Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

thuat ngu dia li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.17 KB, 6 trang )

+ Nhiên liệu là chất khí cháy tạo ra nhiệt năng. Ví dụ: than đá, khí đốt, xăng
dầu...
+ Nguyên liệu là sản phẩm thô do các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và khai
khoáng làm ra để tiếp tục được chế biến trong các ngành công nghiệp khác.
Năng lượng theo nghĩa đơn giản là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công
của một vật. Theo nghĩa rộng, năng lượng là một dạng vận động của vật chất,
tồn tại vĩnh viễn, không tự tạo ra và cũng không tự biến mất mà chỉ là chuyển
đổi từ dạng này sang dạng khác.
+ Năm lịch là năm được tính theo 365 vòng chẵn tự quay của Trái Đất quanh
trục. Nhưng như vậy thì năm lịch ngắn hơn năm thật khoảng 1/4 ngày, cứ 4 năm
lại ngắn hơn 1 ngày. Sau một thời gian sử dụng, lịch sẽ bị sai với chu kì tự quay
của Trái Đất. Vì vậy đã xuất hiện khái niệm năm nhuận.
Năm 45, Julê Xêda, chấp chính ở La Mã đã giao cho Sôsigen sửa lại lịch cũ
bằng cách cứ sau 3 năm 365 ngày lại có một năm nhuận có thêm một ngày thứ
366. Lịch đó gọi là lịch Juyli.
Nhưng lịch của Xêda cũng không hoàn toàn đúng, vì năm thật không phải là
365 ngày và 6 giờ mà là 365 ngày 5 giờ và 48 phút 46 giây. Nếu tính chẵn là
365 ngày 6 giờ thì năm lịch lại chậm mất 11 phút 14 giây, sau 384 năm sẽ chậm
mất 3 ngày. Năm 325, Hội nghị Cơ Đốc giáo họp tại Nixia quy định lại việc áp
dụng lịch Xêda với cách tính một tuần có 7 ngày, mỗi ngày mang tên một vì sao.
Hội nghị này cũng quy định lấy ngày lễ Phục sinh vào ngày 21 tháng 3. Đến
năm 1582 tức là 1.257 năm sau Hội nghị Nixia, lịch Xêda lại sai mất gần 10
ngày. Giáo hoàng Gơrêgoa XIII lúc ấy quyết định sửa lại lịch cho ngày lễ phục
sinh vào ngày 21 tháng 3 lấy lịch nhanh lên 10 ngày, đổi ngày 5 tháng 10 năm
1582 làm ngày 15 tháng 10 và từ đấy cứ 100 lần nhuận trong 400 năm lại bỏ đi 3
lần. Những năm nhuận bị bỏ là những năm không chia hết cho 400 như: 1700,
1800, 1900 v.v... Lịch này được lấy tên là lịch Gơrêgoa và còn được dùng đến
ngày nay. Lịch Nga trước Cách mạng tháng Mười vẫn theo lịch Xêda mà không
1
sửa lại nên đã sai mất 13 ngày. Khi Cách mạng tháng Mười nổ ra vào ngày 25
tháng 10 thì đúng theo lịch Gơrêgoa đã là ngày mùng 7 tháng 11. Đối với năm


âm dương lịch nếu là năm nhuận thì có thêm tháng 13, gọi là tháng nhuận.
Vì sao năm nhuận dương lịch chỉ thêm 1 ngày mà năm nhuận âm lịch lại thêm 1
tháng ?
Nếu tính theo dương lịch thì cứ 400 năm lại có 97 năm nhuận, cũng tức là trong
400 năm thì lại tăng thêm 97 ngày, tính ra trung bình thì độ dài của một năm
dương lịch là 365,2425 ngày, chỉ chênh nhau có 0,0003 ngày, tức là 365 ngày và
26 giây. Như vậy dồn tính 3300 năm mới sai 1 ngày. Còn âm lịch dựa vào
chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Độ dài của mỗi tháng âm lịch đều
được sắp xếp sao cho gần với tuần trăng, chẳng hạn ngày 15 âm lịch đại thể
trăng lúc nào cũng tròn, như vậy một tháng đủ là 30 ngày còn tháng thiếu là 29
ngày. Như vậy độ dài mỗi năm âm lịch có 354 hoặc 355 ngày. Cho nên để cho
độ dài trung bình của một năm âm lịch gần sát với năm dương lịch, thì trung
bình cứ hơn 2 năm thì lại thêm 1 tháng vào trong năm (tháng nhuận), một năm
nhuận có 13 tháng.
Trái Đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo hết 365 ngày 5 giờ và 48 phút 46
giây, đó gọi là năm thiên văn. Nhưng để tiện cho việc làm lịch người ta chỉ lấy
365 ngày, gọi là năm lịch. Năm lịch chỉ có 365 ngày đã được người Ai Cập sử
dụng từ thời cổ, đó là dương lịch.
+ Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất làm thay đổi vị trí các lớp đá
của vỏ Trái Đất dẫn tới việc hình thành địa hình như quá trình tạo núi, tạo lục,
hoạt động núi lửa và động đất.
Ngày trắng là thuật ngữ chỉ thời gian ngày dài nhất trong năm ở các vĩ độ vào
ngày 22 tháng 6 ở Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam
+ Ngưng tụ là hiện tượng hơi nước đọng lại thành hạt nước khi độ ẩm không khí
đã vượt qua độ bão hoà. Trong những trường hợp không khí gặp lạnh đột ngột
hoặc khi không khí trườn theo sườn núi lên cao hoá lạnh, thì độ bão hoà cũng
xảy ra sớm hơn, hiện tượng ngưng tụ của hơi nước dễ xảy ra.
2
+ Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất chủ yếu là
quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió...),

sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ không khí, biển động...
+ Nhân Trái Đất là bộ phận trung tâm, nằm sâu nhất ở trong lòng Trái Đất, có
bán kính khoảng 3.400 km. Thành phần của nó, theo dự đoán, có lẽ gồm các loại
silicat và kim loại nặng, nóng chảy, có tỉ trọng lớn. Nhân Trái Đất gồm nhân
ngoài và nhân trong. Nhân ngoài được cấu tạo bởi kim loại nóng chảy và ở dạng
lỏng, dày khoảng 2.000 km. Nhân trong đặc, nặng và rất nóng có đường kính
khoảng 2.400 km.
+ Nhiệt độ là đại lượng đặc trưng cho trạng thái nhiệt của một vật biểu thị cường
độ chuyển động hỗn loạn của các phần tử cấu tạo nên vật: hiểu đơn giản là đại
lượng biểu diễn cảm giác nóng lạnh.
+ Nhiệt độ không khí: Biểu thị mức độ nóng lạnh của không khí bằng số lượng.
Nhiệt độ của một khối lượng không khí nhất định, trong một thể tích nhất định,
tượng trưng cho động năng trung bình của các phân tử chất khí đó. Nhiệt độ
càng cao, động năng phân tử càng lớn, chuyển động của phân từ càng nhanh.
Đơn vị của nhiệt độ không khí được biểu thị bằng độ bách phân (
o
C), 0 độ bách
phân là băng điểm của nước nguyên chất, 100 độ bách phân là điểm sôi, ở khí áp
760 mm. Khoảng cách giữa hai điểm đó chia ra 100 độ. Trong sự tính toán lý
luận thường dùng nhiệt độ tuyệt đối, khoảng cách của một độ tuyệt đối cũng
giống như một độ bách phân. Nếu T là nhiệt độ tuyệt đối và t là nhiệt độ bách
phân, quan hệ giữa hai nhiệt độ đó được biểu thị như sau: T = 273+t.
Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ dựa vào tính chất co, nở của các chất lỏng, và
kim loại, tuỳ theo nhiệt độ cao hay thấp. Các loại nhiệt kế thường dùng là: nhiệt
kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu,, nhiệt kế kim loại v.v...
Bán cầu (nửa cầu): là bộ phận của Địa cầu khi chia đôi thành hai nửa bằng nhau.
- Nếu mặt chia cắt là mặt phẳng xích đạo, thì nửa cầu có chứa cực Bắc là Bán
cầu Bắc, nửa cầu có chứa cực Nam là Bán cầu Nam.
3
- Nếu mặt cắt là mặt phẳng đi qua kinh tuyến 20 Tây và 160 Đông thì nửa cầu

