Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Bảng tra cứu thuật ngữ địa lý 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.42 KB, 76 trang )

BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ ĐỊA LÝ 8

DÙNG TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

- 2010 -
THUẬT NGỮ ĐỊA LÍ
A

AGAT : (mã não) khoáng vật (SiO
2
ở dạng ẩn tinh) có độ cứng cao (6,5) và chịu axit, thường có trong
các loại đá núi lửa và được dùng để chế tạo các bộ phận máy móc, thiết bị chịu ma sát. Agat thuộc
loại đá quý, loại đẹp có thể dùng để làm các đồ trang sức.
ALIT : thuật ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau:
1. Sản phẩm phong hoá hoá học có thành phần chủ yếu là các hydrat của ôxyt nhôm (Al
2
O
3
)
(theo Haratxôvich 1927)
2. Các đá trầm tích có tương quan trọng lượng các thành phần AL
2
O
3
/SiO
2
> 1. Nếu có lượng
Fe
2
O
3


bằng hoặc lớn hơn Al
2
O
3
thì gọi là Pheralit (theo Malapkina 1937)
ALIT HOÁ : kiểu phong hoá hoá học của các loại đá và đất ở nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm, trong đó
xảy ra quá trình phá huỷ các loại silicat, rửa trôi các chất kiềm, kiềm thổ, silic, tích tụ các ôxyt
nhôm, sắt và titan. Kết quả của kiểu phong hoá này là sự hình thành một lớp vỏ phong hoá dày và
các sản phẩm alit.
ALƠRIT : (đá bột) đá trầm tích có cấu trúc gồm những hạt (thạch anh, phenxpat, mica) mịn, kích thước
từ 0,1 đến 0,05mm.
ALUMINÔ- SILICAT : khoáng vật tham gia vào cấu trúc của hầu hết các loại đá trong lớp vỏ Trái Đất.
Thành phần chủ yếu gồm có các ôxyt nhôm (Al
2
O
3
) và silic (SiO
2
).
ALUVI : X. Trầm tích sông
AMIĂNG : khoáng vật mềm, có dạng sợi, thuộc nhóm silicat canxi và manhê ngậm nước. Amiăng có
màu từ xám đến xanh vàng , thường có trong các loại đá phún xuất và trầm tích. Nhờ đặc tính
cách điện, cách nhiệt, nen được dùng phổ biến trong công nghiệp chế tạo các vật liệu xây dựng
(tấm lợp amiăng), vật liệu cách điện, cách nhiệt, quần áo cứu hoả vv Còn có các tên gọi khác: đá
sợi, thạch miên, atbet
AMPHIBÔN : nhóm khoáng vật gồm có các silicat canxi, natri, manhê, sắt, nhôm Có cấu trúc tinh thể
dạng kim, dạng sợi màu xanh, nâu, đen hoặc dạng hạt gắn kết. Amphibôn là thành phần
của nhiều loại đá măcma và biến chất. Khối lượng chiếm khoảng 10% lớp vỏ Trái Đất.
ANĐÊDIT (Andezit) : loại đá phún xuất có màu xẫm, thường thấy đi kèm với đá badan ở những vùng
có dung nham núi lửa cổ và hiện đại. Dùng làm vật liệu xây dựng, chịu được môi trường axit.

ANTIMON : kim loại cứng, dòn, màu trắng bạc hơi xanh, tỉ trọng khoảng : 6,8 , có tên khoa học là
Stibium (Sb). Antimon được dùng trong công nghiệp để chế tạo các chất màu, các mĩ phẩm. Lĩnh
vực sử dụng chính của Antimon là chế các hợp kim để đúc chữ in và đúc các đồ mĩ nghệ, bởi vì
đặc điểm của nó là khi hoá rắn thì nở ra, do đó các mẫu đúc được tái tạo lại với những chi tiết rất
đầy đủ và rõ nét.
ANTRAXIT : loại than đá già, cứng, màu đen, bóng, có thành phần cacbon cao (90-98%), nằm thành
từng vỉa giữa các lớp đá trầm tích. Antraxit là loại than có chất lượng tốt, hàm lượng nước thấp, khi
cháy có ngọn lửa ngắn và không khói. Nhiệt lượng từ 8.000 đến 8.200 Kcal/kg. Nước ta có nhiều
Antraxit ở khu mỏ Quảng Ninh.
APATIT : khoáng vật có màu khác nhau : từ xanh xám đến hồng nhạt ,thường gặp trong các loại đá
phún xuất. Tuy nhiên, Apatit cũng có trong các loại đá trầm tích như trong mỏ Cam Đường (Lào
Cai) ở nước ta. Apatit là nguyên liệu chủ yếu để chế tạo phân lân. Thành phần chính của khoáng
vật là phôtphat canxi Ca
5
[(PO
4
)
3
(F,Cl,OH)].
ARABUXTA : giống cà phê lai có đặc tính thơm,ngon của cà phê Arabica, nhưng đồng thời cũng có sức
phát triển nhanh của cà phê Rôbuxta. Giống cà phê này tỏ ra có nhiều triển vọng tốt về mặt kinh tế.
Nó được tạo ra trong những năm gần đây do các nhà nông học Capôt và Đubelin.
ARIAN : (Aryen) tên những bộ tộc người da trắng đã xâm nhập miền Bắc Ân Độ vào thời Cổ Đại. Có
lẽ họ là dân cư gốc ở vùng bờ biển phía đông Địa Trung Hải, gần gũi với tổ tiên những người sống
ở vùng núi Anpơ. Ngôn ngữ thuộc nhóm Ân-Âu. Sau nay,đôi khi thuật ngữ Arian cũng được dùng
một cách không có cơ sở đẻ chỉ các bộ tộc người da trắng nói chung và tổ tiên của những người da
trắng ở Bắc Âu nói riêng.
Từ Arian có nghĩa là "người cao quý", vì vậy phát xít Đức trước đây đã dựa vào ý nghĩa này để
tự coi là dân tộc thượng đẳng và biện hộ cho hành động tàn sát các dân tộc khác mà họ cho là hạ
đẳng.

ATBET : X. Amiăng
ATMÔTPHE : đơn vị đo khí áp, tính bằng áp suất gây ra bởi một cột thuỷ ngân cao 760mm, (có khối
lượng riêng bằng: 13,5951 g/cm
3
,ở nhiệt độ 0
o
C và tại nơi có gia tốc trọng trường bằng 980,665
cm/s
2
).
ATÔN : (Atoll) đảo san hô có hình vành khăn,thành hình trong các vùng biển nhiệt đới. Địa hình
tương đối bằng phẳng, chỉ cao hơn mặt biển khoảng vài mét. Chu vi đảo có thể từ 2 đến 90km. Đảo
được hình thành do sự tích luỹ xác các loại san hô, sinh sống ở vùng biển nóng, bám quanh sườn
những đỉnh núi đá ngầm dưới đáy đại dương. Khi trồi lên mặt nước, các đảo này bao giờ cũng có
hình vành khăn. Dừa là loại thực vật sinh sống phổ biến trên các atôn.
Á NHIỆT ĐỚI : đới tự nhiên phụ có những đặc điểm gần giống như nhiệt đới, nhưng thấp hơn một bậc.
Đới này có những đặc điểm chung:
- có vị trí chủ yếu nằm giữa khoảng các vĩ độ 30-40
o
Bắc và Nam, giữa ôn đới và nhiệt đới.
- nhận được một lượng bức xạ khá lớn : 70-100 Kcal/cm
2
(không kể miền núi cao).
- có nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ 4
o
C đến trên 20
o
C.
- có mùa đông khá lạnh và có thể có băng giá.
Còn gọi là: cận nhiệt đới (không coi là đới phụ của nhiệt đới) X. Đới cận nhiệt.

ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI : khu vực khí xoáy có đường kính 200-300 km,thường hình thành ở các vùng
biển nhiệt đới,trong khoảng từ vĩ tuyến 5
o

đến chí tuyến. Ap suất khí quyển ở trung tâm khu vực
thường xuống thấp dưới 1000 mb
.
Gió từ phía ngoài thổi vào tâm theo chiều ngược kim đồng hồ ở
Bắc bán cầu với tốc độ cấp 6. Ap thấp nhiệt đới thường gây ra thời tiết âm u,có gió, mưa. Một số
khu áp thấp nhiệt đới trong quá trình phát triển có thể chuyển thành bão, ngược lại một số cơn bão
khi đổ bộ vào đất liền, yếu đi cũng có thể chuyển thành các khu áp thấp nhiệt đới.
ĂN MÒN : (Corrosion) hiện tượng phá hoại đá do tác động hoá học của nước trong tự nhiên (nước có
chứa CO
2
) . Đá vôi và các loại đá dễ hoà tan trong nước có thể bị hoạt động ăn mòn mà hình thành
nên các dạng địa hình Cacxtơ khác nhau.
ẤN - ÂU : (indo-europeen) nhóm ngôn ngữ hiện đang được sử dụng của nhiều dân tộc sống chủ yếu ở
châu Âu và ở một số nơi khác thuộc châu A,như Ân Độ, Iran vv Nhóm dân tộc đang nói ngôn
ngữ Ân - Âu cũng được gọi là nhóm dân tộc Ân -Âu.
B
BACKHAN : cồn cát hình lưỡi liềm, hình thành trong các sa mạc do tác động của gió. Bộ phận lồi
của hình lưỡi liềm bao giờ cũng quay về hướng gió thổi. Backhan có hai sườn không đối xứng:
sườn hướng gió thoải hơn sườn khuất gió. Cồn cát thường cao từ 30m trở lên và có thể di
chuyển với tốc độ mỗi năm vài chục hoặc vài trăm mét, làm cho nhiều ruộng, vườn, nhà cửa bị
vùi lấp.
BADAN : loại đá phún xuất kiềm, màu xẫm, có tinh thể mịn, đặc trưng cho những vùng có dung
nham núi lửa. Đá badan thường phủ những diện tích rộng hàng trăm, hàng nghìn km
2
. Đá được
dùng làm vật liệu xây dựng. Khi bị phân huỷ, trở thành loại đất đỏ phì nhiêu, thuận lợi cho

việc trồng các loại cây công nghiệp quý như: cao su, cà phê, hồ tiêu vv
BÃI BỒI : bộ phận của thung lũng sông do phù sa bồi đắp, thường bị ngập nước vào mùa lũ. Kích
thước của bãi bồi rộng hẹp, tuỳ thuộc vào vị trí của nó trong thung lũng sông và chiều rộng của
các dòng sông. Ơ gần cửa sông và trong các thung lũng lớn, bãi bồi có thể dài, rộng hàng chục
km. Đất trên các bãi bồi thường phì nhiêu, có thể canh tác được vào mùa nước cạn.
BÃI TRIỀU : dải đất thấp ven biển bị ngập nước lúc triều lên và lộ ra lúc triều xuống. Bãi triều
thường là nơi có đầm lầy hoặc rừng ngập mặn.
B.A.M. : (Baikal-Amour-Magistral) tên viết tắt chỉ đường xe lửa chạy điện trên lãnh thổ Liên bang
Nga (ở phía bắc đường sắt cũ xuyên Xibia) nối vùng hồ Baican với vung sông Amua, dài trên
4.000km. Đường được hoàn thành vào năm 1987. Dọc theo đường này, có tới 4.000 công trình
xây dựng lớn, trong đó có khoảng trên 150 cầu dài hàng trăm mét.
BÁN BÌNH NGUYÊN : khái niệm cũ chỉ loại bình nguyên được hình thành do hoạt động xâm thực
của nước chảy, làm cho địa hình hạ thấp. Kết quả là địa hình có dạng tương đối bằng phẳng, mềm
mại với những thung lũng sông mở rộng. Hiện nay, người ta dùng thuật ngữ bề mặt san bằng để
chỉ loại địa hình này.
BÁN ĐẢO : bộ phận đất liền nhô ra biển hoặc đại dương, có 3 mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt
gắn với lục địa. Ví dụ: bán đảo Đông Dương, bán đảo Triều Tiên vv
BÁN HOANG MẠC : 1 kiểu cảnh quan ở các vùng có khí hậu khô hạn
2 đới tự nhiên trên lục địa, có vị trí giữa các đới thảo nguyên và hoang
mạc (trong các vòng đai ôn đới và cận nhiệt) hoặc giữa các đới hoang mạc và xavan (trong vòng
đai nhiệt đới). Đới bán hoang mạc được phân bố trên khắp các lục địa (trừ Nam Cực), chủ yếu ở
các vùng giữa và gần bờ phía tây vùng vĩ độ thấp, có khí hậu lục địa khô khan. Lượng mưa hàng
năm không quá 300mm (ít hơn lượng nước bốc hơi 5 - 6 lần). Mùa hạ nóng (nhiệt độ trung
bình từ 20 đến 30
o
C), mùa đông lạnh (ở ôn đới bán cầu Bắc, nhiệt độ trung bình tháng 1 dưới
0
o
C, ở cận nhiệt đới từ 0 đến 10
o

C, ở nhiệt đới từ 12 đến 20
o
C).
Thổ nhưỡng chủ yếu là đất xám nhạt, đôi chỗ có đất mặn. Thực vật chính là các loài cây gai,
cây lá bóng hoặc cây bụi và cỏ. Đới bán hoang mạc có ở Trung A, ở châu Phi (phía nam
Xahara), ở Nam Mĩ và ở Ôxtrâylia.
BÁN NHẬT TRIỀU : loại hình nước triều lên xuống theo chế độ mỗi ngày có hai lần lên và hai lần
xuống. Ví dụ : thuỷ triều ở bờ biển phía Đông miền Nam nước ta. Chế độ bán nhật triều là chế độ
hoạt động của thuỷ triều ở phần lớn những vùng biển mở rộng ra đại dương, không bị các
đảo và quần đảo che chắn.
BẢN ĐỊA : tại chỗ, có gốc ở địa phương. Ví dụ : dân bản địa là dân sinh sống lâu đời tại địa
phương.
BĂNG SƠN: X. Núi băng.
BĂNG THỀM LỤC ĐỊA: là những lớp băng dày được hình thành trên các thềm lục địa, chủ yếu trên
các vịnh biển và các vùng biển nông ven bờ châu Nam Cực. Bề dày của các băng thềm thay đổi từ
vài chục đến hơn 300m. Phía ngoài các băng thềm thường tạo thành các vách băng có thể cao tới
70-80m và kéo dài tới hàng trăm km. Ở lục địa Nam Cực có hai băng thềm lớn nhất, đó là băng
thềm Rốt rộng 52000 km
2
và băng thềm Phin-xne rộng 35000 km
2
. Băng thềm Rốt tạo thành một
vách băng dài hơn 950 km cao tới 75m. Đây là nơi cung cấp các băng sơn lớn cho đại dương.
BẢN SẮC DÂN TỘC : tính bền vững và độc đáo của dân tộc thể hiện trong truyền thống về ngôn
ngữ, tư duy,nghệ thuật,phong tục,tập quán vv
BAO BAP : (Adansonia digitata) cây to ở vùng xavan nhiệt đới châu Phi và Ôxtrâylia. Thân cây
có chu vi từ 20 đến 30m, dự trữ được nhiều nước để sử dụng trong mùa khô. Quả có thể ăn được.
Cây bao bap sống được tới 4 - 5 nghìn năm.
BÁO : thú ăn thịt, thuộc họ Mèo, leo trèo giỏi, có lông màu vàng đốm đen, sống ở châu A,châu Phi
và châu Mĩ.

