giúp trẻ vận động, giao tiếp được. Nhiều
cháu sau khi điều trị đã trở lại trường để học tập.
Châm cứu cho trẻ thế nào?
Trước khi châm cứu, các bác sĩ phải giải thích cho gia đình bệnh nhân hiểu quy trình điện
châm, cách điều trị giúp họ yên tâm. Có thể sử dụng điện châm, thủy châm kết hợp với
xoa bóp bấm huyệt để kết quả đạt được tốt hơn.
Về điện châm: Châm cho trẻ ở hai tư thế nằm sấp và nằm ngửa. Hai tư thế này luân phiên
nhau.
Ở tư thế nằm ngửa châm các huyệt sau: vùng đầu, mặt cổ châm các huyệt gồm bách hội,
thái dương, suất cốc, phong trì. Chậm nói châm các huyệt: thượng liên tuyền, ngoại kiên
tân, ngoại ngọc dịch, phong trì, á môn, uyển cốt để điều trị bệnh điếc I, điếc II. Ở tai
châm thính cung xuyên nhĩ môn, ế phong, phong trì, á môn. Ở tay châm các huyệt như
kiên tỉnh, kiên ngung xuyên tí nhu, khúc trì xuyên thủ tam lý, hợp cốc xuyên lao cung,
bát tà. Ở chân châm các huyệt huyết hải, trung đô, túc tam lý, dương lăng tuyền, tam âm

giao, thái khê, hành gian, thái xung
Ở tư thế nằm sấp châm các huyệt: bách hội, á môn, phong trì, đại chùy, giáp tích, toàn bộ
cột sống; tay châm khúc trì xuyên thủ tam lý, hợp cốc; chân châm huyệt trật biên xuyên
hoàn kiêu, ân môn, ủy trung, thừa sơn, côn lôn, dương lăng tuyền, các huyệt du ở sau
lưng.
Về thủy châm có thể sử dụng vitamin nhóm B trộn với novocain 3% thủy châm vào các
huyệt. Thời gian điện châm và thủy châm kéo dài 30 phút/lần. Mỗi đợt điều trị kéo dài từ
20-30 ngày, sau đó bệnh nhi được nghỉ ngơi 2-4 tuần và quay lại điều trị cho đến khi khỏi
bệnh.
Ngoài điện châm, thủy châm các cháu nhỏ còn được xoa bóp các huyệt trên để tăng tác
dụng điều trị. Xoa bóp bấm huyệt mỗi ngày từ 2-3 lần. Chú trọng các động tác ở huyệt
vùng đầu mặt cổ và cột sống, bàn tay, bàn chân. Xoa bóp bấm huyệt cũng ở tư thế nằm
sấp và nằm ngửa. Xoa bóp cục bộ rồi đến toàn thân. Chú ý bấm huyệt tùy sức chịu đựng
của bệnh nhi. Tùy từng bệnh mà xoa bóp theo hướng bổ hay tả. Nếu bệnh nhân thể lực
còn khỏe, bệnh mới (thể thực) thì xoa bóp tả (xoa bóp ngược chiều kim đồng hồ, ngược
đường kinh) nhiều hơn. Còn bổ xoa bóp cho những trường hợp yếu, nằm lâu ngày (thể
hư). Bố mẹ các cháu có thể áp dụng để xoa bóp cho các cháu tại gia đình (sau khi được
các thầy thuốc hướng dẫn).
Điều đáng mừng là hiện nay kỹ thuật châm cứu để điều trị các bệnh về não đã được triển
khai đến tuyến cơ sở. Bệnh nhi dưới 6 tuổi được miễn phí hoàn toàn.

×