Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đau dây thần kinh hông potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.93 KB, 5 trang )

Đau dây thần kinh hông

- Đau dây thần kinh hông là một triệu chứng thể hiện khi dây
thần kinh hông bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuỳ
nguyên nhân, đau dây thần kinh hông có thể chia thành thể tiên phát và thể thứ
phát.
- Triệu chứng phổ biến là đau toả lan, bỏng rát hay như dao
đâm lan theo đường đi của dây thần kinh hông, từ vùng mông dọc theo mặt sau
đùi, mặt sau – ngoài cẳng chân, đến tận mặt ngoài bàn chân.
Đau gay gắt từng cơn, đau trội lên về đêm và khi đi bộ nhiều. Nghiệm
pháp nâng cẳng chân duỗi dương tính (bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân duỗi và từ
từ nâng chân lên tạo thành một góc 30 – 40
0
với mặt giường. Nếu thấy đau ở vùng
thắt lưng hoặc cẳng chân, là dấu hiệu dương tính).

- Điều trị:
Chọn huyệt tại các điểm đau; kích thích vừa phải. Trong thể đau dây thần
kinh hông tiên phát, có thể cứu hoặc dùng bầu giác.

- Chỉ định huyệt:
Trật biên, Đại trường du, Hoàn khiêu, Ân môn, Dương lăng tuyền, Huyền
chung, Thừa sơn, huyệt Hoa đà hiệp tích (kỳ huyệt, ngang L4 – L5).
- Mỗi ngày châm một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 –20 phút.
Đau dây thần kinh sinh ba
- Triệu chứng chủ yếu là những cơn đau rấm rứt ngắn ở vùng mặt do dây
thần kinh sinh ba chi phối; thần kinh sinh ba có ba nhánh: nhánh mắt, nhánh hàm
trên và nhánh hàm dưới. Đặc điểm lâm sàng là có những cơn co thắt đột ngột như
điện giật (như bị châm kim hay bị bỏng), đau đớn nhiều ở vùng bị tổn thương
trong vài giây hoặc vài phút. Cơn kích thích có thể xảy ra nhiều lần trong ngày.
Khi người bệnh rửa mặt, đánh răng, ăn uống hay nói chuyện có thể lên cơn. Đau


thường thấy ở nửa bên mặt, thuộc vùng chi phối bởi nhánh 2 và nhánh 3 của dây
thần kinh sinh ba. Giữa các cơn, không có triệu chứng gì. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ
giới vào lứa tuổi trung niên thường cao hơn ở cả các lứa tuổi khác.
- Điều trị: Chọn huyệt theo sự phân bố thần kinh, phối hợp với các huyệt
ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Kích thích mạnh, thời gian lưu kim lâu.
- Chỉ định huyệt:
- Đau dọc nhánh mặt: Dương bạch, Thái dương (kỳ huyệt), Toản trúc,
Ngoại quan.
- Nhánh hàm trên: Tứ bạch, Cự liêu, Nhân trung, Hợp cốc.
- Nhánh hàm dưới: Hạ quan, Giáp xa, Thừa tương, Nội đình.
Ghi chú: Đau dây thần kinh sinh ba là một bệnh rất dai dẳng, thường tái
diễn. Nếu cần, phối hợp điều trị nội khoa để làm dịu bệnh tạm thời. Khuyên bệnh
nhân nên kiên trì điều trị châm cứu.
Mỗi ngày châm một lần vào lúc lên cơn, cách 5 – 10 phút vê kim một lần.
Lưu kim từ 30 phút đến một giờ.
Đau khuỷu tay
Ngoài viêm khớp, có hai loại đau khuỷu tay thường gặp trên lâm sàng.
a- Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay: Triệu chứng chủ yếu là
đau và nhạy cảm đau đớn quanh mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và khớp
trụ – quay, đau tăng khi xoay cánh tay lúc duỗi.
b- Tổn thương cấp tính phần mềm khuỷu tay: Có tiền sử chấn thương cấp
tính sưng đau, tụ máu hoặc chảy máu tại chỗ. Tuỳ vị trí tổn thương, đau hoặc giảm
chức năng có thể khác nhau. Trên lâm sàng, cần xác định có gẫy xương hay sai
khớp không. (Trong các tổn thương phần mềm, không có hiện tượng vận động bất
thường và tiếng lạo xạo của mảnh xương gãy; tính chất đàn hồi và hình tam giác
khuỷu tay vẫn bình thường).
Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ và huyệt vị ở xa. Kích thích hơi mạnh. Có thể
áp dụng cứu.
Chỉ định huyệt: Khúc trì, Trửu liêu, Dương lăng tuyền, huyệt A thị.
Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 –20 phút.



×