Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Các đới cảnh quan của vòng đai lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.95 KB, 2 trang )

Các đới cảnh quan của vòng đai lạnh
Ranh giới vạch theo đường đẳng nhiệt 10
0
C của tháng nóng nhất. Cán cân bức xạ trung bình từ
5 đến 20 kcal/cm
2
/năm. Vòng đai này chỉ có 2 đới chính là đới hoang mạc và đới đài nguyên. Ở bán
cầu Bắc có đài nguyên - rừng và rừng thưa, ở bán cầu Nam là đài nguyên - đồng cỏ.
1.1. Đới hoang mạc
Đới cảnh quan hoang mạc có ranh giới theo đường đẳng nhiệt 5
0
C của tháng nóng nhất. Ở bán
cầu Bắc, do sự tồn tại của băng trên mặt đại dương nên khí hậu ở Bắc Cực ít tính chất lục địa hơn
châu Nam Cực. Ở đây cán cân bức xạ hàng năm từ -5 đến +8 kcal/ cm
2
/ năm, nhiệt độ tháng lạnh
nhất từ -6
0
C đến -49
0
C, tháng nóng nhất là từ -14
0
C đến +5
0
C. Còn ở bán cầu Nam, châu Nam
Cực thực sự là một hoang mạc băng tuyết, khí hậu khô lạnh hơn. Tự nhiên ở đây cực kì khắc nghiệt,
cán cân bức xạ luôn âm, tại cực chỉ -8 kcal/cm
2
/năm, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ -16
0
C đến -72


0
C,
tháng nóng nhất dưới 0
0
C, nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối -88,3
0
C. Trên lục địa Nam Cực có xoáy tản
nên ở sườn của các khiên băng thường nổi lên những luồng gió cực mạnh như bão và những cơn
bão tuyết.
Ở hoang mạc, nước hầu như suốt năm ở trạng thái rắn, mưa tuyết là chủ yếu, từ 75 -
500mm/năm. Tầng đóng băng vĩnh viễn có mặt ở khắp mọi nơi, phong hóa vật lí thống trị, đặc biệt
là phong hóa băng. Vỏ phong hóa vụn thô, không có thành phần sét, đất thô và rất mỏng, trong đất
đôi khi có dấu vết của hiện tượng xôlônsắc, trên bề mặt đất thường có những vệt muối. Các dạng
địa hình đặc biệt được hình thành dưới tác động của các quá trình phong thành, băng tuyết.
Trên hoang mạc ở Bắc Cực còn có rêu và địa y, thực vật bậc cao rất ít. Động vật rất nghèo về
thành phần loài, điển hình là bò xạ, tuần lộc, chồn Bắc Cực, ven biển có gấu trắng và nhiều chim
biển. Còn ở hoang mạc Nam Cực chỉ có các loài thực vật bậc thấp như rêu, địa y, tảo, nấm hạ đẳng
trên các “ốc đảo” Nam Cực (nơi có cán cân bức xạ dương, có các hồ nước ngọt và nước mặn).
Động vật điển hình là chim cánh cụt (pinguin), hải cẩu và một số loài chim biển.
Tại cả 2 hoang mạc cực, Mặt Trời quanh năm đứng rất thấp, ngày và đêm dài, và ban đêm có sự
biểu hiện huy hoàng của hiện tượng cực quang.
1.2. Đới đài nguyên
Khí hậu của đới này bớt lạnh, ẩm ướt hơn so với đới hoang mạc. Cán cân bức xạ hàng năm từ 7
đến 12 kcal/ cm
2
, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ -5
0
C đến 35
0
C, tháng nóng nhất từ 5

0
C đến 13
0
C, mùa
đông dài và lạnh, mùa hạ ngắn và cũng lạnh. Lượng nước rơi 200 - 750 mm/năm. Nguồn nuôi
dưỡng của nước sông là mưa tuyết và nước ngầm. Nước ngầm rất nhạt và nằm không sâu. Tầng
đóng băng vĩnh viễn không phải có mặt ở khắp mọi nơi, nhiều đầm lầy, ao hồ và vũng nước. Vào
mùa đông, trên sông thường có những tảng băng. Vỏ phong hóa vụn thô, các thành phần tiêu biểu là
sắt và hyđro, đất quá ẩm và mỏng, gồm đất glây đài nguyên và đất đài nguyên pốtzôn hóa yếu. Các
dạng địa hình nhỏ đặc trưng cho điều kiện lạnh ẩm là đồi băng tích, gò than bùn, đầm lầy.
Thảm thực vật thống trị là rêu và địa y, ngoài ra còn có một số loài cỏ và cây bụi nhỏ, cây bụi
(bạch dương lùn, liễu cực đới ). Động vật thường thấy là tuần lộc, chồn Bắc Cực, sói đài nguyên,
cú Bắc Cực, gà gô trắng đài nguyên; có ít giống ăn ngũ cốc và giống đào hang, không có các loài bò
sát và lưỡng cư. Có sự khác nhau về thành phần động vật mùa hạ và mùa đông. Hầu như tất cả các
loài chim đều chỉ sinh sống ở đây vào mùa hè, đến mùa thu, chúng bay đến các xứ nóng.
Ở bán cầu Bắc còn xuất hiện dải đài nguyên - rừng và rừng thưa. Dải này bao chiếm dải đất
phía Nam bao quanh các đài nguyên, mùa hạ bớt lạnh hơn, tháng nóng nhất từ 10
0
C đến 14
0
C.
Thảm thực vật là sự kết hợp của đài nguyên, rừng cây lùn (rừng thưa), đầm lầy và đồng cỏ. Động
vật có các loài của đài nguyên và các dạng động vật rừng như chồn trắng, hải li, gấu nâu
Đới đài nguyên ở bán cầu Nam không gặp rừng mà chỉ có đài nguyên - đồng cỏ, bị đứt đoạn
thành nhiều mảnh, phân bố ở phía Tây bán đảo Nam Cực, phía Nam Đất Lửa (Nam Mĩ) và các đảo
cận Nam Cực. Dưới các quần hợp thực vật thân cỏ, đất ở đây bao gồm các loại đất cỏ thứ cấp, đất
mùn thô và đất chua. Rừng hiếm (có lẽ do gió lớn và thường xuyên), một số nơi phủ rêu - cỏ và đồng
cỏ - cây bụi. Do không có tầng đóng băng vĩnh viễn nên động vật nhiều nhất là các loài gậm nhấm.

×