BÀO MÒN : (corrasion) tác dụng làm mòn các lớp đất đá khi bề mặt các lớp này chịu sự cọ xát của
những vật liệu rắn do các dòng nước chảy hoặc băng hà mang theo.
BẢO VỆ ĐẤT : hệ thống những biện pháp nhằm ngăn ngừa các hiện tượng : xói mòn, phá huỷ, ô
nhiễm đất cũng như việc sử dụng đất không hợp lí, kém hiệu quả.
BÃO : gió mạnh kèm theo mưa rất to do sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp rất sâu. Tốc
độ gió từ 65km/h trở lên. Bão thường có sức phá hoại rất lớn như : làm đổ cây cối, phá hoại nhà
cửa, gây ngập úng.
BÃO CÁT : hiện tượng gió mạnh cuốn theo cát bụi mù mịt, thường xảy ra ở các vùng hoang mạc
và bán hoang mạc. Rất nguy hiểm cho sự đi lại của người và súc vật trên sa mạc. Khối cát di
chuyển nhiều khi có thể vùi lấp hàng nghìn ha đất trồng trọt ở những vùng xung quanh.
BÃO TUYẾT : hiện tượng mưa tuyết lớn kèm theo gió mạnh, xuất hiện ở những vùng có khí hậu
lạnh.
BATLEN : (badland) thuật ngữ gốc tiếng Anh, chỉ loại địa hình bị xâm thực rất mạnh, nên có một
hệ thống khe rãnh dày đặc, thường gặp ở những miền trước núi hoặc đồi thấp có phủ trầm tích
sét, sét pha, nhưng không có lớp phủ thực vật ( do đã bị phá huỷ). Loại địa hình này không
những không thích hợp cho việc canh tác mà còn gây nhiều khó khăn, trở ngại cho việc giao
thông, đi lại.
BATÔLIT : khối đá xâm nhập lớn, thuộc loại đá granit, thường không có hình thù nhất định, nằm
xen giữa các lớp đá trầm tích và chiếm những diện tích rộng hàng trăm km
2
.
BẬC THỀM : dạng địa hình bồi tụ trông giống như những bậc thềm, được hình thành trong các
thung lũng sông, trên các dải bờ biển, bờ hồ do kết quả hạ thấp mực nước của lòng sông, của
biển hay của hồ, khi các loại địa hình này bị nâng cao.
BENGALI : ngôn ngữ của các tộc người sinh sống ở vùng Bengan, ở phía đông bắc bán đảo Ân Độ.
BENTÔT : thuật ngữ chỉ chung các loài sinh vật sinh sống ở đáy các biển, đại dương hoặc ở đáy các
hồ nước ngọt.
BÊĐUIN : (Bédouins) thuật ngữ chỉ các tộc người Aráp sống du mục trong các hoang mạc ở Bắc
Phi và Trung Đông.
BỀ MẶT SAN BẰNG : dạng địa hình tương đối bằng phẳng trên các lục địa được hình thành do tác

động bào mòn của các ngoại lực. Dạng địa hình này trước đây được gọi là bán bình nguyên. X.
Bán bình nguyên.
BẾN CẢNG : khoảng bờ biển, bờ hồ, bờ sông được che khuất sóng, gió vv thuận lợi cho việc ra vào,
trú ẩn của tàu, thuyền , xây dựng các công trình phục vụ cho việc giao thông, vận tải và bốc dỡ
hàng hoá.
BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ : khoảng chênh lệch giữa nhiệt độ cực tiểu và nhiệt độ cực đại ghi đượ trong
một khoảng thời gian (một ngày, một tháng, một năm ). Ví dụ : ở một địa phương, nhiệt độ cực
tiểu và cực đại trong một ngày đêm là 28
0
C và 33
0
C, chúng ta nói : biên độ nhiệt độ trong ngày hôm
đó là 5
0
C, ở một địa phương khác, nhiệt độ cực tiểu và cực đại trong một tháng là: 18
0
C và 25
0
C ,
chúng ta nói : biên độ nhiệt độ trong tháng đó là : 7
0
C vv
BIÊN GIỚI : đường ranh giới phân chia lãnh thổ có chủ quyền của quốc gia này với quốc gia khác.
Biên giới quốc gia bao gồm : đường biên giới trên đất liền ,đường biên giới trên biển và đường
biên giới trên không. Đường biên giới trên đất liền được vạch ra trên cơ sở thoả thuận giữa các
quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp, kề nhau. Đường biên giới quôc gia trên đất liền thường dựa vào
các yếu tố tự nhiên như: địa hình (sống núi, dải đồi, thung lũng ), thuỷ văn (dòng chảy của
sông, suối, ) hoặc theo các đường quy ước như các đường thẳng nối các điểm mốc, các đường
kinh tuyến, vĩ tuyến vv Đường biên giới trên biển là ranh giới phía ngoài của vùng lãnh hải
của quốc gia đó được quy định đúng theo luật pháp và tập quán quôc tế . Trong điều kiện lãnh

hải của các quốc gia kề nhau hoặc đối diện có sự chồng lấn lên nhau, thì đường biên giới trên
biển sẽ được hoạch định thông qua thương lượng giữa các bên có liên quan. Còn đường biên
giới trên không là đường chiếu thẳng từ biên giói trên đất liền và trên biển lên không ( đến một
độ cao nào, thì hiện nay chưa có một văn bản pháp lí nào quy định rõ).
BIẾN CHẤT : hiện tượng thay đổi tính chất ( cả về mặt vật lí và hoá học) của các loại đá măcma và
trầm tích thường trong điều kiện có nhiệt độ cao và áp lực lớn. Đièu kiện này chỉ có thể xảy ra khi
các lớp đá bị vùi sâu trong lòng đất hoặc nằm cạnh các lò măcma nóng chảy của núi lửa.
Một số loại đá biến chất thưòng gặp là: đá gơnai, đá hoa,đá phiến thạch mica vv
BIỂN : bộ phận của đại dương, nằm ở gần hoặc xa đất liền,, nhưng có những đặc điểm riêng, khác
với vùng nước của đại dương bao quanh (như về nhiệt độ, độ mặn, chế độ thuỷ văn, các vật liệu
trầm tích đáy, các sinh vật vv ). Theo thói quen, thuật ngữ biển còn dùng để gọi những hồ có
diện tích rất lớn như: biển Aran, biển Caxpi, biển Chết vv Tuỳ theo vị trí (nằm ở ven bờ hoặc
ăn sâu vào các lục địa) mà biển lại phân ra: biển ven bờ, biển nội lục hoặc biển kín Biển ven
bờ là những biển nằm sát ngay bờ các lục địa . Phần lớn các biển này đều rộng, nông, có chế độ
thuỷ văn riêng và thường mở rộng ra đại dương.
Cũng có khi phía ngoài bi ển có đảo hoặc quần đảo ngăn cách với đại dương như: biển Nhật
Bản, biển Măngsơ Biển nội lục hoặc biển kín là những biển nông,nằm lõm sâu vào các lục địa,
chỉ thông với đại dương nhờ những eo biển hẹp như Biển Đen, biển Bantich vv Đặc biệt, cũng
có biển nằm giữa đại dưong,nhờ có tính độc đáo về sinh vật như: biển Xacgat với rừng tảo nổi
ở giữa Đại Tây Dương
BIỂN THOÁI : hiện tượng nước biển rút ra xa bờ lục địa, làm cho diện tích đất liền tăng lên. Nguyên
nhân của hiện tượng này có thể là do mực nước của đại dương thế giới hạ thấp xuống hoặc do sự
vận động nâng lên của lục địa. Hiện tượng này trái ngược với hiện tượng biển tiến. Hiện tượng biển
tiến và thoái là những quá trình xảy ra rất chậm chạp, lâu dài và kế tiếp nhau trong suốt quá trình
phát triển của các lục địa.
BIỂN TIẾN : hiện tượng nước biển tràn vào đất liền, phủ ngập các vùng đất thấp ven biển do
nguyên nhân lục địa dần dần bị hạ thấp hoặc do mực nước biển dâng cao trong quá trình tan
băng trên các lục địa. Biển tiến là hiện tượng ngược lại với biển thoái.
BIỂU ĐỒ : hình thức trực quan hoá các số liệu thống kê trong các mối quan hệ giữa số lượng,thời
gian và không gian bằng các cấu trúc đồ hoạ. Ví dụ: biểu đồ cơ cấu các ngành công nghiệp,

biểu đồ phát triển dân số thế giới, biểu đồ mật độ dân số, biểu đồ phân bố dân cư vv
Về hình thức biểu hiện, biểu đồ có các loại : hình tròn, hình cột, hình vuông, đường biểu
diễn vv
BÌNH NGUYÊN : loại địa hình thấp,rộng, bề mặt tương đối bằng phẳng, đôi khi có xen đồi hoặc
gợn sóng. Độ cao trên mực nước biển không quá 200m là bình nguyên thấp hay vùng đất thấp.
Từ 200m đến 500m là bình nguyên cao hay vùng đất cao, trên 500m mà bề mặt vẫn tương đối
bằng phẳng và có sườn dốc là cao nguyên.( Cách phân loại trên đây phù hợp với các loại địa
hình bị băng hà bào mòn ở ôn đới . Đối với các loại địa hình ở nhiệt đới có lẽ về mặt hình thái
và độ cao có khác, nhưng chưa được nghiên cứu kĩ).
BÌNH SƠN NGUYÊN : bộ phận rộng lớn của địa hình miền núi, có bề mặt tương đối bằng phẳng,
đôi khi gợn sóng và bị nhiều thung lũng sâu cắt xẻ. Độ cao từ 500 đến 1000m. Thuật ngữ bình
sơn nguyên ít được sử dụng trong các tài liệu địa lí. Phần nhiều nó được thay thế bằng thuật
ngữ cao nguyên. Ví dụ : cao nguyên Trung Xibia, cao nguyên Iran vv Thực ra, khái niệm cao
nguyên có khác với bình sơn nguyên ở chỗ : cao nguyên bao giờ cũng có sườn rất dốc, còn
bình sơn nguyên thì không.
BIÔTIT : khoáng vật silicat màu đen, thành phần gồm có các ôxyt silic, nhôm, sắt, mangan và kali.
Còn gọi là mica đen.
BOM NÚI LỬA : khối dung nham đặc quánh hoặc đã đông cứng ( có đường kính tới vài mét) ở
miệng núi lửa bị đẩy bật lên không trung, kèm theo tiếng nổ khi núi lửa hoạt động.
BÓC MÒN : ( denudation) hiện tượng phá huỷ các loại đất đá do ngoại lực (nước, băng hà, gió v.v )
bằng cách bóc dần từng lớp mỏng trên mặt và vận chuyển các sản phẩm phong hoá đi nơi khác.
BÓN LÓT, BÓN PHÂN LÓT : biện pháp kĩ thuật trong nông nghiệp được thực hiện bằng cách bón
phân trước khi gieo hạt hoặc trồng cấy các cây trồng, nhằm mục đích cung cấp đầy đủ các chất dinh
dưỡng cho thực vật trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng.
BÓN THÚC, BÓN PHÂN THÚC : biện pháp kĩ thuật nông nghiệp được thực hiện bằng cách bón
thêm phân, chuẩn bị cho thực vật bước vào một giai đoạn quan trọng của quá trình sinh trưởng,
nhằm đẩy mạnh việc nâng cao năng suất. Ví dụ : bón thúc cho cây để chuẩn bị cho giai đoạn ra
hoa, kết quả vv
BÔXIT : loại đá trầm tích có màu hồng, nâu vv Thành phần chủ yếu gồm có : hyđrôxit nhôm lẫn
với các chất khác như : sắt, silic Từ bôxit có thể tách ra chất alumin ( Al

2
O
3
), nguyên liệu
chính để luyện nhôm trong các lò điện phân.
BỒI TÍCH : tác động bồi đắp và tích tụ phù sa của một con sông. Bồn địa : địa hình trũng, thấp,
dạng chậu hoặc lòng chảo, hình thành do kết quả của nhiều quá trình địa chất như : sự sụt lún
của một bộ phận vỏ Trái Đất, sự bào mòn của băng hà vv Bồn địa thấp nhất trên bề mặt Trái
Đất là bồn địa Tuôcphan , nằm ở phía đông dãy Thiên Sơn thuộc đất Tân Cương, Trung Quốc
(154m dưới mực nước biển). Có những bồn địa bị ngập nước, tạo thành các hồ như : hồ Caxpi,
hồ Aran vv Bồn địa còn gọi là vùng trũng.
BỜ BIỂN : dải đất tiếp xúc với mép nước biển và chịu tác động qua lại giữa biển và đất liền. Phạm
vi của dải bờ biển được giới hạn trên đất liền ở chỗ mực nước biển tràn vào xa nhất
khi thuỷ triều lên hoặc khi có gió bão, còn ở ngoài biển là khoảng nước, mà tác động của
sóng không còn ảnh hưởng gì đến đáy biển.
BỜ LỤC ĐỊA : bộ phận của rìa lục địa tương đối bằng phẳng, nằm ở phía ngoài dốc lục địa, có độ
dốc trung bình khoảng trên dưới 1/300, rộng từ 100 đến 1000km., và chấm dứt ở một vùng
có độ sâu từ 2000 đến 5000m. Ngoài bờ lục địa là đáy đại dương.
BÙN LỤC NGUYÊN : bùn trầm tích ở thềm lục địa có nguồn gốc từ những vật liệu trên lục địa, bị
xâm thực và bị cuốn trôi xuống biển theo các dòng chảy.
BÙNG NỔ DÂN SỐ : sự phát triển dân số vượt bậc về số lượng đã xảy ra ở các nước châu Âu vào
thế kỉ 19, khi tỉ lệ sinh vẫn không thay đổi, nhưng tỉ lệ tử giảm xuống rất thấp, nhờ những tiến
bộ về y tế, và nhờ việc cải thiện những điều kiện sinh hoạt.
Hiện nay, hiện tượng bùng nổ dân số vẫn đang xảy ra, chủ yếu trong các nước đang phát triển
ở châu Phi, châu A và châu Mĩ Latinh.
BỨC XẠ : quá trình toả năng lượng của một vật thể. Bức xạ mặt trời là quá trình toả năng lượng
của Mặt Trời ra khoảng không gian vũ trụ. Một phần xuống đến mặt đất dưới hình thức nhiệt
năng, làm cho mặt đất nóng lên. Mặt đất ban ngày tiếp thu được nhiệt năng của Mặt Trời, ban
đêm lại bức xạ ra không trung, rồi dần dần lạnh đi.
BƯNG : (miền Nam) chỗ đất trũng giữa cánh đồng, mùa khô không có nước đọng, mùa mưa thì nước

đọng khá sâu và có cỏ lác mọc. Mùa nước ở bưng thường có rất nhiều cá đồng.