trên đó có các châu lục Âu, Á, Phi, Ôxtrâylia là bán cầu Đông, nửa còn lại trên
đó chứa toàn bộ Châu Mĩ là bán cầu Tây. Việc chia thành hai bán cầu Đông và
Tây theo vòng kinh tuyến 20 Tây - 160 Đông có thuận lợi là bảo đảm được sự
toàn vẹn lãnh thổ của nước Anh khi biểu hiện nó theo bán cầu Đông.
+ Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có ba bộ phận: đỉnh núi,
sườn núi và chân núi. Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển.
Núi già là những núi đã được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Các
khối núi này đã bị bào mòn, hạ thấp độ cao. Hình dáng mềm mại, đỉnh tròn,
sườn thoải, thung lũng rộng.
+ Núi lửa là hình thức phun trào măcma ở dưới sâu trong lớp vỏ Trái Đất lên
mặt đất
+ Núi lửa hoạt động là những núi lửa đang phun hoặc mới phun trong những
thời kỳ gần đây.
+ Núi lửa tắt là những núi lửa đã ngừng phun trong một thời gian dài.
Núi trẻ là những núi mới được hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm.
Các núi trẻ nói chung, còn ít bị bào mòn, hạ thấp độ cao. Hình dáng núi còn sắc
sảo với các đỉnh cao và nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu
Phẫu diện đất là mặt cắt theo chiều thẳng đứng, biểu hiện được toàn bộ cấu trúc
các tầng đất trong một loại thổ nhưỡng. Độ sâu của phẫu diện đất phải đạt tối
thiểu khoảng 1,2m. Dựa vào phẫu diện đất, người ta có thể phát hiện ra được các
đặc điểm cũng như nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển của các loại thổ
nhưỡng.
+ Phong hoá là tất cả những quá trình làm vỡ nhỏ hay làm thay đổi thành phần
khoáng vật và thành phần hoá học các đá trong điều kiện của nhiệt độ và áp suất
thường, khi tiếp xúc với khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển.
Có thể phân ra 3 loại: phong hoá chủ yếu: Phong hoá vật lí, phong hóa hóa học
và Phong hoá sinh học. Sự phân biệt 3 loại phong hoá nói trên, thực ra chỉ có ý
nghĩa về mặt lí thuyết. Trong thực tế, quá trình phong hoá thường diễn ra đồng
4
thời về cả ba mặt: lí học, hoá học và sinh học. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp,

sẽ có một mặt trội hơn hai mặt khác.
+ Phong hóa hóa học là sự phá hủy, làm biến đổi đá và các khoáng vật của nó do
tác động của không khí và các loại dung dịch
(ôxy hóa, hòa tan do axit cacbônic v.v...). Trong loại phong hóa này, đá và các
khoáng vật của nó bị biến đổi chủ yếu về mặt thành phần hoá học.
Phong hoá sinh học là sự phá huỷ đá và các khoáng vật của nó dưới tác động của
sinh vật như: các vi khuẩn, nấm, mốc, rêu, rễ cây v.v... Các sinh vật này len lỏi
vào các kẽ đá, tiết ra dung dịch, làm cho đá vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị
phá huỷ về mặt hoá học.
+ Phi kim là những nguyên tố hoá học tạo nên những đơn chất ở trạng thái tự do,
không có những tính chất hoá lí đặc trưng của kim loại. Có 22 nguyên tố thuộc
loại phi kim: ở dạng khí có hyđrô, oxi, nitơ, flo, clo, và 6 khí trơ là: heli, neon,
acgon, kripton, xenon, radon; ở dạng lỏng có brom; ở dạng rắn có bo, cacbon,
silic, photpho, asen, lưu huỳnh, selen, telu, iot. Đặc trưng cho đa số phi kim là là
khả năng kết hợp (nhận) electron; chúng là chất ôxi hoá trong những phản ứng
ôxi hoá khử. Đây là điểm khác nhau
chủ yếu của phi kim và kim loại. những phi kim điển hình nhất là halogen.
+ Phong hoá vật lí là sự phá huỷ đá ra thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ
khác nhau. Thành phần hoá học của đá và các khoáng vật không thay đổi. Các
nhân tố chủ yếu của loại phong hoá này là: sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, tốc
độ ma sát hoặc va đập của gió, của sóng, của nước chảy v.v...
Quả Địa cầu là mô hình của Trái Đất, biểu hiện hình dáng thực tế của Trái Đất
được thu nhỏ lại. Trên bề mặt quả Địa Cầu người ta vẽ mạng lưới kinh tuyến và
vĩ tuyến để xác định vị trí, hình dáng các lục địa và đại dương.
Quặng là khoáng chất tự nhiên từ đó có thể lấy được (xét thấy có lợi về mặt
công nghệ và kinh tế) các nguyên tố hoá học và những hợp chất khác nhau của
chúng, những kim loại và các khoáng vật khác nhau (những tinh thể làm nguyên
liệu cho kim hoàn và các ngành công nghiệp khác). Nơi tích tụ quặng là thân
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×