Lịch Sử Ngày Quốc tế lao động 01/05
Chi-ca-go, thành phố trung tâm công nghiệp của nước Mỹ đã đi vào lịch sử bằng những
cuộc đấu tranh quyết liệt của giai cấp công nhân Mỹ hồi cuối thế kỷ XIX. Cũng như ở bất
cứ nơi nào trên thế giới tư bản chủ nghĩa, đời sống của người lao động Mỹ vô cùng khổ
cực. Ngày làm việc kéo dài 14, 15 giờ, đến nỗi họ "không bao giờ được thấy mặt vợ con
dưới ánh mặt trời". Đồng lương không đủ sống, nhà ở chật chội thiếu vệ sinh, điều kiện lao
động rất vất vả. Đã từ lâu, giai cấp công nhân Mỹ tiến hành đấu tranh đòi rút ngắn thời
gian lao động, tăng tiền lương và cải thiện đời sống. Họ bị bọn cầm quyền khủng bố gắt
gao nhưng ý chí không hề giảm sút, kinh nghiệm càng thêm dày dạn. Họ tiến dần đến
những cuộc đấu tranh có tổ chức trên qui mô lớn. Theo quyết nghị của Liên đoàn lao động
Mỹ khi đó thì ngày 1 tháng 5 năm 1886 được chọn làm ngày đấu tranh của công nhân Chi-
ca-go. Mặt dầu bị chánh quyền ngăn chặn, các công đoàn và báo chí công nhân vẫn khẩn
trương vận động nhân dân tham gia đấu tranh. Đúng ngày hôm đó, công nhân Chi-ca-go
tiến hành tổng bãi công, xuống đường biểu tình giương cao khẩu hiệu: "Phải thực hiện 8
giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ học tập trong một ngày". Từ Chi-ca-go, làn sóng bãi
công lan nhanh ra toàn quốc, 5000 cuộc bãi công có 34 vạn công nhân tham gia đã diễn ra
trong các thành phố lớn của Mỹ. Công nhân ở New York, Ban-ti-mo, Pi-xbơ-nơ... đã giành
được thắng lợi, buộc bọn chủ phải nhận yêu sách ngày làm 8 giờ. Nhưng ở nhiều nơi khác,
máu đã đổ trên đường phố. Đặc biệt ở Chicago, cuộc xung đột vũ trang bùng nỗ. Trong
suốt mấy ngày, số công nhân ở đây tham gia bãi công càng thêm đông đảo, từ 1,5 vạn lên
đến 4 vạn. Bọn chủ điên cuồng chống lại bằng cách sa thải những người bãi công, gọi cảnh
sát đến đàn áp. Chiều ngày 3 tháng 5, chúng bắn bừa bãi vào đám biểu tình là 6 người chết
và 50 người bị thương. Chúng lại cho bọn khiêu khích len vào cuộc mít tinh của công
nhân, ném 2 quả bom làm chết một số tên cảnh sát. Mượn cớ đó, chúng xả súng vào quần
chúng làm hàng trăm người chết và bị thương. Những người lãnh đạo phong trào bị bắt và
nhiều người trong số đó bị kết án tử hình. Lòng căm phẫn của công nhân Mỹ và những
người lao động thế giới bùng cháy. Bọn tư bản đã lộ nguyên hình là những tên bóc lột tàn
bạo. Chúng không từ bất cứ một thủ đoạn nào để dập tắt phong trào đấu tranh của quần
chúng nhân dân. Nhưng dòng máu hy sinh của công nhân Chi-ca-go càng nhuộm đỏ thắm
lá cờ đấu tranh cách mạng do Mác và Ăng-ghen giương cao trong 40 năm qua kể từ ngày
ra đời Tuyên ngôn Cộng sản. Tại đại hội Quốc tế thứ hai năm 1889, dưới sự chỉ đạo của
Ăng-ghen, một quyết nghị quan trọng đã được thông qua: đoàn kết giai cấp công nhân
quốc tế đấu tranh cho khẩu hiệu "ngày làm 8 giờ" và chọn ngày 1 tháng 5 hằng năm làm
ngày đấu tranh của giai cấp công nhân toàn thế giới. Ngày 1 tháng 5 được mở đầu bằng sự
kiện Chi-ca-go đã trở thành ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân, ngày đoàn
kết quốc tế của những người lao động, ngày hội của nhân dân bị bóc lột. Ngày 1 tháng 5
trở thành ngày Quốc tế Lao động. Hưởng ứng nghị quyết nói trên, ngày 1 tháng 5 năm
1890, công nhân nhiều nước đã bãi công, đấu tranh chống tư bản. nhiều cuộc biểu tình, mít
tinh được tổ chức ở Đức, áo, Hung, Bỉ, Thụy Điển và nhiều nước khác. Khẩu hiệu chiến