C
CACAO : thuật ngữ có gốc từ tiếng địa phương của thổ dân Trung Mĩ, chỉ một loại cây trồng ở xứ
nóng, quả có nhiều hạt nhỏ nằm trong một vỏ cứng. Người Axơtếch xưa kia dùng hột cacao rang
vàng, tán nhỏ trộn với ngô (bắp) và ớt làm thức ăn. Bột cacao hiên nay được dùng phổ biến trên thế
giới để làm thức uống, làm kẹo và sôcôla. Ngày nay, cacao đã trở thành một cây thực phẩm có giá trị
kinh tế cao, được đem sang trồng ở nhiều vùng nhiệt đới châu Phi và châu A ( kể cả ở miền Nam
nước ta).
CACBON ĐIÔXIT : X. khí cacbônic
CACBON PHÓNG XẠ : tên gọi của chất đồng vị C
14
. Chất này có đặc tính tự phân huỷ trong một
khoảng thời gian nhất định. Người ta nghiên cứu tính chất tự phân huỷ của C
14
để có thể xác định
được tuổi của các hoá thạch chứa nó.
CÁCH MẠNG KHOA HỌC-KĨ THUẬT HIỆN ĐẠI : thuật ngữ dùng để chỉ cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật bắt đầu từ giữa thế kỉ 20, phân biệt với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã xảy ra vào giữa
thế kỉ 19. Tiền đề của cuộc Cách mạng KHKT hiện đại là những phát minh về KHKT từ cuối thế kỉ
19 đến đầu thế kỉ 20. Cuộc Cách mạngKHKT hiện đại có 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 1940 đến
năm 1970 và giai đoạn 2 từ năm 1970 đến nay. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn đầu là: sự phát
triển mạnh mẽ các ngành khoa học kĩ thuật,phù hợp với thời kì khôi phục và phát triển nền kinh tế
thế giới đã bị kiệt quệ sau chiến tranh, tập trung vào bốn hướng chủ yếu : tăng cưòng khai thác các
nguồn năng lượng mới, mở rộng các cơ sở nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động và đẩy
mạnh phạm vi nghiên cứu ra các đại dương và khoảng không vũ trụ. Đặc trưng của giai đoạn hai là
tập trung vào các hướng: a) thay thế và giảm bớt việc sử dụng các nguồn năng lượng,nguyên vật
liệu truyền thống, b) tăng cường trình độ tự động hoá trong công nghiệp, c) phát triển mạnh các
ngành công nghệ sinh học để có được những sản phẩm mới,có năng suất cao,phẩm chất tốt , d) phát
triển nhanh và không ngừng hoàn thiện kĩ thuật điện tử và tin học.

CÁCH MẠNG TRẮNG : thuật ngữ được dùng ở Ân Độ để chỉ sự thay đổi lớn lao trong ngành chăn
nuôi, nhờ đó mà năng suất sữa trâu, bò được tăng vượt bậc.
CÁCH MẠNG XANH : thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi lớn lao trong nông nghiệp, tạo ra một
quá trình tăng trưởng vượt bậc về sản xuất lương thực trong các nước đang phát triển, sau khi đã đưa
vào sản xuất đại trà một số giống lúa mới,có năng suất cao (chủ yếu là lúa mì và lúa nước). Mêhicô
và Ân Độ là những nước đã đi đầu trong cuộc Cách mạng xanh và đã thoát khỏi nạn đói trong những
năm giữa thế kỉ 20.
Hiện nay,ở Philippin đã thành lập Viện Nghiên cứu lúa quốc tế, chuyên nghiên cứu về cách lai tạo
ra những giống lúa mới, có năng suất cao. Những giống này đã được phổ biến và trồng ở nhiều nước
châu A.
CACTEN : tổ chức kết hợp nhiều xí nghiệp độc lập trong một ngành công nghiệp ( nhiều khi thuộc các
nước khác nhau) nhằm bảo vệ giá bán các sản phẩm bằng cách hạn chế việc sản xuất hoặc việc cạnh
tranh giữa các xí nghiệp với nhau.
CACXTƠ : loại địa hình độc đáo hình thành trong các lớp đá vôi. Trong địa hình cacxtơ thường có
những hang động, những cửa biến, cửa hiện của các dòng chảy vv Thuật ngữ cacxtơ bắt nguồn từ
tên một địa phương ở Nam Tư (cũ), nơi có những cao nguyên đá vôi, rất điển hình cho loại địa hình
này.
CẢI TẠO TỰ NHIÊN : tổ hợp các biện pháp nhằm khắc phục những điều kiện tự nhiên không thuận lợi
để phục vụ cho những mục đích nhất định như : bảo vệ sản xuất, bảo vệ sức khoẻ cho con
người Việc đào hồ chứa nước, làm các công trình thuỷ lợi, trồng rừng vv đều là những công
trình cải tạo tự nhiên. Tuy nhiên, việc cải tạo tự nhiên phải hợp lí, thuận với các quy luật tự nhiên,
nếu không, tự nhiên sẽ "trả thù con người" và gây ra những hậu quả xấu không thể lường hết được.
CAMBRI : ( Cm) kỉ đầu tiên trong đại Cổ sinh, kéo dài trong khoảng 80 triệu năm. Trong kỉ Cambri đã
có sự phát triển của một số loài sinh vật đơn giản.
CANXIT : khoáng vật màu trắng, vàng hoặc hồng nhạt, có thành phần chủ yếu là cacbônat canxi
(CaCO
3
) nguyên chất hoặc lẫn manhê, sắt, mangan, kẽm vv
CÁN CÂN ẨM : tương quan so sánh giữa lượng nước rơi (mm) và lượng bốc hơi (mm) ở một địa điểm,
trong một khoảng thời gian nhất định (năm, tháng, vv ). Cán cân ẩm là dương, nếu lượng bốc hơi

nhỏ hơn lượng nước rơi, là âm nếu lượng bốc hơi lớn hơn lượng nước rơi.
CÁN CÂN BỨC XẠ : tương quan so sánh giữa lượng bức xạ thu được và mất đi. Có cán cân bức xạ khí
quyển và cán cân bức xạ mặt đất. Tham gia vào cán cân bức xạ khí quyển, trong phần thu có lượng
bức xạ trực tiếp, lượng bức xạ tán xạ của Mặt Trời, lượng bức xạ của mặt đất. Trong phần mất đi, có
lượng bức xạ của chính bản thân khí quyển hướng về mặt đất và ra khoảng không gian vũ trụ.
Tham gia vào cán cân bức xạ mặt đất, trong phần thu có lượng bức xạ trực tiếp và tán xạ của Mặt
Trời, của khí quyển. Trong phần mất đi,có lượng bức xạ nhiệt của chính mặt đất. Cán cân bức xạ
cũng có dương (nếu phần thu lớn hơn phần mất đi) và âm ( nếu phần thu nhỏ hơn phần mất đi).
CÁN CÂN NƯỚC : X. Cân bằng nước
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI : tương quan so sánh về giá trị hàng hoá (hoặc giá trị tiền tệ) giữa việc nhập
khẩu và xuất khẩu của một nước. Sự so sánh này thường được biểu hiện dưới dạng một bảng thống
kê đối chiếu trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi giá trị các hàng nhập khẩu tương đương với giá trị các hàng xuất khẩu thì cán cân thăng
bằng. Nếu giá trị các hàng nhập khẩu nhỏ hơn thì là xuất siêu, nếu lớn hơn thì là nhập siêu.
CẢNG : khu vực ở bờ biển hoặc ở bến sông có các công trình xây dựng và trang,thiết bị phục vụ cho
việc neo, đậu các tàu,thuyền, đổ bộ hành khách,bốc dỡ hàng hoá và thực hiện các dịch vụ sửa chữa kĩ
thuật, bảo quản hàng hoá, và quản lí các công việc khác thuộc phạm vi vận tải đường thuỷ.
CẢNG QUỐC TẾ : cảng lớn, nằm trên các đường giao thông quốc tế, được trang bị tốt,có trình độ quản
lí cao, có khả năng phục vụ cho các tàu nước ngoài ra,vào để bốc dỡ hàng hoá, sửa chữa và tiếp tế
nhiên liệu.
CẢNG TỰ DO : cảng có chế độ ưu đãi về mặt thuế quan. Cảng tự do có hai hình thức : cảng tự do hoàn
toàn và cảng tự do hạn chế. Các cảng tự do hoàn toàn không chịu sự kiểm soát của các cơ quan hải
quan của nước sở tại, hàng hoá ra vào cảng đều được miễn thuế xuất, nhập, còn đối với các cảng tự
do hạn chế, thì một số hàng hoá phải nộp thuế nhập khẩu và chịu sự kiểm soát của hải quan, một số
khác được miễn và cũng không chịu sự kiểm soát của hải quan.
CANHKINA : tên một giống cây thân gỗ to, có nguồn gốc ở Nam Mĩ, được đưa sang trồng ở Inđônêxia
để lấy chất Quinin có trong vỏ cây, dùng làm thuốc chữa sốt rét và chế rượu bổ.
CẢNH QUAN : ( landshaft ) theo nghĩa rộng có thể hiểu tương tự như thuật ngữ phong cảnh. Ví dụ :
cảnh quan miền núi, cảnh quan đồng bằng vv Đó là cảnh (nhìn thấy được) của một vùng, một khu
vực trên bề mặt Trái Đất, có những đặc điểm nhất định về thiên nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn,

động thực vật vv ) hoặc về những công trình do con người tạo ra như : nhà cửa, đồng ruộng, kênh
máng vv Trong các tài liệu địa lí, người ta thường nói tới các cảnh quan tự nhiên, cảnh quan văn hoá
hay nhân sinh vv Theo nghĩa hẹp, cảnh quan có thể hiểu là một đơn vị cơ bản của sự phân chia các
tông hợp thể lãnh thổ trong hệ thống phân vị địa lí tự nhiên. Đó là một bộ phận của lớp vỏ địa
lí,tương đối thuần nhất trong cấu trúc, khác với các bộ phận khác do tính đặc thù của sự kết hợp có
tính quy luật của các thành phần,các mối quan hệ bên trong và các mối liên hệ giữa nó với các đơn
vị thấp hơn (cảnh khu,cảnh diện vv )
CAOLANH : đất sét trắng, có thành phần chủ yếu là khoáng vật Kaolinit ( Al
2
OH
2
Si
2
O
5
). Được sử
dụng trong công nghiệp hoá chất, công nghiệp giấy, sà phòng và làm đồ sứ.
CAO LƯƠNG : (Sorgho) cây lương thực phụ cho hạt, có nguồn gốc ở châu Phi, Ân Độ và Trung Quốc.
Thân cây cao, giống cây ngô, hạt mọc thành chùm ở trên ngọn.
CAO NGUYÊN : địa hình thuộc miền núi,có bề mặt tương đối bằng phẳng, hoặc gợn sóng, đôi khi có
đồi. Độ cao từ 500m trở lên. Cao nguyên bao giờ cũng có sườn rất dốc, nhiều khi trở thành vách
đứng. Về nguồn gốc, cao nguyên có thể hình thành do tác động bào mòn, san bằng lâu dài các loại
địa hình hoặc do bị một lóp đá phun trào dày như đá badan phủ lên trên mặt. Ơ nước ta, Mộc Châu là
một cao nguyên bóc mòn, còn Bảo Lộc là một cao nguyên bề mặt có phủ đá badan.
CARƯ : địa hình đá vôi bị cắt xẻ mạnh. Còn gọi là địa hình đá tai mèo. Những chỗ đá nhô lên, sắc,
nhọn cao từ vài cm đến vài chục cm. Loại địa hình này nhiều khi có diện tích rất rộng, tạo thành các
cánh đồng carư.
CÁT KẾT : loại đá trầm tích được hình thành do sự gắn kết các hạt cát bằng các loại xi măng silic,
canxi, ôxit sắt vv Tuỳ theo các loại chất gắn kết khác nhau, mà đá có các màu sắc từ xám sáng đến
hồng,đỏ gan gà vv Đá cát kết trước đây vẫn gọi là sa thạch. Cát kết được dùng làm đá mài dao, làm

