Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giờ và đường chuyển ngày Quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.07 KB, 2 trang )

GIỜ VÀ ĐƯỜNG CHUYỂN NGÀY QUỐC TẾ
Mối quan hệ giữa kinh độ và thời gian là cơ sở để chia múi giờ trên Trái Đất như ta thường dùng ngày
nay. Trước năm 1884, các nơi trên thế giới vẫn sử dụng cách phân định thời gian gọi là giờ địa phương.
Theo cách phân định này thì giữa trưa là thời điểm trong ngày khi bóng do Mặt Trời tạo ra cho một chiếc
cọc cắm thẳng đứng là ngắn nhất. Điều đó có nghĩa là Mặt Trời đã lên tới góc cao nhất trong ngày trên bầu
trời và mọi đồng hồ địa phương được đặt ở thời điểm 12 giờ trưa. Do vận động quay của Trái Đất, một điểm
A nào đó sẽ có giữa trưa sớm hơn điểm nằm phía tây, muộn hơn so với một điểm khác nằm phía đông của
nó. Sử dụng giờ địa phương như vậy hầu như không gây mấy phiền hà cho tới những năm cuối của thế kỉ
XIX, khi hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và các phương tiện truyền thông như điện tín mới ra đời và bắt
đầu phát triển. Sự phát triển công nghệ và sự kéo dài khoảng cách giao lưu khiến cho việc sử dụng giờ địa
phương trở nên ngày càng bất cập. Năm 1884 Hội nghị Quốc tế nhóm họp tại Washington đưa ra nghị quyết
về kinh tuyến gốc cũng như các múi giờ theo chuẩn Quốc tế. Theo quy định này, Trái đất được chia thành
24 múi giờ, kinh tuyến gốc được lấy làm kinh tuyến giữa của múi giờ gốc. Thời điểm giữa trưa của nó được
lấy làm giữa trưa cho toàn bộ múi các kinh tuyến nằm giữa 7
0
30’Đ và 7
0
30’T. Các đường kinh tuyến có giá
trị độ kinh chia hết cho 15 được lấy làm các kinh tuyến giữa cho múi giờ của mọi kinh tuyến nằm trong
khoảng 7
0
30’ Đ và 7
0
30’ T so với nó. Tuy nhiên, ranh giới các múi giờ thực tế lại không phải là các cặp kinh
tuyến. Các đô thị có ranh giới múi giờ đi qua sẽ gặp nhiều bất tiện trong vấn đề giờ giấc giữa khu Đông và
khu Tây. Vì vậy, ranh giới các múi giờ ở một số nơi có thể đã được dịch sang phải, trái nhằm tránh những
bất cập đã nêu. Tại Hoa Kì, ranh giới múi giờ thường được lấy dọc theo biên giới giữa các bang để tránh
trường hợp trung tâm một thành phố nằm trong múi giờ này trong khi ngoại ô của nó lại nằm ở múi giờ bên
cạnh. Các quốc gia thường lấy giờ chung cho cả nước theo múi giờ của thủ đô. Trường hợp các quốc gia lớn
hoặc có lãnh thổ trải quá dài theo hướng Đông - Tây như Nga, Trung Hoa, Hoa Kì, Canađa thì họ phải sử
dụng nhiều múi giờ để tránh tình trạng sai lệch quá rõ rệt giữa giờ giấc và vị trí của Mặt Trời (chẳng hạn,


đồng hồ chỉ 12 giờ trưa nhưng Mặt Trời mới lên hoặc đã sắp lặn). Thời gian trong ngày tính theo kinh tuyến
gốc được gọi là giờ chuẩn Quốc tế. Nó còn được gọi với các tên khác như Greenwich Mean Time (GMT),
Universal Time (UT), Universal Time Cordinate (UTC) hay Zulu Time. Giờ chuẩn được dùng để quy đổi
thời gian trên phạm vi toàn cầu. Giờ của các khu vực về phía đông hay tây được xác định bằng cách so sánh
với giờ chuẩn. Các múi giờ phía tây Greenwich được gọi là các múi sau. Các múi phía đông được gọi là múi
trước. Theo cách tính như vậy, đồng hồ tại địa điểm cách kinh tuyến gốc 90
0
về phía đông sẽ chạy trước giờ
chuẩn 6 tiếng trong khi đó tại múi giờ Thái Bình Dương của Hoa Kì và Canađa, nơi có kinh tuyến giữa là
120
0
Tây đồng hồ sẽ chạy sau hơn giờ chuẩn 8 tiếng.
Trong công tác hoa tiêu, kinh độ được xác định bằng đồng hồ lưu trữ, một loại đồng hồ đặc biệt chính
xác. Người ta dùng đồng thời hai đồng hồ lưu trữ, một chiếc đặt theo giờ chuẩn Greenwich, cái còn lại là
giờ địa phương. Đồng hồ này sẽ được cộng thêm hay trừ đi 1 giờ sau khi tàu đi qua 15 độ kinh tuyến về phía
tây hoặc đông. Số giờ chênh lệch giữa đồng hồ cố định và đồng hồ được chỉnh đổi, cho phép xác định kinh
độ (1giờ tương đương 15
0
). Trước khi phát minh ra hệ thống hoa tiêu điện tử thông qua các trạm Trái Đất –
vệ tinh, đồng hồ lưu trữ là công cụ chủ yếu để xác định kinh độ.
Đối xứng với kinh tuyến gốc qua trục Trái đất là đường chuyển ngày Quốc tế, một đường tưởng tượng
dọc theo kinh tuyến 180 độ trừ phần dịch chuyển phân cách Alaska (Hoa Kì) với Xibia (LB Nga) và phần
dịch chuyển bao quanh một số quần đảo Thái Bình Dương. Khi đi qua đường chuyển ngày Quốc tế, đồng hồ
sẽ được cộng thêm 1 ngày nếu đi từ châu Mĩ sang châu á, trừ đi một ngày nếu đi ngược lại. Giả sử ta đi từ
Tokyo sang San Francisco, khi đi qua đường chuyển ngày nếu đồng hồ đang chỉ 4.30 chiều ngày thứ hai thì
nó cần được chỉnh lại là 4.30 chiều ngày Chủ nhật. Để dễ nhớ mối quan hệ này, người ta thường vẽ biểu
tượng (Mon I Sun) trên các đường chuyển ngày Quốc tế của bản đồ. Trước năm 1880, đường này chưa được
công nhận chính thức, nhưng sự tồn tại của nó đã được các thành viên trong đoàn thám hiểm của Magenllan
tình cờ nhận ra sau chuyến hành trình quanh Trái Đất vào những năm 1519-1521. Khi trở về sau chuyến đi
vòng quanh Trái Đất, từ Tây Ban Nha về hướng tây, họ phát hiện ra nhật kí hành trình trên tàu bị thiếu mất

một ngày. Vì đi ngược hướng xoay của Trái Đất nên so với những người đã sống ở Tây Ban Nha trong thời
gian 1519 - 1521, thuỷ thủ đoàn đã chứng kiến Mặt Trời lặn và mọc ít hơn một lần.

×