Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dùng thuốc bổ y học cổ truyền: Bách bệnh tiêu tán? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.96 KB, 3 trang )

Dùng thuốc bổ y học cổ truyền: Bách
bệnh tiêu tán?

Mỗi khi trong cơ thể bị mệt mỏi hoặc đau ốm, người ta thường tìm đến các thầy
lang để cắt dăm ba chén thuốc bổ sắc uống hoặc giả thời nay khi mức sống trở nên
khấm khá, dù không có bệnh tật gì nhiều người vẫn sính dùng thuốc bổ của y học cổ
truyền (YHCT) những mong sẽ được “bách niên giai lão”. Nghĩ cho cùng thì đó
cũng là nguyện vọng chính đáng. Nhưng, điều đáng nói ở đây là, không ít người vì
chưa hiểu rõ thế nào là thuốc bổ của YHCT cho nên hễ cứ nghe thấy tiếng “bổ” là
uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy thuốc bắt mạch, cũng chẳng cần biết tình
trạng sinh lý, bệnh lý của cơ thể mình như thế nào để rồi chuốc lấy những hậu quả
khôn lường hoặc tốn tiền một cách vô ích. Nhiều khi, cũng vì thế mà YHCT phải
chịu tiếng oan.
Phải hiểu khái niệm “bổ” của thuốc YHCT như thế nào cho đúng?
Y thư cổ nói: “Hư thì bổ, thực thì tả”, “hư” ở đây là để chỉ tình trạng suy nhược của chính
khí hay có thể hiểu một cách đơn giản là sự giảm sút sức đề kháng của cơ thể do nhiều
nguyên nhân khác nhau, là sự thiếu hụt (bất túc) một hay nhiều mặt trong nhân thể. Điều
cần nhấn mạnh là, trong YHCT không có khái niệm “hư” một cách chung chung mà tùy
theo các mặt âm, dương, khí, huyết hoặc phân biệt theo ngũ tạng lục phủ mà định ra
nhiều thể loại khác nhau như âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư hay can hư, tỳ hư, phế
hư, thận hư , từ đó mà định ra nguyên tắc trị liệu và lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc bổ
khác nhau để bù đắp phần hư thiếu, điều hòa sự thiên thắng hay thiên suy, lập lại sự cân
bằng trong cơ thể. Như vậy, thuốc bổ YHCT là những bài thuốc, vị thuốc được dùng để
chữa các chứng bệnh mang tính chất suy nhược hoặc giả để bồi bổ cho những người có
thể chất hư yếu. Trên thực tế lâm sàng, thuốc bổ thường được chia làm 4 loại chính: bổ
khí, bổ huyết, bổ âm và bổ dương, rồi từ đó xem xét và vận dụng vào từng tạng phủ cụ
thể mà xây dựng các phép bổ chi tiết hơn như bổ tỳ khí, bổ can huyết, bổ thận dương, bổ
phế âm
Như vậy, việc dùng thuốc bổ trong YHCT trước hết phải có căn cứ lý luận khoa học biện
chứng, quyết không thể sử dụng một cách chung chung, tùy tiện. Thiếu gì thì bồi bổ cái
đó và ngay cả khi bồi bổ đã đúng chỗ cũng không được quá thiên lệch mà làm tổn hại đến