cối đá hoặc làm đá xây dựng.
CẤM VẬN : chính sách ngăn cản,hạn chế,quan hệ kinh tế,thương mại của cộng đồng các quốc gia trên
thế giới đối với một nước bị coi là có ý đồ đe doạ hoà bình,an ninh quốc tế. Cấm vận có thể từng
phần hoặc toàn bộ đối với việc xuất, nhập khẩu các loại vũ khí, nguyên vật liệu, ngoại tệ, các thông
tin về khoa học-kĩ thuật, công nghệ vv Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng thừa nhận biện pháp
cấm vận coi như một biện pháp phòng ngừa, bảo vệ hoà bình thế giới. Việt Nam trước đây đã từng
bị Hoa Kì cấm vận. Chỉ từ tháng 2 năm 1994, lệnh này mới được bãi bỏ.
CẬN NHIỆT ĐỚI : X. Đới cận nhiệt
CẤU TRÚC DÂN SỐ : X. Kết cấu dân số
CẤU TRÚC ĐÁ : đặc điểm về sự sắp xếp những khoáng vật có kích thước,hình dáng khác nhau trong
một loại đá. Cấu trúc đá là một căn cứ để phân biệt các loại đá.
CẤU TRÚC ĐẤT : đặc điểm về sự gắn kết các phần tử đất thành các khối có độ bền, hình dáng, kích
thước, khác nhau. Cấu trúc đất có ảnh hưởng đến độ thoáng khí và chế độ lưu thông nước trong thổ
nhưỡng.
CÂY BÁ HƯƠNG : (cèdre) cây lớn thuộc lớp Thông, mọc ở châu Á và châu Phi, có cành xoè ngang
thành từng tầng. Gỗ bá hương có mùi thơm. Trước kia, những khu rừng bá hương rộng lớn ở LiBăng
rất nổi tiếng thế giới. Người Ai Cập xưa rất chuộng dùng gỗ bá hương của Li Băng để xây cất cung
điện. Dầu và nhựa bá hương được dùng để tẩm vải ướp xác.
CÂY BÁNH MÌ : (Artocarpe) cây mọc phổ biến trên các đảo thuộc châu Đại Dương. Lá giống lá đu đủ,
quả giống như quả mít nhỏ, giàu chất bột. Khi nướng, ăn tựa như bánh mì, vì vậy có tên "cây bánh
mì". Ơ miền Nam nước ta cũng có cây bánh mì gọi là cây xa kê.
CÂY BẮT SÂU BỌ : (Népenthès) thực vật thân cỏ, mọc trên những vùng đất khô ở vùng nhiệt đới châu
A và ở Madagaxca. Có khả năng bắt sâu bọ nhờ một bộ phận ống bẫy có nắp đậy, mọc ở tay cuốn
đầu lá.
CÂY BỤI : cây thân gỗ, phần lớn ưa sáng, thường cao từ 1 đến vài mét, là thành phần chính trong thảm
thực vật tự nhiên ở các vùng khô hạn, nửa hoang mạc hoặc hoang mạc trên thế giới Cũng có một bộ
phận cây bụi không ưa sáng,thường mọc trong rừng, thành một tầng thấp, dưới tán các cây to.
CÂY CHÀ LÀ : cây trồng phổ biến ở vùng Bắc Phi và Trung Đông. Quả có vị ngọt, mọc thành chùm
lớn ở ngọn cây, giống chùm quả cọ. Quả chà là phơi khô là thức ăn dự trữ cho những người đi lại
trong hoang mạc.

CÂY CỌ DẦU : cây thuôc giống cọ cho dầu ăn và dầu dùng trong công nghiệp sán xuất xà phòng. Có
nhiều ở Đông Nam A, đặc biệt là ở Inđônêxia và Malaixia.
CÂY CÔNG NGHIỆP : các loại cây trồng cung cấp các sản phẩm làm nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp. Cây công nghiệp có thể phân ra hai loại dựa vào thời gian sinh trưởng : cây công nghiệp
ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày. Dựa vào công dụng, cây công nghiệp cũng có thể phân ra :
cây lấy sợi ( bông, gai,đay,lanh ), cây lấy nhựa ( cao su, thông ), cây lấy dầu ( đậu tương, cọ, ô
liu ), cây lấy chất thơm (khuynh diệp, màng tang, xả ), cây lấy đường ( mía, củ cải đường, thốt
nốt ), cây làm thuốc ( sâm, tam thất, quế ) và cây có chất kích thích ( thuốc lá, thuốc phiện vv )
CÂY HƯỚNG DƯƠNG : (hélianthe) thực vật thân thảo có nguồn gốc ở châu Mĩ, hoa to, màu vàng, ưa
ánh sáng nên luôn luôn quay về phía Mặt Trời. Hoa chứa nhiều hạt, khi ép cho một loại dầu ăn tốt.
Còn có tên : cây quỳ.
CÂY LƯƠNG THỰC : các loại cây trồng cho hạt, củ, phần lớn được nghiền thành bột cung cấp chất
tinh bột dùng làm lương thực, chủ yếu cho người và gia súc. Các cây lương thực chính có : lúa mì,
lúa gạo và ngô.
Ngoài ba loại trên, các cây khác được coi là lương thực phụ có : lúa mạch đen, yến mạch, sắn,
khoai, cao lương.
CÂY PHONG ẤN : cây hoá thạch, cao tới 30m, còn dấu vết trong các lớp than đá tuổi Cacbon.
CÂY SỒI : cây to, cao từ 20 đến 40m, lá có nhiều thuỳ sống phổ biến ở vùng ôn đới.
CÂY THỰC PHẨM : các loại cây trồng dùng làm thức ăn, thức uống hàng ngày cho con người. Ví dụ :
các loại rau, đậu, hoa quả, chè vv Hiện nay, ranh giới giữa các cây thực phẩm và cây công nghiệp
rất khó phân biệt, vì khi ngành công nghiệp thực phẩm phát triển, thì nhiều cây trước kia chỉ là thực
phẩm nay đã trở thành cây công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho ngành này. Ví dụ : mía, chè,
CHANCÔPIRIT : quặng đồng có các hạt lóng lánh màu vàng. Thành phần chủ yếu là : sunphua kép sắt
và đồng ( FeCuS
2
).
CHẢY CHẤT XÁM : thuật ngữ được dùng phổ biến từ năm 1963 trên các báo chí thế giới để chỉ hiện
tượng di cư của một số lượng lớn các cán bộ khoa học-kĩ thuật từ các nước nghèo, có nền kinh tế
kém phát triển sang các nước giàu có nền kinh tế phát triển hơn. Ví dụ : trong hai thập niên 60 và 70
của thế kỉ này, các nước đang phát triển đã bị mất khoảng 10 vạn cán bộ khoa học - kĩ thuật. Ngoài

nguyên nhân kinh tế, các nguyên nhân khác nữa của hiện tượng chảy chất xám là : tình hình chính trị
thiếu ổn định, đời sống xã hội và điều kiện nghiên cứu khoa học-kĩ thuật kém phát triển ở các nước
nghèo.
CHĂN NUÔI : một trong hai ngành chính của nông nghiệp bao gồm : chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia
cầm, nuôi ong, nuôi tôm, nuôi cá vv Ngành chăn nuôi đã cung cấp cho xã hội nhiều thực phẩm
( thịt, sữa, trứng ), sức kéo ( ngựa, trâu, bò, voi, lạc đà ) và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
nhẹ và công nghiệp thực phẩm ( thuộc da, dệt lụa, làm đồ hộp vv )
CHẤT DINH DƯỠNG : thuật ngữ chỉ những chất có ý nghĩa hàng đầu đối với sự sinh trưởng của thực
vật và động vật, bao gồm các chất vô cơ và hữu cơ. Đối với thực vật, các chất này phải hoà tan được
trong nước để rễ cây dễ hấp thu. Trong số các chất dinh dưỡng có các nguyên tố đại lượng ( gồm
một lượng lớn như: N, P, K, Ca, Mg, Si, Fe, S ) và các nguyên tố vi lượng ( gồm một lượng rất nhỏ,
nhưng rất cần thiết cho các quá trình sinh hoá như : đồng, kẽm , côban )
CHẤT MỚI SINH : ( trong thổ nhưỡng) chất có hình thù và thành phần hoá học khác nhau mới sinh ra
trong quá trình hình thành và phát triển của thổ nhưỡng, do sự phân bố lại một cách có quy luật
những nguyên tố hoá học trong các lớp đất. Sự tập trung một số nguyên tố có thể tạo nên những hợp
chất mới, đặc biệt khác hẳn với các chất vốn có trong đất. Ví dụ : đá ong trong đất pheralit nhiệt đới,
các hạt kết von sắt trong đất pôtdôn, các hạt cacbônat màu trắng trong đất thảo nguyên vv
CHÂU THỔ : đồng bằng phù sa, thấp, bằng phẳng do các sông lớn bồi đắp ở cửa sông. Ví dụ : châu thổ
sông Nin ở Ai Cập rộng 24.000km
2
,châu thổ sông Amadôn ở Nam Mĩ rộng 100.000 km
2
,châu thổ
sông Hồng và Thái Bình ở nước ta rộng 15.000km
2
vv Các châu thổ còn được gọi là tam giác châu
hoặc đenta, bởi vì chúng đều có hình tam giác hoặc giống chữ Hi Lạp cổ : đenta.
CHẾ ĐỘ NƯỚC : X. Chế độ sông.
CHẾ ĐỘ SÔNG (THỦY CHẾ SÔNG) : đặc điếm của một con sông về mặt nước chảy. Chế độ sông phụ
thuộc vào các đặc điểm tự nhiên của lưu vực, chủ yếu là địa hình và khí hậu. Địa hình có ảnh hưởng

đến độ dốc của lòng sông, tốc độ nước chảy ,còn khí hậu thì ảnh hưởng đến sự biến đổi của lượng
nước
Chế độ sông biến đổi theo mùa, trong năm vv thể hiện ở sự biến đổi về mực nước, lưu lượng,
nhiệt độ, lượng phù sa và về hàm lượng các chất hoà tan trong nước
CHECNÔDIOM : loại đất rất màu mỡ, có tầng mùn dày, màu đen, phát triển ở miền thảo nguyên khô
phía đông châu Âu, chủ yếu ở Liên bang Nga, Ucraina,Hungari, và Rumani. Lượng mùn chiếm từ 4
đến 15%. Đây là vùng đất sản xuất nhiều lúa mì nổi tiếng. Tuy nhiên, vùng đất này cũng hay bị hạn,
nhiều khi mất mùa hàng chục năm liền như ở nước Nga thời Sa Hoàng. Việc cung cấp nước tưới
cho vùng này là hết sức cần thiết.
CHI LƯU : dòng chảy tiêu nước cho một con sông chính ở phía hạ lưu (chủ yếu trong vùng cửa sông).
Ví dụ : sông Đáy, sông Đuống,sông Luộc là các chi lưu của sông Hồng.
CHỈ SỐ KHÔ HẠN : chỉ số biểu hiện tình trạng thiếu hoặc thừa ẩm của một địa phương.
Đó là tương quan so sánh giữa cán cân bức xạ của mặt đất so với tổng số nhiệt chi phí cho
sự bốc hơi lượng mưa trong năm. Chỉ số này được tính theo một công thức do M.I. Buđưcô
đưa ra, nhằm đánh giá điều kiện khô,ẩm của một lãnh thổ, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nếu chỉ
số nhỏ hơn 1 thì thiếu âm. Theo cách tính này, các vùng đài nguyên, rừng cây lá rộng, rừng cây hỗn
hợp, rừng cây lá kim thuộc ôn đới, rừng rậm nhiệt đới, cận nhiệt đới đều có chỉ số khô hạn nhỏ hơn 1.
Chỉ số lớn nhất : 3 là ở vùng hoang mạc.
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN NHÂN BẢN : (HDI) chỉ số do LHQ đưa ra để đánh giá mức độ phát triển của các
quốc gia không chỉ thuần tuý về mặt kinh tế,mà có chú trọng đến mặt chất lượng cuộc sống của nhân
dân trong quốc gia đó. Chỉ số này được tính dựa vào ba chỉ tiêu : - GNP hoặc GDP tính theo đầu
người
- tỉ lệ người biết chữ và được đi học
- tuổi thọ trung bình
CHIẾN LƯỢC "ĐUỔI BẮT" : (catching-up) chiến lược kinh tế của các nước đang phát triển nhằm đuổi
kịp các nước phát triển,về sản lượng và xuất khẩu sản phẩm (ở một số lĩnh vực nhất định) trong một
thời gian ngắn hơn thời gian mà các nước công nghiệp tiên tiến đã phải trải qua,dựa vào ưu thế của
các nước đi sau đã có kinh nghiệm của các nước đi trước.
CHIẾN LƯỢC "THEO SAU" : (follow-up) chiến lược phù hợp với điều kiện ban đầu còn nhiều khó
khăn của các nước đang phát triển.Theo chiến lược này thì các nước đang phát triển cần tập trung

