Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giới thiệu đại cương và quy tắc chọn huyệt (Kỳ 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.71 KB, 5 trang )

Giới thiệu đại cương và quy
tắc chọn huyệt
(Kỳ 2)

3. Chọn huyệt theo triệu chứng
Điều này có ý nghĩa là kê huyệt theo tính chất trị liệu của chúng trong việc
điều trị triệu chứng một số bệnh. Ta hãy xem bảng dưới đây:
Một vài thí dụ về cách chọn huyệt theo đối chứng trị liệu một số chứng
bệnh thường gặp
Triệu chứng bệnh Huyệt vị
Sốt Đại chuỳ, Khúc trì, Hợp cốc
Choáng Nhân trung, Thần khuyết (cứu), Quan nguy
ên,
Nội quan, Trung xung
Ra nhiều mồ hôi Âm khích, Phục lưu
Ra mồ hôi trộm Hậu khê, Âm khích
Mất ngủ Thần môn, Tam âm giao, Thái khê, Thần đ
ình,
Tứ thần thông
Ngủ hay mộng mị Tâm du, Thần môn, Thái xung
Co thắt cơ nhai Hạ quan, Giáp xa, Hợp cốc
Tiết nhiều nước bọt Thừa tương, Địa thương, Liêm tuyền
Đánh trống ngực Nội quan, Khích môn
Đau vùng tim Đản trung, Nội quan
Ho Thiên đột, Liệt khuyết, Tam âm giao
Khó nuốt Thiên đột, Nội quan, Liêm tuyền
Nôn mửa Nội quan, Túc tam lý
Co thắt cơ hoành (nấc) Cách du, Túc tam lý
Chướng bụng Thiên khu, Tam âm giao, Túc tam lý, Ki
ến lý,
Khí hải


Đau vùng hạ sườn Chi câu, Tam âm giao, K
ỳ môn, Âm lăng
tuyền
ỉa chảy (khó tiêu) Túc tam lý, Công tôn, Thiên khu, Khí hải
Bí đái Tam âm giao, Âm lăng tuyền
Đái dắt, di niệu Khúc cốt, Tam âm giao
Di tinh, liệt dương xu
ất
tinh sớm
Quan nguyên, Tam âm giao
Táo bón Thiên khu, Chi câu
Co thắt cơ sinh đôi b
ắp
chân
Thừa sơn
Lở ngứa ngoài da Khúc trì, Huyết hải, Tam âm giao
Suy nhược cơ thể Quan nguyên, Túc tam lý
Sa trực tràng Trường cường, Thừa sơn
4- Chọn huyệt đặc hiệu
Huyệt đặc hiệu bao gồm: huyệt Ngũ du ở tứ chi, huyệt Nguyên, huyệt Lạc,
huyệt Khích, các huyệt Bối du, huyệt Mộ. Sau đây là sự hướng dẫn phương pháp
phối hợp những loại huyệt này.
a- Phối hợp huyệt Bối du và huyệt Mộ
Mỗi tạng và phủ (nội tạng) đều có một huyệt Bối du và một huyệt Mộ
tương ứng. Những huyệt này có liên quan mật thiết với chức năng thuộc từng phủ
tạng riêng biệt của chúng. Khi một nội tạng nào đó bị bệnh, thì huyệt Bối du và
huyệt Mộ thuộc phủ tạng tương ưng có thể vận dụng để điều trị. Có thể chỉ sử
dụng đơn phương huyệt Bối du hay huyệt Mộ, hoặc cùng sử dụng cả hai loại phối
hợp. Sau đây là bảng hướng dẫn sự phối huyệt này.
Phương pháp phối huyệt Bối du và huyệt Mộ

Nội tạng Huyệt Bối du Huyệt Mộ
Phế Phế du Trung phủ
Tâm bào lạc Quyết âm du Đản trung
Tâm Tâm du Cự khuyết
Can Can du Kỳ môn
Đởm Đởm du Nhật nguyệt
Tỳ Tỳ du Chương môn
Vị Vị du Trung quản
Tam tiệu Tam tiêu du Thạch môn
Thận Thận du Kinh môn
Đại trường Đại trường du Thiên khu
Tiểu trường Tiểu trường du Quan nguyên
Bàng quang Bàng quang du Trung cực
b- Phối hợp huyệt Nguyên và huyệt Lạc
Các huyệt Nguyên (huyệt nguồn gốc) được chỉ định điều trị triệu chứng
thuộc bản kinh. Còn các huyệt lạc (luyệt liên lạc) được chỉ định điều trị triệu
chứng thuộc “đường kinh có mối quan hệ biểu - lý”
(*)
. Châm phối hợp hai loại
huyệt này thường cho kết quả điều trị khá tốt.

×