Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đông y chữa ho như thế nào? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.05 KB, 3 trang )

Đông y chữa ho như thế nào?

Theo y học cổ truyền, ho là phế đã bị tổn thương và không thanh túc, đờm là do tỳ thấp
sinh ra. Nguyên nhân gây ra ho có thể là ngoại cảm hoặc nội thương.
- Ho ngoại cảm: Trong lục dâm thì phong và hàn tà là nguyên nhân chủ yếu gây ho.
Lông, da hợp với phổi, nên khi phong, hàn tà xâm phạm lông da thì sẽ ảnh hưởng tới
phổi, ăn uống đồ lạnh vào dạ dày (vị), hơi lạnh đổ đi theo kinh mạch lên phổi làm cho
phổi lạnh, phổi lạnh thì quan hệ ra ngoài, tà khí nhân đó xâm phạm vào phế sinh chứng
“phế khái” (ho và có đờm). Còn như các thứ khác: thử, thấp táo, hỏa thường liên kết với
phong hàn mà gây ho. Ho ngoại cảm lâu ngày không khỏi có thể chuyển thành ho nội
thương.
- Ho nội thương: Phế giữ chức năng hô hấp, bên ngoài hợp với lông da, bên trong che
chở cho các tạng. Khi các tạng bị rối loạn làm ảnh hưởng đến phế và gây ho.


- Tỳ hư gây ho, tỳ vận hóa kém, thủy cốc đọng lại thành đờm, đờm chứa ở phế, làm tắc
phế gây ho.
- Can hỏa phạm phế gây ho là do can uất kết hóa hỏa, hỏa đốt phế gây ho.
- Phế hư gây ho là do khí phế nghịch lên gây ho, thường ít đờm, đoản khí.
- Thận hư gây ho là do thận có công năng nạp khí, nếu thận hư không nạp được khí, làm
khí phế nghịch lên sinh ra ngoài ra thận còn làm thủy (nước) tràn lên phế hóa đàm mà
gây ho.
Đông y chữa ho như thế nào?
Đông y căn cứ vào nguyên nhân và thể ho để đưa ra bài thuốc điều trị trên cơ sở biện
chứng luận trị.
- Ho thể phong hàn với các triệu chứng: Ho nặng tiếng, đờm loãng trắng, ngứa họng, tắc
mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, sợ lạnh, không có mồ hôi, khớp xương đau nhức, nhức đầu.

Dùng phép sơ tán phong tà.
Bài thuốc: Hạnh nhân 12g, trần bì 6g, bán hạ 10g, tiền hồ 10g, sinh khương 6g, kinh giới
10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, tử uyển 12g, tô diệp 10g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1
thang.
- Ho thể phong nhiệt với các triệu chứng: Ho khó khạc đờm, đờm vàng dính, miệng khô,
khó thở, sốt ra mồ hôi, nhức đầu, sợ gió, toàn thân đau mỏi. Dùng phép sơ phong thanh
nhiệt, thông phế chỉ khái.
Bài thuốc: Tang diệp (lá dâu) 15g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, hạnh nhân 12g, lá bạc hà
8g, lô căn (rễ cây sậy) 20g, tiền hồ 12g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Sắc
uống ngày 1 thang.
- Ho thể can hỏa phạm phế với các triệu chứng: Ho sắc mặt đỏ, miệng khô, ho đau sang
mạn sườn, miệng khô và đắng. Dùng phép bình can thanh phế, thuận khí giáng hỏa.

Bài thuốc: Tang bạch bì (vỏ cây dâu) 15g, tri mẫu 10g, chi tử (hạt dành dành) 10g, cát
cánh 12g, thanh bì (vỏ quýt xanh) 10g, trần bì (vỏ quýt chín) 8g, thanh đại 3g, cam thảo
6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Ho thể đàm thấp với các triệu chứng: Ho có nhiều đờm trắng loãng tức ngực, ăn kém,
mệt mỏi, đại tiện lỏng, đờm tích ở phế gây khó thở. Dùng phép kiện tỳ trừ thấp, hóa đàm
chỉ khái.
Bài thuốc: Bán hạ chế 12g, phục linh 15g, trần bì 6g, đảng sâm 15g, thương truật 10g,
hạnh nhân 10g, tô tử (hạt tía tô) 12g, la bạc tử (hạt củ cải) 12g, bạch giới tử (hạt cải) 20g,
tử uyển 10g, khoản đông hoa 12g, chích thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Ho thể đàm nhiệt với các triệu chứng: Ho thở gấp, thở thô, đờm dính mặt đỏ, miệng
khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Dùng phép thanh nhiệt hóa đờm, thông phế chỉ khái.
Bài thuốc: Tang bạch bì (vỏ cây dâu) 15g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, tri mẫu 10g, triết

bối mẫu 12g, hạnh nhân 10g, qua lâu nhân 12g, cáp xác 20g, ngư tinh thảo (diếp cá) 20g,
cam thảo 6g, đại táo 3 quả sắc uống ngày 1 thang.
- Ho thể phế âm hư với các triệu chứng: Ho khan, trong đờm có lẫn máu, miệng khô,
họng ráo, sốt hầm hập về chiều, mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu,
dùng phép dưỡng âm nhuận phế.
Bài thuốc: Sa sâm 18g, mạch môn đông 15g, ngọc trúc 15g, xuyên bối mẫu 10g, thiên
hoa phấn 15g, hạnh nhân 10g, bách hợp 15g, bạch biển đậu 10g, cam thảo 6g, đại táo 3
quả. Sắc uống ngày 1 thang.

×