vốn đầu tư vào các ngành sản xuất hàng tiêu dùng,tốn ít vốn,quay vòng nhanh, sử dụng nhiều lao
động nhằm tăng nhanh tốc độ tích luỹ .Các quốc gia này hợp tác, nhập kĩ thuật của nước ngoài và
bắt chước họ sản xuất các sản phẩm cùng loại (chủ yếu và lắp ráp,gia công). Cũng có khi dùng các
nhãn hiệu của nước ngoài vốn đã nổi tiếng để tiêu thụ sản phẩm.
CHIẾN LƯỢC "VƯỢT TRƯỚC": (pass-over) chiến lược được các công ti tư nhân bản xứ ở các nước
công nghiệp mới (NIC) áp dụng,nhằm chiếm ưu thế so với các công ti đa quốc gia,dựa vào ưu thế
về luật pháp dành cho người bản xứ,cũng như những điều kiện thuận lợi về việc hiểu rõ những
truyền thống về văn hoá ngôn ngữ dân tộc vv Khó khăn chính là phải san bằng được những yếu
kém về mặt kĩ thuật,quản lí sản xuất và về mặt tiếp cận thị trường.
CHIẾN TRANH LẠNH : tình trạng căng thẳng trong các mối quan hệ quốc tế, giữa các quốc gia đối
địch nhau về kinh tế hoặc chính trị mà chưa dùng đến quân sự.
CHIM CÁNH CỤT : loài chim sống thành bầy ở vùng ven biển lục địa Nam Cực. Chim thường đứng
thẳng, đi trên hai chân. Cánh ngắn không dùng để bay, mà dùng làm bơi chèo khi di chuyển dưới
nước. Khi đứng, chiều cao của chim trưởng thành đạt đến 1m.
CHIM ĐUÔI ĐÀN : (Ménure) loài chim sống ở lục địa Uc, to bằng chim trĩ. Con đực có hai lông đuôi
dài cong giống như chiếc đàn lia.
CHIM ÉN : (hirondelle) loài chim nhỏ, lưng có lông màu đen, bụng có lông trắng, đuôi xẻ thành hai
nhánh. Chim én ăn sâu bọ, bắt mồi trong lúc đang bay. En là loài chim di trú, sống ở các vùng ôn đới
vào các mùa xuân, hạ. Sang thu, đông bay về phía nam để tránh rét. Đến mùa ấm lại trở về ôn đới.
CHIM RUỒI : thuật ngữ chỉ một nhóm chim sẻ ở châu Mĩ, có thân hình rất nhỏ, lông màu sặc sỡ, bay
nhanh và có mỏ dài để hút mật hoa.
CHIM THIÊN ĐƯỜNG : ( paradisier) loài chim thuộc họ chim sẻ, sinh sống ở trên đảo Irian trong
Thái Bình Dương. Con đực có bộ lông sặc sỡ và bóng, đẹp, tạo thành các chùm bông ở bên sườn và
trên đầu.
CHIM YẾN : ( salangane) loài chim nhỏ sống ở bờ biển châu Á và châu Đại Dương trên các
vách núi đá vôi. Tổ chim yến được coi là một món ăn quý. Nó được làm bằng rong biển gắn kết với
nước rãi của chim và thường chỉ có ở trên các vách núi đá cheo leo.
CHÓ BIỂN : ( hải cẩu) thú thuộc bộ chân vây, cổ ngắn, tai không có vành, thân dài từ 1,5m đến 2m.
Chó biển sinh sống ở vùng biển cực Bắc, cực Nam và cả trong các vùng bờ biển có khí hậu ấm hơn.
CHÓ DƠI : động vật có vú to bằng con mèo,ăn sâu bọ và biết bay, sống trên quần đảo Xơnđa và bán

đảo Đông Dương. Động vật này bay được nhờ có những màng da ở hai bên thân dính liền với tứ chi
và đuôi. Còn gọi là chồn bay.
CHU TRÌNH THƯƠNG MẠI : vòng luân chuyển của một sản phẩm trên thị trường qua các khâu trung
gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
CHỦNG TỘC : tập hợp người có những đặc điểm tự nhiên giống nhau, di truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác như : màu da, màu mắt, tóc, hình dáng xương đầu, xương sọ vv Trên thế giới, người ta
thường phân ra 3 đại chủng : Ơrôpêôit (da trắng), Môngôlôit (da vàng) và Nêgrô-Ôxtralôit (da đen).
(Cũng có tài liệu coi đại chủng Nêgrô-Ôxtralôit là hai đại chủng riêng biệt. Nếu như vậy thì sẽ có :
không phải 3 đại chủng, mà là 4 đại chủng).
CHUỘT NHẢY : (gerboise) loài chuột nhỏ có hai chân sau dài hơn hai chân trước, thuận tiện cho hoạt
động nhảy và đào đất làm hang trong các đồng bằng đất cát.
CHUYÊN MÔN HOÁ : hình thức phân công lao động xã hội giữa các ngành sản xuất khác nhau của nền
kinh tế quốc dân và trong nội bộ một ngành, thậm chí giữa các xí nghiệp ở những giai đoạn khác
nhau của quá trình sản xuất.
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NỀN KINH TẾ : thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế học mới xuất hiện trong
những năm gần đây để chỉ sự thay đổi dần dần,từng bước cấu trúc của nền kinh tế trong phạm vi các
ngành và các vùng lãnh thổ để thích nghi với hoàn cảnh phát triển của đất nước. Sự chuyển dịch cơ
cấu ngành thể hiện ở sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và cả
giữa các ngành nhỏ trong nội bộ các ngành kinh tế như: giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nông
nghiệp, giữa khai thác và chế biến trong công nghiệp vv
Sự chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ thể hiện ở sự thay đổi các địa bàn sản xuất tương ứng với
sự chuyển dịch cơ cấu ngành. Thí dụ: việc hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây
Nguyên, ở Đông Nam Bộ,việc hình thành và xây dựng khu công nghiệp dầu khí ở Vũng Tàu, các
đặc khu kinh tế ở ngoại vi các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng vv
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ : hiện tượng xuất khẩu kĩ thuật và phương pháp làm việc từ một nước
này sang một nước khác ( thường là nuức kém phát triển). Các hình thức chuyển giao công nghệ có
thể là : bán trang thiết bị kĩ thuật, bán bằng sáng chế hoặc huấn luyện kĩ thuật, thiết lập các chi
nhánh vv
CHỨNG KHOÁN : chứng từ bảo đảm giá trị một phần vốn trong một xí nghiệp và được quyền hưởng
phần lãi suất hàng năm do xí nghiệp thu được. Trong các nước tư bản, để huy động vốn tổ chức các

xí nghiệp lớn, các tổ chức tư bản, các ngân hàng thường phát hành chứng khoán. Ví dụ : để huy động
một số vốn là 1.000.000 USD,
họ phát hành 1.000 chứng khoán, mỗi tờ có giá trị 1.000 USD. Chứng khoán được bán trên thị
trường chứng khoán. Người nào mua chứng khoán cũng trở thành người tham gia quản lí xí nghiệp
và có quyền được hưởng phần lãi suất hàng năm ( chia theo số lượng chứng khoán). Những người
lãnh đạo xí nghiệp được hội nghị toàn thể những người có chứng khoán bầu ra. Số phiếu bầu căn cứ
vào số chứng khoán, vì vậy những người nắm quyền hành điều khiển xí nghiệp, phần lớn là những
người sở hữu nhiều chứng khoán nhất. Các chứng khoán có thể tự do mua, bán trên thị trường
chứng khoán.
Các chứng khoán lúc đầu bán ra theo đúng giá trị ghi trên giấy, nhưng về sau giá trị đó có thể
thay đổi tuỳ theo tình hình lỗ,lãi của xí nghiệp. Xí nghiệp làm ăn càng nhiều lãi, chứng khoán càng
có giá trị trên thị trường và cũng trở thành đối tượng của các hoạt động buôn bán đầu cơ
CÔBAN : kim loại màu đỏ nhạt, cứng, dòn,có tỉ trọng 8,9 dùng để chế các hợp kim với đồng, sắt, thép
và chế các chất màu, chủ yếu là màu xanh. Trong tự nhiên, côban thường hay gặp trong các hợp
chất với lưu huỳnh và asen . Kí hiệu hoá học : (Co).
CÔNG TI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN : loại hình công ti gồm ít nhất 2 hội viên góp vốn thành lập và
chỉ có trách nhiệm về tổng số các khoản nợ của công ti không vượt quá toàn bộ giá trị của các cổ
phần (vốn góp).
CÔRIÔLIT : lực làm lệch hướng di chuyển của gió và các dòng sông trên bề mặt Trái Đất do ảnh hưởng
của sự vận động tự quay của Trái Đất. Ơ bán cầu Bắc, nếu hướng di chuyển là từ xích đạo lên cực
thì có sự lệch hướng sang tay phải, nếu hướng di chuyển là từ cực về xích đạo thì có sự lệch hướng
sang tay trái. Ơ bán cầu Nam,hiện tượng cũng tương tự như vậy.
CÔRUNĐUM : tinh thể alumin (Al
2
O
3
) một khoáng vật có độ cứng chỉ kém kim cương, thường được
dùng để làm các loại dao cắt kính,các dụng cụ cần độ cứng lớn chống lại tác dụng mài mòn.
CỐC : nhiên liệu thu được nhờ quá trình nung than đá trong những lò đặc biệt có nhiệt độ cao với điều
kiện thiếu không khí. Cốc là loại than xốp dạng khối và có tỉ lệ cacbon cao (98%). Cốc chủ yếu dùng

trong công nghiệp luyện kim để nấu gang. Trong quá trình cốc hoá, người ta cũng thu được các sản
phẩm phụ như : khí cốc và các chất nhựa. Khí cốc là một nhiên liệu, đồng thời cũng là một nguyên
liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hoá chất.
CÔN CÁT : khối cát lớn thường có hình móng ngựa, được hình thành ở vùng bờ biển hoặc trong các sa
mạc do gió. X. Backhan.
CÔNG : loài chim thuộc họ gà, sinh sống ở Nam Á và Đông Nam Á, có lông màu sặc sỡ, đặc biệt là ở
con đực, bộ lông đuôi dài tới 2m, có vân hoa, có thể xoè ra thành một hình bán nguyệt.
CÔNG NGHỆ : tập hợp những hiểu biết và những phương pháp kĩ thuật được sử dụng trong sản xuất
để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra hàng loạt sản phẩm có những tính chất nhất định. Sự
tác động đó thường phải thông qua các phương tiện vật chất ( máy móc, trang bị, công cụ vv )
CÔNG NGHỆ HỌC : môn học về các dụng cụ, các biện pháp và phương pháp sử dụng chúng trong các
ngành sản xuất công nghiệp.
CÔNG NGHỆ SINH HỌC : biện pháp kĩ thuật áp dụng vào giới sinh vật nhằm thay đổi một số tính chất
của chúng, để sử dụng vào các mục đích thực tiễn và công nghiệp. Công nghệ sinh học hiện nay mới
phát triển ở giai đoạn đầu và hứa hẹn một tương lai đầy triển vọng . Những hướng nghiên cứu chính
của ngành này là: công nghệ vi sinh, kĩ thuật enzim
(*)
, kĩ thuật gien và nuôi cấy tế bào.
CÔNG NGHIỆP : ngành sản xuất có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân hiện nay. Nó có nhiệm
vụ khai thác, chế biến những tài nguyên thiên nhiên và cả các nông sản, hải sản thành các sản phẩm
tiêu dùng, các công cụ, tư liệu sản xuất vv để phục vụ cho đời sống xã hội và
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của con người. Công nghiệp tuy hiểu theo
nghĩa rộng là một ngành, nhưng thực ra là một hệ thống bao gồm rất nhiều ngành sản xuất phức tạp,
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, việc phân loại các ngành công nghiệp là một vấn đề rất khó
khăn và phức tạp. Hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau và có tính chất rất tương đối. Nếu
căn cứ vào công dụng kinh tế của sản phẩm, người ta chia các ngành công nghiệp ra hai nhóm :
nhóm A ( công nghiệp nặng) gồm các ngành sản xuất các sản phẩm sử dụng trong các ngành sản
xuất khác như : công cụ lao động ( máy móc, thiết bị vv ) hoặc các tư liệu lao động ( nguyên liệu,
nhiên liệu ). Những ngành thuộc nhóm A có : công nghiệp nhiên liệu, công nghiệp khai mỏ và
luyên kim, công nghiệp chế tạo máy và chế biến kim loại, công nghiệp khai thác và chế biến gỗ,

công nghiệp hoá chất vv Nhóm B (công nghiệp nhẹ) gồm các ngành sản xuất ra các sản phẩm
không sử dụng vào mục đích sản xuất, mà phục vụ cho mục đích tiêu dùng trực tiếp của con người
như : công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, sành sứ, giày dép, sản xuất vật liệu gia đình, công
nghiệp in .
Nếu căn cứ vào tính chất và đặc điểm của ngành sản xuất, người ta có thể chia ra : nhóm các
ngành công nghiệp cơ bản như: luyện gang,thép, hoá chất vv bao gồm cả quá trình khai thác
nguyên liệu (khai thác than, quặng ). Gọi là cơ bản bởi vì các ngành này đã chế biến bước đầu các
nguyên liệu thành sản phẩm thô hoặc bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác.
Nhóm thứ hai là các ngành công nghiệp chế biến, sử dụng các sản phẩm thô của các ngành cơ bản
để chế biến chúng tiếp thành các sản phẩm hoàn chỉnh như: công nghiệp cơ khí, dệt, thực phẩm vv
Cả hai cách phân loại này đều có những chỗ bất hợp lí, vì hiện nay số lượng các ngành công
nghiệp rất lớn và đa dạng. Chúng xâm nhập vào nhau và trở nên khó phân biệt đâu là công nghiệp
nặng, đâu là công nghiệp nhẹ, ngành nào là cơ bản, ngành nào là chế biến vv
CÔNG NGHIỆP HOÁ : 1- quá trình phát triển công nghiệp của một quốc gia trong một thời kì nhất
định, nhằm đưa nền sản xuất xã hội tiến lên quy mô lớn, thay thế lao động sản xuất thủ công bằng
máy móc, và máy móc sẽ chiếm địa vị chủ yếu trong các quá trình sản xuất.
2- quá trình phát triển kinh tế của một nước, trong đó một bộ phận nguồn lực
ngày càng lớn được huy động vào việc xây dựng một cơ cấu công nghiệp đa ngành với công nghệ
hiện đại để chế tạo ra tư liệu sản xuất, hàng hoá tiêu dùng, có khả năng đảm bảo một nhịp độ tăng
trưởng cao cho toàn nền kinh tế và bảo đảm sự tiến bộ kinh tế - xã hội.
CÔNGTENƠ : thùng kim loại lớn có kích thước nhất định, thuận tiện cho việc bốc dỡ, dùng để chứa
các hàng hoá vận chuyển trên các tuyến đường vận tải đường bộ, đường biển và đường không.
CÔNG TI XUYÊN QUỐC GIA : tổ chức kinh tế có những cơ sở kinh doanh về thương nghiệp, về công
nghiệp, về dịch vụ đặt ở nhiều nước, vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia. Trên thế giới hiện nay ước
tính có khoảng 12.000 công ti xuyên quốc gia, trong đó hơn 25% là các công ti của Hoa Kì.
CỘNG HOÀ : hình thức chính quyền của một quốc gia, trong đó cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà
Nước được nhân dân bầu ra theo nhiệm kì. Việc bỏ phiếu có thể do toàn dân hoặc do các đại diện
của nhân dân.
CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP : tình trạng sắp xếp và phối hợp các ngành sản xuất công nghiệp trong một
vùng, một quốc gia ( hoặc trên toàn thế giới) ,tạo thành một hệ thống công nghiệp, trong đó các

