Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giới thiệu đại cương và quy tắc chọn huyệt (Kỳ 3) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.13 KB, 5 trang )

Giới thiệu đại cương và quy
tắc chọn huyệt
(Kỳ 3)

Trên lâm sàng, hai loại huyệt này có thể sử dụng riêng biệt hoặc phối hợp.
Ta vẫn có thể dùng đơn phương huyệt nguyên hay huyệt lạc. Khi một đường kinh
bị bệnh, thì huyệt nguyên của đường kinh đó được dùng làm huyệt chính, còn
huyệt lạc thuộc “kinh mạch có mối quan hệ biểu - lý” thì được dùng phối hợp làm
huyệt phụ. Thí dụ, về chức năng, kinh TháI âm Phế ở tay và kinh Dương minh Đại
trường ở tay được xem như “có mối quan hệ biểu - lý”. Nếu kinh Phế bị bệnh,
huyệt Thái uyên (huyệt nguyên của kinh Phế) và huyệt Thiên lịch (huyệt lạc của
kinh Đại trường) có thể được chỉ định sử dụng. Điều trị bệnh thuộc kinh Đại
trường, huyệt Hợp cốc (huyệt nguyên của kinh Đại trường) và huyệt Liệt khuyết
(huyệt lạc của kinh Phế) có thể được chỉ định sử dụng.
Ta hãy xem bảng sau đây:

Phối hợp huyệt nguyên và huyệt lạc

Đường kinh Huyệt nguyên
(thu
ộc kinh có
bệnh)
Huyệt lạc
(thu
ộc kinh có
quan hệ kiểu – lý)
Kinh Phế Thái uyên Thiên lịch
Kinh Đại trường Hợp cốc Liệt khuyết
Kinh Vị Xung dương Công tôn
Kinh Tỳ Thái bạch Phong long
Kinh Tâm Thần môn Chỉ chính


Kinh Tiểu trường Uyển cốt Thông lý
Kinh Bàng quang Kinh cốt Đại chung
Kinh Thận Thái khê Phi dương
Kinh Tâm bào lạc Đại lăng Ngoại quan
Kinh Tam tiêu Dương trì Nội quan
Kinh Đởm Khâu khư Lãi câu
Kinh Can Thái xung Quang minh
c- Vận dụng 5 huyệt du (Ngũ du huyệt) ở tứ chi
Thông thường những huyệt Tỉnh được chỉ định trong các chứng rối loạn
tâm thần, kích thích và thao cuồng; những huyệt Huỳnh được chỉ định trong các
chứng sốt; những huyệt Du thì chủ yếu dùng cho chứng thấp khớp; huyệt Kinh
được sử dụng trong chứng ho, hen suyễn và các chứng bệnh thuộc thanh quản và
hầu; huyệt Hợp được chỉ định cho bệnh thuộc vị – trường và bệnh thuộc các phủ.
(Chi tiết về các huyệt Ngũ du thuộc tứ chi).
d- Vận dụng các huyệt khích, 8 huyệt hội và 8 huyệt giao hội thuộc 8 kinh
mạch kỳ
Huyệt khích chủ yếu được sử dụng điều trị các bệnh cấp tính thuộc đường
kinh hữu quan. Thí dụ, huyệt Khổng tối, huyệt khích thuộc kinh Thái âm Phế ở
tay, được chỉ định trong trường hợp ho ra máu. Huyệt Ôn lưu, huyệt khích của
kinh Dương minh Đại trường ở tay, được sử dụng điều trị chứng sôi bụng và đau
bụng. Huyệt Lương khâu, huyệt khích của kinh Dương minh Vị ở chân, được dùng
điều trị chứng đau dạ dày cấp tính và huyệt Địa cơ thuộc kinh Thái âm Tỳ ở chân,
dùng điều trị chứng thống kinh.
- 8 huyệt hội được chỉ định điều trị bệnh thuộc tạng (tâm, phế, tỳ, thận, can,
tâm bào lạc), thuộc phủ (đại trường, tiểu trường, đởm, vị, bàng quang, tam tiêu),
thuộc khí (hệ thống hô hấp) thuộc huyết, thuộc cơ và cân, thuộc mạch máu, thuộc
xương và tuỷ. Thí dụ, huyệt hội thuộc tạng là huyệt Chương môn, được chỉ định
điều trị các chứng bệnh thuộc tạng; huyệt hội thuộc phủ, là huyệt Trung quản,
được chỉ định điều trị các chứng bệnh thuộc phủ, huyệt hội thuộc khí là huyệt Đản
trung, chữa ho và khó thở. Huyệt cách du có tác dụng điều trị bệnh thuộc huyết

như ho ra máu, và chứng suy mòn. Huyệt Dương lăng tuyền, huyệt hội thuộc cân –
cơ, được chỉ định trong bệnh teo cơ và liệt Huyệt Thái uyên, huyệt hội thuộc mạch
máu, dùng điều trị những bệnh về mạch máu. Huyệt hội của xương, huyệt Đại trữ
có thể điều trị chứng đau nhức các khớp xương. Huyệt hội của tuỷ, huyệt Huyền
chung, dùng điều trị tai biến mạch máu não, bệnh bại liệt, liệt nửa người…
- 8 huyệt giao hội thuộc 8 kinh kỳ gồm 4 cặp huyệt ở các chi trên và dưới
(về chi tiết, xem trang … ). Trên lâm sàng, thầy thuốc có thể chọn một trong
những cặp huyệt thuộc chi trên và một trong những cặp huyệt thuộc chi dưới.
Những thí dụ về cách phối hợp và chỉ định điều trị của chúng như sau: Nội quan
thuộc cẳng tay phối hợp với Công tôn thuộc bàn chân để điều trị các bệnh ở vùng
ngực, vùng tim và vùng dạ dày; Hậu khê phối hợp với Thân mạch, được chỉ định
điều trị các bệnh ở cổ, vai lưng và vùng khoé mắt trong; Ngoại quan phối hợp với
Túc lâm khấp được chỉ định điều trị những bệnh ở vùng sau tai, má và khoé mắt
ngoài; Liệt khuyết phối hợp với Chiếu hải, dùng điều trị các bệnh ở họng, ngực và
phổi. Đôi khi những huyệt này có thể được sử dụng đơn phương tuỳ từng trường
hợp bệnh lý.
5- Chọn huyệt theo sự phân bố thần kinh
Đối với những bệnh thuộc đầu, thân, tứ chi và các cơ quan nội tạng, ta có
thể chọn huyệt theo từng khu vực do sự chi phối của các dây thần kinh gai sống,
các đám rối thần kinh và các thân thần kinh. Từng phân đoạn tương ứng của huyệt
Hoa đà hiệp tích cần được nghiên cứu vận dụng.



×