đấu của Mác và Ăng-ghen: "Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại" được giương cao. Công
nhân Anh đòi ban hành đạo luật quy định ngày làm 8 giờ trong phạm vi cả thế giới. 10 vạn
công nhân Pháp biểu tình rầm rộ ở Paris. Những sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân đã
trưởng thành, đã bước đầu phối hợp đấu tranh trên quy mô rộng lớn. Nơi đầu tiến hành kỷ
niệm ngày 1 tháng 5 một cách công khai và hợp pháp với tư cách của người làm chủ là
nước Nga Xô-viết, quê hương của Cách mạng tháng Mười vĩ đại. Từ đó, ở Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa, ngày 1 tháng 5 được coi là ngày hội lớn của quần chúng. Giai cấp
công nhân, nông dân tập thể cùng các tầng lớp lao động khác ra sức thi đua xã hội chủ
nghĩa để lấy thành tích chào mừng ngày Quốc tế Lao động. Ở nước ta, những ngày kỷ
niệm 1 tháng 5 gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động trong nửa thế kỷ qua. Có thể kể đến một vài sự kiện quan trọng dưới đây:
Ngày 1 tháng 5 năm 1930, ngay sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, lần đầu
tiên, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Từ các
thành phố đông dân như Hà Nội, Huế, Vinh, Sài Gòn, Gia Định đến các vùng nông thôn
Thái Bình, Nghệ An, Long Xuyên, Sa Đéc, tùy theo điều kiện mà treo cờ búa liềm, rải
truyền đơn, biểu tình, mít tinh. Đặc biệt là ở Vinh-Bến Thủy, hàng ngàn nông dân kéo về
sát cánh cùng giai cấp công nhân biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, tăng tiền lương, bỏ sưu,
giảm thuế. Cuộc đấu tranh đó mở đầu cho một cao trào cách mạng đầu tiên dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đánh dấu một cuộc tổng diễn tập thứ nhất của cách mạng: cao trào Xô Viết
Nghệ Tĩnh. Mùng 1 tháng 5 năm 1938, tận dụng những khả năng hoạt động hợp pháp và
nửa hợp pháp của thời kỳ Mặt trận dân chủ, Đảng ta tổ chức một cuộc mít tinh lớn, thu hút
đến 25 nghìn người tham gia tại khu Đấu xảo Hà Nội (khu vực Nhà hát Nhân dân hiện
nay). Đại diện các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu thương và các đoàn thể xã hội đứng
theo hàng ngũ, hát Quốc tế ca, hô vang khẩu hiệu cách mạng, chống chiến tranh đế quốc.
Những hoạt động sôi nổi trong cả nước kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động đã góp phần thắng
lợi vào cuộc tổng diễn tập thứ hai, dẫn tới ngày cách mạng thành công. Ngày 1-5 đã khắn
sâu vào trái tim các chiến sĩ cách mạng bị tù đày. Mặc dầu nhà tù đế quốc rất khắc nghiệt,
chế độ khủng bố rất dã man, nhiều đồng chí cộng sản đã tổ chức những buổi kỷ niệm trong
buồng giam, đơn sơ mà nghiêm trang, động viên tinh thần đấu tranh cách mạng. Bài "Quốc
tế ca" từ lời thơ phỏng dịch của đồng chí Nguyễn ái Quốc đến bài ca hoàn chỉnh đã vang
lên từ các ngục tối, toát lên ý chí chiến đấu và tinh thần bất khuất của các chiến sĩ. Sau khi
giành Độc lập, ngày 29 tháng 4 năm 1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh quy định công nhân
được hưởng lương ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1-5. Từ đó, ngày 1 tháng 5 được coi là
một trong những ngày lễ chính thức của nhà nước ta. Ba mươi năm sau ngày Cách mạng
tháng Tám, một sự trùng hợp ngẫu nhiêu trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc:
ngày 1 tháng 5 năm 1975 toàn miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn Độc lập, Tự
do. Từ đó, đối với chúng ta, niềm vui của ngày 1 tháng 5 được nhân lên gấp bội.