ngành đều có những mối quan hệ gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau.
CƠ CẤU KINH TẾ : tình trạng phối hợp các ngành kinh tế trong một vùng, một quốc gia ( hoặc trên
toàn thế giới) tạo thành một tổng thể kinh tế, trong đó hoạt động của toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi giữa
các ngành phải có những mối quan hệ gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau.
CƠ CẤU LAO ĐỘNG : tình trạng phân bố và sắp xếp nguồn lao động của một vùng, một quốc gia
( hoặc trên toàn thế giới) vào các ngành kinh tế khác nhau, bảo đảm cho sự hoạt động của toàn bộ
nền kinh tế.
CƠ SỞ HẠ TẦNG : toàn bộ các công trình xây dựng ban đầu, cần thiết để phục vụ cho một quá trình sản
xuất vật chất hoặc cho đời sống của một bộ phận dân cư Ví dụ : đường xá, điện nước, trường học
v.v
CUEXTA : núi có một sườn thoải và một sườn dốc có vách dựng đứng.
CUỐC : dân tộc không phải người Arap cũng không phải người Thổ Nhĩ Kì, sống phân tán ở một số
nước thuộc Tây Á như: Thổ Nhĩ Kì, Iran, Irăc và Xiri.
CỬA BIẾN : nơi con suối hoặc một dòng sông chui vào một khối núi đá vôi, để bắt đầu dòng chảy
ngầm của nó.
CỬA HIỆN : ngược lại với cửa biến là cửa hiện, nơi dòng chảy của con suối hoặc sông lộ ra ngoài mặt
đất, sau khi đã chảy ngầm qua khối núi đá vôi.
CỬA SÔNG : nơi kết thúc dòng chảy của một con sông, ở chỗ nước đổ ra biển, vào hồ hoặc vào một con
sông khác.
CƯỠNG CHẾ HOÀ BÌNH : thuật ngữ chỉ việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm đạt được hoà
bình,bao gồm cả việc sử dụng những biện pháp quân sự hoặc phi quân sự nhằm trừng phạt các hành
vi xâm lược của các nước trên thế giới,vãn hồi hoà bình.
CƯỚP DÒNG : hiện tượng một dòng sông bắt một bộ phận ( thường là khúc thượng lưu) của một dòng
sông thuộc lưu vực khác chảy vào dòng của mình. Nguyên nhân của hiện tượng này là tác dụng xâm
thực giật lùi ( đào sâu lòng, làm cho nguồn sông lùi dần lên phía trên) của sông về phía thượng
nguồn. Sông lùi dần đến khi gặp một khúc sông thuộc lưu vực khác, thì sẽ xảy ra hai trường hợp :
- Nếu độ cao của thung lũng sông đào lòng (A) nằm thấp hơn độ cao của thung lũng sông bắt gặp
(B), thì nước ở sông bắt gặp (B) sẽ bỏ dòng cũ mà chảy vào sông đào lòng (A).
Sông đào lòng (A) trở thành sông cướp dòng, còn sông (B) là sông bị cướp dòng.
- Nếu độ cao của thung lũng sông đào lòng (A) nằm cao hơn thung lũng của sông bắt

gặp (B) , thì nước ở sông (A) sẽ bỏ dòng cũ mà chảy vào sông (B). Sông (A) trở thành sông bị cướp
dòng, còn sông (B) là sông cướp dòng.
D
DÂN BẢN ĐỊA : X. Thổ dân.
Đ
ĐA CANH : chế độ khai thác đất đai bằng cách trồng nhiều loại cây, thu nhiều sản phẩm khác nhau trên
cùng một diện tích.
ĐÁ : ( nham thạch) vật liệu có độ cứng ở nhiều mức độ khác nhau, tạo nên lớp rắn của Trái Đất. Đá có
thể được cấu tạo do một loại khoáng thuần nhất như : đá hoa ( do canxit tạo thành) hoặc do nhiều
loại khoáng như : granit ( do phenxpat, thạch anh và mica tạo thành). Cũng có loại đá được cấu tạo
do sự gắn kết nhiều khối nhỏ của các loại đá khác như : đá cuội kết, đá dăm kết v.v Tuỳ theo
nguồn gốc, đá được phân ra 3 nhóm : đá măcma, đá trầm tích và đá biến chất. Đá măcma được hình
thành do quá trình đông đặc và nguội lạnh của khối măcma nằm sâu trong lòng đất. Đặc điểm của
các loại đá măcma là có các tinh thể hình thành trong quá trình kết tinh. Vì vậy, người ta cũng gọi
loại đá này là đá kết tinh hoặc đá hoả thành. Đá măcma lại phân ra hai loại : đá phún xuất ( khi
măcma trào ra ngoài mặt đất. Ví dụ: đá riôlit, đá badan ) và đá xâm nhập ( khi măcma chưa lên tới
mặt đất, còn nằm xen trong các lớp gần mặt đất như : granit ). Đá trầm tích được hình thành do
sự tích tụ các vật liệu trầm lắng ở các đáy biển, đáy hồ v.v Đặc điểm của đá trầm tích là có các
lớp song song, nhiều khi khác nhau về màu sắc, về tính chất thô, mịn ( tuỳ theo sự trầm lắng của
các loại vật liệu khác nhau, qua các thời kì), ví dụ : đá phiến, đá vôi v.v Đá biến chất được hình
thành do quá trình nóng chảy và tái kết tinh của các loại đá măcma hoặc trầm tích bị vùi trong các
lớp đất sâu, chịu áp lực lớn, nhiệt độ cao hoặc nằm gần kề các lò măcma nóng chảy. Đặc điểm của
đá biến chất là vừa có cấu trúc tinh thể,vừa có cấu trúc phân lớp. Ví dụ : đá gơnai ( do granit biến
chất, đá hoa do đá vôi biến chất )
ĐÁ AXIT : đá có hàm lượng ôxyt silic ( SiO
2
) tương đối cao ( từ 65% trở lên), ví dụ : đá granit. Nếu
hàm lượng ôxyt silic dưới 55% thì là đá kiềm hay đá badơ, ví dụ : đá badan. Nếu hàm lượng ôxyt
silic từ 55% đến 65% thì đá được coi là trung tính, ví dụ : đá điôrit
ĐÁ BỌT : đá hình thành từ tro núi lửa, xốp, nhẹ, cứng, thường được dùng làm đá mài. Đá bọt có thể

nổi trên mặt nước, do trong cấu trúc có nhiều lỗ hổng chứa không khí.
ĐÁ CÁT : ( sa thạch) đá trầm tích có thành phần chủ yếu gồm các hạt thạch anh gắn kết với nhau bằng
chất ximăng silic hoặc vôi. Đá cát được dùng nhiều trong các công trình xây dựng, để lát đường
hoặc làm đá mài dao.
ĐÁ GỐC : lớp đá còn nguyên vẹn, chưa bị phong hoá, nằm ở tầng dưới cùng của phẫu diện thổ
nhưỡng, được kí hiệu là tầng D.
ĐÁ KIỀM : X. Đá axit.
ĐÁ LỞ : hiện tượng đá tảng ở các sườn dốc bị tách ra, lăn từ trên cao xuống chân núi. Nguyên nhân
chủ yếu là do quá trình phong hoá lâu ngày đã làm cho lực liên kết các khoáng vật trong đá giảm
đi. Khi có chấn động mạnh hoặc mưa lớn, từ các vết nứt nẻ, đá mất thăng bằng và lao xuống chân
núi do trọng lực. Hiện tượng đá lở thường gây ách tắc đối với đường xá giao thông, phá hoại cầu
cống và ảnh hưởng cả đến sinh hoạt của con người ở các miền núi.
ĐÁ MẸ : lớp đá bị vỡ vụn, nhưng chưa bị phong hoá hoàn toàn, nằm ngay ở phía trên tầng đá gốc
trong phẫu diện thổ nhưỡng. Lớp đá mẹ được kí hiệu là tầng C.
ĐÁ QUÝ : khoáng vật có nhiều màu sắc đẹp, có độ trong và độ phản xạ ánh sáng cao, được dùng trong
ngành mĩ nghệ để làm các đồ trang sức cho phụ nữ như : kim cương, ngọc xanh, ngọc đỏ ( rubis),
ngọc lam vv
ĐÁ RIÔLIT : loại đá măcma phún xuất, có thành phần tương tự như đá granit, nhưng có tinh thể nhỏ
và mịn hơn. Ví dụ : đá riôlit ở khối núi Tam Đảo nước ta.
ĐÁ SỢI : X. Amiăng.
ĐÁ TAN : (talc) đá có lớp mỏng, óng mềm. Thành phần chủ yếu là silicat manhê. Đá tan thường gặp
trong các loại đá phiến kết tinh. Khi nghiền nhỏ thành bột, được dùng trong nhiều ngành công
nghiệp, như : công nghiệp hoá chất ( chế tạo cao su), công nghiệp giấy v.v Bột đá tan cũng được
dùng để chế phấn xoa rôm cho trẻ em.
ĐÀI NGUYÊN : X. Đồng rêu
ĐẠI : khoảng thời gian tương ứng với một giai đoạn phát triển lâu dài của lịch sử Trái Đất và của giới
hữu cơ. Trong lịch sử địa chất, người ta chia ra 5 đại : đại Thái Cổ (AR), đại Nguyên sinh ( PR),
đại Cổ sinh (PZ), đại Trung sinh (MZ) và đại Tân sinh (KZ). Mỗi đại có thời gian kéo dài từ vài
chục triệu năm đến trên một nghìn triệu năm. Mỗi đại lại chia ra nhiều kỉ.
- Đại Thái cổ là đại cổ nhất trong lịch sử địa chất của Trái Đất. Thời gian kéo dài khoảng 1.000

triệu năm và cách đây khoảng 3.500 triệu năm. Các loại đá được hình thành trong đại Thái cổ hiện
biết ( tìm được ở Nam Phi) có mức độ biến chất rất mạnh. Phần lớn chúng đều có tuổi trên 3.000
triệu năm. Đây là thời kì xảy ra nhiều hiện tượng xâm nhập và nhiều vận động kiến tạo lớn.
- Đại Nguyên sinh có thời gian kéo dài khoảng từ 600 đến 800 triệu năm. Các loại đá được hình
thành trong đại này cũng là đá biến chất mạnh, nhưng thường có mức độ kém hơn. Trong đại
Nguyên sinh đã có các sinh vật đơn giản chưa có xương. Theo dự đoán của các nhà địa chất, thì
chỉ đến cuối đại Nguyên sinh các nhóm động vật có xương, mới xuất hiện (trừ nhóm động vật có
xương sống).
- Đại Cổ sinh kéo dài vào khoảng 300 - 350 triệu năm. Trong đại này, giới sinh vật đã rất phong
phú. Động vật có xương sống đã xuất hiện với các loài cá và bò sát. Thực vật chủ yếu là các loài
tảo và dương xỉ. Đây cũng là thời kì hình thành nhiều mỏ than đá lớn trên thế giới. Về kiến tạo, đã
có các vận động tạo sơn Calêđôni và Hecxini. Đại Cổ sinh có 6 kỉ: Cambri, Oócđôvich, Silua,
Đềvôn, Cacbon và Pecmi.
- Đại Trung sinh bắt đầu cách đây khoảng 230 triệu năm và kéo dài trong hơn 160 triệu năm. Đại
này có 3 kỉ : Triat, Giura và Crêta (Bạch Phấn). Trong đại Trung sinh, nhiều vùng trên thế giới có
vận động tạo sơn. Mạnh nhất là vận động tạo sơn Kimmêri hay Inđôxini ( cuối Triat, đầu Giura)
xảy ra ở ven bờ Tây Thái Bình Dương. Vận động tạo sơn này có vai trò quan trọng trong việc hình
thành địa hình khu vực Đông Nam A, trong đó có nước ta. Giới sinh vật trong đại này rất phong
phú. Động vật có các loài khủng long,chim. Các loài có vú cũng bắt đầu xuất hiện. Thực vật có :
dương xỉ, cây lá kim và các cây hạt kín (bí tử).
- Đại Tân sinh bắt đầu cách đây 67 triệu năm và còn kéo dài cho đến ngày nay. Đại này chia ra 3
kỉ : Palêôgen, Nêôgen ( còn gọi là kỉ Đệ Tam) và Antrôpôgen ( kỉ Nhân sinh hay kỉ Đệ Tứ). Trong
đại Tân sinh những biến đổi lớn trên bề mặt Trái Đất đã tạo nên sự phân bố các lục địa và đại
dương như hiện nay. Vận động tạo sơn mãnh liệt đã hình thành nên các núi lửa hiện đại và các hệ
núi cao nhất bên bờ Đông Thái Bình Dương ( trên châu Mĩ), ở Nam Âu ( Anpi) và ở châu A
( Himalaya). Vào cuối Nêôgen, đầu kỉ Đệ Tứ, khí hậu trên Trái Đất trở nên rất lạnh đã làm cho
băng hà lục địa phát triển, bao phủ nhiều vùng đất đai rộng lớn trên các lục địa Âu - A và Bắc Mĩ.
Giới sinh vật đã phát triển gần giống như hiện nay. Con người cũng bắt đầu xuất hiện vào đầu kỉ
Đệ Tứ.
ĐẠI CHỦNG Ô-XTRA-LÔ-IT : là đại chủng gồm các thổ dân sống trên lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo

thuộc Mê-la-nê-di và Niu-Di-lân. Những người Ô-xtra-lô-it có màu da đen, tóc quăn tương tự như
người Nê-grô-it ở châu Phi. Bởi vậy, trước đây người ta xếp người Ô-xtra-lô-it và người Nê-grô-it
vào một đai chủng Nê-grô-Ô-xtra-lô-it. Ngày nay, với những kết quả nghiên cứu mới người ta tách
đại chủng này thành hai đại chủng riêng biệt : Đại chủng Nê-grô-it và đại chủng Ô-xtra-lô-it.
ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI : khoảng nước rộng lớn, nằm cả ở hai bán cầu, chiếm tới 70,8% diện tích bề
mặt Trái Đất. Đại dương thế giới gồm có 4 đại dương, nối thông với nhau : Thái Bình Dương ( 180
triệu km
2
), Đại Tây Dương ( 93 triệu km
2
), ấn Độ Dương ( 75 triệu km
2
) và Bắc Băng Dương ( 13
triệu km
2
).
ĐẠI ĐỊA HÌNH : dạng địa hình lớn, xác định kiểu địa hình của một bộ phận đất đai rộng lớn trên bề
mặt Trái Đất. Ví dụ : bình nguyên, cao nguyên, khối núi vv
ĐẠI MẠCH : cây lương thực, họ hoà thảo, mọc ở ôn đới, có hạt kết tụ thành bông, giống như bông lúa
mì, nhưng có râu dài hơn. Hạt đại mạch dùng làm lương thục cho người, cho gia súc và dùng trong
công nghiệp làm rượu bia.
ĐẠO CHÍNH THỐNG : ( Trực giáo) một giáo phái từ Kitô giáo tách ra. Từ năm 1504 đã trở thành
một giáo phái hoàn toàn độc lập. Quyền hành tối cao nằm trong tay quốc vương. Đạo chính thống
mang tính bảo thủ, huyền bí và phi lí trong các giáo điều cũng như trong các tổ chức. Giáo hội
chính thống vẫn tuân theo các giáo điều và luật lệ cũ từ thế kỉ IV đến thế kỉ VIII, từ chối mọi đổi
mới của giáo hội La Mã. Ví dụ: đạo chính thống ở Nga từ chối không sử dụng lịch do Giáo Hoàng
La Mã Grêgoa cải tiến, vì vậy khi Cách mạng tháng 10 nổ ra vào ngày 7 tháng 11 năm 1917, thì
lịch cũ của Nga mới là ngày 25 tháng 10 năm 1917.
ĐẠO CƠ ĐỐC : Cơ Đốc cũng như Kitô là những phiên âm khác nhau của từ Christ trong Jesus Christ.
X. đạo Kitô

ĐẠO GIA TÔ : cũng là đạo Kitô, do phiên âm từ đầu của tên Jesus Christ. X đạo Kitô.
ĐẠO HỒI : ( Hồi Giáo, Islam) tôn giáo do Mohamet thành lập vào thế kỉ VII trên bán đảo Arap. Trong
các thế kỉ IX và X đạo Hồi được truyền bá đến bán đảo Ân Độ vùng Địa Trung Hải và vùng bờ biển
châu Phi phía Đại Tây Dương. Ơ châu A, từ khi các Hoàng đế Mông Cổ ngả theo đạo Hồi, đạo này
được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Về sau, người Thổ Nhĩ Kì lại truyền bá đạo Hồi sang các
nước Đông Âu sau khi chiếm được thành phố Côngxtantinôp. Hiện nay, đạo Hồi rất thịnh hành ở
các nước Tây Nam A, Bắc Phi, Inđônêxia. Do có ảnh hưởng từ đạo Giuđa và đạo Kitô, đạo Hồi vừa
là một tôn giáo, vừa là một nền văn hoá của người Arap. Kinh của đạo Hồi là Coran. Tôn giáo này
rất đơn giản trong lễ nghi cúng bái, chỉ thờ một vị thần : thánh Ala. Tuy nhiên, giáo điều lại rất khắt
khe. Hàng ngày tín đồ phải hành lễ, hướng về phía thánh địa Mecca. Mỗi năm vào tháng 9 ( lịch Hồi
giáo) tín đồ phải làm lễ nhịn ăn trong 1 tháng. Đây cũng là tôn giáo mà hàng năm có những cuộc
hành hương đông đảo của tín đồ về thánh địa Mecca.
ĐẠO KI TÔ : ( đạo Cơ Đốc, đạo Gia Tô) tôn giáo xuất hiện vào đầu Công nguyên. Từ thế kỉ III trở
thành quốc giáo của La Mã và là một trong những tôn giáo có nhiều tín đồ nhất thế giới ( khoảng
trên 150 triệu). Theo giáo lí của nhà thờ, Chúa Giêxu là người sáng lập ra đạo Kitô. Do sự khác biệt
về kinh tế, chính trị và văn hoá giữa Đông và Tây La Mã nên đạo Kitô dần dần tách ra thành 2 giáo
phái chính : đạo Thiên Chúa ở phía Tây và đạo chính thống ở phía Đông. Sự phân chia này kết thúc
vào năm 1654. Từ đầu thế kỉ 16, xuất hiện thêm giáo phái thứ ba là đạo Tin Lành hay đạo Kitô
mới.
ĐẠO PHẬT : (Phật Giáo) tôn giáo bắt nguồn ở Ân Độ từ 600 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên
hiện nay vị trí của đạo Phật ở Ân Độ lại không mạnh bằng ở một số nước khác như : Nhật Bản,
Trung Quốc ( Tây Tạng), bán đảo Trung ấn. Đạo Phật lấy lòng từ bi, cứu người làm mục tiêu, phản
đối sự phân chia và phân biệt đẳng cấp trong xã hội.
ĐẠO THIÊN CHÚA : (Công Giáo) một giáo phái của đạo Kitô ở Tây Âu. Đứng đầu giáo hội là Giáo
hoàng La Mã, đồng thời là người đứng đầu toà thánh Vaticăng. Đạo Thiên Chúa tin vào đức thánh
Cha ( người sáng tạo ra thế giới) , công nhận quyền tuyệt đối của Giáo hoàng .
ĐẠO TIN LÀNH : một giáo phái thuộc đạo Kitô, xuất hiện trong thời kì Cải cách tôn giáo vào đầu thế
kỉ XVI, chống đối lại giáo hội La Mã, không công nhận các thánh, thiên thần và phủ nhận việc thờ
Đức Mẹ. Điều đặc biệt lớn nhất là họ không cần thông qua nhà thờ và giới tu sĩ để liên hệ với
Thượng Đế, mở đầu cho sự yêu cầu tự do, dân chủ tư sản và phát triển cá nhân của giai cấp tư sản.

Việc thờ cúng vì vậy được đơn giản hoá. Đạo Tin Lành có 3 nhánh nhỏ : một nhánh truyền bá ở
Đức và các nước Bắc Âu, nhánh thứ hai truyền bá ở Pháp, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Xcôtlen và Hoa Kì.
Nhánh thứ ba truyền bá ở Anh.
ĐẢO : bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. Đảo có thể
đứng lẻ loi, riêng biệt hoặc tụ họp thành quần đảo. Về nguồn gốc hình thành, đảo có thể là một bộ
phận của đất liền bị tách ra do hiện tượng sụt lún của lục địa ( Ví dụ : đảo Mađagaxca, Calimantan,
Grơnlen vv ) hoặc có thể do dung nham của núi lửa phun ngầm ở dưới đáy biển, đại dương tạo
thành ( các đảo trong quần đảo Haoai trong Thái Bình Dương, đảo Xanh Hêlen trong Đại Tây
Dương vv ) hoặc cũng có thể do san hô tạo thành ( các đảo thuộc quần đảo Macsan trong Thái
Bình Dương vv ).
ĐẦM LẦY : bộ phận đất trũng thấp, có độ ẩm quá thừa, vì vậy nước thường xuyên đọng lại thành lớp
trên mặt, bên dưới là một lớp than bùn. Lớp phủ thực vật chủ yếu là các loại cây ưa ẩm. Đầm lầy
được phân bố ở khắp nơi trên bề mặt Trái Đất, đặc biệt phổ biến là ở đới đồng rêu.
ĐẬP : công trình xây dựng chắn ngang một dòng sông hoặc một eo biển nhằm mục đích làm cho mực
nước ở phía trên được nâng cao. Các đập thường được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho tưới tiêu
trong nông nghiệp, khai thác thuỷ năng phát điện và giao thông vận tải.
ĐẤT BẠC MÀU : đất đã bị giảm độ phì nhiêu do có tỉ lệ mùn và chất dinh dưỡng thấp. Thành phần cơ
giới chủ yếu là các hạt cát thô và mịn, có màu xám sáng, vì vậy có tên : đất bạc màu. Đất bạc màu
thường thấy phổ biến ở miền trung du nước ta, hình thành trên vùng phù sa cổ.
ĐẤT CHUA : đất có phản ứng axit, độ pH thấp hơn 7 ( ở tầng canh tác). Nguyên nhân chủ yếu là do
đất được hình thành ở những vùng đá gốc chua hoặc đã trải qua một quá trình lâu dài rửa trôi các
chất kiềm. Mức độ chua được biểu hiện ở độ pH như sau : nếu từ 5,5 đến 6,5 là chua ít; từ 4,5 đến
5,5 là chua; từ 3 đến 4,5 là chua nhiều; dưới 3 là rất chua. Nếu đất có độ pH = 7 là đất trung tính,
trên 7 là đất kiềm.
ĐẤT ĐEN : đất có màu xẫm hoặc đen, chủ yếu do tỉ lệ mùn cao. Thông thường, thuật ngữ dùng để chỉ
đất Checnôdiom hình thành ở vùng thảo nguyên ôn đới khô ( ở Đông Âu). Tuy nhiên, không phải
chỉ có Checnôdiom mới có màu đen mà cả đất vùng preri (Bắc Mĩ), đất macgalit cũng có màu đen.
Tuy về nguồn gốc phát sinh và tính chất các loại đất này có khác nhau, nhưng đất đen thường có
độ phì cao vì có lượng mùn khá lớn.
ĐẤT ĐỎ : tên gọi chung của các loại đất màu đỏ, vì có tỉ lệ thành phần ôxyt sắt (Fe

2
O
3
) cao. Đất đỏ
được hình thành phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có nhiều loại đất đỏ khác nhau
như : Pheralit, Latêrit, Tera Rôtxa, Rendin vv
ĐẤT HẠT GIẺ : đất có màu nâu nhạt ở các vùng thảo nguyên khô, có lượng mùn thấp : từ 2 đến 5%.
Đất hạt giẻ khá phì nhiêu, nếu có lượng ẩm đầy đủ.
ĐẤT KIỀM : (đất badơ) đất có độ pH trên 7 . X. thêm : đất chua.
đất mặn : đất có chứa một tỉ lệ muối cao, thường gặp ở các vùng hoang mạc ( nơi có độ bốc hơi mạnh,
làm cho lượng muối hoà tan trong dung dịch đất đọng lại trên mặt đất) hoặc ở các vùng đất thấp
ven biển, ven các cửa sông, nơi còn chịu ảnh hưởng rõ rệy của thuỷ triều.
ĐẤT PHÈN : đất chua mặn ở nhiệt đới và cận nhiệt đới phát triển trên các vùng đất thấp của đồng
bằng châu thổ. Nguyên nhân hình thành loại đất này có liên quan đén sự hình thành các hợp chất
độc hại của lưu huỳnh, như : AlSO
4
ở các vùng cửa sông, ven biển. Ơ nước ta, đất phèn chiếm một
diện tích rất rộng ở đồng bằng Nam Bộ. Việc cải tạo đất phèn đòi hỏi phải có các công trình thuỷ
lợi, dẫn nước ngọt về rửa phèn và từng bước khoanh vùng, sử dụng đất vào sản xuất.
ĐẤT THỤC : ( đất thuộc) đất đã được cày bừa nhiều lần, xốp, nhuyễn, thuận lợi cho việc gieo trồng
thực vật.
ĐẦU MỐI GIAO THÔNG : nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông vận tải cùng loại, hoặc khác
loại. Ví dụ : đường sắt, đường ô tô, đường thuỷ, đường không vv Đầu mối giao thông vận tải
thưòng là các thành phố công nghiệp, các cảng biển lớn
ĐẦU TƯ : hoạt động tài chính của nhà nước hoặc của các tổ chức tư bản ( công ti xuyên quốc gia vv )
nhằm sử dụng tiền vốn vào việc xây dựng các công trình, phát triển các đề án kinh tế, khoa học-kĩ
thuật vv
ĐỀVÔN : ( D) kỉ thứ 3 của đại Cổ sinh. X. Đại.
đenta : đồng bằng có hình tam giác do phù sa bồi đắp ở cửa sông. Trên đồng bằng thường có nhiều
nhánh sông chảy ra biển. X. thêm : Châu thổ.