cân bằng động giữa âm và dương trong nhân thể. Âm hư thì phải bổ phần âm chứ không
phải phần dương nhất là khi âm hư hỏa vượng. Nhưng, tuy là âm hư nếu cứ bổ âm quá
mức thì lại làm hại đến khí dương khiến cho âm hàn ngưng trệ mà xuất hiện tình trạng
âm thịnh dương suy. Đó là chưa kể đến việc khi dùng thuốc bổ còn phải căn cứ vào lứa
tuổi cao thấp, thể trạng gầy béo, thời tiết nóng lạnh để xây dựng bài thuốc cho phù hợp
và đạt hiệu quả cao. Trình Quốc Bành, y gia trứ danh đời Thanh (Trung Quốc) đã viết:
“Bổ có ý nghĩa lớn. Song có người đáng bổ lại không bổ, có người không đáng bổ lại bổ;
lại không chịu định rõ khí huyết, không phân biệt hàn nhiệt, âm dương, đóng mở, nhanh
chậm, không định rõ ngũ tạng, căn bản thì chỉ có hại”.
Cũng có người lại đặt câu hỏi: Vậy theo dược lý học hiện đại, các thuốc bổ YHCT có
những đặc tính gì chung nhất? Sau hàng chục năm dày công tìm tòi nghiên cứu, các nhà
khoa học đã xác định được những tác dụng dược lý chủ yếu của chúng như sau:
Ảnh hưởng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể
Các thuốc bổ YHCT có khả năng tăng cường và điều tiết chức năng miễn dịch đặc hiệu
và không đặc hiệu. Điều này là cơ sở để giải thích tác dụng “phù chính khứ tà” của chúng
theo quan điểm của YHCT. Ảnh hưởng đối với miễn dịch không đặc hiệu thể hiện trên
hai phương diện: tăng cường số lượng bạch cầu ngoại vi và cải thiện công năng của hệ
thống võng mạc nội mô cũng như chức năng của đại thực bào. Ảnh hưởng đối với miễn
dịch đặc hiệu là tăng cường chức năng của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như
lympho T và nâng cao tác dụng của hệ thống đáp ứng miễn dịch dịch thể như làm tăng
nồng độ gamma globulin, Ig và AMP vòng trong huyết thanh.
Tác dụng kiện não ích trí
Rất nhiều thuốc bổ YHCT có tác dụng cải thiện tình trạng vi tuần hoàn, làm tăng lưu
huyết não, tăng lượng ôxy cung cấp từ đó thúc đẩy quá trình phát triển cũng như hạn chế
sự lão hóa của não, cải thiện trí nhớ và sức chú ý.
Ảnh hưởng đối với chuyển hóa vật chất
Nhiều loại có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein và acid nhân, làm tăng nồng
độ albumin và globulin trong máu. Đối với chuyển hóa đường, nếu đường máu tăng cao
thì sẽ làm hạ xuống, nếu đường máu giảm thấp thì lại làm tăng lên. Điều này là cơ sở để
giải thích tác dụng “kiện tỳ ích khí” của thuốc bổ YHCT.

Ảnh hưởng đối với hệ thống nội tiết
Nhìn chung, các loại thuốc bổ YHCT đều có tác dụng tăng cường hoạt động của cả 3 hệ
thống nội tiết: dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận, dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục
và dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp trạng.
Ảnh hưởng đối với hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa và tạo huyết
Nhiều loại có tác dụng tăng cường sức co bóp cơ tim, cải thiện tình trạng vi tuần hoàn,
chống loạn nhịp và thiểu năng động mạch vành tim. Đối với hệ thống tiêu hóa, thuốc bổ
tỳ có tác dụng điều chỉnh sức co bóp, tăng cường chức năng tiết dịch và hấp thu, điều tiết
thần kinh thực vật từ đó cải thiện tình trạng giảm tiết nước bọt, làm giảm hưng phấn thần
kinh giao cảm, nâng cao trương lực dây thần kinh X, thúc đẩy hoạt động bài tiết dịch tiêu
hóa ở các bệnh nhân có hội chứng âm hư.
Như vậy, có thể thấy, dù xem xét dưới góc độ nào thì thuốc bổ YHCT cũng đóng vai trò
hết sức quan trọng và rất cần thiết cho việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của con người.
Nhưng, như trên đã phân tích, vấn đề là ở chỗ khi sử dụng phải hiểu và tuân thủ nghiêm
ngặt các nguyên tắc dùng thuốc của YHCT. Suy cho cùng, dù là thuốc bổ hay thuốc
bệnh, nếu sử dụng chúng không đúng bệnh, đúng người, đúng phương pháp thì không thể
đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn gây ra những hậu quả rất đáng tiếc.

×