ĐÈO : nơi trũng thấp vượt qua một dãy núi, thuận lợi cho việc đi lại, giao thông vận tải. Ví dụ : đèo
Khế, đèo Hải Vân
ĐILUVI : 1 - sản phẩm trầm tích của nước lũ
2 - phù sa Đệ Tứ của những con sông hiện đại
ĐỊA DANH : danh từ riêng về địa lí, chỉ tên các lãnh thổ, núi non, sông ngòi, biển, đại dương, các điểm
quần cư như thành phố, thị trấn, làng mạc vv Ví dụ : Braxin, Himalaya, Mê Công, Hồng Hải, Hà
Nội vv
ĐỊA HÀO : bộ phận đất sụt do nguyên nhân kiến tạo, hình thành một vùng trũng thấp, giới hạn giữa
hai đường đứt gãy song song. Ví dụ : Hồng hải và các hồ dài,hẹp ở Đông Phi đều là những địa hào
bị ngập nước.
ĐỊA HÌNH APALAT : loại địa hình núi già được trẻ hoá,hoạt động xâm thực lại tiếp tục xảy ra trên
một bề mặt san bằng.
ĐỊA HÌNH ĐẢO NGƯỢC ĐỊA : địa hình biến đổi hoàn toàn ngược với địa hình lúc ban đầu. Ví dụ :
địa hình núi trước kia nay trở thành thung lũng ( một nếp lồi bị xâm thực lâu ngày trở thành vùng
lõm vv )
ĐỊA LÍ BỘ PHẬN : các ngành thuộc khoa học Địa lí nghiên cứu các thành phần riêng biệt của lớp vỏ
địa lí và các cảnh quan trên Trái Đất. Thuộc về các khoa học địa lí bộ phận có : Địa mạo học, Thuỷ
văn học, Khí hậu học, Địa lí thổ nhưỡng, Địa lí thực vật, Địa lí động vật v.v
ĐỊA LÍ CHÍNH TRỊ HỌC : môn học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các quốc gia và đường lối
chính trị của các nước này dựa trên những điều kiện về tự nhiên. Môn học này trước đây, đã được
một số học giả tư sản phát triển để phục vụ cho ý đồ xâm lược của các nước đé quốc .
ĐỊA LÍ HỌC : hệ thống các khoa học có liên quan với nhau, nghiên cứu về lớp vỏ địa lí, các lãnh thổ,
các quốc gia, cả về mặt tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Địa lí học gồm có các khoa học : địa lí tự
nhiên, địa lí xã hội ( nhân văn) và địa lí kinh tế. Các khoa học bộ phận khác như : địa mạo học, khí
hậu học, thuỷ văn học vv trước kia thuộc khoa học địa lí, nay hợp lí hơn, đã tách ra, thuộc vào các
khoa học về Trái Đất.
ĐỊA LÍ KIẾN THIẾT : khái niệm chỉ một khuynh hướng mới trong Địa lí học, có mục đích giải quyết
những vấn đề thực tiễn như : cải tạo và phát triển các tổng thể tự nhiên và kinh tế một cách hợp lí,
sự điều hoà và phân bố dân cư vv Có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa với Địa lí kiến thiết là : cảnh
quan học nhân sinh, địa lí học dự báo, cảnh quan học viễn cảnh, địa lí tương lai học vv

ĐỊA LUỸ : bộ phận nhô cao giữa hai đường đứt gãy song song trong khu vực có địa hình đoạn tầng.
ĐỊA MÁNG : máng trũng cổ trong các đại dương, ở đó có sự tích tụ của các lớp đá trầm tích rất dày và
dẻo. Khi các mảng lục địa chuyển dịch, va vào nhau, các lớp trầm tích trong địa máng bị nén ép,
uốn nếp và nhô lên thành các dãy núi.
ĐỊA MẢNG : X. Kiến tạo mảng.
ĐỊA MẠO HỌC : khoa học nghiên cứu về hình thái các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất và quá
trình phát sinh, phát triển của chúng.
ĐỊA NHIỆT : nguồn nhiệt phát sinh từ các lớp đất sâu ở bên trong Trái Đất.
ĐỊA PHƯƠNG CHÍ : tài liệu nặng về mô tả, ghi lại một cách chi tiết những hiểu biết về một địa
phương ( trong đó có lịch sử, địa lí, sản vật, các danh nhân và phong tục ,tập quán của nhân dân ở
địa phương )
ĐỊA PHƯƠNG HỌC : môn học nghiên cứu về thiên nhiên, về các hoạt động kinh tế - xã hội ở các
lãnh thổ nhỏ có tính cách địa phương như một làng, xã, huyện, tỉnh Địa phương học được khuyến
khích phát triển trong các trường phổ thông, với mục đích không những cung cấp cho học sinh
những kiến thức chung về quê hương, về địa phương trường đóng, mà còn giáo dục cho các em
lòng yêu và ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương.
.
ĐỊA Y : thực vật bậc thấp sống trên mặt đất, trên thân cây hay trên đá, chịu được những điều kiện khắc
nghiệt về nhiệt độ và độ ẩm.
ĐIỀN : (miền Nam) vùng rộng hàng trăm, hàng nghìn hecta ruộng thuộc quyền sở hữu của địa chủ trước
đây, hoặc thực dân thời Pháp thuộc. ậ Bạc Liêu xưa, điền của địa chủ giàu phải rộng từ 500 mẫu trở
lên. Điền lớn được gọi là đồn điền.
ĐIỆN KHÍ HOÁ : quá trình xây dựng và sử dụng nguồn điện một cách rộng rãi vào các lĩnh vực sản
xuất và phục vụ đời sống của một quốc gia, một địa phương.
ĐIỆN NGUYÊN TỬ : năng lượng điện được sản xuất bằng cách tạo ra phản ứng dây chuyền phá vỡ
hạt nhân của các nguyên tử nặng như Uran 235, Thôri 232, Plutôni 239 vv trong các lò phản
ứng. Khi bị phá vỡ, chúng giải thoát một nguồn nhiệt rất lớn dùng để chạy các tuôcbin phát điện.
Trong những năm gần đây, do việc cung cấp nguồn năng lượng dầu mỏ có nhiều vấn đề phức tạp (
tranh chấp, khủng hoảng vv ) cho nên nhiều quốc gia trên thế giới đã tập trung vào hướng phát
triển các nhà máy điện nguyên tử. Hiện nay, trên thế giới đã có hàng trăm nhà máy điện loại này.

Các nhà máy điện nguyên tử không những chỉ có ở các nước phát triển, mà còn có cả ở các nước
đang phát triển như Braxin,Ân Độ, Triều Tiên, Philippin vv
ĐIỆN NHIỆT HẠCH : ( điên hạt nhân) năng lượng điện được tạo ra do sự kết hợp hạt nhân của hai
dạng hyđrô nặng là đơtê ri (H
2
) và triti (H
3
) thành hạt nhân Heli (He
4
). Quá trình kết hợp này sẽ giải
thoát được một nguồn năng lượng nhiệt rất lớn, dùng để chạy các tuôcbin phát điện. Hiện nay,
phản ứng nhiệt hạch mới chỉ được thực hiện trong các phòng thí nghiệm. Người ta dự đoán : trong
tương lai, các nhà máy điện nhiệt hạch sẽ thay thế các nhà máy điện nguyên tử, bởi vì phản ứng kết
hợp nhiệt hạch tạo ra một nguồn nhiệt năng lớn hơn phản ứng phá vỡ hạt nhân rất nhiều. Các nhà
máy điện nhiệt hạch vừa có công suất lớn hơn, vừa không có vật liệu phế thải làm ô nhiễm môi
trường. Nguyên liệu cũng là một nguồn không hạn chế, vì nó có thể khai thác được trong nước biển,
do đó giá thành của điện nhiệt hạch sẽ rất rẻ.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN : khả năng của toàn bộ các thành phần trong môi trường tự nhiên, có ảnh
hưởng đến cuộc sống và các hoạt động của con người trên một lãnh thổ ( ví dụ : vị trí địa lí, địa
hình, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, các nguồn nước, các nguồn động, thực vật vv ). Điều kiện tự
nhiên là một nguồn lực quan trọng trong việc phát triển quốc gia. Tuy nhiên, đối với từng quốc gia,
nó có những mặt thuận lợi và khó khăn không hoàn toàn giống nhau. Để làm rõ được vai trò của
nó, cần phải có sự đánh giá tỉ mỉ và toàn diện.
ĐIÔRIT : loại đá măcma phún xuất có thành phần gồm : plagiôcladơ và một hoặc nhiều khoáng vật
màu ( khoảng 30%) như : biôtit, pirôxen, vv
ĐOẠN TẦNG : hiện tượng đứt gãy của các lớp đất đá trong lớp vỏ Trái Đất do nội lực, làm cho các
khối đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, sinh ra các địa hào,địa luỹ. Còn gọi là phay hay
đứt gãy.
ĐÔLÔMIT : khoáng vật có nhiều màu, trắng, xám nhạt vv Thành phần chủ yếu là canxi và manhê
cacbônat [ C aMg (CO

3
)
2
] . Đôlômit là nguyên liệu để sản xuất các vật liệu chịu lửa, làm chất trợ
dung trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm vv
ĐÔ THỊ : điểm quần cư có một số dân được quy định và có những chức năng riêng không thuộc lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp. Tuỳ theo sự quy định của các quốc gia, tiêu chuẩn số dân tối thiểu để
phân biệt đô thị với các điểm quần cư nông thôn có khác nhau. Một đô thị ở Pháp phải có : 2.000
dân. ở Hoa Kì : 2.500 dân, ở Hà Lan :20.000 dân, ở Aixơlen : 200 dân v.v Số dân này ở một số
nước cũng được quy định rõ là phải có một tỉ lệ nhất định, không sống về nông nghiệp.
ĐÔ THỊ HOÁ : 1 - Quá trinh phát triển các thành phố trong một quốc gia hoặc quá trình làm cho các
điểm quần cư có tính chất các đô thị. 2 - Quá trình thực hiện toàn bộ các biện pháp kĩ thuật, hành
chính, kinh tế và xã hội làm cho các thành phố được phát triển một cách hài hoà, hợp lí, phục vụ tốt
cho cuộc sống của dân cư trong nội thị.
ĐỒ THỊ hình thức biểu hiện một cách trực quan các số liệu thống kê bằng phương pháp đồ hoạ.Đơn vị
thiên văn đơn vị đo khoảng cách giữa các thiên thể trong vũ trụ. Đơn vị này được quy ước tính
bằng khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời,tức 149,6 triệu km
ĐỘ KHÔNG KHÍ ẨM: khả năng chứa một lượng hơi nước nào đó của không khí. Độ ẩm không khí
phụ thuộc vào nhiệt độ và vào lượng hơi nước cụ thể ( tính bằng gam trong 1m
3
không khí). Nếu
nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước chứa được trong 1m
3
không khí càng lớn. Ví dụ :
1m
3
không khí ở 10
o
C chứa được tối đa 9g hơi nước, nhưng ở 20
o

C lại chứa được tới 17g hơi
nước. Khi không khí ở một nhiệt độ nhất định, đã chứa lượng hơi nước tối đa,thì nó bão hoà. Nếu
lượng hơi nước tiếp tục tăng thêm, thì sẽ xảy ra hiện tượng ngưng tụ. Có hai cách tính độ ẩm : tính
độ ẩm tuyệt đối và tính độ ẩm tương đối. Tính độ ẩm tuyệt đối phải dựa vào lượng hơi nước cụ thể
( tính bằng gam chứa trong 1m
3
không khí ở nhiệt độ nhất định) trong một thời điểm nhất định. Ví
dụ : độ ẩm tuyệt đối của không khí lúc 14 giờ hôm nay là 12 g/m
3
ở nhiệt độ 20
o
C. Tính độ ẩm
tương đối phải dựa vào tỉ lệ so sánh ( tính bằng %) giữa lượng hơi nước thực tế chứa trong 1m
3

không khí so với lượng hơi nước trong 1m
3
không khí bão hoà ở cùng nhiệt độ. Ví dụ : ở nhiệt độ
20
o
C, trong 1m
3
không khí hiện nay có 12g hơi nước. Nếu so với lượng hơi nước bão hoà trong 1m
3
không khí cũng ở nhiệt độ đó là 17g, thì độ ẩm tương đối của không khí hiện nay là : 12/17 x 100 =
70,6%.
ĐỘ PHÌ CỦA ĐẤT : đặc tính quan trọng nhất của thổ nhưỡng, bao gồm toàn bộ những tính chất hoá,
lí của đất, bảo đảm cho nó sản sinh ra năng suất thực vật. Độ phì có hai loại : độ phì tự nhiên được
xác định bằng trữ lượng các chất dinh dưỡng, các chế độ nước, khí và nhiệt tự nhiên của đất, còn
độ phì nhân tạo hay độ phì hiệu lực là độ phì do con người tạo ra bằng các biện pháp nông hoá như:

làm đất ( để cải thiện các tính chất nhiệt, ẩm, khí của đất), bón phân ( để tăng cường các chất dinh
dưỡng cần thiết) vv Độ phì của đất càng cao, thì năng suất thực vật thu được càng lớn.
ĐỘC CANH : chế độ khai thác đất đai bằng cách chuyên trồng một loại thực vật.
ĐỘC QUYỀN : tình trạng giành lấy cho riêng mình quyền sản xuất hoặc kinh doanh một mặt
hàng. Tình trạng độc quyền tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản,
các tập đoàn sản xuất trong phạm vi nội bộ quốc gia cũng như quốc tế.
ĐÔI THẠCH : vật liệu đá vụn, đá tảng do băng hà xâm thực và vân chuyển ở đầu lưỡi băng và ở hai
bên sườn, tạo thành các dải đôi thạch đầu hoặc đôi thạch bờ. Khi hai băng hà gặp nhau, hai dải đôi
thạch bờ sẽ hợp lại,tạo thành một dải đôi thạch giữa.
ĐỐI LƯU : sự vận chuyển các chất lỏng hoặc chất khí thành dòng lên xuống theo chiều thẳng đứng, do
sự chênh lệch về nhiệt độ. Trong khí quyển, tầng đối lưu là tầng không khí sát mặt đất có độ cao
khoảng 18km ở vùng xích đạo và từ 7 đến 9km ở vùng gần cực. Trong tầng này, các luồng không
khí cũng vận động thường xuyên theo chiều thẳng đứng, tạo ra hầu hết các hiện tượng khí tượng
thường thấy như : mây, mưa, sấm, chớp, gió, bão vv
ĐỒI : loại địa hình nổi cao trên mặt đất, có dáng mềm mại và thấp hơn núi. Ơ các vùng đất chịu tác
đông bào mòn của băng hà ( ví dụ : vùng Đông Âu), đồi thường có kích thước lớn, có sườn rất
thoải, đỉnh tương đối bằng phẳng, bộ phận chân đồi không biểu hiện rõ rệt. Độ cao tương đối của
đồi không quá 200m. Ơ các vùng nhiệt đới ẩm, nhiều mưa như nước ta, hiện tượng cắt xẻ địa hình
diễn ra tương đối mãnh liệt, nên đồi thường có dạng bát úp, có kích thước nhỏ. Độ dốc của sườn

×